Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Định Hướng Giá Trị Gia Đình

vào năm 1950 xuống còn 1,29 vào năm 2001 [59, 5]. Giá trị gia đình truyền thống và sự chung thủy luôn được đề cao trong gia đình Ba Lan. Người già đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình. Gia đình mở rộng có vai trò quan trọng với người Ba Lan [59]. Tuy vậy, mô hình của gia đình Ba Lan đã có những thay đổi so với trước kia. Điều kiện xã hội thay đổi khiến cách nghĩ về vai trò trong gia đình cũng thay đổi theo, gia đình nhiều thế hệ dần ít đi. Trong quá khứ, người đàn ông trong gia đình là chủ, người phụ nữ chỉ là thứ yếu. Vai trò này đã dần thay đổi trong điều kiện hiện nay, cả người phụ nữ và đàn ông đều chia sẻ trách nhiệm với gia đình. Sự thay đổi các giá trị làm mối quan hệ gia đình trở nên bình đẳng hơn và tỷ lệ trẻ em trong gia đình giảm xuống. Vì vậy nên gia đình nhỏ đang ngày càng phổ biến, gia đình có nhiều hơn 2 đứa trẻ ít dần. Những đứa trẻ vẫn có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ [90, 200].

Ngày nay, giới trẻ Ba Lan chú ý đến việc hoàn thành việc học tập, có công việc ổn định, mua được nhà cửa và lập gia đình, sinh con. Do áp lực của cuộc sống, công việc, người Ba Lan ngày càng dành ít thời gian ở nhà, làm việc nhiều hơn để kiếm tiền nhằm đảm bảo cuộc sống tốt cho con. Cũng vì vậy, tương tác cha mẹ - con cũng ít đi. Khi thành viên trong gia đình có thời gian, họ cũng ít dành thời gian cho nhau hơn vì quan tâm đến internet, tivi… (http://www.polishwomen.com/articles/polish-family, 2008-17).

Nói tóm lại, một vài đặc điểm của gia đình Ba Lan nói trên là bối cảnh xã hội chung để ta hiểu sâu hơn định hướng giá trị gia đình ở nhóm khách thể nhập cư. Thông qua việc xem xét các kết quả nghiên cứu nói trên, ta có thể thấy giá trị gia đình của người Ba Lan có nhiều điểm tương đồng với giá trị gia đình của Việt Nam như việc luôn đánh giá cao gia đình trong các giá trị sống, thành viên gia đình có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, tôn trọng người cao tuổi.

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị gia đình

Bất cứ hiện tượng tâm lý nào cũng đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Việc chỉ ra tất cả các yếu tố ảnh hưởng là điều không thể. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, tác giả tập trung vào một số yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới định hướng giá trị gia đình của các khách thể nghiên cứu.

63

2.6.1. Yếu tố khách quan

a. Văn hóa dân tộc

Có thể nói, nền văn hóa Việt Nam là bối cảnh chung để hình thành và thể hiện các giá trị văn hóa dân tộc. Người Việt Nam dù sống ở trong hay ngoài nước đều hấp thụ và chia sẻ những giá trị văn hóa chung đó. Văn hóa, theo UNESCO là “tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [35]. Như vậy, định nghĩa của UNESCO về văn hóa đã nhấn mạnh đến nét riêng, nét bản sắc độc đáo trong văn hóa và thể hiện trong hệ thống các giá trị, lối sống, tập tục của con người. Phan Ngọc (1993) cho rằng bản sắc văn hóa không phải là một vật mà là một kiểu quan hệ, kiểu quan hệ kết hợp nhưng tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kỳ diệu [17]. Quan điểm của Phan Ngọc vừa được đề cập đã nhấn mạnh đến đặc thù các mối quan hệ của con người trong nền văn hóa đó. Như vậy, các định nghĩa nói trên, dù có cách diễn đạt khác nhau đã chú ý đến nét riêng, nét độc đáo trong giá trị, hành vi và các mối quan hệ của thành viên trong nền văn hóa. Chính bản sắc riêng của từng nền văn hóa khiến cho quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa phụ thuộc nhiều vào khoảng cách giữa hai nền văn hóa nước đi và nước đến của người nhập cư [38].

b. Toàn cầu hóa và hiện đại hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, việc các cá nhân tiếp xúc với những người đến từ các nền văn hóa khác khiến họ tri giác bản sắc dân tộc mình và dân tộc khác nhiều hơn. Có thể nói, chính nền văn hóa đã tạo nên bản sắc dân tộc, tạo nên những nét riêng của con người trong một thế giới ngày càng có sự tiếp xúc, gắn bó chặt chẽ với nhau. Tomlinson (2003) cho rằng văn hóa và bản sắc luôn đi cùng nhau. Văn hóa của một đất nước, một dân tộc luôn là độc đáo, duy nhất trong mối quan hệ với các nền văn hóa khác. Bản sắc văn hóa của một dân tộc luôn có sự thuần khiết, chắt lọc và kế thừa những giá trị trong quá khứ. Nó là tài sản chung của một cộng đồng và luôn cần thiết phải bảo vệ và

64

giữ gìn [109]. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng hiện nay, mọi quốc gia đều có sự phụ thuộc vào nhau cả về kinh tế, sản xuất và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, bản sắc văn hóa cũng trở nên dễ hòa tan hơn.

Song song với quá trình toàn cầu hóa là hiện đại hóa. Inkeles (1998) cho rằng hiện đại hóa tác động tới xã hội và gia đình ở các mặt như sự thay đổi về công nghệ, sự thay đổi về sinh thái (ví dụ quá trình đô thị hóa thúc đẩy người dân di cư từ các vùng nông thôn ra thành thị), sự thay đổi của các thiết chế (ví dụ luật quy định sự bình đẳng của phụ nữ và trẻ em), sự thay đổi của giá trị (ví dụ đề cao quyền cá nhân, con cái độc lập). Quá trình hiện đại hóa cũng đồng thời làm thay đổi các giá trị truyền thống và tiếp thu những giá trị hiện đại. Nó làm cấu trúc của dòng họ dần thay đổi theo hướng ít tính cố kết hơn dù thế hệ cao tuổi có thể vẫn chống lại xu hướng đó, sự gia tăng của gia đìn hạt nhân và mở rộng địa bàn cư trú… [122], [74]. Lê Ngọc Văn (2011) trong khi nghiên cứu sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện đại cũng cho rằng các cá nhân trong gia đình trở nên tự do hơn trong mối quan hệ liên thế hệ, điều này là hoàn toàn khác với các mối quan hệ gia đình trong quá khứ [31].

c. Tiếp biến văn hóa

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về tiếp biến văn hóa (acculturation). Hà Văn Tấn (1996) trên cơ sở nghiên cứu định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau đã cho rằng tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (parttern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm [22]. Berry (2003) cho rằng cách phổ biến nhất khi nói về tiếp biến văn hóa là sự thay đổi về văn hóa và tâm lý xuất hiện sau khi có sự liên hệ giữa hai nền văn hóa/cộng đồng [39]. Quá trình này bao gồm sự hấp thụ các giá trị, tư tưởng, niềm tin, và mẫu hình hành vi và điều chỉnh thái độ và hành vi bên ngoài cho phù hợp với nền văn hóa mới [53]. Dù có những cách diễn đạt khác nhau thì các định nghĩa về tiếp biến văn hóa luôn nhấn mạnh vào hai phương diện: một nhóm người, nhóm nhập cư vốn ít nhiều mang các giá trị văn hóa khác, đến sinh sống và làm việc ở nền văn hóa thuộc đất nước bản địa. Từ đó có sự tương tác dẫn đến những thay đổi ở cả hai nền văn hóa [40], [85]. Năm 2006,

65

trong công trình nghiên cứu có tên “Thanh niên nhập cư: tiếp biến văn hóa, bản sắc và sự thích nghi” (Immigrant youth: Acculturation, Identity, and Adaptation), Berry và các cộng sự đã cho rằng tiếp biến văn hóa là quá trình thay đổi về văn hóa và tâm lý do sự tương tác giữa các nền văn hóa. Những thay đổi về văn hóa bao gồm sự thay đổi về phong tục, kinh tế và đời sống chính trị của nhóm. Những thay đổi về tâm lý bao gồm sự thay đổi trong thái độ cá nhân với quá trình tiếp biến văn hóa cũng như bản sắc văn hóa của họ và những hành vi xã hội trong mối quan hệ giữa các nhóm văn hóa khi có sự tương tác với nhau. Để làm rõ về mô hình tiếp biến văn hóa, Berry và các cộng sự (2006) đưa ra hai chiều cạnh: mức độ mà ở đó người ta mong muốn duy trì bản sắc văn hóa của họ và mức độ mà người ta tìm kiếm sự liên quan đến nền văn hóa nơi đến. Khi hai chiều cạnh này gặp nhau, không gian tiếp biến văn hóa sẽ được tạo ra với 4 phần thể hiện đặc điểm tiếp biến văn hóa mà cá nhân tìm kiếm. 1) Đồng hóa (assimilation) là khi cá nhân ít quan tâm đến văn hóa gốc của mình và hướng sự quan tâm nhiều hơn vào tương tác với văn hóa nơi đến. Tách biệt (separation) là khi cá nhân duy trì văn hóa gốc của mình và tránh tiếp thu các giá trị văn hóa khác. Cách ly (marginalisation) là khi cá nhân không hướng đến cả hai nền văn hóa. Hội nhập (integration) là xu hướng cá nhân vừa giữ gìn bản sắc văn hóa của mình vừa đồng thời tiếp thu các giá trị văn hóa sở tại [41]. Như vậy, thông qua mô hình 4 yếu tố này, Berry và cộng sự đã chỉ ra một cách rõ ràng các xu hướng tiếp biến văn hóa của cá nhân khi họ với tư cách là người mang các giá trị văn hóa bản địa của mình tiếp xúc với các cá nhân hoặc đến sinh sống ở một nền văn hóa khác.

2.6.2. Yếu tố cá nhân

a. Nhập cư và thời gian nhập cư

Ảnh hưởng của nhập cư đối với định hướng giá trị gia đình là chủ đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm làm rõ. Sanriago và cộng sự (2014) đã chỉ ra sự tác động của tình trạng nhập cư và tiếp biến văn hóa đối với thành tích học tập của trẻ vị thành niên nhập cư [97]; Kim và cộng sự (2012) chứng minh những người nhập cư Hàn Quốc cao tuổi có tương tác xã hội và tiếp biến văn hóa tốt thường có mức độ trầm cảm thấp [79]. Bên cạnh sự tác động của nhập cư tới cá

66

nhân là tới các mối quan hệ trong gia đình. Partida (1996) trong nghiên cứu về tác động của nhập cư tới cộng đồng Mexico tại Mỹ đã cho thấy một vài tác động tiêu cực. Ví dụ như trẻ em nhập cư có nhiều khả năng hơn trong việc học ngôn ngữ, vì vậy, bố mẹ nhập cư dần phụ thuộc vào con để có thể hiểu được ngôn ngữ sở tại. Đứa trẻ cũng nhìn nhận việc cha mẹ chúng không thành thạo ngôn ngữ tại xã hội sở tại như điều đáng xấu hổ và bị bạn bè coi thường. Đối với cá nhân đứa trẻ, nó cũng có thể phát triển cảm giác xấu hổ vì là người Mexico và không muốn làm gì liên quan đến bản sắc văn hóa của mình [91].

Trong thực tế những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong phần tổng quan tài liệu về nhập cư và quá trình nghi, tiếp biến văn hóa, ta cũng có thể thấy được bức tranh phong phú, đa màu sắc về sự tác động của nhập cư đối với định hướng giá trị gia đình của từng thành viên trong gia đình cũng như với gia đình nhập cư nói chung. Trong đó, người nhập cư đến từ các nền văn hóa thiên về giá trị thập thể dần hấp thu các giá trị văn hóa cá nhân theo thời gian nhập cư [63]; thế hệ thứ hai sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa nhập cư ít thể hiện các giá trị gia đình truyền thống hơn thế hệ thứ nhất là cha mẹ chúng [110].

b. Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của người nhập cư

Trong các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân người nhập cư, bên cạnh thời gian nhập cư thì độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới định hướng giá trị gia đình của họ. Trong khi nghiên cứu về sự khác biệt trong đánh giá về giá trị gia đình, hôn nhân và vai trò giới, Judit Arends-Toth và cộng sự (2009) đã nhận thấy sự khác biệt trong giá trị gia đình thể hiện rõ nét theo nhóm tuổi, giới tính [110]; Mai (2016) trong khi nghiên cứu về sự bình đẳng giới cũng nhận thấy sự yêu thích con trai thường ít hơn ở nhóm nhập cư có trình độ học vấn cao và cuộc sống gia đình ổn định tại nước nhập cư [86]. Dinh và cộng sự (1994) trong khi nghiên cứu về vai trò giới cũng đã khẳng định sự thay đổi của vai trò người phụ nữ nhập cư trong gia đình căn cứ theo công việc và sự đóng góp của họ cho thu nhập vai đình khi ở nước ngoài [56].

Tóm lại, từ việc xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư, có thể thấy định hướng

67

giá trị gia đình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau từ bản sắc văn hóa đến tình trạng nhập cư, từ quá trình toàn cầu hóa đến sự tiếp biến giữa các nền văn hóa khi tham gia vào quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào yếu tố nhập cư, cụ thể là thời gian nhập cư và một vài yếu tố nhân khẩu học như giới tính tác động tới định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể.


Như vậy, từ việc phân tích các nội dung của Chương 2, luận án này đưa ra khái niệm định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan như sau:

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan được hiểu là những niềm tin và xu hướng hành vi của các khách thể về các chức năng và mối quan hệ cơ bản trong gia đình. Trong đó, mối quan hệ vợ chồng là sự gắn bó, thủy chung và bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống; mối quan hệ cha mẹ - con là sự chăm sóc tận tình của cha mẹ cho con, con phải có trách nhiệm biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ khi về già; sự yêu thích con trai là một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ cha mẹ con cái, trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng làm rõ sự yêu thích con trai ở hai nhóm khách thể sống tại Việt Nam và Ba Lan. Định hướng giá trị gia đình của hai nhóm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như bản sắc văn hóa, quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa, toàn cầu hóa, nghề nghiệp, giới tính tuổi tác và thời gian nhập cư.

Trong gia đình luôn có nhiều mối quan hệ (ông bà – cháu, cô chú/cậu mợ - cháu, anh chị em, các cháu, nội – ngoại, họ hàng,…). Quá trình tổng quan tài liệu cũng đã chỉ ra một số mối quan hệ trong gia đình đã được các tác giả quan tâm làm rõ. Tuy vậy, các nghiên cứu đó chưa tập trung vào 2 mối quan hệ cơ bản nhất này. Chính vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ lựa chọn hai mối quan hệ cơ bản nhất nói trên.

Từ việc xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận án cũng nhận thấy chức năng của gia đình, một minh chứng rõ nét cho cho các giá trị của gia đình với các thành viên và xã hội và các giá trị phổ quát của Việt Nam và thế

giới, như một khung nền chung để góp phần hiểu rõ hơn định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư còn chưa có nghiên cứu nào quan tâm làm rõ. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn hai khía cạnh này trong định hướng giá trị ở hai nhóm khách thể. Việc làm rõ chức năng của gia đình theo đánh giá của hai nhóm cho ta thấy được đánh giá của hai nhóm về những giá trị cụ thể như chăm sóc lẫn nhau, giáo dục con cái… Mặt khác, các giá trị chung, phổ quát của Việt Nam và thế giới là nền tảng, giúp ta định vị được giá trị gia đình trong các giá trị chung.

Bên cạnh đó, định hướng giá trị gia đình đã được quan tâm, làm rõ ở một số khía cạnh khác nhau như bổn phận nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, quan niệm về cha mẹ tốt và người con tốt, các mối quan hệ tương tác liên thế hệ với người cao tuổi, cha mẹ với con, trừng phạt bằng đòn roi, học tập… Tuy vậy chưa có những nghiên cứu tiếp cận định hướng giá trị từ góc độ niềm tin về các giá trị gia đình và xu hướng hành vi vươn tới các giá trị đó. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ hai khía cạnh quan trọng này.

Xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước về định hướng giá trị gia đình từ góc nhìn tâm lý học xuyên văn hóa, có thể thấy các nghiên cứu thường được tiến hành trong sự so sánh giữa các nhóm khách thể (như các nhóm nhập cư khác nhau, nhóm người nhập cư và người bản xứ, nhóm cha mẹ - con trong gia đình…). Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào tập trung làm rõ định hướng giá trị gia đình ở hai nhóm khách thể cùng dân tộc là người nhập cư và nhóm đang sống trong nước. Cũng tương tự như thế, nội dung của định hướng giá trị gia đình vốn đa dạng trong cách thức thể hiện nhưng chưa có những nghiên cứu sử dụng giá trị gia đình Việt Nam truyền thống như nội dung cơ sở để so sánh giữa hai nhóm. Vì vậy luận án sẽ lựa chọn hai nhóm khách thể này để khảo sát về định hướng giá trị gia đình của hai nhóm về các giá trị gia đình truyền thống của Việt Nam.

Các nội dung nói trên, có thể được mô hình hóa như sau:

Biểu đồ 2 4 Khung lý thuyết của luận án Tiểu kết Chương 2 Từ việc tiến 1

Biểu đồ 2.4. Khung lý thuyết của luận án


Tiểu kết Chương 2

Từ việc tiến hành tổng quan các nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình, luận án đã xác định những nội dung cần làm sáng tỏ trong định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, Chương 2 của luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến định hướng giá trị gia đình nói chung và định hướng giá trị gia đình của người nhập cư nhằm cung cấp cơ sở nền tảng về mặt lý luận để triển khai nghiên cứu thực tiễn. Định hướng giá trị là cơ sở định hướng dựa trên nhận thức được một điều gì đó là quan trọng, có ý nghĩa với cá nhân. Những điều được cho là quan trọng, được đánh giá cao đó được củng cố vững chắc thành niềm tin, quy định hành vi của chủ thể nhằm vươn tới điều họ cho là cần thiết, ý nghĩa trong cuộc đời mình. Nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình ở cả hai nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư cũng đồng thời phải chú ý tới bối cảnh văn hóa đặc thù của mỗi nhóm khách thể để có thể lý giải, hiểu được đầy đủ định hướng giá trị gia đình của họ. Bối cảnh văn hóa đó có thể là đặc thù bản sắc văn hóa của đất nước nơi đến và nơi đi, bối cảnh văn hóa cũng đồng thời thể hiện trong các giá trị phổ quát đã được các nhà nghiên cứu thừa nhận rộng rãi trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, gia đình, với tư cách như một trong những

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí