Bảng 4.6: Bảng tính thuộc tính gia tăng số lượng khách hàng
điểm | |
Gia tăng H, O với (S, L, P, FC) | 15 |
Gia tăng H, O với (S, L, P), hay Gia tăng H, O với (S, L, FC) | 14 |
Gia tăng H, O với (S, L) | 13 |
Gia tăng H, O với (S, P, FC), hay Gia tăng H, O với (L, P, FC) | 12 |
Gia tăng H, O với (S, P), hay Gia tăng H, O với (L, P) | 11 |
Gia tăng H, O với (S, FC), hay Gia tăng H, O với (L, FC) | 10 |
Gia tăng H, O với S hoặc L | 9 |
Gia tăng H, O với (P, FC) | 8 |
Gia tăng H, O với P | 7 |
Gia tăng H, O với FC | 6 |
Gia tăng H hoặc O với 4 nhóm sản phẩm | 5 |
Gia tăng H hoặc O với (S, L, P) hay Gia tăng H hoặc O với (S, L, FC) | 4 |
Gia tăng H hoặc O với (S, L), hay Gia tăng H hoặc O với (S, P, FC), hay Gia tăng H hoặc O với (L, P, FC) | 3 |
Gia tăng H hoặc O với S hoặc L, hay Gia tăng H hoặc O với (P, FC) | 2 |
Gia tăng H hoặc O với P, hay Gia tăng H hoặc O với FC | 1 |
Không có tăng trưởng khách hàng | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Top 10 Thương Hiệu Đắt Giá Nhất Thế Giới Năm 2012 Của Brand Finance Và Interbrand
- Hiện Trạng Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Phương Hướng Xây Dựng Mô Hình Định Giá Thương Hiệu Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Các Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản Của Bidv Tính Đến Năm 2018 (Đv: Triệu Vnđ) [15]
- Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 13
- Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
- Thuộc tính 5 - Thị phần Vốn huy động: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ nên tiền gửi của khách hàng là yếu tố quyết định đến nguồn vốn của ngân hàng (tỷ lệ Vốn huy động trên tổng nguồn vốn của hầu hết các ngân hàng là trên 70%). Không có tiền gửi, ngân hàng không thể có vốn để hoạt động kinh doanh, không thể cấp tín dụng cho khách hàng và nền kinh tế. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng nhưng nhân tố uy tín của ngân hàng và niềm tin của khách hàng, nên trong tổng miếng bánh vốn huy động của nền kinh tế, thị phần của ngân hàng chiếm tỷ lệ bao nhiêu là yếu tố thể hiện rất rõ uy tín của ngân hàng vì không có niềm tin không, sẽ không một khách hàng nào chấp nhận gửi tiền vào ngân hàng.
Ngoài yếu tố quy mô lớn trong tổng nguồn vốn thì lý do thứ hai để lựa chọn thuộc tính này là thuộc tính là tính ổn định của nguồn tiền này. Tiền gửi luôn là
nguồn ổn định nhất dù lĩnh vực và xu thế đầu tư trong nền kinh tế có biến động thì đối với ngân hàng với danh sách khách hàng gồm hàng triệu cá nhân và tổ chức thì số dư của khoản mục này vẫn có xu hướng bền vững và tăng trưởng hàng năm. Lượng tiền gửi chỉ sụt giảm trong những trường hợp như uy tín của ngân hàng bị xâm phạm, khách hàng sẽ không còn lòng tin để giao tiền cho ngân hàng nắm giữ, họ sẽ ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng để mang đến chỗ an toàn hơn hoặc khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thu nhập đình kỳ của khách hàng không đủ bù đắp chi tiêu, khách hàng phải dùng tiết kiệm gửi tại ngân hàng để trang trải chi phí. Ngoài ra, việc có tỷ lệ tiền huy động lớn thì sẽ góp phần nâng cao năng lực thanh toán cho ngân hàng từ đó củng cố thêm cho uy tín của ngân hàng
Do đó, ngân hàng nào có khối lượng tiền huy động lớn, ngân hàng đó có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh trong thị trường tài chính, có danh mục tài sản lành mạnh và đa dạng với nhiều khoản tín dụng và đầu tư có chất lượng cao, không bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, phân tán được rủi ro và tăng thu nhập.
Thị phần vốn huy động của ngân hàng trong tổng vốn huy động của nền kinh tế tỷ lệ thuận với điểm thuộc tính. Cơ sở tính điểm cho thuộc tính tiền huy động được tính bằng:
+ điểm thuộc tính bằng 5 = Vốn huy động bình quân cho một ngân hàng thương mại
Tổng vốn huy động của nền kinh tế của năm trước năm tính toán
A =
Tổng số lượng các ngân hàng trước năm tính toán
+ điểm thuộc tính 10 là điểm dành cho tổ chức tín dụng có số lượng vốn huy động lớn nhất trong năm trước năm tính toán
+ Ngân hàng có Vốn huy động lớn nhất nền kinh tế được điểm tối đa 10. Khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và với điểm bình quân 5 là 4 điểm nên căn cứ
để tính mỗi điểm thuộc tính tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: Lấy điểm thuộc tính ngay trước đó + B, với:
Vốn huy động của NHTM có vốn huy động lớn nhất trước năm tính toán – A
B =
5
+ Ngân hàng có số dư vốn huy động nhỏ nhất sẽ có điểm tối thiểu 1.
