Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


LÊ THÀNH TRUNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

MỤC LỤC‌


Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 - 1

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lược ................................................. trang 1

1.1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược 1

1.1.2 Chiến lược phát triển ngành 3

1.1.3 Quy trình hoạch định chiến lược 4

1.1.3.1 Xác định mục tiêu 4

1.1.3.2 Phân tích môi trường hoạt động 4

1.1.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 4

1.1.3.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 5

1.1.3.5 Ma trận SWOT 5

1.1.3.6 Lựa chọn chiến lược 6

1.2 Đặc điểm của ngành du lịch 6

1.2.1 Khái niệm du lịch 6

1.2.2 Sản phẩm du lịch 6

1.2.3 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế 7

1.3 Một số bài học kinh nghiệm phát triển ngành du lịch 8

Kết luận 9

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

2.1.Tiềm năng phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 10

2.1.1. Tài nguyên tự nhiên 10

2.1.2. Tài nguyên nhân văn 12

2.2. Thực trạng ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 15

2.2.1. Khách du lịch 15

2.2.2. Doanh thu du lòch 17

2.2.3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 18

2.2.4. Hoạt động lưu trú 18

2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 19

2.2.6. Các dịch vụ hỗ trợ 22

2.2.7. Đầu tư cho ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 23

2.2.8. Nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 24

2.2.9. Các yếu tố khác 24

2.3. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với

ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 28

2.3.1. Những điểm mạnh (S) 28

2.3.2. Những điểm yếu (W) 29

2.3.3. Những cơ hội để phát triển ngành du lịch (O) 30

2.3.4. Những thách thức (T) 31

Kết luận 32

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BR-VT ĐẾN NĂM 2015

3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến 2015 33

3.1.1. Một số chỉ tiêu dự báo cho giai đoạn 2005-2015 33

3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành du lịch Tỉnh BR-VT đến năm 2015 34

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch Tỉnh BR-VT đến năm 2020 34

3.1.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành 35

3.1.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ 35

3.2. Xây dựng chiến lược ngành du lịch Tỉnh BR-VT 36

3.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 36

3.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 37

3.2.3. Ma trận SWOT 38

3.3. Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 40

3.3.1. Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và

ngoài nước 40

3.3.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm 41

3.3.3. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch 42

3.3.4. Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 43

3.4. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 44

3.4.1. Giải pháp về đầu tư 44

3.4.2. Giải pháp về vốn 45

3.4.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực

cạnh tranh 46

3.4.4. Giải pháp về thị trường, xúc tiến phát triển du lịch 47

3.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách 48

3.4.6. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 49

3.4.7. Giải pháp ổn định trật tự an toàn xã hội, an toàn cho khách du lịch 51

3.4.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững 52

3.5. Kiến nghị 54

3.5.1. Kiến nghị đối với Trung Ương 54

3.5.2. Kiến nghị đối với địa phương 55

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay, những quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa… rất chú trọng về phát triển du lịch. Việt Nam chúng ta cũng thế, với những điều kiện ưu đãi về tự nhiên địa lý, với bề dầy lịch sử xây dựng nước và chống ngoại xâm, với nền văn hóa đa dạng… chúng ta có thể trở thành một cường quốc du lịch của thế giới trong tương lai.

Trong những năm gần đây ngành du lịch của chúng ta phát triển với tốc độ khá cao và từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng của nhiều khách du lịch. Nhu cầu đi du lịch của người dân trong nước cũng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Nhu cầu đi du lịch không còn đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà còn có thêm nhu cầu thưởng ngoạn, khám phá, học hỏi, nghiên cứu… nhằm tăng thêm vốn kiến thức và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần.

Với những đòi hỏi ngày một khắt khe hơn về du lịch, chúng ta cần thiết phải có những chiến lược phù hợp với điều kiện sẵn có của mình. Sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai luôn phải gắn chặt với sự lớn mạnh du lịch tại nhiều địa phương trong cả nước. Với xu hướng phát triển đó, ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng cần phải có chiến lược cụ thể phù hợp với nét đặc thù và tiềm năng sẵn có của địa phương mình.

Với nguyện vọng đóng ghóp những kiến thức mà em đã được đào tạo nhằm giải quyết khó khăn của ngành du lịch Tỉnh nhà tạo tiền đề cho việc phát triển ngành này trong những năm tiếp theo, em xin chọn đề tài nghiên cứu :” Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.

2.Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài là phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu, nhận định những cơ hội và thách thức, từ đó định hướng chiến lược phát triển cho ngành này. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các giải pháp, các kiến nghị để thực hiện chiến lược.


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có xem xét đến các mối quan hệ phát triển của ngành trong phạm vi cả nước. Đề tài không đi sâu phân tích những vấn đề mang tính chuyên môn mà chỉ phân tích những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

4.Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này em chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp thống kê dự báo, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.

5.Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.

Chương II: Thực trạng ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chương III: Định hướng chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015.


CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.Một Số Lý Luận Cơ Bản Về Chiến Lược: 1.1.1.Khái niệm và vai trò của chiến lược :

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược. Theo Fred R.David thì “chiến lược là những phương tiện để đạt đến những mục tiêu dài hạn”; Trong quản trị kinh doanh thì “chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó” [12,14]; Theo Alfred Chandler-đại học Harvard-thì “chiến lược là sự xác định các mục tiêu cơ bản lâu dài của tổ chức, đồng thời là sự vạch ra và lựa chọn một cách thức, một quá trình hành động và phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó; Còn theo phương pháp C3 thì “ chiến lược của một doanh nghiệp là một hệ thống những phương pháp mang tính chất lâu dài nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường”.

Tuy cách tiếp cận có khác nhau nhưng nội dung bao gồm :

- Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức

- Đưa ra và chọn lựa các phương án thực hiện

- Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.

Vai trò của chiến lược : Chúng ta dễ ràng thấy được vai trò quan trọng của chiến lược trong việc phát triển kinh tế. Các quốc ra trên thế giới từ lâu đã biết vận dụng chiến lược vào việc phát triển kinh tế và đã có những bước nhảy thần kỳ. Có thể nêu ra một số trường hợp điển hình như sau:

- Nhật Bản: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế nước Nhật gần như kiệt quệ nhưng chỉ sau hơn hai thập kỷ đã trở thành một cường quốc kinh tế và công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ). Kỳ tích đó có được là do nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan, nhưng ý nghĩa quyết định là những nỗ lực của con người. Nhật đã có những chiến lược đúng đắn tập trung vào các lĩnh vực sau: Chiến lược tích lũy vốn ở mức rất cao liên tục trong mấy thập kỷ. Chiến lược xây dựng cơ cấu sản xuất hướng mạnh vào công nghiệp trong đó tập trung vào công nghiệp chế tạo với kỹ thuật hiện đại (năng lượng, luyện kim, cơ khí điện tử, hóa chất) và hướng mạnh vào xuất khẩu, trở thành nước đi đầu áp dụng chiến lược hướng ngoại; Thực thi các chiến lược khoa học và công nghệ thông qua các chính


sách hiệu quả, khôn ngoan; Vận dụng chiến lược quản lý kết hợp các yếu tố hiện đại với các yếu tố truyền thống và đặc điểm dân tộc, kết hợp thế mạnh của phương Tây với truyền thống phương Đông; Chiến lược ở tầm vĩ mô tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển như chính sách thuế, giá cả…

- Hàn Quốc: Sau cuộc chiến tranh 1950-1953, kinh tế nước này bị tàn phá nặng nề nhưng sau một số năm tái thiết và xây dựng họ đã trở thành một nước công nghiệp mới, một con rồng của Châu Á là nhờ những chiến lược đúng đắn như sau: Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu; Chiến lược phát triển mạnh công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất, tranh thủ đi vào công nghệ hiện đại để vừa từng bước thay thế nhập khẩu vừa từng bước tạo nguồn xuất khẩu mới; Chiến lược hiện đại hóa nông thôn, chú trọng hỗ trợ sản xuất lương thực; Chiến lược hỗ trợ khuyến khích các công ty trong nước mở rộng sản xuất, kinh doanh; Chiến lược thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, vay vốn và mua quyền sản xuất.

- Malaysia, Indonesia và Thailand: Họ đã theo đuổi những chiến lược trung gian kết hợp với các khía cạnh ổn định và định hướng kinh doanh với việc thay đổi các mức độ can thiệp. Do được thừa hưởng nguồn tài nguyên phong phú, các nước này đã tập trung khai thác và chế biến nguyên liệu thô. Họ theo đuổi chiến lược xuất khẩu thông qua hợp tác ngoại thương và đầu tư trực tiếp. Những nước này cũng theo đuổi chính sách bảo hộ và kích thích một số ngành công nghiệp nhất định phát triển, những yếu tố quan trọng trong quan điểm chiến lược của họ là mở cửa thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, ổn định chính trị và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong thập kỷ 80, chiến lược ổn định và mở cửa nền kinh tế là cơ sở lý tưởng để thu hút đầu tư từ Nhật và các NIC. Họ đã nổi lên là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và thành công của họ là sự dung hòa những chính sách với những đặc thù kinh tế.

- Việt Nam: Nền kinh tế chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn vì chiến tranh nhưng với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 được thông qua tại đại hội VII và một số văn kiện khác, chúng ta đã vượt qua những khó khăn bước đầu và từng bước đạt được những thắng lợi nhất định. Từ đó đến nay chúng ta cũng đã vạch ra những chiến lược cụ thể như: giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư có chọn lựa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Thành tựu mà chúng ta đạt được là rất quan trọng và thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà Nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2024