Nhóm B: mối quan hệ giữa cha mẹ và con (11 item). Trong mối quan hệ này, câu hỏi tập trung vào niềm tin liên quan đến sự độc lập của con, trách nhiệm và sự hi sinh của cha mẹ cho con, hiếu thảo của con với cha mẹ.
Nhóm C: mối quan hệ giữa vợ - chồng (19 item). Niềm tin về mối qun hệ vợ chồng được tìm hiểu ở các khía cạnh sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống; nhân nghĩa thủy chung; tình dục và các mối quan hệ ngoài vợ ngoài chồng.
- Câu hỏi 3: Xu hướng hành vi của các khách thể với các nội dung cụ thể:
Nhóm A: chức năng của gia đình (9 item). Trong câu hỏi về xu hướng hành vi, luận án tiếp tục làm rõ những niềm tin nói trên được thể hiện ra ở hành vi. Ví dụ, item A1 của câu hỏi 2 thể hiện niềm tin về chức năng sinh con, duy trì nòi giống, “con đàn cháu đống” là hạnh phúc: “Trong gia đình nền đông con cháu, nhiều con cháu là nhà có phúc” thì ở câu hỏi 3 về xu hướng hành vi, item tương ứng là “Sinh nhiều con vì nhiều con là nhà có phúc”.
Nhóm B: mối quan hệ cha mẹ - con (4 item). Nhóm C: mối quan hệ vợ - chồng (10 item).
- Câu hỏi 4: Câu hỏi 4 có 2 cột. Cột đầu tiên khách thể được đề nghị viết ra 10 giá trị quan trọng trong cuộc đời họ. Cột thứ hai đề nghị các khách thể xếp hạng từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất với các giá trị họ vừa kể ra ở cột thứ nhất. Thông qua câu hỏi này, chúng tôi muốn tìm hiểu định hướng giá trị của khách thể, cũng như thứ bậc của các giá trị này. Nguyên tắc tính toán của câu hỏi này là với những giá trị được đánh giá cao nhất, được tính 10 điểm, cao thứ 2 được tính 9 điểm, cao thứ 3 được tính 8 điểm… cho đến hết, sau đó tính điểm trung bình chung của các giá trị được kể ra bởi các khách thể nghiên cứu. Ngoài ra, câu hỏi này còn có cột hỏi về trung bình thời gian (giờ) họ dành để hiện thực hóa giá trị đó.
- Câu hỏi 5: tìm hiểu về lý do đi ra nước ngoài và dự định quay trở về của nhóm khách thể là người nhập cư. Câu trả lời của câu hỏi này cũng đồng thời giúp nhà nghiên cứu có thể biết được các tình huống của khách thể cũng như vai trò của gia đình trong các quyết định đi ra nước ngoài và quay trở về của các khách thể.
Câu hỏi số 6, 7 và 8 là những câu hỏi mở. Cụ thể, câu hỏi 6 hỏi về người mà khách thể chia sẻ khi có chuyện vui buồn. Câu hỏi 7 về điều đầu tiên xuất hiện
trong đầu khi các khách thể nghĩ về gia đình mình. Câu hỏi 8 ý kiến của các khách thể về sự chung thủy và gắn bó vợ chồng hiện nay. Những câu hỏi này nhằm tìm hiểu kỹ hơn, cũng như các biểu hiện cụ thể của định hướng giá trị gia đình ở các khách thể nghiên cứu. Các câu hỏi mở này giúp cho việc làm rõ định hướng giá trị gia đình không chỉ khuôn trong các câu hỏi đóng mà còn có thể nhìn nhận đa dạng, nhiều chiều hơn về định hướng giá trị gia đình.
Từ câu trả lời của các khách thể, chúng liệt kê đầy đủ các câu trả lời và nhóm thành các nhóm nội dung và tính tỷ lệ phần trăm xuất hiện của chúng.
Câu hỏi 9 đề cập đến vấn đề yêu thích con trai. Trong đó, phần A là niềm tin của các khách thể về giá trị của con trai (12 item) và phần B là xu hướng hành vi của các khách thể về việc có con trai hay không (8 item). Cũng tương tự như câu hỏi trước đó về niềm tin và xu hướng hành vi; câu hỏi này cũng thiết kế các item đề cập đến cả hai khía cạnh trong định hướng giá trị gia đình này. Ví dụ ở item A1 thể hiện niềm tin “Gia đình phải có ít nhất một đứa con trai để nối dõi tông đường” thì ở item B1 là xu hướng hành vi “Cố gắng có ít nhất một đứa con trai”.
Tất cả các câu hỏi đóng đều có 5 mức độ lựa chọn từ rất không đồng ý (1) đến rất đồng ý (5).
Câu hỏi 10 và câu hỏi 11 tiếp tục là câu hỏi mở. Trong đó, câu hỏi 10 hỏi ý kiến của khách thể về việc nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà. Câu hỏi 11 hỏi các khách thể thế nào là một gia đình lý tưởng. Cách thức xử lý kết quả thu thập được từ hai câu hỏi này tương tự câu hỏi 6,7 và 8. Câu 12 bình đẳng giới (4 item) và cuộc sống gia đình hiện đại (5 item).
- Khảo sát thử:
Bảng câu hỏi nói trên được khảo sát thử ở cả Ba Lan (15 người) và Việt Nam (15 người). Sau khi tiến hành khảo sát thử ở Ba Lan, chúng tôi nhận thấy một số cách diễn đạt, đặt câu hỏi chưa rõ nên đã chỉnh sửa lại về mặt câu chữ.
Đối với câu hỏi số 4, ban đầu chúng tôi thiết kế như sau: Xin ông (bà) vui lòng liệt kê 10 giá trị ông bà cho là quan trọng trong cuộc sống của mình:
Sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất | Trung bình một tuần ông (bà) dành bao nhiêu thời gian để thực hiện điều ông bà cho là quan trọng đó | |
1. | 1. | |
2…. | 2… |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đặc Điểm Định Hướng Giá Trị Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Định Hướng Giá Trị Gia Đình
- Kết Quả Tìm Kiếm Nghiên Cứu Về Giá Trị Gia Đình Của Người Nhập Cư Gốc Việt
- Định Hướng Giá Trị Nói Chung Của Hai Nhóm Khách Thể
- Ý Nghĩ Đầu Tiên Xuất Hiện Khi Nghĩ Về Gia Đình Của Người Nhập
- Niềm Tin Về Mối Quan Hệ Cha Mẹ - Con Ở Hai Nhóm Khách Thể
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
10 giá trị ông (bà) cho là quan trọng trong cuộc sống
Sau khi khảo sát thử, chúng tôi nhận thấy các khách thể khó có thể ước lượng được thời gian thực hiện điều họ cho là quan trọng trong một tuần. Chính vì vậy, chúng tôi bỏ cột thứ 3 trong câu hỏi số 4 đi.
Đối với câu hỏi số 5 “Tại sao ông/bà ra nước ngoài?”, khi khảo sát tại Việt Nam, chúng tôi bỏ câu hỏi này đi vì không phù hợp.
Cũng tương tự như vậy item C10 của câu hỏi 3 “Sống như vợ chồng với người khác dù đã có vợ chồng ở Việt Nam” cũng được lược bỏ đi với nhóm khách thể tại Việt Nam. Item A6 của câu hỏi 6 “Sử dụng Tiếng Việt trong gia đình” cũng được lược bỏ đi ở khách thể sống tại Việt Nam. Từ những chỉnh sửa sau khi khảo sát thử nói trên, bảng câu hỏi được hoàn thiện và được khảo sát chính thức ở hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan.
Để đảm độ tin cậy của thang đo, đề tài nghiên cứu đã tính hệ số α của Cronbach. Kết quả của hệ số này đối với từng câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1.
Cronbach's Alpha | Số lượng Items |
,831 | 16 |
Câu hỏi 2.
Thống kê độ tin cậy
Số lượng Items | |
,790 | 44 |
Câu hỏi 3.
Cronbach's Alpha | Số lượng Items |
,562 | 23 |
Câu hỏi 9.
Thống kê độ tin cậy
Số lượng Items | |
,887 | 20 |
Từ các bảng độ tin cậy trên, có thể thấy các câu hỏi đều đảm bảo các yêu cầu về độ tin cậy để sử dụng với hệ số Cronbach's Alpha luôn ở mức cao (câu hỏi số 1, 2 và 9). Riêng đối với câu hỏi 3, hệ số Cronbach's Alpha = 0,562. Hệ số này tuy không cao nhưng lớn hơn 0,4 và đề cập đến những nội dung khó, có nhiều quan điểm khác nhau nên câu hỏi này vẫn tiếp tục được sử dụng.
3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích
Để tìm hiểu các thông tin như sự yêu thích con trai, sự chung thủy… vốn khó để có thể khai thác đầy đủ bằng phương pháp bảng câu hỏi, luận án đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc.