Khoảng cách giữa điểm tối thiểu 1 và với điểm bình quân 5 là 4 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính giảm đi 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: Lấy điểm thuộc tính ngay trước đó - C, với:
A- Vốn huy động của NHTM có vốn huy động nhỏ nhất trước năm tính toán
C
=
4
Bảng 4.7: Bảng tính điểm thuộc tính thị phần vốn huy động
điểm | |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A + 4B; Số dư huy động cao nhất) | 10 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A + 3B; A + 4B) | 9 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A + 2B; A + 3B) | 8 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A; A + 2B) | 7 |
Vốn huy động nằm trong khoảng A + B | 6 |
Vốn huy động bình quân A | 5 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A – C; A) | 4 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A – 2C; A – C) | 3 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (A – 3C; A – 2C) | 2 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (Số dư huy động thấp nhất; A – 3C) | 1 |
Ví dụ năm tính toán giá trị thương hiệu là 2013, Tổng số vốn huy động toàn hệ thống 48 ngân hàng thương mại năm 2012 là 3.2 triệu tỷ đồng, trong đó ngân hàng có số vốn huy động lớn nhất là NHTM Max là 540.000 tỷ đồng, ngân hàng có số vốn huy động nhỏ nhất là NHTM Min 15000 tỷ đồng. Vậy bảng điểm căn cứ tính thuộc tính 3 là:
Tổng vốn huy động trong nền kinh tế của năm trước năm tính toán
3.2 triệu tỷ đồng
A = = 66500 tỷ đồng
Tổng số lượng các ngân hàng
trước năm tính toán
+
Vốn huy động của NHTM có vốn huy động lớn nhất trước năm tính toán – A
48
540000 - 66500
B = = = 94700 tỷ đồng 5 5
+
A- Vốn huy động của NHTM có vốn huy động nhỏ nhất trước năm tính toán
66500 - 15000
C = = = 12875 tỷ đ
4 4
Bảng 4.8 : Bảng tính điểm thuộc tính thị phần vốn huy động
điểm | |
Vốn huy động nằm trong khoảng (445300; 540000) tỷđ | 10 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (350600; 445300) tỷ đ | 9 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (255900; 350600) tỷ đ | 8 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (161200; 255900) tỷ đ | 7 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (66500; 161200) tỷ đ | 6 |
Vốn huy động bằng 66500 tỷ đ | 5 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (53625; 66500) tỷ đ | 4 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (40750; 53625) tỷ đ | 3 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (27875; 40750) tỷ đ | 2 |
Vốn huy động nằm trong khoảng (15000; 27875) tỷ đ | 1 |
- Thuộc tính 6 – Thị phần dư nợ:
đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn. Khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ trọng khoảng 50 - 70 % tổng tài sản. Với qui mô như vậy, tín dụng ảnh hưởng tới rất nhiều chiến lược hoạt động của ngân hàng như dự trữ, vay, đầu tư... Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, tín dụng là phần chủ yếu tạo nên doanh thu cho ngân hàng nên khi thị phần dư nợ của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của nền kinh tế, điều này thể hiện các gói sản phẩm tín dụng đã được ngân hàng nghiên cứu và cung ứng cho thị trường, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng được đáp ứng, từ đó thu nhập của ngân hàng được gia tăng, khả năng hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng được củng cố.
Thị phần dư nợ của ngân hàng trong tổng dư nợ nền kinh tế tỷ lệ thuận với điểm thuộc tính. Cơ sở tính điểm cho thuộc tính dư nợ tương tự với thuộc tính tiền gửi, được tính bằng:
+ điểm thuộc tính bằng 5 = Dư nợ bình quân cho một ngân hàng thương mại Tổng Dư nợ của nền kinh tế của năm trước năm tính toán
D =
Tổng số lượng các ngân hàng trước năm tính toán
+ điểm thuộc tính 10 là điểm dành cho tổ chức tín dụng có dư nợ lớn nhất trong năm trước năm tính toán
+ Ngân hàng có dư nợ cao nhất nền kinh tế được điểm tối đa 10, dư nợ thấp nhất nền kinh tế có điểm 1.
+ Khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và với điểm bình quân 5 là 5 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: Lấy điểm thuộc tính ngay trước đó + E, với:
Dư nợ của NHTM có dư nợ lớn nhất trước năm tính toán – D
E =
5
+ Khoảng cách giữa điểm tối thiểu 1 và với điểm bình quân 5 là 4 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính giảm đi 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: Lấy điểm thuộc tính ngay trước đó - F, với:
D- Dư nợ của NHTM có Dư nợ nhỏ nhất trước năm tính toán
F =
4
Bảng 4.9: Bảng tính điểm thuộc tính thị phần dư nợ
điểm | |
Dư nợ nằm trong khoảng (D + 4E; Dư nợ cao nhất) | 10 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D+3E; D + 4E) | 9 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D+2E; D + 3E) | 8 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D+E; D + 2E) | 7 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D; D + E) | 6 |
Dư nợ bằng D | 5 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D – F; D) | 4 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D – 2F; D - F) | 3 |
Dư nợ nằm trong khoảng (D – 3F; D - 2F) | 2 |
Dư nợ nằm trong khoảng (Dư nợ thấp nhất; D – 3F) | 1 |
- Thuộc tính 7 – Tỷ lệ nợ xấu:
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại thường xuyên đưa ra gói sản phẩm cung cấp vốn với nhiều tiện ích nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến sự phát triển quá nóng của hoạt động tín dụng, dễ làm các ngân hàng thương mại không kiểm soát hết được khả năng xảy ra tổn thất. Nợ xấu (NPL – Nonperforming loan) trong hoạt động ngân hàng được tính từ nhóm 3 đến nhóm 5 khi tổng dư nợ của ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm theo quy định của luật pháp.
Nợ xấu nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng cũng như khả năng thanh khoản. Ngân hàng sẽ khó có thể đảm bảo được an toàn và hiệu quả gây ra tổn thất rất lớn đối với ngân hàng như: tăng chi phí quản lý, chi phí dự phòng, hao tổn nhân lực, giảm lợi nhuận, giảm nguồn vốn hoặc thậm chí gây phá sản ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng nợ xấu như: Nguồn ngân lực ngân hàng yếu kém, chính sách tín dụng không đúng đắn, thiếu sự kiểm soát các khoản vay, công nghệ ngân hàng yếu kém lạc hậu.
Tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ nghịch với giá trị thương hiệu, thậm chí nợ xấu cao sẽ dẫn đến thương hiệu có thể biến mất khỏi thị trường (thực tế đã minh chứng rất
rõ điều này). Tỷ lệ nợ xấu đo bằng dư nợ của nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tỷ lệ nghịch với điểm thuộc tính, cụ thể cách xác định điểm thuộc tính nợ xấu là:
+ Theo các tiêu chuẩn về nợ xấu thì hiện tại Ngân hàng nhà nước Việt nam quy định điểm chuẩn cho nội dung này là 3% do đó điểm thuộc tính bằng 5 ứng với chỉ tiêu nợ xấu là 3%.
+ Theo Thông tư số 08 về kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước với Ngân hàng thương mại thì những ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu từ 10% trở lên sẽ chịu sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, nên điểm số bằng 1 sẽ ứng với tỷ lệ nợ xấu là 10%. Khoảng cách giữa điểm tối thiểu 1 và với điểm bình quân 5 là 4 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính giảm đi 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: (10% - 3%)/4 = 1.75%
+ Ngân hàng không có nợ xấu sẽ có điểm tối đa 10 cho thuộc tính. Khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và với điểm bình quân 5 là 5 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: 3%/5 = 0.6%
Bảng 4.10: Bảng tính điểm thuộc tính nợ xấu
điểm | |
NPL bằng 0% | 10 |
NPL nằm trong khoảng (0.6%; 0%) | 9 |
NPL nằm trong khoảng (1.2%; 1.8%) | 8 |
NPL nằm trong khoảng (1.8%; 2.4%) | 7 |
NPL nằm trong khoảng (2.4%; 3%) | 6 |
NPL bằng 3% | 5 |
NPL nằm trong khoảng (3%; 4.75%) | 4 |
NPL nằm trong khoảng (4.75%; 6.5%) | 3 |
NPL nằm trong khoảng (6.5%; 8.25%) | 2 |
NPL nằm trong khoảng (8.25%; 10%) | 1 |
NPL bằng 10% | 0 |
- Thuộc tính 8 – Tỷ lệ tăng trưởng ROA (return on equity):
Nếu như mô hình gốc của Brand Finance đề cập tới tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu thì với mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại, tỷ lệ tăng trưởng của ROA (thu nhập ròng trên tổng tài sản – Return on Asset) có nghĩa hơn rất nhiều vì thu nhập ròng là doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí và thuế thu nhập. Một lưu ý là khi phân tích tài chính có một chỉ tiêu cũng phản ánh hiệu quả sinh lời trong hoạt động ngân hàng đó là ROE – thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu nhưng không được đưa vào mô hình, vì chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều hơn đối với chủ sở hữu ngân hàng, chỉ tiêu này cho biết ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng hiệu quả trên một đồng vốn chủ sở hữu nên có ý nghĩa với chủ sở hữu ngân hàng khi đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng để ra quyết định tiếp tục hay không đầu tư vào ngân hàng. Nhưng với tổng thể hoạt động ngân hàng chỉ tiêu ROA có ý nghĩa hơn, tổng tài sản của ngân hàng bằng tổng nguồn vốn, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ là một bộ phận cấu thành (chưa đến 10%), nguồn vốn nợ (bao gồm, tiền gửi, tiền vay và nguồn nợ khác) mới đóng góp lớn tạo nên nguồn vốn ngân hàng. Nên khi tính chỉ tiêu thu nhập sau thuế trên tổng tài sản sẽ cung cấp tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì chỉ tiêu này thực sự phản ánh hiệu quả của toàn bộ ngân hàng trên cả khía cạnh nguồn vốn, tài sản, nhân lực và công nghệ. Vì chỉ khi tổng hợp các yếu tố của ngân hàng được quản trị tốt thì ngân hàng mới có được thu nhập cao. đồng thời, khi tính thu nhập sau thuế trên tổng tài sản còn cho thấy hiệu quả thực sự của từng đồng tài sản của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Tỷ lệ tăng trưởng của ROA tỷ lệ thuận với điểm thuộc tính.
Cơ sở xác định bảng thuộc tính 8 giống với thuộc tính tăng trưởng tiền gửi và dư nợ, cụ thể là:
+ điểm thuộc tính bằng 5 = ROA bình quân cho một ngân hàng thương mại
Tổng ROA (+) của nền kinh tế của năm trước năm tính toán
G =
Tổng số lượng các ngân hàng có ROA (+) trước năm tính toán
+ điểm thuộc tính 10 là điểm dành cho tổ chức tín dụng có ROA lớn nhất trong năm trước năm tính toán. điểm thuộc tính bằng 0 là ngân hàng không có ROA (+)
+ Khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và với điểm bình quân 5 là 5 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: Lấy điểm thuộc tính ngay trước đó + K, với:
ROA (+) lớn nhất của năm trước năm tính toán – G
K =
4
+ Khoảng cách giữa điểm tối thiểu 1 và với điểm bình quân 5 là 4 điểm nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính giảm đi 1 điểm so với điểm bình quân 5 được tính bằng cách: Lấy điểm thuộc tính ngay trước đó - M, với:
G- ROA nhỏ nhất của năm trước năm tính toán
M =
4
[[
Bảng 4.11: Bảng tính điểm thuộc tính ROA
điểm | |
ROA nằm trong khoảng (G+ 4K; G + 5K) | 10 |
ROA nằm trong khoảng (G+3K; G + 4K) | 9 |
ROA nằm trong khoảng (G+2K; G + 3K) | 8 |
ROA nằm trong khoảng (G+K; G + 2K) | 7 |
ROA nằm trong khoảng (G; G + K) | 6 |
ROA bằng G | 5 |
ROA nằm trong khoảng (G – M; G) | 4 |
ROA nằm trong khoảng (G – 2M; G – M) | 3 |
ROA nằm trong khoảng (G – 3M; G – 2M) | 2 |
ROA nằm trong khoảng (G – 4M; G – 3M) | 1 |
Không có ROA (+) | 0 |
Tổng điểm của hệ số ß chiết khấu thương hiệu được tính dựa trên tổng số điểm có được của 8 thuộc tính thương hiệu ngân hàng. Sau khi tính được tổng điểm của hệ số ß thương hiệu sẽ quy đổi để tính được hệ số chiết khấu thương hiệu bằng phương trình tuyết tính mà Interbrand đề xuất
Y = a x X + b
Với cơ sở để tính hệ số a và b là lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn và kỳ vọng lợi nhuận nhà đầu tư cổ phiếu trong năm đang nghiên cứu có khả năng sinh lời cao nhất.
Bước 4: Giá trị thương hiệu ngân hàng tính bằng chiết khấu dòng thu nhập tạo ra nhờ thương hiệu trong tương lai về hiện tại theo công thức của chiết khấu dòng tiền.
4.3 Thử nghiệm mô hình định giá thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV)
4.3.1 Lý do lựa chọn (BIDV) làm ngân hàng thử nghiệm
Thành lập năm 1957, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn cùng đất nước, ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, là ngân hàng đầu tiên kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của ngân hàng thương mại, hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống. BIDV luôn đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh, công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao, BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2012, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm. Cơ cấu hoạt động theo hướng hợp lý, BIDV chuyển dịch cơ cấu khách hàng để
giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn, chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.
BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại: Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức này là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. BIDV đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế,