LỜI CAM đOAN
Nghiên cứu sinh cam đoan trong luận án này:
- Các thông tin, số liệu trích dẫn được trình bày theo đúng quy định
- Các thông tin, số liệu sử dụng là trung thực, xác đáng, tin cậy, có căn cứ
- Những luận cứ, phân tích, đánh giá, kiến nghị được trình bày trong luận án là nghiên cứu và quan điểm cá nhân riêng của nghiên cứu sinh. Không sao chép nguyên văn của bất kỳ tài liệu nào đã được công bố
Nghiên cứu sinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận án.
Tác giả luận án
Có thể bạn quan tâm!
- Định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Cách Tiếp Cận Nghiên Cứu Về Xác Định Giá Trị Thương Hiệu
- Các Sản Phẩm Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
LỜI CAM đOAN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU đỒ viii
DANH MỤC SƠ đỒ ix
LỜI MỞ đẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN đỀ NGHIÊN CỨU VỀ THƯƠNG HIỆU
VÀ đỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU 9
1.1 Tổng quan về thương hiệu 9
1.1.1 Khái niệm thương hiệu 9
1.1.2 Chức năng của thương hiệu 13
1.2 Tổng quan về định giá thương hiệu 15
1.2.1 Quá trình ghi nhận giá trị thương hiệu trên thế giới 15
1.2.2 Các cách tiếp cận nghiên cứu về xác định giá trị thương hiệu 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ đỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 39
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 39
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 39
2.1.2 Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 45
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 47
2.2 Khái quát về định giá thương hiệu ngân hàng thương mại 48
2.2.1 Cơ sở lý thuyết và khái niệm định giá thương hiệu ngân hàng 48
2.2.2 Các điều kiện và sự cần thiết của định giá thương hiệu ngân hàng thương mại 56
2.3 Mô hình cơ sở cho định giá thương hiệu ngân hàng thương mại 58
2.3.1 Mô hình của Interbrand 62
2.3.2 Mô hình của Brand Finance 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LÝ VỀ đỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 85
3.1 Hành lang pháp lý về định giá thương hiệu ở Việt nam 85
3.1.1 Hành lang pháp lý đối với thương hiệu và sự hội nhập với quốc tế về thương hiệu ở Việt nam 85
3.1.2 Hành lang pháp lý đối với định giá thương hiệu ở Việt nam 87
3.2 Hiện trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam 93
3.2.1 đặc điểm của ngân hàng thương mại Việt nam 93
3.2.2 định giá thương hiệu ngân hàng thương mại tại Việt nam 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH đỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 103
4.1 Phương hướng xây dựng mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam 103
4.2 Mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam 104
4.3 Thử nghiệm mô hình định giá thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV) 125
4.3.1 Lý do lựa chọn (BIDV) làm ngân hàng thử nghiệm 125
4.3.2 định giá thương hiệu BIDV 128
4.4 Các điều kiện để áp dụng mô hình trong thực tiễn 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 145
KẾT LUẬN 146
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN đẾN LUẬN ÁN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM Auto Teller Machine
BIDV Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam
BVA Brand Value Added
CAPM Capital Asset Pricing Model
DCF Discount Cash Flow
IPO Initial Public Offering
METI Ministry of economic, trade and Industry
NPV Net Present Value
NHTM Ngân hàng thương mại
NPLs Non – performing Loans
RBI Role of Brand Index
RHM Rank Hovis McDougall
ROI Return on Investment
ROA Return on Asset
R&D Research and Development
POS Point of Sale
WIPO World Intellectual Property Organization
WACC Weighted Average Cost of Capital
WTO World Trade Organization
Y&R Young and Rubicam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mô hình từ Tài sản thương hiệu đến Vốn thương hiệu 12
Bảng 2.1: So sánh các phương pháp định giá thương hiệu của cách tiếp cận
dựa trên các số liệu tài chính 61
Bảng 2.2: Bảng điểm sức mạnh thương hiệu 64
Bảng 2.3: Số liệu tài chính năm nghiên cứu của Nhựa Bình Minh 65
Bảng 2.4: Tách dòng thu nhập do thương hiệu Nhựa Bình Minh mang lại 66
Bảng 2.5: Bảng tính chỉ số sức mạnh thương hiệu 69
Bảng 2.6: Giá trị thương hiệu Nhựa Bình Minh 71
Bảng 2.7: Bảng điểm hệ số ß thương hiệu 75
Bảng 2.8: Giá trị doanh nghiệp A 77
Bảng 2.9: Tính giá trị thương hiệu A 80
Bảng 2.10: đánh giá Top 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2012 của Brand Finance và Interbrand 82
Bảng 3.1: So sánh lĩnh vực ngân hàng Việt nam với các nước trong khu vực
năm 2012 [16] 96
Bảng 4.1: Bảng tính hệ số chiết khấu thương hiệu Ngân hàng thương mại 109
Bảng 4.2 : Tiêu chí chấm điểm thuộc tính thời gian trên thị trường 110
Bảng 4.3: Bảng tính tiêu chí thuộc tính mạng lưới chi nhánh 111
Bảng 4.4: Bảng tính điểm thuộc tính gia tăng sản phẩm mới 113
Bảng 4.5: Các ký hiệu tính thuộc tính tỷ lệ gia tăng khối lượng khách hàng 114
Bảng 4.6: Bảng tính thuộc tính gia tăng số lượng khách hàng 115
Bảng 4.7: Bảng tính điểm thuộc tính thị phần vốn huy động 117
Bảng 4.8 : Bảng tính điểm thuộc tính thị phần vốn huy động 119
Bảng 4.9: Bảng tính điểm thuộc tính thị phần dư nợ 121
Bảng 4.10: Bảng tính điểm thuộc tính nợ xấu 122
Bảng 4.11: Bảng tính điểm thuộc tính ROA 124
Bảng 4.12 : Các chỉ số tài chính cơ bản của BIDV tính đến năm 2018 130
Bảng 4.13: Chỉ số BVA của các ngân hàng thương mại nằm trong top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2012 131
Bảng 4.14: đóng góp của thương hiệu BIDV vào Lợi nhuận sau thuế 132
Bảng 4.15: Bảng tính hệ số chiết khấu thương hiệu BIDV 132
Bảng 4.16: 10 ngân hàng có lượng vốn huy động lớn nhất hệ thống năm 2012 135
Bảng 4.17: Bảng tính điểm thuộc tính thị phần Vốn huy động năm 2013 136
Bảng 4.18: 4 NHTM có tỷ trọng dư nợ lớn nhất 2012 [16] 137
Bảng 4.19: Bảng tính điểm thuộc tính thị phần dư nợ năm 2013 138
Bảng 4.20: Bảng tính điểm thuộc tính tỷ lệ tăng trưởng ROA năm 2013 140
Bảng 4.21 : Giá trị thương hiệu BIDV năm 2013 (đv: triệu VNđ) 142
DANH MỤC BIỂU đỒ
Biểu đồ 1.1. Mối tương quan giữa giá cổ phiếu với sức mạnh thương hiệu của S&P 500 23
Biểu đồ 1.2. Mô tả kết quả các cấp độ nhận diện thương hiệu của hãng Tylenol 24
Biểu đồ 1.3. Kết quả đánh giá của Y&R 26
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ hệ số ß thương hiệu 76
Biểu đồ 3.1: Vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng tính đến 30/12/2012 94
Biểu đồ 3.2: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2012 95
Biểu đồ 3.3: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2013 95
DANH MỤC SƠ đỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình: Tháp động lực thương hiệu 22
Sơ đồ 1.2: Mô hình vốn tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng của Y&B 25
Sơ đồ 1.3: Chu kỳ tài chính thương hiệu của Y&R [60] 27
Sơ đồ 2.1: Các sản phẩm cơ bản của ngân hàng thương mại 40
Sơ đồ 2.2: Thương hiệu ngân hàng thương mại 49
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ dự báo tài chính thương hiệu 63
Sơ đồ 2.4: đường cong thương hiệu 70
Sơ đồ 2.5: Mô hình định giá thương hiệu của David Haugh 72
Sơ đồ 2.6: Mô hình xác định chỉ số vai trò thương hiệu 74
Sơ đồ 2.7: Mô hình tính hệ số chiết khấu 74
LỜI MỞ đẦU
1. Giới thiệu nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thương hiệu - tài sản quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng, thâm nhập thị trường và tạo dựng uy tín. Trong bối cảnh Việt nam hiện nay, thuật ngữ “thương hiệu” được cả xã hội quan tâm. Nhiều hội thảo, diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến thương hiệu như một sính từ như “xây dựng thương hiệu”, “phát triển thương hiệu”…. Vậy hiểu chính xác thế nào là thương hiệu trong khi trong thực tế đã có nhiều diễn giải và cách hiểu khác nhau về thương hiệu nhưng trong những văn bản pháp quy hay những văn bản mang tính chuẩn tắc, thuật ngữ “thương hiệu” vẫn chưa có khái niệm chính xác và thống nhất. Ngoài ra, dù thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp nhưng giá trị của thương hiệu là như thế nào? cơ sở nào để xác định ra mức giá trị đó vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Việc nghiên cứu và đề xuất ra một khái niệm chuẩn mực và chính xác về thương hiệu, nghiên cứu lý thuyết làm cơ sở cho việc xác định giá trị thương hiệu là việc rất cần thiết.
Ngân hàng thương mại - trung gian tài chính hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, có quan hệ mật thiết với tất cả các thành phần trong nền kinh tế quốc dân, khách hàng của ngân hàng là mọi thành viên của xã hội nếu có nhu cầu, hoạt động của ngân hàng liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống. Trong kinh doanh ngân hàng, lòng tin là yếu tố then chốt để hàng triệu cá nhân và tổ chức gửi những khoản tiết kiệm, thoả mãn nhu cầu về những khoản vay hay những tư vấn tài chính hiệu quả. đồng thời, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và quá trình hội nhập, cạnh tranh trong ngân hàng ngày càng gay gắt, những lợi thế đơn lẻ và hữu hình như sản phẩm, giá, kênh phân phối… ngày càng giảm dần tác dụng. Yếu tố quyết định để khách hàng lựa chọn ngân hàng phục vụ không chỉ còn là
nhân tố hữu hình, vật chất mà là những yếu tố về tình cảm, sự nhận biết, niềm tin tưởng... Do vậy, thương hiệu trong ngân hàng trở thành nhân tố cốt yếu để các ngân hàng thương mại đạt được thành công. Có thương hiệu tốt, ngân hàng sẽ có được đông đảo khách hàng truyền thống, có được sự tin tưởng của cơ quan quản lý, sự tôn trọng của đối thủ cạnh tranh và niềm yêu quý của toàn xã hội. Không những thế, thương hiệu còn là yếu tố để các nhà đầu tư lựa chọn và ra quyết định có hay không đầu tư vào ngân hàng. Do vậy, giá trị thương hiệu ngân hàng ngày càng trở nên một nội dung quan trọng trong các lĩnh vực như: Ghi nhận thương hiệu như một tài sản có giá trị trên bảng cân đối kế toán, mua bán và sáp nhập ngân hàng, phương pháp hạch toán và đóng thuế, phát hành chứng khoán để huy động vốn nhượng quyền thương hiệu ngân hàng…
Vậy làm thế nào để xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại bằng một con số tài chính cụ thể trong khi việc chấp nhận sự hiện diện giá trị kinh tế của thương hiệu ngân hàng khá rộng rãi là câu hỏi được nhiều nhà quản lý quan tâm.
Từ những bức thiết đó trong thực tiễn, tác giả đã chọn vấn đề ”định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam” cho đề tài nghiên cứu luận án.
1.2Phạm vi nghiên cứu
- Thương hiệu là lĩnh vực nghiên cứu rất rộng. Có nhiều cách tiếp cận để xác định giá trị thương hiệu nói chung và thương hiệu ngân hàng thương mại nói riêng. Các cách tiếp cận khác nhau sẽ cho những kết quả về giá trị thương hiệu không giống nhau. Tuy nhiên, dù có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu nhưng sau khi tổng kết các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực, tác giả nhận thấy có hai cách tiếp cận với kết quả rất khác biệt về giá trị thương hiệu:
- Cách tiếp tiếp cận thứ nhất: Xác định giá trị thương hiệu bằng nghiên cứu thị trường. Nội dung cơ bản của cách thức này là tiến hành điều tra/khảo sát về thái độ, nhận thức, tình cảm, phản ứng… của khách hàng và các đối
tượng hữu quan về thương hiệu. Các kết quả đo lường được về giá trị thương hiệu theo cách thức này mang tính định tính (Tác giả luận án gọi là “đánh giá thương hiệu”)
- Cách tiếp cận thứ hai: Xác định giá trị thương hiệu bằng các số liệu tài chính. Dựa vào các số liệu tài chính của ngân hàng thương mại (có thể là lấy số liệu từ quá khứ hoặc lấy các số liệu tương lai) để tính toán giá trị thương hiệu. Kết quả đo lường giá trị thương hiệu theo cách thức này đưa ra một con số cụ thể mang tính định lượng (Tác giả luận án gọi là “định giá thương hiệu”)
Kết quả của hai cách tiếp cận đều cho biết giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại với những ý nghĩa lớn. Tuy nhiên, mục tiêu của tác giả luận án là xác định giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam với một kết quả tài chính cụ thể nên luận án sẽ tập trung nghiên cứu để đề xuất mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam dựa trên cách tiếp cận thứ hai.
- định giá thương hiệu ngân hàng thương mại là một quá trình gồm rất nhiều nội dung như khái niệm, mục tiêu, quy trình, mô hình tính toán, các điều kiện thực thi. Tuy nhiên, khuôn khổ luận án tập trung vào nghiên cứu và đề xuất mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam.
1.3 Mục đích nghiên cứu
để trả lời cho câu hỏi quản lý ”Làm thế nào để định giá thương hiệu ngân hàng thương mại ở Việt nam?”, một loạt những câu hỏi nghiên cứu hình thành, đó là:
(i) Thương hiệu cũng như thương hiệu ngân hàng thương mại là gì?
(ii) Có những cách tiếp cận nào để xác định giá trị thương hiệu? Mỗi cách tiếp cận có bao nhiêu phương pháp cũng như bao nhiêu mô hình cụ thể để xác định giá trị thương hiệu? Mỗi cách tiếp cận, mỗi phương pháp, mô hình có những ưu điểm, nhược điểm gì và cho kết quả cụ thể như thế nào?
(iii) định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam dựa trên phương pháp nào?
(iv) Mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam có những nội dung gì?
(v) Có thể thử nghiệm mô hình định giá thương hiệu đề xuất để định giá thương hiệu Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) năm 2013 hay không?
(vi) Những điều kiện cần thiết lập đề ứng dụng mô hình định giá thương hiệu Việt nam trong thực tiễn là gì?
Câu trả lời cho các các câu hỏi nghiên cứu trên đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của luận án, là những kết quả cuối cùng luận án phải đạt được.
1.4 đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào vấn đề: định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam
2 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
2.2Phương pháp nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu của luận án là ”định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam” là phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực nên luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này. Kết quả của phương pháp này là tổng kết được các lý thuyết về định giá thương hiệu. Trình bày được ưu nhược điểm của từng phương pháp trong từng lý thuyết, là cơ sở cho việc lựa chọn lý thuyết định hướng cho đề tài nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp phân tích - so sánh: Luận án phân tích và so sánh các kết quả nghiên cứu, các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến thương hiệu ngân hàng thương mại và định giá thương hiệu ngân hàng thương mại để làm cơ sở cho xây dựng mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt nam.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nội dung nghiên cứu của luận án liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành như: Marketing, Ngân hàng thương mại, Tài chính doanh nghiệp... nên trong quá trình triển khai, phương pháp nghiên cứu liên ngành trên được áp dụng để tác giả đề xuất được mô hình định