Tác Động Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Đối Với Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


mức thuế quan cao hơn sẽ được áp dụng cho lượng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch (Salvatore, 2013, Khu Thị Tuyết Mai và Vũ Anh Dũng, 2009). Trong các FTA, nhập khẩu trong hạn ngạch từ các đối tác tham gia FTA thường được hưởng thuế suất FTA ưu đãi, nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch mà trong nhiều trường hợp là thuế suất tối huệ quốc MFN theo cam kết WTO.

Ngoài ra, căn cứ vào mục tiêu chính sách của các thành viên tham gia FTA trong một số FTA còn có thỏa thuận, cam kết cả thuế xuất khẩu.

b. Thuận lợi hóa thương mại

Thuận lợi hóa thương mại là một nội dung quan trọng khác của FTA. Nhằm thuận lợi hóa thương mại, các nước thành viên đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực liên quan như hải quan, giải phóng hàng, giải quyết trước, áp dụng công nghệ thông tin trong thương mại (như kiểm tra một cửa, hải quan điện tử,…), tự chứng nhận xuất xứ, hàng chuyển tải, hỗ trợ kỹ thuật,…

c. Hàng rào phi thuế quan

Bên cạnh các cam kết về cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại, các FTA còn bao gồm các nội dung cam kết liên quan đến hàng rào phi thuế quan. Hàng rào phi thuế quan là các biện pháp khác với thuế quan nhằm ngăn cấm hoặc hạn chế việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu các sản phẩm giữa hai hay nhiều quốc gia (Salvatore, 2013, Khu Thị Tuyết Mai và Vũ Anh Dũng, 2009). Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất thường được quy định ở trong các FTA là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), biện pháp vệ sinh an toàn động thực vật (SPS) và các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ).

Trong nhiều hiệp định thương mại tự do, các bên tham gia FTA sẽ tái khẳng định cam kết thực hiện Hiệp định TBT và Hiệp định SPS của WTO. WTO cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp TBT và SPS nhưng yêu cầu các biện pháp này phải minh bạch, dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế và có cơ sở khoa học và được áp dụng như nhau giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu (WTO, 2012). Các thành viên FTA cũng có thể đề ra các nguyên tắc nhằm định


hướng cho hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như áp dụng thực tiễn tốt nhất, đánh giá hợp chuẩn, công nhận tương đương, hài hòa tiêu chuẩn, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, minh bạch hóa, hỗ trợ kỹ thuật,… Một số hiệp định thế hệ mới còn quy định sâu theo từng ngành cụ thể mà các bên quan tâm, chẳng hạn như việc đặt ra các phụ lục quy định riêng đối với các ngành ô tô, dược phẩm, thực phẩm, đồ uống. Trong các FTA, bên cạnh thỏa thuận thực hiện các quy định của WTO, các nước thành viên có thể thống nhất các quy định về tự vệ đặc biệt, chống bán phá giá, chống trợ cấp trong khuôn khổ FTA.

d. Quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng trong FTA vì chỉ khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ thì hàng hóa mới được hưởng ưu đãi thuế quan quy định trong Hiệp định. Quy tắc xuất xứ do đó giúp ngăn chặn việc chuyển hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của thành viên có mức thuế quan thấp để xuất sang các thành viên khác. Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung (thường sử dụng chỉ số hàm lượng giá trị khu vực – RVC), các thành viên cũng có thể đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm (CTH, CTSH) và quy tắc xuất xứ theo mặt hàng cụ thể (PSR).

2.2.3.2. Thương mại dịch vụ

Ngoài các cam kết về thương mại hàng hóa, nhiều FTA có Chương/Hiệp định riêng về dịch vụ. Nội dung về dịch vụ trong các FTA thường bao gồm khung khổ chung và biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Khung khổ chung đề cập đến việc tuân thủ và tăng cường các nguyên tắc chính của WTO như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), minh bạch hóa, quy định trong nước, thanh toán và chuyển khoản, tự vệ, trợ cấp,… và phụ lục về một số ngành dịch vụ cụ thể (như tài chính, viễn thông, di chuyển của thể nhân, …).

Trong khuôn khổ cam kết WTO và các FTA truyền thống, thương mại dịch vụ được chia thành bốn phương thức cung cấp. Phương thức đầu tiên là cung cấp qua biên giới – cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước sang lãnh thổ của nước khác trong đó khách hàng và người cung cấp dịch vụ vẫn ở hai nước khác nhau (ví dụ tư vấn luật qua email/ điện thoại; khám bệnh từ xa, khóa học online).


Phương thức thứ hai là tiêu dùng ngoài lãnh thổ - người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó (ví dụ du lịch, du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài). Phương thức thứ ba là hiện diện thương mại - người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó (ví dụ một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài). Phương thức cuối cùng là hiện diện thể nhân - người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó (ví dụ một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng dạy) (WTO, 1995).

Tuy nhiên, trong nhiều FTA thế hệ mới, thương mại dịch vụ chỉ bao gồm hai phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ; trong khi đó phương thức hiện diện thương mại được đưa vào phần đầu tư; hiện diện thể nhân được đưa vào một chương riêng về di chuyển thể nhân.

Về cách tiếp cận đối với tự do hóa thương mại dịch vụ, thường có hai cách tiếp cận chính là “chọn cho” - chỉ tự do hóa những ngành/ phân ngành dịch vụ được liệt kê trong biểu cam kết; hoặc “chọn bỏ” - những ngành/ phân ngành nào muốn bảo lưu sẽ được liệt kê trong biểu cam kết, những ngành còn lại sẽ được tự do hóa. Với cách tiếp cận chọn bỏ, việc tự do hóa thương mại dịch vụ được cho là rộng hơn nhiều vì sẽ bao gồm cả các ngành/ phân ngành dịch vụ mới có thể xuất hiện trong tương lai.

Tương tự như thương mại hàng hóa, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) đề ra điều kiện về cam kết dịch vụ trong các FTA như sau: (i) Hiệp định FTA cần có phạm vi đáng kể; (ii) Loại bỏ phần lớn các biện pháp phân biệt đối xử hiện có; (iii) Không đưa ra các biện pháp phân biệt đối xử mới.

2.2.3.3. Đầu tư

Với xu hướng gia tăng đầu tư quốc tế, các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới cũng thường có một Chương/Hiệp định riêng về đầu tư, trong đó quy định tất cả các yếu tố liên quan đến đầu tư như tự do hóa đầu tư, khuyến khích và thuận lợi hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.


Trong Chương/Hiệp định này, các nước thành viên có thể cam kết tự do hóa đầu tư trong một số lĩnh vực theo hai cách tiếp cận chọn cho và chọn bỏ. Với cách tiếp cận chọn cho, các nước đưa ra các ngành cam kết tự do hóa. Với cách tiếp cận chọn bỏ, các nước đưa ra các ngoại lệ (như ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ các bảo vật quốc gia về văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ, ngoại lệ về an ninh quốc phòng,...) và bảo lưu (theo danh mục bảo lưu của từng nước). Các nước được phép tự do đầu tư sang các nước thành viên ở tất cả các lĩnh vực không thuộc danh mục ngoại lệ và bảo lưu.

Để đảm bảo việc không phân biệt đối xử, các Chương/ Hiệp định về đầu tư đều quy định áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN). Theo đó, mỗi thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư từ nước thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư nước mình. Mỗi thành viên cũng cam kết dành cho các nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư từ nước thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ nước thành viên hay không phải thành viên nào khác.

Các FTA cũng có thể đưa ra các quy định nhằm bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư như tự do chuyển tiền (vốn, lợi nhuận,...) ra nước ngoài, đảm bảo an ninh, an toàn, không bị trưng thu, trưng dụng tài sản bất hợp lý,... Một số FTA đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài cho phép nhà đầu tư khi có tranh chấp với nước chủ nhà có quyền kiện nước đó ra một cơ chế trọng tài độc lập.

2.2.3.4. Các nội dung mở rộng

Các FTA thế hệ mới còn có thể bao gồm các nội dung như mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, phát triển bền vững (lao động và môi trường), tăng cường sự tham gia vào chuỗi cung ứng/ giá trị toàn cầu, thương mại điện tử,…


Ngoài ra, hầu hết các FTA đều có cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó đề ra quy trình, cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định cũng như phạm vi áp dụng của cơ chế này.

2.3. Tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3.1.1. Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và có sự điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp hơn với các hoạt động diễn ra trên thực tế. Theo định nghĩa mới nhất của IMF (2009, trang 100), “đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới trong đó một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có được một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác”. Tương tự, OECD (2008, trang 17) đưa ra định nghĩa “đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới được thực hiện bởi một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) với mục đích thiết lập một lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư”. Trong Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2007 của UNCTAD (2007, trang 245), FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) ở một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI, công ty con hoặc chi nhánh nước ngoài)”. Từ các định nghĩa được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế có thể rút ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới quốc gia của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế nhằm kiểm soát hoặc có tầm ảnh hưởng đáng kể tới việc quản lý một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tới nay, tỷ lệ quy ước được chấp nhận phổ biến và rộng rãi để xác định quyền kiểm soát và có tầm ảnh hưởng tới doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là tối thiểu 10% quyền biểu quyết của nhà đầu tư tại doanh nghiệp đó.


2.3.1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Căn cứ vào mục đích đầu tư, FDI được chia thành đầu tư theo chiều ngang, đầu tư theo chiều dọc và đầu tư hỗn hợp (Caves, 1971). Đầu tư theo chiều ngang diễn ra khi nhà đầu tư tiến hành sản xuất các loại hàng hóa ở nước nhận đầu tư tương tự với hàng hóa mà nhà đầu tư đã sản xuất ở nước mình nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường. FDI theo chiều dọc diễn ra khi nhà đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một chuỗi sản xuất và phân phối của một sản phẩm nào đó. FDI theo chiều dọc được tiến hành nhằm mục đích tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm hiệu quả thông qua khai thác nguyên, nhiên vật liệu, lao động giá rẻ ở nước nhận đầu tư hoặc để gần gũi với người tiêu dùng thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư. FDI hỗn hợp là hình thức kết hợp cả FDI theo chiều dọc và FDI theo chiều ngang. Việc sử dụng các tiêu chí và thu thập số liệu để xác định FDI là FDI theo chiều dọc hay theo chiều ngang trên thực tế là rất khó khăn. Vì vậy, có một số nghiên cứu giả định rằng FDI theo chiều dọc thường có xu hướng xảy ra giữa các nước có sự khác biệt lớn trong yếu tố sản xuất trong khi FDI theo chiều ngang có xu hướng xảy ra giữa các nước có quy mô thị trường lớn (Moon, 2009).

Căn cứ vào chiến lược thâm nhập thị trường, FDI được thực hiện theo hai cách chính là đầu tư mới và mua lại và sáp nhập (M&A). Với hình thức đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành xây dựng một cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mới tại nước nhận đầu tư. Ngược lại, với hình thức M&A, nhà đầu tư tiến hành mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp sẵn có ở nước nhận đầu tư (Moosa, 2002, Vũ Chí Lộc, 2012).

Căn cứ vào cách tiếp cận của nước nhận đầu tư, FDI có thể được chia thành FDI thay thế nhập khẩu, FDI tăng cường xuất khẩu và FDI theo định hướng của Chính phủ. FDI thay thế nhập khẩu diễn ra khi nhà đầu nước ngoài tiến hành sản xuất các sản phẩm, hàng hóa mà trước đó nước nhận đầu tư phải nhập khẩu. FDI tăng cường xuất khẩu được tiến hành với mục đích hướng tới thị trường lớn hơn, vượt ra ngoài thị trường nước nhận đầu tư. Trong khi đó, FDI theo định hướng của Chính phủ diễn ra khi nước nhận đầu tư áp dụng các chính sách để điều chỉnh dòng


vốn FDI chảy vào theo các mục tiêu của Chính phủ như giải quyết việc làm, thâm hụt cán cân thanh toán hay phát triển các ngành ưu tiên phát triển, thu hút vốn vào các địa bàn khó khăn,...

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất sở hữu, FDI được thực hiện thông qua các hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng BOT, BTO, BT.

2.3.1.3. Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các yếu tố tác động đến FDI, được chia thành ba nhóm chính bao gồm: (i) các yếu tố đẩy từ môi trường nước đầu tư, (ii) các yếu tố kéo từ môi trường nước chủ nhà và (iii) các yếu tố từ môi trường quốc tế.

a. Các yếu tố đẩy từ môi trường nước đầu tư

Các yếu tố đẩy quyết định FDI được tổng hợp trong bảng 2.1.

Bảng 2. 1: Các yếu tố đẩy đối với FDI của nước đầu tư


Nhóm yếu tố

Yếu tố cụ thể


o Thị trường trong nước hạn chế về quy mô, cơ hội mở


rộng

Điều kiện thương

mại và thị trường

o Tính sẵn có của sản phẩm/ dịch vụ mới từ công ty mẹ

hoặc mạng lưới MNCs


o Cơ hội về phân khúc khách hàng mới


o Nhu cầu tránh các rào cản thương mại

Chính sách của nước đầu tư

o Các chính sách thuế hoặc khuyến khích của chính phủ

o Chính sách thương mại chung và xúc tiến thương mại

o Đảm bảo đầu tư nước ngoài; ODA của chính phủ

Chi phí sản xuất

o Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên hoặc yếu tố đầu vào

o Chi phí lao động gia tăng


Điều kiện kinh doanh

o Danh tiếng của công ty trên toàn cầu

o Tuân thủ thực hành tốt nhất trong ngành

o Nhu cầu, điều kiện của tổ chức, người tiêu dùng

o Yêu cầu của nhà đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 7

Nguồn: UNCTAD (2006, 2010)


Thứ nhất, điều kiện thương mại và thị trường của nước đầu tư là một yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Khi thị trường trong nước bị hạn chế có thể do quy mô thị trường nói chung, do thị trường ngách hẹp, do cạnh tranh hoặc do các yếu tố khác, việc đầu tư ra thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tìm kiếm được phân khúc khách hàng mà ở thị trường trong nước không có. Các rào cản thương mại làm cản trở khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài tiềm năng cũng thúc đẩy FDI từ nước đầu tư nhằm vượt qua rào cản thuế quan, thâm nhập thị trường nước chủ nhà. Thứ hai, các chính sách và quy định của nước đầu tư như hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh ra nước ngoài thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, đảm bảo đầu tư cũng làm gia tăng đầu tư ra nước ngoài. Thứ ba, chi phí tăng khi sản xuất ở trong nước do tăng trưởng kinh tế nhanh, khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào,... là một nguyên nhân khác để thúc đẩy FDI. Và thứ tư, các điều kiện kinh doanh như xu hướng kinh doanh, áp lực đối với nhà đầu tư và kỳ vọng của các cổ đông cũng là một động lực quan trọng của FDI.

b. Các yếu tố kéo từ môi trường nước chủ nhà

Các yếu tố kéo của nước chủ nhà được tổng hợp trong bảng 2.2 bao gồm nhóm yếu tố chính sách, yếu tố kinh tế và yếu tố kinh doanh. Các yếu tố chính sách liên quan đến sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội; quản trị quốc gia tốt, các chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường, bảo vệ quyền tài sản, chính sách ngành, khu vực, phát triển cụm; chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái và các thỏa thuận đầu tư quốc tế mà nước chủ nhà tham gia. Các yếu tố kinh tế được phân loại dựa vào mục đích của FDI. Với mục đích tìm kiếm thị trường, những yếu tố được quan tâm nhiều nhất bao gồm độ lớn của thị trường; thu nhập bình quân đầu người; tốc độ gia tăng thị trường và khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu. Với mục đích tìm kiếm nguồn lực, nhà đầu tư quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận. Với mục đích tìm kiếm hiệu quả thì lương, năng suất lao động, các chi phí khác như vận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022