Hiện Trạng Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng nhãn hiệu này được pháp luật thừa nhận hoặc xác lập (nếu đăng ký Hợp đồng License tại Cục Sở hữu trí tuệ).

Thứ ba, có lợi ích kinh tế trong tương lai, bởi lợi ích kinh tế trong tương lai mà nhãn hiệu này đem lại cho doanh nghiệp đó có thể làm tăng doanh thu hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng nhãn hiệu này.

Việc góp vốn bằng giá trị quyền Sở hữu trí tuệ đã trở thành thông lệ phổ biến trên thế giới. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng tài sản vô hình này, khi đó bên chuyển quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn mà không nhận giá chuyển giao, còn bên được chuyển quyền được khấu hao tài sản vô hình này. đối với giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu khi đã được bên được chuyển quyền định giá hợp lý làm tài sản thì bên chuyển quyền được ghi nhận khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị tài sản do đánh giá lại khi góp vốn so với giá trị ghi sổ sách thì được hạch toán vào thu nhập khác theo Chuẩn mực kế toán và Thông tư 23/2005/TT-BTC. Tuy nhiên, khoản chênh lệch này không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo Công văn số 3041/TCT/CS của Tổng cục Thuế

Như vậy, vẫn chưa có sự thống nhất về ghi nhận nhãn hiệu “có hay không” là tài sản của doanh nghiệp, do đó thương hiệu lại càng là thuật ngữ xa vời trong các văn bản luật. Một số văn bản đã đề cập đến một số nội dung của thương hiệu nhưng không ghi nhận thương hiệu như một tài sản của doanh nghiệp - không được ghi nhận và không được tính giá trị

Ngoài ra, trong các văn bản luật quy định về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần có một số văn bản có một số nội dung liên quan đến định giá thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước:

- Nghị định 187/2004/Nđ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, có một nội dung đề cập đến định giá tài sản thương hiệu tại điều 17 như sau: “Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định


trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn nhà nước tại doanh nghiệp bình quân trong 3 năm liền kề trước khi cổ phần hoá so với lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm định giá”. Thông tư 126/2004/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể hơn:


Giá trị lợi thế kinh doanh

=

của doanh

nghiệp


Giá trị phần vốn nhà nước

theo sổ kế x ( toán tại thời

điểm định giá


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở

- lên tại thời điểm ) gần nhất với thời điểm xác định giá

trị doanh nghiệp


Trong đó:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước. Bình quân 3 năm trước = thời điểm xác định giá

trị doanh nghiệp


Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp


X 100%


“Nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căn cứ vào thị trường”

Nghị định này đã gợi mở ra các quy định tạo cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ giá trị của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm cổ phẩn hóa, đã xác nhận sự tồn tại của giá trị vô hình của doanh nghiệp trong đó có thương hiệu. Tuy nhiên, căn cứ xác định giá trị thương hiệu vẫn không rõ ràng, không cụ thể và không khả thi trong việc ghi nhận giá trị thương hiệu

- Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 16/12/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định cách xác định giá trị thương


hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...)

Như vậy, hệ thống văn bản pháp lý của Việt nam đến thời điểm này không có định nghĩa chính thức về thương hiệu, các văn bản pháp lý chủ yếu quy định một số nội dung liên quan đến thương hiệu như sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại nhưng không đề cập trực tiếp đến thương hiệu nói chung và định giá thương hiệu nói riêng [10, 17, 18, 19, 20, 23, 24,

25, 27, 28, 29, 30, 31]

3.2 Hiện trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam

3.2.1 đặc điểm của ngân hàng thương mại Việt nam

Hệ thống ngân hàng Việt nam đã trải qua lịch sử hơn 60 năm với nhiều chặng đường. Năm 1986 - dấu ấn đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng Việt nam, đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng từ “một cấp” sang “hai cấp”, theo đó, ngân hàng nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, quản lý và thực hiện chính sách tiền tệ…, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam đã không ngừng phát triển về quy mô như vốn điều lệ, mạng lưới chi nhánh, đội ngũ ngân viên, chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh.

Mạng lưới ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay đã có những buớc phát triển mạnh phủ khắp quận huyện, thậm chí có ngân hàng có mạng lưới tận xã và liên xã. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay bao


gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài.

Tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam hiện tại ước khoảng 213 nghìn tỷ đồng, trong đó cơ cấu được thể hiện trong bảng dưới


Biểu đồ 3.1: Vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng tính đến 30/12/2012 (đơn vị: tỷ đồng) [16]


Hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, những năm 1990 hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam huy động vốn được khoảng 600 nghìn tỷ đồng thì đến thời điểm này là 3.2 triệu tỷ đồng, từ đó ngân hàng cho vay với mọi thành phần kinh tế với dư nợ đến thời điểm này là 2.8 triệu tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng thương mại là kênh đầu tư chủ yếu của những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp


phần xóa đói giảm nghèo. …

Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt nam nhìn chung có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng khá cao



Biểu đồ 3.2: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2012 (đơn vị:%) [16]



Biểu đồ 3.3: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2013 (đơn vị:%) [16]


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam vẫn còn quá nhiều điểm yếu kém và tồn tại:

- Về khả năng cạnh tranh

Hệ thống ngân hàng thương mại không thể phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh cao trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Về các chỉ số phát triển tài chính, Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu


2012 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam đã bị tụt hạng, đúng 10 bậc từ hạng 65 trong năm 2011 xuống thứ 75.

So với các nước khác trong khu vực, qui mô của các ngân hàng thương mại Việt nam còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp, các chỉ số ROA, ROE rất khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thông lệ quốc tế.

Bảng 3.1: So sánh lĩnh vực ngân hàng Việt nam với các nước trong khu vực năm 2012 [16]


Chỉ tiêu

VN

Malaysia

Indonesia

Philippines

Tổng tài sản (tỷ USD)

127,66

386,25

213,98

119,52

Tổng dư nợ tín dụng

(tỷ USD)


73,10


208,85


119,42


61,59

ROE (%)

9,7

18,5

21,94*

6,91

ROA (%)

1,0

1,5

2,08*

0,77

NPLs (%)

3,5

2,2

3,8

4,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

(Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ VN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trang 264 Ghi chú: *: lợi nhuận trước thuế)

Xét trong nội bộ ngành, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh. Các ngân hàng thương mại nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi... Dù các ngân hàng trong nước có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hnàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Thực tế cho thấy rằng một ngân hàng thương mại có khả năng cạnh tranh cần có: Năng lực sáng tạo; Năng lực phân bổ và tái phân bổ danh mục tài sản và nguồn vốn; năng lực cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực; khả năng thanh toán, vốn và thanh khoản; và chủ sở hữu mạnh. điều đó có nghĩa là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, việc tăng vốn là rất cần nhưng chưa


đủ mà cần phải tạo năng lực và động lực để cạnh tranh và yếu tố rất quan trọng là đánh giá của khách hàng.

- Thứ hai, về danh mục và chất lượng sản phẩm

Các dịch vụ mà các ngân hàng thương mại Việt nam đang cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hoá nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển hoặc phát triển nhưng đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi. Hoạt động ngân hàng đầu tư và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng tính tiện tích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Các hoạt động tiền tệ, lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ phát sinh ngoại hối, đầu tư vẫn trong giai đoạn đầu. Thị trường sản phẩm ngân hàng vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, các mô hình cạnh tranh còn đơn giản. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ ngân hàng chưa cao do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới sự bất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi suất) để lôi kéo khách hàng. Nếu dịch vụ ngân hàng không được cải tiến mạnh mẽ, phát triển dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng, chưa thực sự quan tâm đến suy nghĩ của người tiêu dung thì hệ thống ngân hàng trong nước sẽ khó duy trì thị phần của mình. đến lúc này những lợi thế về truyền thống và mạng lưới sẽ khó giúp các ngân hàng thương mại Việt nam phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi tín dụng - những dịch vụ cần công nghệ và chuyên môn của nhân viên ngân hàng. (Báo cáo của ngân hàng HSBC VN cho thấy: doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngân hàng. Cách đây 3 năm khách hàng là các công ty Việt nam chỉ chiếm 3%, thì nay đã lên tới 50% trên tổng số khách hàng của HSBC, dự đoán đến năm 2012, khách hàng là các doanh nghiệp Việt nam tăng lên 70%).


- Thứ ba, về năng lực quản trị và công nghệ ngân hàng

đến nay công tác quản trị rủi ro đối với mỗi ngân hàng thương mại tuy đã được chú trọng, nhưng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Tình trạng vay mượn với lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc các ngân hàng chưa quản trị tốt thanh khoản của cả nguồn vốn và tài sản. Ngoài ra, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng, nhưng để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với các ngân hàng thương mại Việt nam. Do vốn ít, năng lực tài chính còn hạn chế, nên một số ngân hàng không dễ thực hiện nên quản trị hoạt động cũng như quản trị công nghệ ngân hàng đang là một thách thức lớn với hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam.

