DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: TÌNH HÌNH THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN FDI CỦA CÁC NƯỚC 32
BẢNG 2: TÌNH HÌNH CẤP PHÉP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 1988-2007 36
BẢNG 3: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 1988-2007 38
BẢNG 4: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1988-2007 40
BẢNG 5: 15 ĐỊA PHƯƠNG DẪN ĐẦU VỀ THU HÚT VỐN ĐTNN 41
BẢNG 6: VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2004 43
BẢNG 7: 15 QUỐC GIA ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM LỚN NHẤT 45
BẢNG 8: CÁC BIỆN PHÁP BỊ CẤM THEO HIỆP ĐỊNH TRIMS 60
BẢNG 9: BIỂU THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO TẠI VIỆT NAM 92
Có thể bạn quan tâm!
- Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 1
- Xu Thế Hình Thành Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Tại Châu Á - Thái Bình Dương
- Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do (Fta) Đến Tự Do Thương Mại
- Sự Tất Yếu Khách Quan Của Việc Điều Chỉnh Chính Sách Đầu Tư Trước Xu Thế Hình Thành Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Tại Khu Vực Châu Á - Thái Bình
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
BẢNG 10: XẾP HẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ 95
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH TẠI VIỆT NAM 1988-2007 39
BIỂU ĐỒ 2: CƠ CẤU DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 1988-2007 40
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tham gia vào hệ thống thương mại đa phương WTO, các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước lớn có xu hướng tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo một trào lưu mạnh mẽ trong quan hệ kinh tế quốc tế. Xu hướng này không chỉ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên mà còn nâng cao hợp tác đầu tư giữa các nước này. Đồng thời, tác động thương mại của các FTA còn kéo theo tác động chệch hướng đầu tư, khiến cho dòng vốn đầu tư trên thế giới và trong khu vực tập trung đổ vào các nước này. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc tham gia vào AFTA và các hiệp định khác mà ASEAN ký với các đối tác ngoại khối. Mặc dù, trong thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc điều chỉnh chính sách đầu tư. Tuy nhiên, môi trường đầu tư ở Việt Nam còn kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là đối với các nước có xu hướng đẩy mạnh việc ký kết các FTA như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan…
Trước xu hướng gia tăng các FTA trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và những tác động bất lợi của nó đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cùng với thực trạng thực thi chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam còn kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực thì việc tiếp tục điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là hết sức cần thiết. Nhận thấy được điều đó, người viết đã quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á - Thái Bình Dương” cho khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là phân tích các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự
do trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó nêu lên tình hình thu hút đầu tư của Việt Nam, việc điều chỉnh các chính sách, kết quả đạt được và những hạn chế của hệ thống chính sách để từ đó đưa ra một số phương hướng để hoàn thiện.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Với mục đích trên, đề tài xoay quanh việc nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam từ năm 1988 trở lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cũng như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải – quy nạp, phương pháp so sánh – đối chiếu…để khóa luận có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.
5. Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu và phụ lục, đề tài gồm có ba chương:
Chương I: Tổng quan về chính sách thu hút đầu tư và xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á - Thái Bình Dương
Chương II: Thực trạng thực thi chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á - Thái Bình Dương
Chương III: Phương hướng điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á - Thái Bình Dương
Với những hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn khóa luận còn những thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để nâng cao nhận thức và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm khi có điều kiện. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, thạc sỹ Hoàng Trung Dũng, người đã gợi ý, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành khóa luận này.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ XU THẾ HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
I. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Đầu tư quốc tế
1.1. Khái niệm đầu tư quốc tế
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với sự hình thành các tổ chức độc quyền, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện thêm một hình thức xuất khẩu mới – xuất khẩu tư bản. Bằng việc xuất khẩu tư bản, nhà tư bản tổ chức việc sản xuất ở nước ngoài và sản phẩm sản xuất ở các xí nghiệp nước ngoài đó sẽ thay thế một phần cho việc xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu tư bản đã bổ sung cho xuất khẩu hàng hóa và ngày càng phát triển không ngừng. Xuất khẩu tư bản về cơ bản được thực hiện dưới hình thức đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế là hình thức di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư quốc tế. Vốn đó có thể thuộc một tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB,…), có thể thuộc một nhà nước hoặc vốn đầu tư của tư nhân.
Vốn đầu tư có thể đóng góp dưới các dạng sau:
- Các loại ngoại tệ mạnh và tiền nội địa;
- Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, mặt đất, mặt nước, mặt biển, tài nguyên,…;
- Hàng hóa vô hình: sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh, nhãn hiệu,…;
- Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đá quý.
