chiến lược kinh doanh mới. Với tiềm năng riêng của mình, Tỉnh sẽ thuận lợi hơn các địa phương khác trong việc lựa chọn ưu tiên thu hút khách hàng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |
LN | 23,7 | 31,3 | 20,8 | 21 | 18 | 22 | 23 | 24,5 | 26,58 |
NNS | 45,9 | 42,23 | 45,7 | 46,5 | 58 | 54 | 52 | 51,5 | 56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 - 1
- Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 - 2
- Thực Trạng Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
- Nhận Định Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
- Mục Tiêu, Định Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu Đến Năm 2015:
- Chiến Lược Liên Doanh, Liên Kết Phát Triển Du Lịch:
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Theo số liệu trên của Sở Du Lịch Tỉnh thì lợi nhuận (LN) đang có xu hướng tăng dần và theo dự báo thì năm 2005 lợi nhuận sẽ đạt khoảng 31 tỷ đồng và sẽ nộp được cho nhân sách (NNS) 64 tỷ đồng. Dõ ràng là lợi nhuận còn quá thấp so với đầu tư và tiềm năng phát triển của ngành này.
2.2.3.Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch:
Theo báo cáo của Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì năm 2004 có 112 doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động trên địa bàn Tỉnh. Trong đó doanh nghiệp Nhà Nước là 23, doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư: 12, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp: 57, doanh nghiệp lữ hành: 20 trong đó số doanh nghiệp có chức năng lữ hành quốc tế là 9. Cũng theo báo cáo trên thì hiện nay còn khoảng 237 doanh nghiệp đăng ký chức năng kinh doanh nhưng chưa tiến hành hoạt động. Đa số các doanh nghiệp đều mong muốn tăng cường đầu tư nâng cấp các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
2.2.4.Hoạt động lưu trú:
Trong những năm gần đây số lượng khách sạn tăng rất ít nhưng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn 1-4 sao tăng nhanh chứng tỏ chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Tổng số phòng hiện có theo báo cáo của Sở Du Lịch là 3235 phòng trong đó khoảng 1300 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Tổng số khách sạn, Resort là 85 cái, tổng số nhà hàng là 52 cái, bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà trọ tư nhân phục vụ khách hàng bình dân (không thống kê chính thức). Số khách sạn từ 3 sao trở lên là 7, Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng biệt thự phục vụ du lịch và cũng đã xây dựng được hơn 100 biệt thự cao cấp các loại, công suất sử dụng phòng luôn đạt mức khá cao trong vòng 5 năm trở lại đây (luôn đạt công suất trên 75% giai đoạn 2000-2004).
Số lượng khách sạn liên doanh ít nhưng có quy mô lớn, tiện nghi phong phú, đáp ứng nhu cầu cao của khách quốc tế. Điển hình cho liên doanh này là liên doanh Vũng Tàu-Sammy, OSCAT AEA, Indochina Capital Coporation, Công ty TPC Sài Gòn, Công ty Jolie Mod. Các khách sạn quốc doanh trong thời gian qua cũng tiến hành cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Lam Sơn, Palace, Rex,Grand, Nghinh Phong, Thùy Dương, Hải Âu, Lêkima…Các nhà nghỉ, nhà khách phần lớn là thiếu tiện nghi, chủ yếu là chỉ phục vụ khách trong ngành và khách bình dân. Các khách sạn tư nhân phát triển nhanh nhưng nhược điểm là mặt bằng hẹp, không phục vụ ăn uống, thiếu dịch vụ vui chơi giải trí… thường phục vụ khách đi riêng lẻ, khách du lịch ba lô và khách bình dân. Hiện có khoảng 15 khu du lịch đang hoạt động, trong đó có các khu du lịch đã được trang bị khá đồng bộ với đầy đủ tiện nghi, cơ sở vật chất phục vụ như: Vũng Tàu Paradise, Biển Đông, Cap Saint Jacques, Mũi Nghinh Phong, Làng Bình An, Nghinh Phong, Hương Phong, Suối Khoáng Nóng Bình Châu, Kỳ Vân, Thùy Dương.
2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:
Giao thông: Từ Bà Rịa-Vũng Tàu có thể đi trực tiếp đến các Tỉnh miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ thông qua hệ thống đường bộ, đường sông và đường biển.
a.Đường bộ: So với nhiều địa phương khác trong cả nước thì Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có hệ thống đường bộ thuộc loại khá trong cả nước. Trong những năm gần đây, với chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đã làm cho Tỉnh có hệ thống đường bộ tương đối đồng bộ, chất lượng tốt với tổng chiều dài đường bộ khoảng 2700 km. So với cả nước thì mật độ đường giao thông của Tỉnh khá cao (2,25 km/1000 dân), 100% số xã có đường ôtô trải nhựa đến trụ sở. Hiện nay Tỉnh vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn để cải tạo và mở rộng các tuyến đường chính:
- Quốc lộ 51: 4 làn xe, lộ giới 25,5 m đã hoàn thành
- Quốc lộ 55: đi Xuyên Mộc-Hàm Tân-Phan Thiết đã năng cấp xong với chiều dài 52,6 km và sẽ tiếp tục mở rộng trong giai đoạn tới. Đây là tuyến đường quan trọng trong việc giao lưu khu vực ven biển nối vùng kinh tế trọng điểm phía nam với các Tỉnh Nam Trung Bộ.
- Quốc lộ 56: dài 32 km đã được nâng cấp và sẽ tiếp tục mở rộng trong giai đoạn tới.
- Đường cao tốc Vũng Tàu-Biên Hòa: khi hoàn thành sẽ phá thế độc quyền của quốc lộ 51. Dự án đang được thực hiện và sẽ hoàn thành trong thời gian tới (quy mô với 4 làn xe, lộ giới 23 m).
- Tỉnh lộ 44A: là đường du lịch ven biển khá quan trọng đang được nâng cấp mở rộng.
- Các tuyến đường Phước Bửu-Hồ Tràm, Mỹ Xuân-Ngãi Giao-Hoà Bình-Bình Châu đã được nâng cấp và sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.
- Đường 51A: là đường vận tải chính ở phía Bắc của thành phố Vũng Tàu hiện đã được nâng cấp với lộ giới 34 m
- Đường 51B: đã hoàn thành đạt chất lượng cao với lộ giới lên đến 59 m, 6 làn
xe.
- Đường 51C: đã hoàn thiện phần mặt đường, lộ giới 45,5-65,5 m.
- Đường Láng Cát-Long Sơn: đã xây dựng xong với lộ giới 40,5 m
- Hiện trong thành phố có một bến xe liên tỉnh, quy mô 1 ha, vận chuyển hành
khách đạt 13,8 triệu hành khách/năm. Phương tiện vận tải gồm khoảng 1184 xe ôtô chở khách, 67 tàu và 44 thuyền gỗ. Theo quy hoạch tổng thể của Tỉnh thì năm 2007 sẽ xây dựng bến xe liên tỉnh mới quy mô 2 ha, bến xe cũ sẽ được sử dụng cho hệ thống xe buýt công cộng và làm bãi đậu xe của thành phố.
b.Đường thủy: Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có lợi thế về cảng biển để phát triển hệ thống giao thông đường thủy, thông qua hệ thống đường thủy này chúng ta có thể đi qua hàng loạt nơi như Tp. Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Châu Đốc, Cần Thơ. Các tuyến giao thông đường thủy chính hiện nay là:
- Tuyến đường sông: Từ Vũng Tàu chúng ta có thể đi các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cần Giờ.
- Tuyến đường biển: từ đây chúng ta có thể đến nhiều nơi trên cả nước cũng như quốc tế, hiện nay có 2 tuyến dùng để chở khách là tuyến Vũng Tàu-TP. Hồ Chí Minh và tuyến Vũng Tàu-Côn Đảo. Tuyến khách Vũng Tàu-Tp.Hồ Chí Minh rất thuận tiện cho việc đi du lịch vì chất lượng phục vụ cũng như thời gian đi lại. Bên
cạnh đó, tuyến Vũng Tàu đi các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng hoạt động đều đặn với hệ thống tàu cánh ngầm (quý khách có thể đi về trong ngày) và các loại ghe thuyền (35 ghe thuyền công suất 810 ghế).
Các cảng chính hiện nay của Tỉnh: Cảng dầu khí, cảng dịch vụ, cảng xăng dầu, cảng hải quân, cảng sao mai, cảng thương mại Cát Lở, cảng bến đình, cảng Bariaserece, cảng bến đầm (Côn Đảo), bến cập tàu Côn Đảo. Có thể nói rằng với hệ thống cảng biển như vậy, trong tương lai hệ thống giao thông đường thủy sẽ phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có cả ngành du lịch.
c.Đường hàng không: hiện nay cả Tỉnh có hai sân bay nhưng quy mô rất nhỏ, hạ tầng lạc hậu chỉ có khả năng tiếp nhận các loại máy bay nhỏ. Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho nhành dầu khí và một số ít hành khách, hiện nay có hai tuyến là Vũng Tàu-Tp.Hồ Chí Minh và Vũng Tàu-Côn Đảo. Sân bay Cỏ Ống cách trung tâm huyện Côn Đảo 12 km về phía Bắc, hiện nay đang được nâng cấp, có hai tuyến Côn Đảo-Vũng Tàu và Côn Đảo-Tp. Hồ Chí Minh.
Cấp điện, cấp nước: Tính đến thời điểm này Tỉnh đã có một số nhà máy điện đi vào hoạt động như: nhà máy điện Bà Rịa công suất 327,8 MW, nhà máy điện Phú Mỹ 1 công suất 1090 MW, Phú Mỹ 2-1 công suất 560 MW, Phú Mỹ 2-2 công suất 715 MW, Phú Mỹ 3 công suất 716,8 MW và một số trạm phát nhỏ của các công ty nước ngoài. Với lợi thế khai thác và dẫn khí vào tận đất liền đủ phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện. Có thể nói là trong vòng vài năm tới Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không sợ thiếu điện để phát triển kinh tế. Lưới truyền tải điện được đưa đến 100% xã trong tỉnh, lượng điện phát ra tăng rất nhanh từ 1158 Kwh năm 1996 lên hơn 9000 triệu Kwh năm 2003, bình quân 6350 Kwh/người/năm .
Mạng lưới cấp nước hiện nay với tổng công suất hơn 100000 m3/ngày đêm, đủ sức cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước của Tỉnh. Các nhà máy hiện nay là: nhà máy nước Sông Dinh, nhà máy nước ngầm Bà Rịa cung cấp cho nhu cầu sử dụng nước sạch tại Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa; nhà máy nước Mỹ Xuân cung cấp cho khu vực Tân Thành, khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân và cảng Thị Vải; nhà máy Tóc Tiên cung cấp nước cho khu vực đô thị Phú Mỹ; nhà máy Phước Bửu cung cấp nước cho thị trấn Phước Bửu; nhà máy Ngãi Giao cung cấp cho khu vực này và vùng lân cận; nhà máy nước Côn Đảo cung cấp nước cho thị trấn và cảng Bến Đầm;
nhà máy nước ngầm Phú Mỹ sẽ cung cấp nước bổ sung cho các khu vực khi cần. Hiện nay khoảng gần 80% dân số của Tỉnh được dùng nước sạch, nhìn chung thì hiện tại nguồn nước đủ sức đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Trong năm vừa qua ngành cấp nước cũng đã nộp đề án xin xây dựng thêm một nhà máy cung cấp nước nữa tại Bà Rịa, khi dự án này hoàn thành thì việc phát triển thêm khu công nghiệp hay đô thị mới sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nước của người dân.
Bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn Tỉnh phát triển rất nhanh và bố trí đều đến tận các huyện, thị xã. Từ Bà Rịa-Vũng Tàu, chúng ta có thể liên lạc đến các nơi trong cả nước và các vùng quốc tế. Các loại hình như Viba, Fax, telex, nhắn tin, Internet đường truyền nhanh, truyền dữ liệu, mạng Vinaphone, Mobiphone, gọi quốc tế IDD… tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng.
2.2.6.Các dịch vụ hỗ trợ:
Thời gian qua, các tiện nghi ăn uống trong và ngoài khách sạn phát triển tương đối nhanh, phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng từng nhóm khách hàng khác nhau. Các khách sạn, nhà hàng cao cấp phục vụ món ăn Âu, Á, phục vụ nhu cầu hội họp, hội thảo, phục vụ tiệc, liên hoan… Bên cạnh đó với thế mạnh riêng của mình, các nhà hàng đẩy mạnh quảng cáo các món ăn đặc sản biển, các món ăn đồng quê, món ăn dân dã. Nhìn chung là quy mô của các nhà hàng còn hạn chế, phát triển mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và định hướng chung.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: nghỉ dưỡng cao cấp, tắm bùn khoáng, vật lý trị liệu, chơi golf, đua chó, dù kéo, thuyền buồm. Cuộc sống về đêm cũng rất nhộn nhịp với các quán Bar, vũ trường, karaoke, bi-da, các quán cà phê…
Mua sắm hàng hóa lưu niệm thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của khách, thế nhưng quà lưu niệm mang dấu ấn của địa phương gần như không thấy xuất hiện trên thị trường du lịch mà chủ yếu là nhập từ Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Tỉnh lại chưa có trung tâm mua sắm lớn, các hệ thống siêu thị, cửa hàng mới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ. Nhiều nơi buôn bán vì lợi nhuận tức thời nên bán hàng với giá cao, hàng kém chất lượng, ép giá… làm phiền
du khách gây ảnh hưởng đến chất lượng tour du lịch. Ngành du lịch phải sớm xây dựng một trung tâm mua sắm lớn, giá cả hợp lý, dịch vụ cao cấp để phục vụ khách du lịch.
Tỉnh cũng khuyến khích khôi phục, phát triển các lễ hội, ngành nghề truyền thống đưa vào các chương trình du lịch. Các lễ hội được tổ chức đều đặn hàng năm với sự quan tâm của nhà nước và cộng đồng xã hội.
Các dịch vụ massage, thể dục thẩm mỹ, sân chơi tennis… đã phát triển quy mô từ nhỏ đến lớn, phục vụ khách du lịch và người dân địa phương.
2.2.7.Đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
Trong những năm gần đây, trên cơ sở quy hoạch du lịch được duyệt, Sở Du Lịch Tỉnh đã tích cực tiếp xúc, quảng bá, giới thiệu địa điểm và nội dung quy hoạch, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế. Kết quả phối hợp giữa Sở Du Lịch, Sở Tài Nguyên Môi Trường, UBND các cấp là hàng loạt dự án được ký kết trên diện tích 739 ha với số vốn đăng ký lên đến 3796,8 tỷ đồng. Kể từ năm 1996 đến nay, đầu tư cho ngành du lịch luôn tăng và dự báo trong những năm tới đầu tư cho ngành này sẽ còn tăng mạnh mẽ hơn. Nếu năm 1996 chỉ có 33,995 tỷ đồng được đầu tư thì năm 2004 tổng số vốn đầu tư đã lên đến 194,43 tỷ đồng.
(Đơn vị tính:Tỷ đồng)
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |
VÑT | 33,995 | 50,263 | 77,616 | 130,89 | 75,708 | 97,978 | 111,286 | 151,768 | 194,43 |
NNS | 33,876 | 49,953 | 76,507 | 125,31 | 75,673 | 97,947 | 111,251 | 131,058 | 175,62 |
(Nguoàn: Sở Du Lịch Tỉnh- VĐT: vốn đầu tư; NNS: vốn ngoài ngân sách)
Giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư đã thực hiện là 368,472 tỷ đồng trong đó chi cho xây dựng cơ bản là 219,864261 tỷ đồng, còn lại là chi cho mua sắm trang thiết bị. Giai đoạn 2001-2005 dự tính là 711,75298 tỷ đồng trong đó xây dựng cơ bản là 488,063381 tỷ đồng.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những Tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài vào trong ngành du lịch cao nhất cả nước. Tuy nhiên do vướng mắc về thủ tục giấy tờ cũng như vốn ghóp nên Tỉnh chỉ mới triển khai được 17 dự án với tổng số vốn đầu tư là 172,4 triệu USD. Các đối tác chính là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông,
Australia, Anh, Malaysia, Pháp…đa số các dự án có thời hạn hoạt động 20-25 năm và tỷ lệ ghóp vốn nước ngoài/Việt Nam: 75/25 (36%), 70/30 (29%), 55/45 (21%) còn lại là 100% vốn nước ngoài. (Nguoàn: Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách đang tiếp tục được thực hiện đó là các dự án: Đường lên khu du lịch Núi Dinh (26,337 tỷ đồng), nâng cấp bãi tắm Thùy Vân (180,24 tỷ đồng), cáp treo Núi Lớn-Núi Nhỏ (337,42 tỷ đồng), đường lên khu du lịch Núi Nhỏ (11,625 tỷ đồng), đường ven biển Vũng Tàu- Long Hải-Bình Châu (391 tỷ đồng) các dự án này sẽ hoàn thành trước năm 2007.
2.2.8.Nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:
Lao động trong ngành du lịch đang từng bước được cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành du lịch vẫn chưa thu hút được nhiều nhân tài. Cụ thể là số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 14-15% trong tổng số lao động của ngành này. Do chế độ lương, thưởng còn thấp nên sức hấp dẫn của ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn không cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của ngành này.
Trong một vài năm trở lại đây, ngành du lịch của Tỉnh đã có sự trẻ hóa về lực lượng. Tốc độ trẻ hóa diễn ra nhanh trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài và chậm nhất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động quản lý, giám sát, điều hành lại không có trình độ nghiệp vụ về du lịch, tỷ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao.
(đơn vị tính: Người)
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |
Lao động | 4991 | 5847 | 3664 | 4115 | 4002 | 4044 | 4193 | 5505 | 5725 |
ĐH, trên ĐH | 700 | 935 | 1038 | 1161 | 555 | 587 | 619 | 819 | 859 |
Cao đẳng | 98 | 175 | 176 | 210 | 558 | 657 | 726 | 917 | 1099 |
CN kỹ thuật | 2000 | 2516 | 1440 | 1719 | 1003 | 1012 | 1021 | 1670 | 1885 |
LĐ phổ thông | 2193 | 2221 | 1010 | 1025 | 1886 | 1788 | 1827 | 2099 | 1882 |
(Nguoàn: Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Nhận thấy trách nhiệm cần phải nâng cao chất lượng lao động trong ngành này, Sở Du Lịch Tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như : Bảo vệ, kiến thức giao tiếp, ngoại ngữ, cấp cứu bờ biển cho các doanh nghiệp du lịch và các ban quản lý khu du lịch. Trong tương lai sắp tới, Sở Du Lịch cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác phối hợp nâng cao chất lượng nhân lực của ngành này nếu không muốn mất lợi thế cạnh tranh cho các địa phương khác.
2.2.9.Các yếu tố khác:
Ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có phát triển được hay không là phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của ngành này là chính. Song cũng như bao ngành khác, sức mạnh của ngành này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, các yếu tố này tác động, ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Khi các yếu tố này được xem xét đúng mức thì công tác hoạch định chiến lược sẽ chính xác và hợp lý hơn.
Môi trường quốc tế: Xu hướng toàn cấu hóa đang từng bước làm cho nền kinh tế thế giới hợp thành một khối. Điều này đặt ra cho mỗi nước phải tích cực nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình trong ngôi nhà chung. Mối liên kết kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng cũng dễ bị tổn thương hơn. Cũng nhờ có sự giao thương với nhau mà nền kinh tế các nước có những biến chuyển mạnh mẽ trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng cao, liên tục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong một vài năm vừa qua cũng không thật sự suôn sẻ, gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch thế giới cũng như đến ngành du lịch của Việt Nam. Với những đặc tính riêng của mình, ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, các cuộc xung đột chiến tranh ở Trung Đông, phong trào ly khai ở một số nơi trên thế giới, mâu thuẫn về tôn giáo, dịch cúm gia cầm và gần đây là thiên tai sóng thần, động đất, ngành du lịch thế giới đã bị tác động rất lớn và phần nào cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch của Việt Nam. Hiện nay, mối đe dọa bùng phát dịch cúm gia cầm tại Châu Á, khủng bố tại Châu Âu và Mỹ (gần đây là vụ khủng bố tại London), thời tiết khắc nghiệt trên Thế Giới vẫn là kẻ thù lớn cho ngành du lịch thế giới.
Môi trường an ninh-chính trị: So với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì môi trường an ninh-chính trị của Việt Nam lại rất ổn định, an toàn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất trên thế giới. Với