- Thị trường truyền thống ngày càng hẹp

Với một một thị trường tài chính còn non trẻ với số lượng ngân hàng không nhỏ nên ở mỗi phân đoạn thị trường đều có canh tranh khốc liệt để giữ thị phần. đa số các ngân hàng thương mại Việt nam giữ khách hàng bằng lãi suất và khuyến mãi mà chưa nâng cao được chất lượng, tính tiện ích của dịch vụ, lợi thế công nghệ và trình độ quản lý, chưa thực sự có chiến lược với lòng tin của khách hàng. đặc biệt với một số ngân hàng nhỏ, mới ra đời chưa có điều kiện khẳng định được uy tín với khách hàng, chưa có điều kiện để phát triển dịch vụ phi tín dụng, chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, phát triển mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay chứng khoán và bất động sản với lãi suất thỏa thuận, nên khi thiếu vốn đã ”đi đêm” lãi suấ tiền gửi, làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho lãi suất đầu ra, rủi ro từ nhiều khía cạnh, nợ xấu tăng cao.

3.2.2 định giá thương hiệu ngân hàng thương mại tại Việt nam

Mặc dù xây dựng và phát triển thương hiệu là được các ngân hàng thương mại Việt nam quan tâm và chú trọng trong nhiều năm gần đây nhưng định giá


thương hiệu ngân hàng thương mại vẫn là vấn đề bị bỏ ngỏ. Các văn bản luật của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng chưa đề cập đến thương hiệu ngân hàng thương mại nói chung và định giá thương hiệu ngân hàng thương mại nói riêng.

Vai trò của thương hiệu trong hoạt động ngân hàng là điều không ai phủ nhận nhưng nó có ý nghĩa bao nhiêu về mặt giá trị tài chính vẫn là câu hỏi khó trả lời, đặc biệt là trong những trường hợp quan trọng như cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh và xu thế sáp nhập giữa các ngân hàng thì việc xác định giá trị thương hiệu càng ỹ nghĩa rất lớn

Việc không tính được giá trị tài chính của thương hiệu ngân hàng đã làm méo mó trong các kết quả của định giá ngân hàng. Có thể xét trong từng trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trong báo cáo định giá của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam để tiến hành IPO đều không có giá trị của thương hiệu khi tính giá trị ngân hàng. Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy, vấn đề định giá doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị cổ phần hoá là vấn đề phức tạp và tốn kém. Bởi lẽ, xác định giá trị ngân hàng cũng được tính như xác định giá trị doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá. Nghị định số 187/2004/Nđ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định: “Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được”. Như vậy, những căn cứ để xác định giá trị thực tế của ngân hàng gồm: Số liệu trong sổ sách kế toán của ngân hàng tại thời điểm cổ phần hoá, số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế, giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cổ phần hoá bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh, uy tín, tính chất độc quyền của sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, khả năng sinh lời...

Tuy nhiên việc định giá lợi thế kinh doanh của ngân hàng là rất khó. Theo quy định của nhà nước, lợi thế kinh doanh của một ngân hàng giống lợi thế kinh


doanh của doanh nghiệp bao gồm vị trí địa lý, giá trị thương hiệu và tiềm năng phát triển. Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC thì nếu cách xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp chỉ phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường mà chưa thực sự phù hợp với ngân hàng thương mại quốc doanh vì ngoài vị trí địa lý và tiềm năng phát triển cao, các ngân hàng thương mại quốc doanh có giá trị thương hiệu rất lớn. Và việc xác định thương hiệu ngân hàng có giá trị là bao nhiêu là rất khó. Ngoài ra, phương pháp dòng tiền chiết khấu khi tính giá trị ngân hàng thì không đề cập về cách tính giá trị lợi thế kinh doanh, thương hiệu. Vấn đề khác cần quan tâm là việc tính giá trị thương hiệu. Theo quy định hiện hành, giá trị lợi thế kinh doanh về uy tín được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn nhà nước tại doanh nghiệp bình quân trong vòng 3 năm liền kề trước khi cổ phần hoá so với lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm định giá. Quy định này không phù hợp khi định giá thương hiệu ngân hàng cả về cơ sở lý thuyết lẫn kiểm định thực tiễn. Việc xác định giá trị lợi thế về uy tín theo quy định trên đối với ngân hàng thương mại sẽ làm cho giá trị thực tế của thương hiệu ngân hàng quá thấp so với tín nhiệm thực tế của ngân hàng trước khách hàng. Nên khi xác định không đúng giá trị thực tế đặc biệt là tài sản vô hình của ngân hàng sẽ làm giảm giá trị của ngân hàng, gây thiệt hại cho nhà nước.

Các báo cáo định giá của các ngân hàng thương mại quốc doanh đã IPO trong thời gian qua đã minh chứng rất rõ điều này. Các khoản mục của tài sản vô hình không có bất kỳ một ghi nhận nào về giá trị thương hiệu, điều này có nghĩa các ngân hàng cũng như các tổ chức tiến hành định giá ngân hàng đã mặc nhiên bỏ qua giá trị thương hiệu – trong khi đây là phần đóng góp rất lớn trong tổng tài sản của các định chế như ngân hàng thương mại.

Thứ hai, các thương vụ sáp nhập ngân hàng thương mại Việt nam thời gian vừa qua trong gây nhiều tranh xung quanh việc xác định giá trị của ngân hàng bị


sát nhập. điển hình là hai thương vụ sáp nhập của ba ngân hàng thương mại cổ phần là đệ Nhất, Sài Gòn và Tín Nghĩa thành ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn mỗi cổ phiếu phổ thông của ba ngân hàng cũ sẽ được hoán đổi thành một cổ phiếu SCB của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (ngân hàng mới hợp nhất) theo nguyên tắc ngang bằng mệnh giá, do đây là việc hợp nhất ba ngân hàng của cùng một chủ nên các yếu tố như uy tín, thương hiệu của ba ngân hàng là khác biệt được loại bỏ.

Thương vụ thứ 2 là sáp nhập toàn bộ ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà nội (HBB) vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội (SHB) và ngân hàng mới là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội (SHB). Theo đề án sáp nhập, tất cả tài sản, nhân viên, khách hàng… của HBB được sáp nhập vào SHB, các cổ đông SHB sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 0,21 cổ phiếu SHB, còn các cổ đông của HBB sẽ được nhận cổ phiếu SHB với tỷ lệ 0,75, có nghĩa sau khi sáp nhập, cổ đông đang sở hữu 1 cổ phiếu SHB ban đầu sẽ có 1,21 cổ phiếu SHB mới, cổ đông đang sở hữu 1 cổ phiếu HBB sẽ có 0,75 cổ phiếu SHB mới. Như vậy giá trị của mỗi cố phiếu của HBB chỉ bằng 60% giá trị mỗi cổ phiếu của SHB chưa sáp nhập, điều này được xác định trên cơ sở tư vấn định giá cả hai ngân hàng HBB và SHB của công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương và công ty kiểm toán Ernst & Young. điều đáng nói ở đây là giá trị tài sản vô hình của HBB trong các báo cáo tài chính của trước khi hợp nhất chỉ là chi phí mà HBB đầu tư, nâng cấp và đổi mới vào các tài sản vô hình (59 tỷ vnđ, trang 5 báo cáo tài chính HBB) mà không có giá trị thương hiệu. đây là phần là điều thiệt thòi rất lớn cho các cổ đông của HBB khi tiến hành sáp nhập vì hơn 20 năm qua, HBB đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường với hệ thống mạng lưới 240 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 2000 nhân viên khắp cả nước, có được uy tín lớn với khách hàng cá nhân, nhưng trong các báo cáo tài chính của chính HBB với báo cáo định giá HBB để tính cơ sở sáp nhập thì yếu tố thuộc về thương hiệu HBB không được tính đến. Tiếp đến là các thương vụ của Ngân


hàng thương mại cổ phần Phương Tây với Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí, Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP Hồ Chí Minh với Ngân hàng thương mại cổ phần đại Á, yếu tố thương hiệu hầu như không được xem xét trong quá trình sáp nhập. điều thiệt thòi này khó tránh khỏi vì cơ sở nào cho việc định giá thương hiệu là chính xác và đáng tin cậy, nguồn thông tin ở đâu để có thể tiến hành định giá, từ đó làm cho việc ghi nhận giá trị thương hiệu trong các báo cáo tài chính là điều rất khó khăn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương ba đã trình bày hiện trạng hệ thống ngân hàng thương mại và hệ thống pháp lý về định giá thương hiệu ở Việt nam. đây là những cơ sở quan trọng để chương tiếp theo luận án hoàn thành được mục tiêu thứ tư, năm và sáu của luận án là: đề xuất mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam; Thử nghiệm mô hình định giá thương hiệu đề xuất để định giá thương hiệu Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV); Thiết lập những điều kiện đề ứng dụng mô hình định giá thương hiệu Việt nam trong thực tiễn

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí