Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do (Fta) Đến Tự Do Thương Mại


lý cho quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên dựa trên nguyên tắc tự do hóa thương mại, thuận lợi hóa trong quan hệ thương mại, đầu tư và cùng nhau hợp tác thúc đẩy, phát triển kinh tế.

Hay nói cách khác, FTA là một hiệp định song phương hay đa phương giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm cam kết dỡ bỏ các rào cản thương mại qua các nước thành viên, trong khi vẫn giữ rào cản đối với các nước khác và đem lại ưu đãi cao nhất trong trao đổi hàng hóa đối với các nước thành viên.

Mức độ cam kết tự do hóa trong các FTA ngày càng triệt để hơn. Hiện nay, một số FTA không chỉ dừng lại ở cam kết về tự do thương mại hàng hóa mà còn mở rộng sang dịch vụ và đầu tư, đặc biệt là FTA giữa các nước có trình độ cao như FTA giữa Mỹ - Singapore, Mỹ - Australia. Trong các thỏa thuận này hầu như không có sản phẩm, ngành/lĩnh vực loại trừ, diện các sản phẩm nhạy cảm chậm do hưởng ưu đãi thương mại cũng rất ít.

2. Phân loại FTA

Dựa trên tiêu chí thành viên tham gia thì FTA được chia làm ba loại: FTA song phương, FTA khu vực, FTA hỗn hợp.

a) FTA song phương (BFTA)

FTA song phương là loại hiệp định thương mại tự do mà chỉ có hai nước tham gia ký kết, và chỉ có hai nước này bị ràng buộc vào các điều khoản của hiệp định. Ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Australia – Mỹ (AUSFTA), Hiệp định thương mại tự do Singapore – Australia (SAFTA),Do đặc điểm là chỉ có hai nước tham gia ký kết nên quá trình đàm phán sẽ đơn giản hơn các loại FTA khác.

b) FTA khu vực

FTA khu vực là loại hiệp định thương mại tự do có sự tham gia của ba nước trở lên, thông thường các nước tham gia FTA khu vực có vị trí địa lý gần nhau. Các nước này tham gia FTA khu vực nhằm tăng cường trao đổi thương mại, thắt chặt mối quan hệ láng giềng hoặc muốn nâng cao vị thế hoặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


có tiếng nói hơn trong trường quốc tế. Điển hình của FTA khu vực là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 4


c) FTA hỗn hợp

FTA hỗn hợp là loại FTA được ký kết giữa một khu vực mậu dịch tự do với một nước hoặc một số nước khác, hoặc một khu vực mậu dịch tự do khác. Tuy quá trình đàm phán cho loại FTA này phức tạp nhưng xu hướng hình thành các FTA hỗn hợp đang gia tăng nhanh chóng. Ví dụ điển hình về FTA hỗn hợp là: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định thương mại tự do EU – Mexico, và sắp tới là Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – NewZealand.

3. Tác động của hiệp định thương mại tự do (FTA) đến tự do thương mại

3.1. Tác động của FTA đối với các quốc gia thành viên

a) Tác động tích cực

FTA tạo ra hiệu ứng thương mại (trade creation). Khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ, các doanh nghiệp của các nước thành viên được phép tự do trao đổi mua bán hàng hóa, không bị đánh thuế, không bị áp hạn ngạch và các rào cản thương mại khác. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp các nước dễ dàng tiếp cận những thị trường mới với những cơ hội kinh doanh thuận lợi.

FTA tạo hiệu ứng cạnh tranh (competition effect). Việc ký kết các FTA tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường các nước thành viên nhưng đồng thời cũng phải mở cửa nước mình cho các đối tác. Điều này tạo nên áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhất là đối với các nước đang phát triển. Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đào thải các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Chỉ doanh


nghiệp nào hoạt động tốt mới tồn tại được. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt đó, các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, hoạt động có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh.

FTA còn tạo hiệu ứng thị trường (market effect). Một FTA bao giờ cũng tạo ra một thị trường rộng lớn. Một FTA sẽ khiến cho mỗi quốc gia thành viên trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty đa quốc gia nước ngoài do chính nhu cầu gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực.

b) Tác động tiêu cực

Thứ nhất, hiệu ứng phân biệt thương mại (trade diverson). Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và các rào cản thương mại khác làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của FTA thấp hơn so với các quốc gia không phải là thành viên. Điều này tạo sự chuyển hướng sang nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên.

Thứ hai, để đạt được một FTA, nhiều khi đòi hỏi các quốc gia thành viên phải hy sinh hoặc chịu thiệt thòi trong một số ngành, lĩnh vực nhất định. Đặc biệt là các ngành có tính chất nhạy cảm là ngành nông nghiệp và ngành dược. Đây là những ngành mà các quốc gia khó đạt được thỏa thuận nhất. Chính những bất đồng trong các lĩnh vực này giữa các quốc gia trong khi thỏa thuận FTA mà quá trình đàm phán FTA thường có thể bị kéo dài, trì hoãn hoặc tồi tệ hơn là hủy bỏ.

3.2. Tác động đến quá trình đa phương hóa

a) Tác động tích cực

FTA là một hình thức để các nước chưa phải là thành viên của WTO hình thành nguyên tắc tự do hóa thương mại và chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức sau này.

Hầu hết các FTA đều được xây dựng trên nền tảng nguyên tắc của WTO và thậm chí còn đi xa hơn WTO về mức độ tự do hóa ở một số lĩnh


vực. Do đó, những nước chưa phải là thành viên của WTO sau khi tham gia và thực hiện các FTA sẽ có thể khiến các thể chế kinh tế của mình đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của tự do hóa thương mại phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Như vậy có thể coi đây là một cách thức để các nước chưa phải là thành viên của WTO thực hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại trên nền tảng của hệ thống thương mại đa phương.

FTA có thể hỗ trợ tiến trình tự do hóa thương mại trong WTO

Các FTA thường đưa ra các quy định tự do hóa đối với các vấn đề hoặc lĩnh vực còn cao hơn cam kết hiện nay của WTO. Nếu càng có nhiều nước cam kết như vậy trong khuôn khổ các FTA thì sẽ tạo điều kiện cho việc đạt được các cam kết có mục đích tự do hóa tương đương WTO. Có thể nói, các tiến trình tự do hóa song phương và khu vực góp phần tạo áp lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa đa phương.

FTA là một kênh thay thế tiến tới tự do hóa thương mại đa phương

Cơ sở lập luận này là các nước ký kết FTA sẽ khích lệ các nước khác tham gia tiến trình này nhằm tránh bị phân biệt đối xử do không được hưởng ưu đãi của các nước tham gia FTA giành cho nhau.

b) Tác động tiêu cực

Thứ nhất, FTA có thể làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương thông qua việc áp đặt hàng loạt các luật lệ về nguồn gốc xuất xứ khác nhau và phổ biến hóa sự vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử thông qua các hiệp định thương mại song phương BFTA, thậm chí có thể phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của WTO.

Mục đích của nguyên tắc xuất xứ là nhằm đảm bảo và duy trì lợi ích thu được từ các ưu đãi thương mại của FTA cho các nước thành viên. Tuy nhiên, điều này làm các nước bên ngoài không xâm nhập vào được các thị trường các nước thành viên FTA, nơi có mức thuế suất thấp, từ đó, tiếp cận vào các nước thành viên có mức thuế quan đối với bên ngoài cao hơn. Các


nguyên tắc xuất xứ khác nhau mang tính bảo hộ đã làm phá vỡ tính thống nhất và phân tách hệ thống thương mại đa phương thành những vùng khác nhau. Ngoài ra, hiện tượng có nhiều BFTA với các nguyên tắc xuất xứ sẽ dẫn đến hiệu ứng “Spagheti bowl”[6]. Đây là hiệu ứng xảy ra khi một nước tham gia quá nhiều FTA, các FTA có những quy tắc xuất xứ khác nhau, nghĩa là quy định tỷ lệ nội địa hóa khác nhau, gây ra khó khăn trong việc xác định hàm lượng chất nội địa và gây ra rắc rối trong hoạt động xuất khẩu.

Hai là, việc theo đuổi các FTA khu vực và song phương có nguy cơ làm chệch hướng nguồn lực và các nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương.

Việc theo đuổi các FTA đòi hỏi các nguồn lực tài chính và kỹ thuật rất lớn. Trước khi tiến hành đàm phán FTA, các nước phải chi khá nhiều tài chính và chuyên gia để nghiên cứu. Khi bắt tay vào đàm phán FTA, các nước phải có nhiều chuyên gia đàm phán trong các lĩnh vực khác nhau của FTA đó. Do đó, đối với các nước nhỏ thì việc tập trung nguồn lực tài chính và kỹ thuật vào các FTA có thể làm giảm nguồn lực tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động đàm phán tự do đa phương. Các nước lớn, dù có những nguồn lực dồi dào để nghiên cứu FTA, sự quan tâm về mặt chính trị của các nhà lãnh đạo sẽ giảm nếu họ quá tập trung vào các FTA.

Ngoài ra, nếu đầu tư nhiều cho tiến trình FTA sẽ giảm sự ủng hộ với tiến trình tự do hóa đa phương. Việc đạt được các thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương sẽ khiến các nhà kinh doanh và các nhà chính trị không còn động lực thúc đẩy tự do hóa đa phương nữa.

Thứ ba, các FTA có các thành viên quá chênh lệch về sức mạnh có thể dẫn đến áp đặt mô hình tự do hóa của các nước mạnh và gây khó khăn cho việc thống nhất mô hình hội nhập chung trong WTO.

Một điểm mới trong giai đoạn hiện nay là ngày càng có nhiều các FTA giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Điều này tăng mối quan ngại về sự bất cập đối với sức mạnh giữa các nước đàm phán FTA. Mặc dù sự


mất cân bằng sức mạnh cũng tồn tại trong khuôn khổ thương mại tự do đa phương của WTO nhưng sức mạnh của các nước lớn đã bị hạn chế do 2/3 số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và họ có quyền phủ quyết các quyết sách của WTO như họ đã làm trong Hội nghị Bộ trưởng Cancun. Tuy nhiên, trong khuôn khổ FTA, các nước mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc dùng quyền lực kinh tế và chính trị của mình để áp đặt các mô hình chính sách của mình. Việc Mỹ ép Mexico phải ký hiệp định phụ về lao động và môi trường là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, các nước lớn như Mỹ đều muốn mô hình tự do hóa của mình là môi trường được áp dụng chung cho WTO.

Trong bối cảnh các nước lớn có mục tiêu áp đặt mô hình chính sách của mình trong các FTA và bản thân WTO vẫn chưa thống nhất mô hình chính sách chung (như môi trường và lao động là những vấn đề đang nằm trong chương trình nghị sự thảo luận của WTO) thì việc áp dụng các mô hình khác nhau thông qua các FTA càng tạo khó khăn cho việc xây dựng sự đồng thuận chung cho mô hình tự do hóa thương mại WTO sau này.

Như vậy, việc hình thành các FTA có tác động đến không chỉ quốc gia thành viên mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự do hóa đa phương trong khuôn khổ WTO. Các tác động đều có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tuy những tác động tiêu cực là không nhỏ nhưng việc ký kết các FTA có chọn lọc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia đó. Vì vậy, FTA vẫn là một xu hướng cần được khuyến khích, song song cùng với quá trình đa phương hóa trong khuôn khổ WTO.

4. Xu thế hình thành và phát triển các FTA tại Châu Á - Thái Bình Dương

Từ đầu thập niên 1990 tới nay, song song với xu thế toàn cầu hóa (globalisation), xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do cũng đang diễn ra mạnh mẽ đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các FTA có phạm vi hợp tác rộng không chỉ giới hạn trong việc thực hiện thương mại


tự do mà còn xúc tiến tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, hiệu suất hóa thủ tục hải quan và nhiều dịch vụ khác. Tính đến nay, đã có gần 400 FTA được thông báo với Ban thư ký của WTO, trong đó có 200 FTA vẫn còn hiệu lực [24]. Trong đó, hiện nay khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khoảng 50 FTA đang có hiệu lực hoặc đang trong quá trình đàm phán xây dựng (xem phụ lục 1).

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tập hợp các nền kinh tế năng động trên thế giới, đóng vai trò đầu tàu trong quá trình ổn định và phát triển của thương mại quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). APEC là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị. Hiện nay, APEC là tập hợp của 21 nền kinh tế thành viên, bao gồm các nền kinh tế năng động thuộc 4 châu lục, với 2,6 tỷ dân, chiếm khoảng 40% dân số thế giới, tổng GDP đạt trên 19 ngàn tỷ USD, xấp xỉ 60% GDP thế giới và tổng giá trị giao dịch thương mại đạt 5,5 ngàn tỷ USD, chiếm hơn 57% thương mại thế giới. Thành viên của khu vực rất đa dạng, bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada cũng như các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Nga, Việt Nam,[26].

Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do. Trên thực tế, hầu hết các nước trong khu vực đều là thành viên của một hay nhiều hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định thương mại tự do tiêu biểu trong khu vực như Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Các quốc gia đi đầu trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do là Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hiện tại, Hoa Kỳ đã ký kết các BFTA với các nước Australia, Chilê, Singapore, Hàn Quốc,Mỹ cũng đang đã bày tỏ sự quan tâm các FTA tới


từng nước trong khu vực ASEAN. Singapore được coi là trung tâm của các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA Hub). Gần đây, nước này đã ký hàng loạt FTA song phương với phương châm FTA là bổ sung hiện hữu cho khuôn khổ tự do hóa thương mại đa phương WTO hoặc các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực.

Ngoài ra, hiện nay các cường quốc trên thế giới đang tìm mọi cách để ký kết FTA với khu vực ASEAN. ASEAN đã ký FTA với Trung Quốc vào ngày 26/11/2004 để hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Với ACFTA, ASEAN và Trung Quốc đã tạo ra một FTA vào loại lớn nhất thế giới với GDP khoảng 2.000 tỷ USD và kim ngạch thương mại hằng năm ước đạt 1.230 tỷ USD [25]. ACFTA về thương mại hàng hóa cũng đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2005, ACFTA về dịch vụ cũng đã được ký kết vào tháng 1/2007 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7/2007. Hiện tại, các bên đang đàm phán ACFTA về đầu tư.

Lo sợ ACFTA sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế và ngoại thương nước mình, Hàn Quốc cũng đã ký một FTA với ASEAN vào ngày 16/5/2006 tại Manila, Philipines. Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc cũng hứa hẹn sẽ thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai đối tác tiềm năng này. Hiện tại, Nhật Bản cũng đang lần lượt đàm phán FTA với các nước ASEAN. Ngoài ra, trong khuôn khổ ASEAN+1, còn có các quốc gia khác đang rất muốn ký FTA với ASEAN, đó là Ấn Độ, Australia, NewZealand. Bên cạnh đó, tham vọng về một Khu vực tự do thương mại Đông Á cũng được thể hiện qua phương thức ASEAN+3. Mục tiêu của hiệp định thương mại tự do này là nhằm thiết lập nên một cộng đồng Đông Á với các thành viên là 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, FTA Đông Á cũng chỉ mới trong giai đoạn nghiên cứu chứ chưa thực sự có các vòng đàm phán chính thức. Vào tháng 8/2006, ASEAN đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) với Mỹ, mở

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí