Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 - 2


1.1.2.Chiến lược phát triển ngành:

Chiến lược phát triển ngành là loại chiến lược mà nội dung của nó cũng bao gồm các yếu tố chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát triển của một đất nước, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ngành. Chiến lược phát triển ngành cũng phải xác định mục tiêu chính cần đạt đến dựa trên nguồn lực, cơ cấu kinh tế, phương thức và cơ chế quản lý kinh tế, trong đó phải xem xét con người là nhân tố quan trọng mang tính quyết định. Khi xây dựng chiến lược chúng ta phải xét đến tính đa dạng và khác nhau giữa các chiến lược do nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là:

- Sự khác biệt giữa những nét cơ bản của nội dung chiến lược sẽ được thể hiện phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội mà quốc gia đó đã lựa chọn như: Tư Bản Chủ Nghĩa, Quân Chủ Lập Hiến, Xã Hội Chủ Nghĩa, Dân Chủ Nhân Dân…

- Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất nước gắn với những yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó, như: Chiến lược thời kỳ hậu chiến tranh, khôi phục kinh tế, giai đoạn tiền đề cho công nghiệp hóa… Ở những nước phát triển, họ rất chú trọng đến những chiến lược ứng với những giai đoạn cụ thể trong tiến trình phát triển.

- Mục tiêu chính cần đạt đến của chiến lược: Do đó đã xuất hiện những chiến lược như chiến lược xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chiến lược thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước…

- Gắn với nguồn lực, ta có thể các loại chiến lược ứng với những nội dung khác nhau: Chiến lược nội sinh (dựa vào nội lực), chiến lược ngoại sinh (dựa vào ngoại lực) hoặc chiến lược hỗn hợp, chiến lược dựa vào cách mạng khoa học công nghệ…

- Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, ta có thể xây dựng các chiến lược như: chiến lược ưu tiên phát triển một số ngành then chốt, chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược hướng về xuất khẩu, chiến lược hỗn hợp…

- Căn cứ vào phương thức và cơ chế quản lý kinh tế (mô hình quản lý), ta có thể có các chiến lược kế hoạch hóa tập trung, chiến lược theo cơ chế thị trường hoặc chiến lược phát triển theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà nước.

- Con người là nhân tố cơ bản đóng vai trò quyết định đối với việc thực hiện chiến lược. Mọi chiến lược được xây dựng là nhằm phát triển đất nước, đáp ứng nhu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


cầu của con người. Phải phát huy được nhân tố con người như là một chủ thể, một động lực cơ bản của chiến lược.

Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 - 2

1.1.3.Quy trình hoạch định chiến lược:

1.1.3.1.Xác định mục tiêu:

Mục tiêu là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, hình thành chiến lược. Mục tiêu phải phù hợp với thực tế và phải xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc cũng như những căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ nguồn lực.

1.1.3.2.Phân tích môi trường hoạt động:

Phân tích môi trường bên ngoài: bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi

mô:


Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: bao gồm các yếu tố như yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa-xã hội, công nghệ…trong quá trình xây dựng chiến lược chúng ta không thể bỏ qua phân tích các yếu tố này.

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến ngành như yếu tố nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế.

Phân tích môi trường bên trong: đây là các yếu tố trong nội bộ doanh

nghiệp, các yếu tố này ta có thể kiểm soát được. Các yếu tố như tình hình sản xuất, tài chính, kỹ thuật, nhân sự, phân phối, tiếp thị… sẽ giúp cho nhà hoạch định chiến lược thấy được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh.

1.1.3.3.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):

Ma trận này cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, luật pháp, chính phủ, công nghệ và cạnh tranh. Có 5 bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:

- Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu.

- Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1.0.

- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố


này. Trong đó, 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên mức trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít.

- Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

- Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Số điểm trung bình là 2.5, nếu tổ chức có tổng số điểm nhỏ hơn 2.5 tức là chiến lược của tổ chức đề ra không tận dụng tốt các cơ hội hoặc không tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài, còn nếu lớn hơn 2.5 tức là chiến lược hiện tại của tổ chức phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại.

1.1.3.4.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):

Để phát triển một ma trận IFE thì nhận xét trực giác là cần thiết, vì vậy về mặt hình thức của phương pháp khoa học phải được diễn dịch để cho thấy rằng đây là kỹ thuật hiệu quả nhất. Ma trận này cho phép tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng. Cách xây dựng ma trận này cũng tương tự như cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Riêng ở bước thứ 3 thì phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố như sau: 1 (là điểm yếu nhất), 2 (điểm yếu nhỏ nhất), 3 (điểm mạnh nhỏ nhất), 4 (điểm mạnh lớn nhất).

1.1.3.5.Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT):

Ma trận này giúp cho nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:

- Các chiến lược SO (điểm mạnh-cơ hội): Sử dụng những điểm mạnh bên trong của tổ chức để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược ST (điểm mạnh-nguy cơ): Sử dụng điểm mạnh của tổ chức để tránh khỏi hay giảm thiểu ảnh hưởng của những mối đe dọa từ bên ngoài.

- Các chiến lược WO (điểm yếu-cơ hội): Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược WT (điểm yếu-nguy cơ): Là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm thiểu những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước như sau:

1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của tổ chức.

2. Liệt kê những điểm yếu chính bên trong của tổ chức.


3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của tổ chức.

4. Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngoài tổ chức.

5. Kết hợp S-O và ghi kết quả vào ô tương ứng.

6. Kết hợp S-T và ghi kết quả.

7. Kết hợp W-O và ghi kết quả.

8. Kết hợp W-T và ghi kết quả của chiến lược này.

Mục đích của mỗi công cụ kết hợp là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không phải chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Việc lựa chọn chiến lược nào phù hợp là còn phụ thuộc vào mục tiêu của từng tổ chức.

1.1.3.6.Lựa chọn chiến lược:

Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp trong số những chiến lược được hình thành. Ngoài ra chiến lược còn phải đáp ứng hiệu quả kinh tế, xã hội mà tổ chức yêu cầu. Việc lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với tổ chức sẽ là “kim chỉ nam” cho sự thành công của tổ chức đó.

1.2.Đặc điểm của ngành du lịch: 1.2.1.Khái niệm du lịch:

Hiện nay có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm du lịch , ta có thể nêu ra một số khái niệm như sau: theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”; Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp Lệnh Du Lịch Việt Nam công bố ngày 20/2/1999 như sau:”Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”; Còn theo các chuyên gia Quốc tế về du lịch học (AIEST):”Du lịch là sự tổng hòa các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài vả lại cũng không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền”.

Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của du lịch học, khái niệm du lịch phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó.


1.2.2.Sản phẩm du lịch:

Khái niệm: có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, nó tùy thuộc vào cách tiếp cận của tác giả. Ta có thể lấy một ví dụ về khái niệm sản phẩm du lịch như sau:” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”- Từ điển du lịch của nhà xuất bản Berlin 1984 [13,101].

Đặc tính: Sản phẩm du lịch có các đặc tính như sau:

- Sản phẩm được bán cho du khách trước khi họ nhìn thấy sản phẩm.

- Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt trước.

- Sản phẩm được hình thành từ các ngành kinh doanh khác nhau.

- Sản phẩm du lịch luôn ở xa khách hàng.

- Sản phẩm du lịch không có tính tồn kho.

- Sản phẩm du lịch thường có tính thời vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tự nhiên.

- Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định.

- Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm.

Thành phần: Cách sắp xếp theo tổ chức du lịch thế giới:

- Di sản thiên nhiên.

- Di sản năng lượng.

- Di sản về con người.

- Hình thái xã hội.

- Hình thái về thiết kế chính trị, pháp chế.

- Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.

- Những hoạt động kinh tế tài tính.

1.2.3.Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế:

Hiện nay ngành này đóng ghóp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như toàn cầu (chiếm khoảng 11% GDP toàn cầu). Một số nước có ngành du lịch phát triển mạnh như Tây Ban Nha và các nước vùng Caribê, thì tỷ lệ đóng ghóp của ngành này là rất lớn trong cơ cấu GDP của họ.

Ngành du lịch không những mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.


Tại Việt Nam, du lịch ghóp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và cũng ghóp phần thúc đẩy các ngành khác. Cũng thông qua du lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễ ràng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộc khác nhau.

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu du lịch càng trở nên cần thiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân.

Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu đòi hỏi khắt khe hơn của khách hàng. Khách hàng bây giờ không đơn thuần là chỉ đi nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu… tại những nơi họ muốn đến. Vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Đất nước chúng ta đang là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách nước ngoài, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn (gần 2 tỷ USD) cho đất nước. Cũng thông qua ngành này chúng ta đang cho thế giới thấy rằng: Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đang năng động phát triển kinh tế và sẵn sàng cho việc hội nhập với thế giới.

1.3.Một số bài học kinh nghiệm phát triển ngành du lịch:

Trong đề tài này, em chỉ muốn nêu ra một số bài học kinh nghiệm thu hút khách du lịch của các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Các nước như Thailand, Singapore, Malaysia, Macao, Indonesia, Trung Quốc… đều có ngành du lịch rất phát triển. So với lượng khách du lịch đến Việt Nam thì lượng khách đến với họ tăng rất nhanh trong những năm vừa qua và doanh thu từ du lịch cũng là rất lớn.

Việc họ thành công như vậy là do họ có những chiến lược phù hợp để khai thác thế mạnh về tự nhiên, lịch sử, văn hóa…và những nghệ thuật lôi cuốn khách hàng. Chúng ta cũng dễ ràng thấy được sự thành công của họ là do họ tạo ra nhiều sân chơi nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách,biết kết hợp các loại hình kinh doanh như mua sắm, thưởng thức đặc sản của địa phương, giải trí…mà các nhà thiết kế các Tour du lịch đã bố trí hợp lý, bài bản từ trước.

Thành công của họ cũng cần phải xem xét đến khâu điều hành, quản lý, từ cấp chính quyền đến các doanh nghiệp tham ra khai thác du lịch. Họ có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều địa phương nhằm giảm giá tour du lịch thu hút khách hàng, kết quả là những Tour du lịch giá rẻ của họ đã làm cho chúng ta mất đi lợi thế cạnh tranh.


Khai thác kinh doanh du lịch của họ cũng không đơn thuần giống nhau: Malaysia, Hồng Kông kết hợp du lịch với mua sắm (họ có những trung tâm mua sắm rất lớn). Singapore thu hút khách du lịch bằng môi trường sống tốt và sự tráng lệ của mình, Indonesia phát huy thế mạnh tự nhiên (đảo Bali…), Macao thu hút khách thông qua những tour du lịch đánh bạc, Trung Quốc phát huy thế mạnh về du lịch văn hóa, lịch sử, võ thuật và nhiều món ăn ngon hay như Thailand công nhận du lịch Sex… Mỗi quốc gia đều chọn một thế mạnh riêng cho mình, thế mạnh đó có được là do điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử hình thành.

Việt Nam chúng ta có điều kiện tự nhiên ưu đãi, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều di sản văn hóa của thế giới và đặc biệt là một đất nước có bốn ngàn năm văn hiến với lịch sử chống ngoại xâm hào hùng… là cơ sở để phát huy thế mạnh du lịch. Chúng ta luôn học hỏi kinh nghiệm của những nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới cũng như khu vực nhằm áp dụng cho nước nhà. Phát triển du lịch của mỗi nước phải gắn với nét đặc thù của nước đó, chúng ta không thể sao chép ngành du lịch đánh bạc của Macao hay du lịch Sex của Thailand cho du lịch của chúng ta.

Kết Luận: Qua nghiên cứu chương I chúng ta thấy :

- Xây dựng chiến lược phải bảo đảm tuân thủ theo các bước như đã nêu ở trên, phải xác định được các mục tiêu dài hạn, các đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.

- Nội dung chiến lược được xây dựng rất phong phú và đa dạng với các loại hình khác nhau. Vì vậy việc xây dựng chiến lược phải được xem xét gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng.

- Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương.

- Kinh nghiệm từ những nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới và nhất là các nước có điều kiện phát triển ngành du lịch giống như chúng ta sẽ rất quan trọng, nó sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp.


CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU


2.1.Tiềm năng phát triển ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Theo số liệu của Cục Thống Kê Bà Rịa-Vũng Tàu,Tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với diện tích 1975,14 Km2 , tổng chiều dài bờ biển 305 Km, dân số năm 2003 là khoảng 884.845 người. Tỉnh nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các Tỉnh Miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông. Đó là điều kiện tốt, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến thủy sản, khai thác dầu khí ngoài khơi và du lịch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh luôn đạt mức rất cao trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao nhất trong các Tỉnh miền Đông Nam Bộ và cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. GDP/người cũng rất cao so với mức trung bình của cả nước, xếp thứ 3 cả nước về quy mô GDP (sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội). So với các Tỉnh khác trong cả nước thì Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có xuất phát điểm rất thuận lợi và nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như vậy thì trong 10 năm tới Tỉnh sẽ trở thành trung tâm kinh tế mạnh của cả nước.

Từ lâu Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được biết đến là trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển của Việt Nam. Trong tổng số 305 km chiều dài bờ biển thì khoảng 156 km bờ biển có thể khai thác du lịch vì những bãi tắm đẹp cát dài thoai thoải như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Long Hải, Hồ Tràm, Bãi Cóc…Gắn liền với các bãi tắm là hai khu rừng nguyên sinh: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu với diện tích 11293 ha và vườn quốc ra Côn Đảo (6043 ha) với nhiều loài cây và thú quý hiếm phù hợp cho du lịch sinh thái biển. Tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh là rất lớn vì bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Tỉnh còn có lợi thế tự nhiên ưu đãi. Chúng ta sẽ thấy được tiềm năng đó một cách rõ nét khi phân tích tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của Tỉnh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2024