Các Nghiên Cứu Lý Thuyết Về Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Đối Với Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


án này, tác giả tập trung nghiên cứu tác động của EVFTA đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm cả FDI từ EU và ngoài EU vào Việt Nam.

Luận án phân tích tình hình thu hút FDI của Việt Nam nói chung và FDI từ EU vào Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 1991-2018. Đây là khoảng thời gian mà FDI của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể sau khi Luật Đầu tư năm 1987 được ban hành và các số liệu về FDI theo từng năm được thống kê cụ thể. Một số thông tin và số liệu được cập nhật tới năm 2019 tùy theo mức độ sẵn có của số liệu.

Để phân tích các yếu tố nước chủ nhà tác động đến FDI từ EU vào các nước đang phát triển, luận án lựa chọn nghiên cứu 12 nước đang phát triển đã ký kết FTA với EU trong giai đoạn 1990 – 2017. Danh sách 12 nước này được trình bày cụ thể ở Phụ lục 7.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

4.1. Ý nghĩa khoa học

Trước hết, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về FTA, đặc biệt làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về tác động của FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước thành viên. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung phân tích tác động của FTA đối với FDI vào các nước thành viên bao gồm các kênh tác động; các yếu tố ảnh hưởng đến tác động và tác động tổng thể của FTA đến FDI. Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của FTA đối với FDI trước đây mới chỉ phân tích các kênh tác động một cách tương đối rời rạc và chưa tính đến các tác động nhiều chiều của FTA thế hệ mới. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của FTA đến FDI cũng chưa được phân tích một cách toàn diện. Vì vậy, việc làm rõ cơ sở lý luận về tác động của các FTA thế hệ mới đối với FDI là một đóng góp mới, nhất là trong bối cảnh các quốc gia có xu hướng ký kết các FTA toàn diện thay vì các FTA chỉ tập trung vào việc cắt giảm thuế quan như trước đây. Khung phân tích tác động của FTA đối với FDI vào các nước thành viên có thể được sử dụng để phân tích tác động của một FTA bất kỳ đến FDI vào các nước tham gia FTA.


Ngoài ra, bên cạnh việc tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây về đánh giá tác động kinh tế của EVFTA sử dụng mô hình mô phỏng cân bằng tổng thể khả toán (CGE) hay điều tra khảo sát thì luận án này sử dụng một cách tiếp cận khác sử dụng mô hình kinh tế lượng để xem xét tác động của yếu tố cùng tham gia FTA tới quyết định đầu tư của các đối tác EU sang các nước đang phát triển. Với cách tiếp cận này, luận án có thể đưa ra dự đoán đối với tác động của việc tham gia EVFTA đối với FDI từ EU vào Việt Nam. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu như vậy có thể được áp dụng với các nghiên cứu tương tự và đặc biệt là phù hợp với việc tập trung đánh giá tác động của FTA đối với FDI thay vì đánh giá tác động kinh tế của FTA ở các khía cạnh khác như trong mô hình CGE.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trong các nước ASEAN, cho tới nay mới chỉ có Việt Nam và Singapore đã ký kết FTA song phương với EU – một đối tác kinh tế được đánh giá là lớn về quy mô và tốt về chất lượng. Việc sớm ký kết FTA với EU mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam so với các nước cạnh tranh trong khu vực trong thu hút dòng vốn FDI từ các nước EU. Luận án này đánh giá tác động của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam giúp cung cấp thông tin cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân Việt Nam để có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức từ Hiệp định EVFTA.

Bên cạnh đó, luận án cung cấp một bức tranh tổng quan về thực trạng FDI vào Việt Nam nói chung và từ EU vào Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Điều này giúp đánh giá được những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI của Việt Nam kể từ sau khi Đổi mới; từ đó giúp Chính phủ đưa ra những điều chỉnh trong chính sách nhằm thu hút FDI một cách hiệu quả và có chọn lọc trong bối cảnh phát triển mới của đất nước.

Cuối cùng, luận án đưa ra một số đề xuất nhằm giúp Việt Nam tận dụng EVFTA thu hút dòng vốn FDI một cách chọn lọc. Những đề xuất này được đưa ra dựa trên sự phân tích một cách hệ thống và các phương pháp nghiên cứu khoa học


hiện đại, phù hợp; có thể được sử dụng như một đầu vào đáng tin cậy cho Chính phủ và doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định.

5. Đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, xây dựng khung phân tích tác động của FTA đối với FDI, trong đó làm rõ các kênh tác động; các yếu tố ảnh hưởng đến tác động và tác động tổng thể của FTA đối với FDI vào các nước thành viên.

Thứ hai, đánh giá tác động của EVFTA đến FDI nói chung vào Việt Nam sử dụng khung phân tích tác động được tác giả xây dựng và kết quả từ phỏng vấn sâu chuyên gia. Kết quả nghiên cứu từ các phương pháp nghiên cứu định tính nêu trên giúp trả lời câu hỏi EVFTA có các tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến FDI vào Việt Nam; nhận diện những ngành, phân ngành có cơ hội thu hút FDI nhiều nhất nhờ các cam kết trong EVFTA; đồng thời chỉ ra các kênh tác động chính trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ ba, phương pháp định lượng được sử dụng để xác định các yếu tố nước chủ nhà tác động đến đầu tư của EU sang các nước đang phát triển. Kết quả từ mô hình kinh tế lượng là cơ sở để dự báo tác động của EVFTA đối với lượng vốn FDI từ các nước EU vào Việt Nam.

Cuối cùng, dựa vào các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ luận án này, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ EVFTA trong thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.

6. Cấu trúc và quy trình nghiên cứu của luận án

Luận án bao gồm 05 chương. Các chương và quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày cụ thể ở hình 1.1 như sau:




TỔNG QUAN TÀI LIỆU

- Nghiên cứu lý thuyết về tác động của FTA đối với FDI

- Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA đối với FDI

- Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của EVFTA





Phát hiện khoảng trống nghiên cứu


Xác định mục tiêu nghiên cứu và đóng góp mới của luận án


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FTA

- Khái quát về hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực

- Khái niệm FTA

- Tác động của FTA đối với FDI

- Tổng quan về EVFTA


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Cách tiếp cận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 3


CHƯƠNG 4


CHƯƠNG 5

HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

- Cơ hội

- Thách thức

- Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI chọn lọc trong bối cảnh EVFTA


- Phương pháp nghiên cứu: khung phân tích tác động, mô hình kinh tế lượng và phỏng vấn chuyên gia.

- Số liệu

TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA VỚI FDI VÀO VIỆT NAM

- Kết quả đánh giá tác động từ khung phân tích tác động

- Kết quả đánh giá tác động từ mô hình kinh tế lượng

- Kết quả đánh giá tác động từ phỏng vấn chuyên gia

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

Hình 1. 1: Quy trình nghiên cứu của luận án


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra và phân tích các tác động của hội nhập kinh tế khu vực nói chung và FTA nói riêng, chủ yếu là FTA truyền thống đối với FDI. Mức độ tác động phụ thuộc vào phạm vi, nội dung và độ sâu của cam kết hội nhập mà quốc gia đó tham gia (Moon, 2009, Thangavelu và Findlay, 2011); cũng như tính chất của FDI và nước đầu tư là nước nội khối hay ngoại khối (Yeyati và các cộng sự, 2003, Jaumotte, 2004, López và Orlicki, 2006, Salike, 2010, Nayak và Choudhury, 2014, Yeyati và các cộng sự, 2003).

Trước hết, các tác động của FTA dối với FDI thường được phân tích thông qua các cam kết tự do hóa thương mại bao gồm xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế. Theo Yeyati và các cộng sự (2003), các cam kết này làm giảm FDI theo chiều ngang giữa các nước nội khối khi động cơ đầu tư là để tránh thuế quan nhập khẩu của nước chủ nhà; đồng thời làm gia tăng FDI theo chiều dọc giữa các nước cùng tham gia FTA. Hai kênh tác động này có tác động ngược chiều nhau, và do đó tác động tổng thể của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan thông qua FTA đối với FDI nội khối là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào bản chất FDI giữa các quốc gia tham gia FTA chủ yếu là FDI theo chiều ngang hay FDI theo chiều dọc. Theo Yeyati và các cộng sự (2003), bản chất FDI vào các nước đang phát triển lại phụ thuộc vào mức độ của hàng rào thuế quan mà nước đó đang áp dụng. Nếu hàng rào thương mại áp dụng ở mức cao thì FDI thường là FDI theo chiều ngang, và trong trường hợp đó FTA sẽ làm giảm FDI vào các nước đang phát triển. Nếu hàng rào thương mại áp dụng ở mức thấp thì FDI chủ yếu là FDI theo chiều dọc, và trong trường hợp này FTA sẽ làm tăng FDI từ các nước nội khối. Ngoài ra, các tác giả còn cho rằng chưa tính đến tác động tổng thể của FTA lên FDI thì việc tham gia FTA cũng có thể làm thay đổi bản chất FDI của một


quốc gia từ FDI theo chiều ngang sang FDI theo chiều dọc khi hàng rào thương mại được dỡ bỏ.

Trong khi tác động tổng thể của FTA đối với FDI giữa các nước nội khối là chưa rõ ràng thì nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều cho rằng FTA có tác động tích cực đối với FDI ngoại khối dù đó là FDI theo chiều dọc hay chiều ngang (Yeyati và các cộng sự, 2002, Moon, 2009, Thangavelu và Findlay, 2011). Tuy nhiên, Yeyati và các cộng sự (2003) cũng lưu ý rằng FDI gia tăng từ các nước không thuộc FTA vào các nước thành viên FTA có thể được phân bổ không đồng đều; thậm chí luồng vốn FDI vào khu vực có thể được tái phân bổ giữa các nước thành viên sau khi FTA được thành lập, phụ thuộc vào lợi thế địa điểm giữa các nước trong FTA. Các tác giả còn đề cập đến tác động “chệch hướng đầu tư” (FDI diversion) – một khái niệm tương tự với chệch hướng thương mại của Viner (1950)

– theo đó các nước đầu tư có thể chuyển đầu tư từ các nước chủ nhà ngoài khối FTA sang các nước chủ nhà trong cùng FTA; do đó FTA làm giảm FDI vào các nước không phải là thành viên FTA. Khi FTA có thêm thành viên tham gia, dòng vốn FDI một lần nữa có thể được phân bổ lại từ nước thành viên cũ sang nước thành viên mới. Hiện tượng này được gọi là tác động “pha loãng đầu tư” (FDI dilution).

Bên cạnh đó, FTA cũng giúp hình thành mạng lưới doanh nghiệp khu vực, làm giảm chi phí dịch vụ. Nhà đầu tư thực hiện được chuyên môn hoá sản xuất cao, khai thác được hiệu quả của phân công lao động quốc tế. Để tăng thị phần trong khu vực, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất bằng cách xây dựng mới hoặc mua lại và sáp nhập các cơ sở hiện có, do đó làm tăng dòng vốn FDI (Phùng Xuân Nhạ, 2013). Ngoài ra, bản thân việc ký kết FTA giữa các quốc gia có vai trò như một sự đảm bảo về một môi trường chính trị và thể chế tốt hơn, giúp gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và cải thiện dòng vốn FDI vào các nước thành viên (Chang và các cộng sự, 2005, Thangavelu và Findlay, 2011).

Như vậy, các nghiên cứu lý thuyết trước đây chủ yếu tập trung phân tích tác động của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan trong các FTA truyền thống đối với FDI vào các nước thành viên cũng như các tác động gián tiếp khác như việc hình thành


mạng lưới doanh nghiệp khu vực, đảm bảo hơn về chính trị, thể chế của nước tham gia FTA. Từ các nghiên cứu lý thuyết cho thấy tác động tổng thể của FTA đối với FDI là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích, hình thức đầu tư, các yếu tố liên quan đến nước đầu tư và nước chủ nhà. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa phân tích đầy đủ các kênh tác động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của một FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước thành viên.

1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Với những tác động đa chiều và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, việc đánh giá tác động tổng thể của FTA đối với FDI là một nhiệm vụ đầy thách thức. Tới nay đã có các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của hội nhập kinh tế khu vực đối với FDI. Mặc dù cách tiếp cận, phương pháp và đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhìn chung hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa việc tham gia FTA và dòng vốn FDI vào các nước thành viên. Có thể phân chia các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của FTA đối với FDI thành hai nhóm chính, bao gồm: (i) nghiên cứu tiền kỳ (ex-ante analysis) dự báo tác động dự kiến của các FTA sắp được ký kết hoặc có hiệu lực và (ii) nghiên cứu hậu kỳ (ex-post analysis) đánh giá tác động sau khi các FTA đã có hiệu lực.

1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động tiền kỳ

Đối với nhóm nghiên cứu dự báo tác động dự kiến của các FTA sắp được ký kết hoặc có hiệu lực, phương pháp thường được sử dụng là mô hình cân bằng tổng thể khả toán (CGE), điều tra khảo sát và dự báo kinh tế lượng dựa trên mô hình hồi quy (Li, 2015).

Mô hình CGE được sử dụng khá phổ biến để đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế, nhất là trong đánh giá tác động dự kiến của các FTA đang đàm phán hoặc vừa được hình thành (Kitwiwattanachai, 2008, Plummer và các cộng sự, 2010, Cassing và các cộng sự, 2010). Mô hình này được gọi là cân bằng tổng thể vì nó được xây dựng trên giả định cân bằng đồng thời của các loại thị trường và khu vực trong nền kinh tế. Trong các mô hình CGE đánh giá tự do hoá thương mại, có


rất ít mô hình tích hợp cả FDI. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng trong tự do hoá dịch vụ, ngày càng có nhiều nghiên cứu quan tâm đến tác động đối với FDI.

Petri (1997) tiên phong trong việc phát triển một mô hình cân bằng tổng thể có tích hợp cả FDI. Theo mô hình của Petri, vốn sẽ được phân phối vào những hoạt động thu được lợi nhuận cao nhất nhưng cũng xem xét đến yếu tố sở thích của nhà đầu tư đối với các danh mục đầu tư. Petri đã áp dụng mô hình FDI-CGE để phân tích tác động kinh tế của Tuyên bố Bogor của APEC. Các rào cản FDI được thể hiện trong mô hình như là một loại thuế đánh vào lợi nhuận FDI, ước tính bằng ½ so với mức thuế quan tương ứng áp dụng trong các ngành sơ cấp và chế tạo. Các rào cản đối với FDI trong lĩnh vực dịch vụ thường cao hơn các lĩnh vực khác theo dự báo của Hoekman, được giới thiệu và áp dụng trong nghiên cứu của Brown và các cộng sự (1995). Kết quả chỉ ra rằng nếu đạt được các mục tiêu Bogor, phúc lợi toàn cầu sẽ tăng khoảng 260 tỷ USD mỗi năm. Dựa trên bài viết của Petri (1997) và kết hợp với mô hình GTAP, Hanslow (2000), Dee và Hanslow (2000) tích hợp FDI vào mô hình FTAP. Đặc điểm của mô hình FTAP là giả định lợi nhuận tăng theo quy mô và cạnh tranh độc quyền nhóm diễn ra ở tất cả các lĩnh vực; đồng thời vốn di chuyển dễ dàng hơn giữa các khu vực trong một lĩnh vực cụ thể so với di chuyển giữa các lĩnh vực trong một khu vực nào đó. Dee và Hanslow (2000) chỉ ra rằng lợi ích của tự do hoá dịch vụ cũng nhiều như lợi ích từ việc tự do hoá các rào cản thương mại khác trong hàng hoá chế tạo và nông nghiệp. Các nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình CGE tích hợp FDI nhưng xem xét thêm yếu tố khác biệt năng suất giữa các công ty trong nước và các MNCs; giữa vốn ngoại và vốn nội địa như Jensen và các cộng sự (2004, 2007), Lakatos và Fukui (2013), Latorre và các cộng sự (2009), Lejour và các cộng sự (2008) và Li (2015). Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng FTA có tác động tích cực đối với FDI.

CGE là mô hình khá toàn diện và phản ảnh gần với nền kinh tế thực song phức tạp và đòi hỏi một bộ cơ sở dữ liệu đồ sộ bao trùm tất cả các lĩnh vực kinh tế. Để đánh giá tác động dự kiến của FTA đối với FDI, bên cạnh mô hình CGE, nhiều nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp dự báo từ mô hình kinh tế lượng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022