Các Chiều Cạnh Văn Hóa Theo Lý Thuyết Của Schwartz

Biểu đồ 2 2 Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết của Schwartz Trong biểu đồ 1

Biểu đồ 2.2. Các chiều cạnh văn hóa theo lý thuyết của Schwartz

Trong biểu đồ nói trên, ta thấy có Ba Lan (cạnh Rumani, Mexico và Sip) với các đặc điểm như gần với sự đồng thuận và bình đẳng. Việt Nam không có trong biểu đồ này tuy nhiên nhóm các nước khu vực Đông Nam Á như Malaixia, Indonesia… nằm gần khu vực thuộc các giá trị gắn bó, thứ bậc và hòa hợp. So với lý thuyết của Hofstede mà ta đã đề cập ở trên, có thể thấy quan điểm của Schwartz cũng có những điểm tương đồng. Nếu như Việt Nam gần với các giá trị như đồng thuận, gắ, bó và hòa hợp theo quan điểm của Schwartz thì quan điểm của Hofstede Việt Nam lại có điểm số cao hơn ở các giá trị như tập thể, tuân thủ. Có thể nói, dù các tiếp cận có thể khác nhau nhưng bản sắc văn hóa vẫn được lột tả tương đối rõ nét ở các lý thuyết này.

2.1.3. Lý thuyết của Inglehart

Trong nghiên cứu của mình, Inglehart và Baker đưa ra hai chiều cạnh của giá trị văn hóa là: những giá trị truyền thống – những giá trị duy lý, thế tục (Traditional values versus secular – rational values) và sống sót – tự thể hiện bản thân (survival values versus self – expression values). Các giá trị truyền thống đánh

giá cao tôn giáo, gia đình cũng như mối quan hệ cha mẹ - con; các giá trị duy lý, thế tục ít nhấn mạnh vào gia đình, tôn giáo. Họ chấp nhận ly hôn, nạo phá thai… Các giá trị sống sót/tồn tại nhấn mạnh vào kinh tế, an toàn; trong khi đó, các giá trị tự thể hiện bản thân lại nhấn mạnh nhiều vào cá nhân, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, lòng khoan dung [73].

Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn quan điểm của Inglehart về các giá trị văn hóa trên thế giới [73], [106].

Biểu đồ 2 3 Lý thuyết của Inglehart về các giá trị trên thế giới Nguồn 2

Biểu đồ 2.3: Lý thuyết của Inglehart về các giá trị trên thế giới

(Nguồn: Tausch, A. (2015) Hofstede, Inglehart and beyond. New directions in empirical global value research, MPRA Paper No. 64282, posted 12. May 2015 14:34 UTC, p. 55).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Quan sát biểu đồ các giá trị trên thế giới theo quan điểm của Inglehart, có thể thấy Việt Nam nằm gần giữa của biểu đồ, khu vực Nam Á (South Asia) đây là khu vực thể hiện xu hướng của các giá trị tồn tại và truyền thống. Ba Lan không

được nhắc đến trong biểu đồ này. Ở một khía cạnh khác, ta có thể thấy biểu đồ này dựa trên các tiêu chuẩn như tôn giáo, vị trí địa lý, ngôn ngữ. Các tiêu chí này khá phức tạp và đan xen nhau nên không dễ để quan sát.

Như vậy, một vài học thuyết về các giá trị trên thế giới nói trên đã cung cấp cho ta bức tranh tương đối rõ nét về các giá trị phổ quát trên toàn cầu, sự khác biệt văn hóa cũng như phân bố của các giá trị này theo từng khu vực, quốc gia. Việc xem xét các học thuyết này giúp ta có cái nhìn đầy đủ và rộng hơn trong quá trình nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam tại Việt Nam và tại nước ngoài. Thông qua đó, ta có cơ sở vững chắc hơn để lý giải về quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa của hai nhóm khách thể.

2.2. Lý luận về giá trị

2.2.1. Khái niệm

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Xô Viết: giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút của thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích (dẫn theo Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự, 1995) [30].

Trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2001), giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, trở nên đáng quý ở một mặt nào đó [19].

Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng, 2009), giá trị là những gì có ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, có khả năng thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của con người [1].

Như vậy, các định nghĩa nói trên dù được diễn đạt theo các hình thức khác nhau, nhưng điểm chung là coi giá trị là điều quan trọng của sự vật, hiện tượng, có khả năng mang lại lợi ích, thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và xã hội.

Schwartz (2012) cho rằng khi chúng ta nghĩ về các giá trị, chúng ta nghĩ về cái gì là quan trọng với chúng ta. Mỗi chúng ta có nhiều giá trị khác nhau (như

thành tích, an toàn, khoan dung…) và một điều được coi là giá trị với người này có thể là vô giá trị với người khác [101].

Để làm rõ hơn khái niệm giá trị, chúng ta xem xét một số khái niệm liên quan khác gồm: hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị.

Hệ giá trị hay còn gọi là hệ thống giá trị, là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn [29]. Hệ giá trị của cá nhân là tổng hòa những ý kiến, niềm tin, thích hay không thích, tầm quan trọng của một vật, hiện tượng… tạo thành hệ giá trị độc đáo của cá nhân đó. Hệ giá trị cá nhân được hình thành, phát triển từ chính quá trình học tập, trải nghiệm, tương tác và là cơ sở để cá nhân bày tỏ ý kiến về cuộc sống của mình [111].

Thang giá trị là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định. Thang giá trị hay còn gọi là thước đo giá trị. Chuẩn giá trị là hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự nhất định, một thứ tự ưu tiên có những giá trị giữ vị trí là các giá trị cốt lõi, chuẩn mực chung cho nhiều người, chiếm vị trí ở bậc cao hoặc vị trí then chốt [29].

Từ một số định nghĩa nói trên, có thể thấy tùy cách tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra định nghĩa giá trị khác nhau. Nhưng thông qua đó, ta thấy được giá trị luôn được coi như điều có giá trị, có ích, mang lại cảm xúc dương tính, tích cực cho con người. Giá trị luôn gắn liền với chuẩn mực chung của nhóm, của xã hội. Giá trị được định nghĩa như chất lượng, phẩm giá của một vật. Giá trị của một vật thể hiện ở việc nó được đánh giá là cần thiết, là tốt đẹp. Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của một vật, hiện tượng với cá nhân hay nhóm. Con người xác định giá trị không phải bởi thuộc tính của bản thân nó mà bởi sự hấp dẫn và ý nghĩa của nó với họ. Cái được coi là giá trị phải có ý nghĩa tích cực, mang lại cái đẹp, hữu ích đối với chủ thể. Nói cách khác, để một sự vật có giá trị, con người phải tư duy và đánh giá về sự vật đó. Quá trình đánh giá này nói lên đời sống vật chất và tinh thần của họ. Giá trị tồn tại trong con người, trong sự vật hiện tượng nhưng giá trị không mang tính khách quan mà phụ thuộc vào niềm tin, quan điểm của mỗi người. Con người sử dụng niềm tin, quan điểm riêng của mình và sử dụng

42

nó như tiêu chuẩn để đánh giá một sự vật, hiện tượng. Giá trị có những nét chung như đều chứa đựng một số yếu tố nhận thức, có tính chất lựa chọn hay hướng dẫn và bao gồm những yếu tố tình cảm.

Từ những phân tích nói trên, có thể thấy giá trị quy định niềm tin bền vững và hành động của con người. Trong quá trình xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước về định hướng giá trị gia đình của người nhập cư, có thể thấy các nghiên cứu đó đã tập trung vào nhiều khía cạnh tâm lý khác nhau, đóng góp cho việc hiểu và lý giải từ góc nhìn của tâm lý học xuyên văn hóa cũng như khẳng định quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa của người nhập cư trong quá trình giao lưu văn hóa, tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa tập trung làm rõ khía cạnh niềm tin và hành vi trong định hướng giá trị gia đình của họ. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ hơn hai khía cạnh này trong giá trị của hai nhóm khách thể.

2.2.2. Đặc điểm

Theo Tetlock (1986) và Schwartz (1996, 2012), giá trị có một số đặc điểm

sau:

+ Giá trị đề cập tới những mong muốn, mục tiêu; cái thúc đẩy con người hành

động. Để thỏa mãn các mong muốn, nhu cầu của mình, tức những điều có giá trị với con người, con người phải hành động nhằm vươn tới mục tiêu, mong muốn đó. Ví dụ, mong muốn được mua đồ ăn, lúc đó đồ ăn là một giá trị, người ta phải đi đến siêu thị dù có thể gặp các khó khăn như thời tiết, như đại dịch COVID-19…

+ Giá trị vượt qua các hành động và tình huống cụ thể. Nó tương đối ổn định. Giá trị không chỉ thể hiện trong những tình huống cụ thể mà còn thể hiện trong những tình huống cụ thể. Mặt niềm tin của giá trị thể hiện trong tình huống này rõ nét bởi niềm tin luôn bền vững, quy đinh cách người ta sống, làm việc theo những niềm tin về giá trị đó. Ví dụ, với người con tri thức là quan trọng, quyết định sự phát triển của bản thân và đất nước thì cả đời họ sẽ cố gắng học tập, học suốt đời. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị, chúng ta không thể không đề cập tới niềm tin và những hành động tương ứng với niềm tin đó.

+ Giá trị là tiêu chuẩn, thước đo của con người. Người ta sẽ sử dụng các giá trị của mình để đánh giá, đồng ý hay phản đổi, làm theo hay không làm theo, lảng

tránh hay tiếp cận với điều phù hợp hay không phù hợp với giá trị sống của họ. Ví dụ giá trị gia đình Việt Nam truyền thống đề cao sự vâng lời của con với cha mẹ. Với những người coi điều này là thiêng liêng, là cơ sở để con cái lớn lên, trưởng thành có hiếu với cha mẹ, có trách nhiệm với bản thân và gia đình thì sẽ luôn đánh giá cao điều đó, nhưng với những người cho rằng sự phát triển của xã hội khiến con trẻ cũng cần được đối xử bình đẳng, con cái có thể nêu lên ý kiến của mình và có thể không vâng lời cha mẹ thì “vâng lời” không phải là tiêu chuẩn đánh giá con hư hay không.

+ Các giá trị được sắp xếp dựa trên tầm quan trọng của chúng. Đặc điểm phản ánh tính thứ bậc của giá trị. Khi con người rơi vào tình huống xung đột các giá trị, họ phải lựa chọn, phải sắp xếp dựa vào tầm quan trọng của chúng. Ví dụ giữa nỗi lo về thu nhập bị suy giảm do đại dịch COVID-19 và nguy cơ bị nhiễm bệnh, người ta sẽ phải lựa chọn đi làm hay xin nghỉ việc để tránh dịch. Họ đánh giá điều gì là quan trọng hơn sẽ quyết định họ hành động theo hướng nào.

+ Giá trị là những niềm tin và gắn bó không thể tách rời với cảm xúc. Giá trị được hình thành, phát triển lâu dài và bền vững trong mỗi người. Nói cách khác, đó là niềm tin mã mỗi người có về một sự vật hiện tượng nào đó. Vàng được cả thế giới sử dụng để trao đổi buôn bán bởi cả thế giới tin rằng vàng là thứ có giá trị.

+ Mối quan hệ của các giá trị sẽ định hướng, hướng dẫn hành động của con người. Trong thực tế, con người không chỉ có một giá trị duy nhất. Điều đó khiến cho họ đôi khi rơi vào xung đột các giá trị. Ví dụ người cha vừa mang trong mình những tư tưởng gia trưởng, con phải vâng lời, vợ phải phụ thuộc chồng nhưng ông ta có thể đồng thời thấy con cái phát triển cần phải có suy nghĩ, tư duy độc lập, người vợ trong xã hội hiện đại cần địa vị bình đẳng hơn. Từ đó, ông ta sẽ lựa chọn những hành động dựa trên việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị nói trên [107], [100], [101].

Việc làm rõ đặc điểm giá trị sẽ giúp làm rõ ràng hơn định nghĩa về giá trị mà luận án đã xem xét ở phần trên.

2.2.3. Phân loại


loại.

Có nhiều cách phân loại giá trị tùy thuộc vào tiêu chí được sử dụng để phân


+ Phổ biến nhất là cách phân loại giá trị thành giá trị vật chất và giá trị tinh

thần.

+ Schwartz (dẫn theo Spini, 2003) đã phân chia giá trị thành 10 giá trị phổ quát như sau: 1. Thành tích (Achievement), 2. Lòng nhân từ (Benevolence), 3. Sự tuân thủ (Conformity), 4. Hưởng thụ (Hedonism), 5. Quyền lực (Power), 6. An toàn (Security), 7. Tự chủ (Self-direction), 8. Khám phá (Stimulation), 9. Truyền thống (Tradition), 10. Phổ quát (Universalism) [103].

Từ quan điểm của Schwartz về 10 giá trị phổ quát này, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng nó để áp dụng trong các khía cạnh tâm lý, văn hóa khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi cũng sử dụng 10 giá trị phổ quát này để khảo sát treen 2 nhóm khách thể nhập cư và không nhập cư để có định hướng chung đầu tiên về giá trị của hai nhóm.

+ Stranger (dẫn theo Phạm Minh Hạc, 2007) đưa ra 6 mô hình giá trị tương ứng với các kiểu nhân cách như sau: 1. Mô hình lý thuyết (tri thức và sự thật là trên hết), 2. Mô hình kinh tế (hiệu quả, giá trị kinh tế là thước đo), 3. Mô hình nghệ thuật (cái đẹp là giá trị cao nhất), 4. Mô hình xã hội (tình yêu cho con người là giá trị lớn nhất), 5. Mô hình quyền lực (kiểm soát, điều khiển xung quanh), 6. Mô hình tôn giáo (niềm tin tôn giáo là giá trị lớn nhất) [4].

+ Căn cứ vào quy mô nhóm, có thể phân chia giá trị thành giá trị cá nhân, giá trị gia đình, giá trị cộng đồng, giá trị xã hội, giá trị nhân loại.

Như vậy, có thể thấy giá trị được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy vào cách tiếp cận của từng tác giả. Cách phân loại đó có thể rất khái quát như giá trị vật chất và tinh thần, có thể ở quy mô nhóm như giá trị cá nhân giá trị xã hội. Trong giá trị xã hội lại có thể phân chia thành các bình diện khác như giá trị gia đình, giá trị nhóm… Giá trị gia đình, với tư cách như giá trị của một nhóm nhỏ, một dạng giá trị xã hội lại có thể phân chia theo khu vực địa lý như giá trị gia đình của những người nhập cư đang sinh sống tại nước ngoài và giá trị gia đình của những người không nhập cư đang sinh sống trong nước. Việc phân loại giá trị, trong đó có giá trị

gia đình cho phép ta định vị được đầy đủ hơn giá trị gia đình trong hệ thống các giá trị nói chung.

2.3. Lý luận về định hướng giá trị

2.3.1. Khái niệm

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, định hướng giá trị là: 1) Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó. 2) Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến,… của nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn liền với đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại [29].

Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng, 2009), định hướng giá trị là cách thức con người dùng để phân loại khách thể theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và được thể hiện trong mục tiêu, lý tưởng, quan điểm, hứng thú... của cá nhân [1].

Nguyễn Khắc Viện (1991) cho rằng: định hướng giá trị chính là phương thức mà chủ thể áp dụng để phân biệt các sự vật theo nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách [32].

Lê Đức Phúc (1991) cho rằng: Định hướng giá trị giá trị là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành động của con người, đó cũng là năng lực của ý thức nhận thức và đánh giá các hoạt động xã hội và các sản phẩm xã hội khác nhau [20].

Thái Duy Tuyên (1994) định nghĩa định hướng giá trị là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích của con người đối với một giá trị nào đó [27].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024