Một Số Đặc Điểm Định Hướng Giá Trị Gia Đình Việt Nam Hiện Nay

Định hướng giá trị gia đình mang tính lịch sử – xã hội, có nghĩa là định hướng giá trị gia đình ở các quốc gia có nền văn hóa khác nhau, có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau thì không hoàn toàn giống nhau; định hướng giá trị gia đình của cùng một quốc gia, dân tộc, trong cùng một địa phương ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong các thời kỳ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau, không hoàn toàn giống nhau.

2.5.2. Một số đặc điểm định hướng giá trị gia đình Việt Nam hiện nay

Việc làm rõ đặc điểm định hướng giá trị gia đình Việt Nam hiện nay là một vấn đề không đơn giản, chính vì vậy, trong luận án này, tác giả chỉ phác họa một số đặc điểm được rút ra từ các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau về gia đình Việt Nam gần đây như sau:

Trước hết, hiện nay mặc dù trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều thay đổi, “gia đình” (chính xác là “gia đình truyền thống” – gia đình được xây dựng trên cơ sở hôn nhân) vẫn là một giá trị được ưu tiên hàng đầu trong hệ giá trị của người Việt Nam, trước các giá trị quan trọng khác: sức khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí, địa vị, tín ngưỡng tôn giáo và chính trị. Điều này đúng với hầu hết người dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, nơi sinh sống ở các vùng miền/thành thị hay nông thôn... Bên cạnh đó, một số quan điểm về hôn nhân có phần cởi mở hơn. Đó là việc chấp nhận phụ nữ làm mẹ đơn thân (có khoảng một nửa - 49,6% người trả lời - chấp nhận hiện tượng làm mẹ đơn thân [24].

Xem xét định hướng giá trị gia đình từ góc nhìn tổng thể, Trần Thị Minh Thi (2019) khẳng định: trong hệ giá trị gia đình, các giá trị mang tính cá nhân như tình yêu, vốn nhân lực (học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp), phẩm chất cá nhân (tính cách, ngoại hình) ngày càng được chú trọng. Trong khi đó, những giá trị mang tính tập thể như: gia đình môn đăng hộ đối trong hôn nhân, nội hôn (kết hôn với người cùng địa phương, dân tộc) ngày càng ít được coi trọng [24]. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hải (2015) cũng chỉ ra kết quả tương đồng: nếu như trong xã hội truyền thống, gia đình là một cộng đồng và các thành viên gia đình phải luôn luôn vì các giá trị của cộng đồng gia đình, hy sinh nhu cầu sở thích cá nhân, trong các ứng xử,

trong mọi hành động, đều đặt lợi ích, danh dự của cộng đồng gia đình lên trên hết, thì trong các gia đình Việt Nam hiện nay, quyền tự do cá nhân ngày càng được tôn trọng. Điều đó được thể hiện ở việc người trẻ được trao quyền lựa chọn các quyết định quan trọng của cuộc đời mình (lựa chọn bạn đời, lựa chọn nghề nghiệp, vợ chồng trẻ được chọn sống chung với cha mẹ hay sống riêng) [6]. Điều này cho thấy, vai trò, vị trí của cá nhân ngày càng được đề cao, được chú ý hơn trong nền văn hóa mang nặng tính cộng đồng của người Việt Nam.

Trong các mối quan hệ gia đình thì vợ - chồng chung thủy vẫn là giá trị được xếp cao nhất [31], [24]. Sinh con vẫn là một giá trị quan trọng. Song, ngày nay hệ giá trị ở khía cạnh này đã và đang có sự thay đổi. Có nhiều con và phải có con trai không còn là những giá trị được xếp ở bậc cao trong hệ giá trị hôn nhân của người Việt Nam [24]. Bình đẳng, chia sẻ giữa vợ và chồng là những giá trị ngày càng được đề cao và được thể hiện rõ [6]. Nếu như trước đây, người đàn ông có quyền quyết định hầu hết mọi việc trong gia đình, người phụ nữ phải lo toan, gánh vác việc nội trợ, thì ngày nay, phụ nữ được cùng chồng tham gia giải quyết các việc quan trọng của gia đình, người đàn ông được động viên chia sẻ, giúp đỡ việc nội trợ với vợ. Một biểu hiện cụ thể khác là người vợ được cùng chồng đứng tên trong sổ đỏ, được thể hiện ý kiến và tham gia ký kết giấy tờ bán nhà, đất chung của vợ chồng.

Trong hệ giá trị về quan hệ cha mẹ – con, các giá trị của con đối với cha mẹ đã và đang có sự thay đổi rõ rệt. Các giá trị của con về mặt xã hội (có con trai nối dõi tông đường), về an sinh (có người chăm sóc khi về già, khi bị bệnh), về kinh tế (có nguồn lao động) đang giảm dần; trái lại, các giá trị tâm lý - tình cảm (gắn kết hôn nhân, hoàn thiện bản thân) ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mức độ thay đổi có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm gia đình: ở các gia đình có trình độ cao, có mức sống cao, có mức độ thay đổi về giá trị này lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với các gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa [24].

Trong hệ giá trị về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, sự thay đổi cũng được thể hiện rõ rệt. Về đời sống vật chất, các gia đình ở cả nông thôn và thành thị đều sử dụng tiện nghi sinh hoạt hiện đại – sản phẩm của công nghiệp hóa, hiện đại

hóa – có tác dụng cải thiện đáng kể chất lượng sống của các gia đình (xe máy, tivi, tủ lạnh, máy giặt...). Đời sống tinh thần của các thành viên được quan tâm nhiều hơn. Nếu như trước đây, các gia đình thường chỉ chú trọng tổ chức đám giỗ cho người đã khuất, thì ngày nay, việc tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi, tổ chức sinh nhật cho trẻ em và người trẻ, tổ chức các ngày lễ... cũng rất được chú trọng, được thực hiện đều đặn [6].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nhìn chung, trong định hướng giá trị gia đình Việt Nam hiện nay, bên cạnh những nét truyền thống tích cực ta thấy được đã có nhiều sự thay đổi theo hướng các mối quan hệ trở nên bình đẳng và tôn trọng quyền tự do cá nhân hơn. Cũng thông qua đó, có thể thấy định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài còn chưa được quan tâm làm rõ. Vì vậy một nghiên cứu làm rõ vấn đề này sẽ là đóng góp có ý nghĩa cho nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam nói chung và người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng.

2.5.3. Định hướng giá trị gia đình Việt Nam truyền thống

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 9

Bên cạnh việc làm rõ khái niệm định hướng giá trị gia đình Việt Nam hiện nay, luận án này cũng tập trung làm rõ nội hàm và biểu hiện của giá trị gia đình Việt Nam truyền thống.

Trong khi nghiên cứu về giá trị gia đình truyền thống của người nhập cư, Dinh và đồng nghiệp (2019) đã nêu lên một số đặc điểm trong định hướng giá trị gia đình ở các nước Đông Nam Á. Theo các tác giả, mặc dù các nước Đông Nam Á có một số khác biệt văn hóa như ngôn ngữ, trải nghiệm nhập cư, giá trị văn hóa… Tuy nhiên, họ có điểm chung là đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Những điểm chung này đã định hình nên các giá trị văn hóa truyền thống của họ như cấu trúc gia đình, tôn ti và vai trò của các thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội [57]. Văn hóa gia đình ở các nước Đông Nam Á mang đặc điểm cấu trúc phụ hệ và tính thứ bậc. Vì vậy, giới, tuổi tác và thứ tự sinh của một người quyết định vai trò và quyền lực của họ trong gia đình. Người chồng có nhiều quyền lực hơn người vợ, con trai được ưu tiên hơn con gái; người con cả được coi là quan trọng nhất trong các con trong gia đình [57].

Phinney, Ong và Madden (2000) trong khi nghiên cứu về định hướng giá trị văn hóa Việt Nam cũng cho rằng: tính tập thể (collectivism) được thể hiện bằng việc nhấn mạnh vào sự phụ thuộc lẫn nhau, hài hòa trong các mối quan hệ liên cá nhân, tuân thủ các chuẩn mực chung của nhóm. Tính tập thể được coi là đặc điểm văn hóa của những nhóm nhập cư như Việt Nam, Armenia và Mexico [92]. Trong khi nghiên cứu về định hướng giá trị trong gia đình Việt Nam, Rosenthal, Ranieri & Klimides (1996) cũng cho rằng văn hóa Việt Nam vốn dựa trên nguồn gốc Phật và Nho giáo nên có tính tập thể mạnh mẽ; cấu trúc gia đình là điển hình của gia đình phụ hệ, trẻ em được kỳ vọng vâng lời cha mẹ và thực hiện các bổn phận trong gia đình. Khi trẻ lớn lên, chúng được kỳ vọng sẽ nghe theo cha mẹ trong các vấn đề như hôn nhân, chọn công việc, mong muốn cá nhân phải đặt dưới nhu cầu của gia đình [95]. Cũng chính vì vậy, trong khi nghiên cứu về người Việt Nam tại Mỹ, Nguyen and Williams (1989) cũng nhận thấy người Việt Nam thể hiện uy quyền của cha mẹ nhiều hơn, ít chấp nhận việc con trẻ được tự chủ hơn so với nhóm nhập cư Châu Âu tại Mỹ. Do đó, cùng với thời gian, cha mẹ nhập cư ít thay đổi các niềm tin truyền thống trong khi con cái họ lại thay đổi một cách mạnh mẽ hơn và điều này dễ dẫn đến sự khác biệt trong định hướng giá trị sống giữa các thế hệ gia đình nhập cư [92].

Như vậy, kết quả của một số nghiên cứu nói trên đã khẳng định gia đình truyền thống của Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á luôn hướng đến tính tôn ti chặt chẽ, trong đó vai trò của người đàn ông, con trai cả trong gia đình luôn được đề cao, thứ tự sinh trong gia đình cũng có ý nghĩa nhất định, các giá trị tập thể luôn có sức nặng hơn so với giá trị cá nhân. Sự khác biệt thế hệ có thể xuất hiện sau quá trình định hướng và tiếp thu các giá trị mới buộc gia đình nhập cư nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng cũng cần phải điều chỉnh để phù hợp hơn trong quá trình sinh sống và làm việc tại đất nước nhập cư.

Trong một nghiên cứu khác, Dinh và cộng sự (1994) cũng khẳng định: trong quá khứ, bố mẹ người Việt đánh giá cao con trai hơn con gái vì con trai là sự tiếp nối dòng họ. Mặc dù cả trẻ trai và trẻ gái đều được kỳ vọng thể hiện sự vâng lời và kính trọng đối với cha mẹ, trẻ trai vẫn được ưu tiên và chú ý nhiều hơn so với trẻ

gái. Cũng vì vậy, con trai có bổn phận nhiều hơn con gái trong việc giúp đỡ tài chính và chăm sóc cha mẹ khi về già [56]. Có thể nói, việc làm rõ những đặc điểm nói trên vừa giúp ta có cái nhìn đầy đủ về các hướng nghiên cứu định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài nói chung vừa cung cấp nền tảng văn hóa gia đình ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, giá trị gia đình Việt Nam truyền thống có thể hiểu là những điều, những niềm tin, thái độ, cách ứng xử của các thành viên trong gia đình Việt Nam trước kia và hiện nay. Giá trị gia đình Việt Nam truyền thống quy định rõ ràng vai trò, vị trí và hành vi của các thành viên trong gia đình và được thể hiện trong nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó mối quan hệ cha mẹ và con, mối quan hệ vợ và chồng là những mối quan hệ cơ bản và quan trọng nhất trong gia đình.

+ Đối với mối quan hệ cha mẹ - con, truyền thống gia đình Việt Nam luôn nhấn mạnh và đề cao sự chăm sóc của cha mẹ dành cho con, cha mẹ hi sinh, chịu thương chịu khó vì con, chăm sóc con vì tinh thần trách nhiệm cũng như tình yêu thương vô điều kiện, điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình để đảm bảo sự phát triển của con, cha mẹ nhờ cậy vào con khi tuổi già “trẻ cậy cha, già cậy con”. Bổn phận của người làm con là phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà để trả ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, gia đình [12].

Sự yêu thích con trai là một đặc điểm quan trọng của gia đình phụ hệ. Sự yêu thích con trai biểu hiện ở việc mong muốn có ít nhất một đứa con trai để “nối dõi tông đường”, gia đình không có con trai được coi là tuyệt tự, là không có phúc, cha mẹ khi về già phải ở cùng con trai, con trai được đầu tư chăm sóc nhiều hơn con gái, “con gái là con người ta” [43].

Về mặt nguồn gốc, sự yêu thích con trai được xem xét ở 3 khía cạnh: văn hóa, kinh tế - xã hội và áp lực từ phía gia đình, cộng đồng. Về mặt văn hóa, các nghiên cứu từ trước đến nay đều thống nhất xã hội Việt Nam theo phụ hệ. Sự tiếp nối của gia đình, dòng họ dựa trên vai trò của người con trai trong gia đình. Đứa trẻ từ khi sinh ra đã mang họ cha. Niềm tin truyền thống luôn cho rằng chỉ người con trai mới là người tiếp nối gia đình, dòng họ, “con gái là con người ta”. Trong xã hội phụ hệ và định hướng tập thể, người đàn ông luôn là đại diện cho dòng tộc,

59

phụng dưỡng cha mẹ già, thờ cúng tổ tiên. Trách nhiệm của người đàn ông là phải có con trai để gia đình không “tuyệt tự”. Về mặt kinh tế - xã hội: “trẻ cậy cha già cậy con” là niềm tin của người Việt trong mối quan hệ cha mẹ - con. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, khi cha mẹ về già, họ thường sống cùng gia đình con trai (đặc biệt là con trai cả). Nếu không có con trai, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh, không có người để nhờ cậy khi ốm đau bệnh tật. Trong thực tế, người con gái cũng có thể chăm sóc cha mẹ mình, nhưng trách nhiệm chính của người con gái khi lấy chồng là chăm sóc cho chồng con và bố mẹ chồng. Ngoài ra, trong gia đình, quyền thừa kế đất đai, gia tài chủ yếu cho người con trai, phần của người con gái ít hơn. Chính vì vậy, người con trai luôn được nhìn nhận quan trọng và trách nhiệm lớn hơn với gia đình, bố mẹ mình. Về mặt chuẩn mực chung của cộng đồng và áp lực trong gia đình: Xã hội Việt Nam mang tính định hướng tập thể rõ nét [76], các thành viên trong cộng đồng làng xóm, dòng tộc luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, dư luận xã hội luôn có tác động mạnh mẽ và buộc các thành viên trong cộng đồng phải thực hiện theo số đông. Vì vậy, gia đình không sinh được con trai được coi là không có phúc, phải ngồi mâm dưới, thậm chí người đàn ông phải lấy vợ khác để có được người con trai [125].

+ Đối với mối quan hệ vợ - chồng, đặc điểm rõ nét nhất trong mối quan hệ này là sự thủy chung, nhân nghĩa, gắn bó trọn đời với nhau, sống với nhau đến khi “đầu bạc răng long”. Vợ chồng hỗ trợ nhau trong cuộc sống, công việc. Luôn xác định “của chồng công vợ”, chấp nhận những điểm tốt xấu của nhau để cùng nhau xây dựng gia đình, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, chỉ trên cơ sở thuận vợ thuận chồng mới làm nên sức mạnh và hạnh phúc gia đình. Người vợ, người con gái luôn phải thực hiện “tam tòng – tứ đức”. Tam tòng là phụ thuộc vào cha khi chưa có gia đình riêng, phụ thuộc chồng khi lập gia đình, phụ thuộc con khi chồng đã mất; từ đức là công – dung – ngôn – hạnh [12].

Có thể nói, việc làm rõ những niềm tin và hành vi ứng xử trong gia đình Việt Nam truyền thống là cơ sở để chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu làm rõ định hướng giá trị gia đình truyền thống ở các nhóm khách thể nghiên cứu khác nhau.

60

2.5.4. Định hướng giá trị gia đình của Ba Lan

Giá trị văn hóa nói chung và giá trị gia đình của người Ba Lan là vấn đề rộng lớn. Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ một vài đặc điểm liên quan đến các nội dung nghiên cứu.

Dyczewski (2002) trong cuốn sách có tên “Các giá trị trong truyền thống văn hóa của Ba Lan” (Values in the Polish cultural tradition) đã làm rõ một vài đặc điểm của gia đình truyền thống ở Ba Lan, vốn có tác động lớn đến việc hình thành gia đình của người Ba Lan hiện nay. Cụ thể như sau: Khác với các quốc gia khác ở Châu Âu, dân số Ba Lan có tỷ lệ lớn thuộc dòng dõi quý tộc (in contrast to other European countries, the Polish population had a large percentage of nobility). Đặc điểm này mang đến cho họ cảm giác về sự chắc chắn. Gia đình người Ba Lan có mối quan hệ tốt với những người hàng xóm cũng như họ hàng dù họ có thể cách nhau 4-5 đời [58]. Ba Lan nằm trong số ít các xã hội ở Châu Âu không chịu sự chia rẽ sâu sắc về tôn giáo cũng như các học thuyết kinh tế xã hội khác– Điều mà khi nó xuất hiện có thể khiến sự cố kết của gia đình bị mất đi. Trong lịch sử, phong trào cải cách ở Châu Âu thế kỷ 16 và cuộc Cách mạng Pháp ở thế kỷ 18 đã làm thay đổi sự thống nhất của gia đình. Ở Ba Lan, dù sự khác biệt về tư tưởng có thể xuất hiện, nhưng nó cũng không gây ra sự chia rẽ lớn như ở các nước Tây Âu. Vì vậy, gia đình Ba Lan luôn có sự cố kết mạnh mẽ. Từ sự phân tích các đặc điểm lịch sử, tư tưởng, tôn giáo… của Ba Lan, Dyczewski (2002) đã chỉ ra một số đặc điểm của gia đình Ba Lan hiện nay như sau:

+ Giá trị được đánh giá cao nhất ở thế hệ trẻ người Ba Lan là gia đình. Các nghiên cứu so sánh giữa Ba Lan và các nước Tây Âu khác cũng chỉ ra thanh niên Ba Lan có mong muốn lập gia đình riêng và có con cao hơn hẳn so với thanh niên các nước Tây Âu.

+ Giá trị gia đình có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc hình thành thái độ sống, hệ thống giá trị và chuẩn mực ở thế hệ trẻ. Các phong tục của gia đình Ba Lan dù không được thực hiện đầy đủ nhưng vẫn được duy trì. Trẻ em có mối liên hệ sâu sắc với ông bà nên thế hệ người cao tuổi có vai trò quan trọng trong việc duy trì các giá trị gia đình của người Ba Lan.

61

+ Trong những năm gần đây, các mối liên hệ họ hàng được thu hẹp lại với ít thành viên hơn trước kia. Tuy vậy, mối quan hệ với những người thân còn lại trong gia đình, dòng họ thì bền chặt và mạnh mẽ hơn.

+ Gia đình Ba Lan có vai trò quan trọng đối với các thành viên, nhất là trong các tình huống khó khăn. Những công việc trọng đại như tìm kiếm một căn hộ, công việc… gia đình cũng có tác động lớn hơn. Điều này khác hẳn với các nước Tây Âu.

+ Gia đình hạt nhân không phổ biến ở Ba Lan. Điều đó thể hiện ở hai đặc điểm sau: Thứ nhất, như một gia đình nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà nhưng những thành viên trưởng thành trong gia đình có một căn hộ chung hoặc riêng với gia đình. Thứ hai, gia đình nhiều thế hệ, trong đó con cái trưởng thành sống gần nhau, duy trì các mối liên lạc và giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn cả về phương diện vật chất và tinh thần.

+ Các giá trị truyền thống của gia đình Ba Lan khiến cho tỷ lệ ly hôn ở Ba Lan thấp, trung bình số lượng trẻ em trong gia đình Ba Lan cũng cao hơn các nước láng giềng có cùng điều kiện hay thậm chí tốt hơn về kinh tế - xã hội như các nước Séc, Hungary [58].

Jasińska-Kania (2009) đã tiến hành nghiên cứu giá trị của người Ba Lan và một số nước Tây Âu khác. Kết quả nghiên cứu này cho thấy người Ba Lan đánh giá gia đình là một trong những giá trị quan trọng nhất. Những người Ba Lan được hỏi đánh giá gia đình là cực kỳ quan trọng (extremely important) đạt tới 92%, trong khi ở các nước Châu Âu khác là 84%. Hầu hết người Ba Lan được hỏi khẳng định tầm quan trọng của giá trị gia đình truyền thống như bố mẹ hi sinh vì con cái, tôn trọng người cao tuổi… Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy sự tăng lên của các cặp đôi sống với nhau không qua hôn nhân, gia tăng của tỷ lệ li hôn, sinh con ngoài giá thú [76].

Về mặt cấu trúc, một gia đình thành công, hạnh phúc là rất quan trọng với người Ba Lan. Người cha thường là người đứng đầu trong gia đình, cả cha và mẹ đều làm việc. Mô hình phổ biến nhất của gia đình Ba Lan là 2 + 2 gồm bố, mẹ và hai con. Trong những năm 1950 – 2000, số lượng trẻ em giảm từ trung bình là 3,57

62

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024