1.2. Các hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu
Đầu tư quốc tế được thực hiện chủ yếu dưới 3 hình thức: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế.
a) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Trade Investment) là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.
FDI được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (GI – Greenfield Investment) và mua lại & sáp nhập (M&A – Mergers and Acquisitions). Đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngược lại, không giống như GI, kênh M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước công nghiệp mới và rất phổ biến trong những năm gần đây.
b) Đầu tư nước ngoài gián tiếp
Đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI – Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ ĐTNN đầu tư bằng hình thức mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ty ở nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) trên thị trường tài chính để thu lợi nhuận thông qua cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
c) Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế (IL – International Loan) là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay và kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay. Đây là hình thức đầu tư chủ yếu vì nó có những ưu điểm sau:
- Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác;
- Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng rẽ của mình;
- Chủ ĐTNN có thu nhập ổn định thông qua lãi suất, số tiền này không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư;
- Nhiều nước cho vay vốn được trục lợi về chính trị, trói buộc các nước vay vốn vào vòng ảnh hưởng của mình.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng có nhược điểm là hiệu quả sử dụng vốn thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia vào quản lý hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hậu quả là nhiều nước chậm và đang phát triển lâm vào tình trạng nợ nần, thậm chí nhiều nước còn mất khả năng chi trả. Năm 1997, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển là 1500 tỷ USD, là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra vào năm 1997-1998 ở các nước Đông và Đông Nam Châu Á. Trong đó, Thái Lan nợ nước ngoài là 79,9 tỷ USD chiếm 43%GDP, Malaixia nợ 36,4 tỷ USD chiếm 38,5%GDP, Indonexia nợ 109,3 tỷ USD.
Hình thức Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assiatance) là một hình thức tín dụng quốc tế đặc biệt của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế (như WB, ADB, IMF,…) dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Đây là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện đặc biệt ưu đãi: cho vay dài hạn, lãi suất thấp, cách trả nợ thuận lợi nhằm giúp các nước chậm và đang phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.
1.3. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với các nước tiếp nhận vốn đầu tư
a) Đối với các nước phát triển
Đây là những nước xuất khẩu vốn đầu tư quốc tế nhiều nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia.
Nguồn vốn đầu tư quốc tế có vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này, cụ thể:
- Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội trong nước như: thất nghiệp, lạm phát,…;
- Việc mua lại các công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động;
- Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách;
- Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương
mại.
Chính nhận thức được vai trò của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển
kinh tế nên mặc dù Mỹ đã thu hút trên 30% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, nhưng chính phủ Mỹ vẫn không ngừng thực hiện chính sách “mở cửa đầu tư” và ngăn chặn xu hướng rút vốn đầu tư ra khỏi nước Mỹ.
b) Đối với các nước chậm và đang phát triển
Đầu tư quốc tế giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô trong các đơn vị kinh tế.
Đầu tư quốc tế góp phần thu hút thêm lao động giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các nước chậm và đang phát triển chiếm khoảng 35-38% tổng số lao động cho nên hàng vạn xí nghiệp có vốn ĐTNN đang giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này. Ở Việt Nam, kể từ khi có
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến hết năm 2007 đã cấp giấy phép cho
9.500 dự án với tổng số vốn đăng ký 98 tỷ USD giải quyết công ăn việc làm cho 1,2 triệu lao động.
Các dự án FDI góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất, giúp các nước chậm phát triển giảm một phần nợ nước ngoài. Số tiền nợ này đang tiếp tục tăng do lãi mẹ đẻ lãi con và phải tiếp tục vay thêm để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trong nước.
Ngoài ra, thông qua tiếp nhận đầu tư quốc tế, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
2. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Chính sách thu hút ĐTNN là những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTNN nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Những chính sách cơ bản thường được áp dụng là: phê duyệt và quản lý đầu tư; sở hữu và đảm bảo đầu tư; lĩnh vực và định hướng đầu tư; khuyến khích tài chính; kiểm soát ngoại hối. Mức độ thông thoáng hợp lý và hấp dẫn của các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
2.1. Phê duyệt và quản lý đầu tư
Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải chịu sự kiểm soát của nước chủ nhà thông qua các chính sách phê duyệt và quản lý đầu tư. Các chính sách này bao gồm các quy định về cơ quan quản lý về ĐTNN, quy trình thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư, quản lý dự án ĐTNN sau khi được cấp phép.
Cơ quan quản lý ĐTNN là tổ chức hoặc các tổ chức của Chính phủ nước chủ nhà được giao nhiệm vụ quản lý các hoạt động đầu tư. Trong khi phần lớn các nước như Malaixia, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Singapore,