- Cách thức tiến hành
Bảng phỏng vấn bán cấu trúc được tiến hành với người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan từ ít nhất 3 năm trở lên. Chúng tôi lựa chọn nhóm khách thể này để tiến hành phỏng vấn vì đây là nhóm khách thể sống trong các gia đình hôn nhân đa văn hóa. Sau khi tiến hành phỏng vấn với khách thể đầu tiên, chúng tôi bổ sung thêm câu hỏi lý giải về việc nhiều cặp vợ chồng người nhập cư lập gia đình với người bản địa thường ly dị.
Trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu về cộng đồng người Việt Nam nhập cư sinh sống tại Ba Lan, chúng tôi nhận thấy nhiều người sống và làm ăn ở nước ngoài chấp nhận sống chung với nhau như vợ chồng dù đã có gia đình ở Việt Nam. Rõ ràng, đây là sự thay đổi một cách khá rõ nét so với các giá trị thủy chung trong mối quan hệ vợ cồng theo quan điểm truyền thống. Từ những phát hiện này, chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện cũng như cuộc sống của người nhập cư tại nước ngoài để lý giải, hiểu sâu hơn hiện tượng này.
Cũng tương tự như vậy, trong mối quan hệ cha mẹ - con, sự độc lập của con với bố mẹ, sự yêu thích con trai… ít nhiều cũng có những thay đổi, những biểu
hiện khác so với các quan điểm truyền thống. Nếu như quan điểm truyền thống coi “con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư” thì những đứa trẻ lớn lên tại Ba Lan thể hiện quyền dân chủ hơn trong cuộc sống, công việc của mình. Chúng tôi tiếp tục ghi nhận và coi như một khía cạnh, một biểu hiện độc đáo trong mối quan hệ cha mẹ - con để tìm hiểu, lý giải rõ hơn.
Để có cái nhìn khách quan, chúng tôi không đánh giá các biểu hiện, hiện tượng nói trên là đúng hay sai về mặt đạo đức mà chấp nhận các ý kiến của khách thể theo cách nhìn của họ để có thể hiểu, lý giải về sự thích nghi, tiếp biến các giá trị văn hóa cũng như linh hoạt để sống, phát triển trong môi trường xa gia đình, quê hương.
Phỏng vấn được tiến hành ở nhà của khách thể, nhà hàng, trung tâm thương mại… nói chung là nơi phù hợp nhất với các khách thể. Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 1 – 2 giờ. Các câu hỏi được hỏi một cách linh hoạt, không theo thứ tự như trong bảng câu hỏi thiết kế ban đầu. Khi phỏng vấn, chúng tôi xin phép được ghi âm và đảm bảo mọi bí mật cá nhân. Với trường hợp không đồng ý ghi âm, chúng tôi ghi lại bằng tay (khách thể 13).
Phỏng vấn được tiến hành theo nguyên tắc “quả bóng tuyết”. Khách thể đầu tiên chúng tôi tiến hành phỏng vấn là khách thể số 9. Từ chị, chúng tôi tiếp tục đề nghị chị giới thiệu người khác cũng lập gia đình với người Ba Lan. Sau đó, chúng tôi liên hệ bằng điện thoại, nếu khách thể đồng ý thì chúng tôi đến gặp gỡ trực tiếp và tiến hành phỏng vấn.
- Kết quả
Toàn bộ nội dung của các cuộc phỏng vấn được trình bày trong phần phụ lục. Bảng thông tin dưới đây cung cấp thêm thông tin về đời sống, gia đình của 17 khách thể tham gia trả lời phỏng vấn.
Bảng 3.2. Thông tin về các khách thể tham gia phỏng vấn sâu
Giới tính | Nghề nghiệp | Một số thông tin chung | |
Khách thể 1 | Nam | Nấu ăn | Khách thể 1 sang Ba Lan năm 1991 bằng hình thức du học. Lập gia đình với người vợ Ba Lan 18 năm trước. Họ có 1 con gái, 2 tuổi. Trước khi sang Ba Lan, khách thể 1 đã có vợ và 2 con. Hiện ông không có ý định quay về, như ông nói là “không có đường quay về”, vợ con tại Việt Nam cũng không chấp nhận ông nên nếu về nước ông chỉ sống một mình. Mối quan hệ của ông và người vợ Ba Lan không tốt, người vợ nhiều lần đòi ly hôn, ông có lần bày tỏ ý định tự sát. |
Khách thể 2 | Nam | Nấu ăn | Năm 1988, khách thể số 2 sang Nga theo diện xuất khẩu lao động. Năm 1992 sang Đức, năm 1996 sang Ba Lan. Khách thể số 2 có cửa hàng ăn riêng. Ông có 2 con trai với người vợ Ba Lan. Không có vợ ở Việt Nam. Ông có ý định quay về về Việt Nam và lập gia đình ở Việt Nam nhưng trước mắt vẫn ở Ba Lan và nuôi hai người con trai với người vợ Việt Nam. |
Khách thể 3 | Nam | Bán quần áo | Khách thể số 3 từng làm việc tại Nga, sau đó sang Ba Lan. Sinh năm 1972. Lập gia đình với người vợ Ba Lan năm 1987. Năm 2002 ly dị với người vợ Ba Lan. Ông có 1 người con với vợ Ba Lan, hiện đã 18 tuổi. Hiện tại, ông sống cùng người vợ Việt Nam. |
Khách thể 4 | Nam | Nấu ăn | Năm 1988, ông sang Đức. Năm 1996 sang Ba Lan. Lập gia đình với người vợ Ba Lan năm 2000, năm 2008 ly hôn. Có hai người con gái với vợ Ba Lan. Hiện sống một mình. Ông đã có vợ con ở Việt Nam. |
Khách thể 5 | Nam | Bán quần áo | Khách thể số 5 sang Ba Lan theo mẹ. Mẹ của khách thể 5 là công nhân may, là những người đầu tiên sang Ba Lan theo diện xuất khẩu lao động và ra ngoài làm ăn. Anh sang Ba Lan từ năm 9 tuổi. Anh có hai đứa con với người vợ Ba Lan. Anh không thông thạo tiếng Việt như những người Việt Nam khác nhưng cũng trao đổi và nói chuyện bình thường được. Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng do đông khách vào mua hàng. |
Khách thể 6 | Nữ | Công nhân | Khách thể 6 sang Ba Lan (năm 1988) theo diện xuất khẩu lao động, là công nhân may. Chị sống với người chồng Ba Lan, có 1 con trai, con trai đang học đại học. Khách thể 6 khá kín tiếng, ít tiếp xúc với người Việt Nam. |
Khách thể 7 | Nữ | Bán quần áo, dịch thuật | Khách thể 7 sang Ba Lan năm 1974 theo diện du học. Bà có cuộc sống và công việc ổn định tại Ba Lan. Bà không muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống của mình. |
Khách thể 8 | Nam | Nấu ăn | Khách thể 8 sang Ba Lan năm 2012. Trước khi sang Ba Lan anh đã lập gia đình tại Việt Nam. Anh sang Ba Lan bằng con đường vượt biên. Sau đó bị bắt vì không có giấy tờ cư trú. Anh được người bạn gái Ba Lan làm giấy tờ thủ tục cưới và đón ra khỏi trại giam (cưới người Ba Lan là đương nhiên có giấy |
tờ cư trú hợp pháp). Hiện anh có 1 người con 2 tuổi với vợ Ba Lan. Khi lấy nhau, vợ anh là sinh viên, hiện giờ đã tốt nghiệp và đi làm. | |||
Khách thể 9 | Nữ | Bán quần áo | Chồng là kỹ sư xây dựng. Họ lấy nhau năm 1986. Khi chị sang Ba Lan, thành phố Vác sa va mới chỉ có 7 người Việt Nam. Hiện chồng chị đã mất. Chị có 1 người con gái. Con chị đã trưởng thành, có gia đình riêng. |
Khách thể 10 | Nam | Nấu ăn | Khách thể 10 sang Ba Lan năm 2000 theo diện vượt biên. Hiện có giấy tờ nhân đạo (giấy tờ cho những người sang Ba Lan mà không có giấy tờ hợp pháp và đã sống tại Ba Lan trên 5 năm). Anh không thể sang nước khác, nên cũng không thể về Việt Nam. Nếu về Việt Nam là không sang lại Ba Lan được nữa. Anh sang Ba Lan được hai năm thì vợ ở Việt Nam ngoại tình và bị gia đình chồng bắt quả tang. Họ ly hôn. Anh có hai người con gái với vợ Việt Nam. Anh sống với người vợ Ba Lan từ năm 2008; đến năm năm 2015 họ ly hôn. Anh không có con với người vợ Ba Lan. Hiện anh đã kết hôn với người vợ Việt Nam và cùng sống tai Ba Lan. Họ có 1 đứa con trai, sinh năm 2019. |
Khách thể 11 | Nữ | Kinh doanh | Sinh năm 1985, chồng là sinh viên Ba Lan học ngành Việt Nam học. Hiện tại hai vợ chồng đang sống tại Hà Nội. Họ có 1 con trai. Nói chung, họ sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người lạ. |
Khách thể 12 | Nam | Dịch thuật, giảng dạy | Khách thể 12 sang Ba Lan theo diện du học. Hiện anh làm giảng dạy và dạy thuật. Anh hòa nhập tốt với xã hội bản địa, giỏi tiếng Ba Lan. Anh có 2 con với người vợ Ba Lan, 1 trai 1 gái. Con đã lớn và có công việc ổn định. Anh không có ý định về Việt Nam vì cuộc sống,gia đình, công việc đều ổn định tại Ba Lan. |
Khách thể 13 | Nam | Nấu ăn | Anh từng sống và làm việc tại CHDC Đức. Sau đó sang Ba Lan. Anh sống với người vợ Ba Lan, có 1 con trai. Anh không muốn chia sẻ nhiều về người vợ và gia đình Ba Lan trước kia. Hiện anh đang sống cùng một người vợ Việt Nam. |
Khách thể 14 | Nữ | Kinh doanh | Khách thể 14 hiện đang sống cùng người chồng Ba Lan tại Hà Nội. Họ từng du học tại Na Uy. Sau đó gặp và yêu nhau. Họ về Việt Nam sinh sống, có 1 con. Công việc và cuộc sống ổn định. Nói chung chị không muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống và gia đình mình. |
Khách thể 15 | Nam | Nghiên cứu | Khách thể 15 là cựu du học sinh. Sang Ba Lan du học năm 1974. Gặp và yêu người vợ Ba Lan. Hiện nay người vợ Ba Lan đã mất. Họ có 2 con. Con cái đã trưởng thành. Công sống và công việc của chú tại Ba Lan ổn định. |
Khách thể 16 | nam | Nấu ăn | Khách thể 16 sang Ba Lan theo diện vượt biên. Hiện anh có giấy tờ nhân đạo. Chỉ được sống tại Ba Lan và không được ra nước khác. Anh lấy người vợ Ba Lan nhưng không đăng ký kết hôn, chỉ sống cùng. Sau một thời gian sinh sống, họ bỏ nhau, không có con chung. Hiện anh đã đón được người vợ từ Việt Nam sang. Người vợ Việt Nam sau đó sinh con trai tại Ba Lan. |
Khách thể 17 | nam | Kinh doanh quần áo | Học tập tại Nga rồi sang Ba Lan làm ăn những năm 90. Hiện anh sống cùng người vợ Ba Lan. Có hai con. Anh khép kín và không muốn chi sẻ nhiều về cuộc sống riêng tư. |
3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung
- Mục đích
Phương pháp phân tích chân dung được sử dụng nhằm làm rõ hơn những nội dung liên quan đến định hướng giá trị gia đình thể hiện trong 2 mối quan hệ cơ bản cha mẹ - con và vợ - chồng.
- Cách thức tiến hành
Tác giả luận án gặp gỡ, làm việc với khách thể được lựa chọn để phân tích chung dung tâm lý. Thông qua quá trình làm việc cùng nhau, sự gần gũi và thân tình được thiết lập, khách thể nghiên cứu có thể chia sẻ nhiều những suy nghĩ, tình cảm của mình. Thông thường các buổi làm việc, gặp gỡ thường vào cuối tuần hoặc trong các sự kiện, liên hoan mà những người Việt Nam sống trong vùng tổ chức như các ngày nghỉ lễ, mừng năm mới, ngày quốc khánh Ba Lan…
Việc lựa chọn Khách thể để phân tích chân dung tâm lý dựa theo tiêu chí về độ tuổi: 1 người trong độ tuổi 40, một người trong độ tuổi 50 và một người trong độ tuổi 60. Ngoài ra, chúng tôi chọn 2 nam 1 nữ vì đa số người Việt Nam lập gia đình với người Ba Lan là nam giới.
- Kết quả
Chân dung tâm lý của 3 khách thể được hoàn thiện nhằm bổ sung làm rõ hơn định hướng giá trị gia đình của những người nhập cư gốc Việt tại Ba Lan.
3.3.5. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
Để xử lý kết quả thu được từ bảng câu hỏi, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS. Các phép thống kê cơ bản được sử dụng trong quá trình xử lý số liệu như: độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha), tính điểm trung bình (mean), tần suất (frequency), kiểm định thống kê hai mẫu độc lập (independent samples t- test), phân tích hồi quy (regression)…
Để phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị gia đình, đề tài nghiên cứu đã chọn các câu hỏi tiêu biểu cho các mối quan hệ gia đình là câu hỏi số 2, số 3 và số 9 làm biến phụ thuộc. Các yếu tố như giới, tuổi, nghề nghiệp là biến độc lập. Trong các câu hỏi nói trên, những item được hỏi ngược được đổi lại điểm gồm: