Xu Thế Hình Thành Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Tại Châu Á - Thái Bình Dương


Trung Quốc, Việt Namquy định một cơ quan chuyên trách quản lý đầu tư thì một số nước khác như Braxin, Indonexia,lại quy định một số cơ quan phối hợp quản lý đầu tư. Chính sách một cơ quan thống nhất quản lý đầu tư có ưu điểm là giúp nước chủ nhà thống nhất quản lý các hoạt động đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng trên cả nước. Đồng thời, chính sách này giúp các nhà đầu tư nhanh chóng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hình thành và hoạt động dự án đầu tư của họ.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư là các bước thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án ĐTNN để phê duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc có cho phép đầu tư hay không. Các khía cạnh thường được xem xét đánh giá là mục tiêu của dự án, thị trường, nguyên vật liệu, địa điểm, công nghệ, tài chính, môi trường,Mỗi khía cạnh cơ bản của dự án thường do một cơ quan chức năng thẩm định. Thông thường, một dự án được phê duyệt phải được thực hiện qua một số bước nhất định và nhiều cơ quan chức năng tham gia.

Quản lý các dự án đầu tư sau khi cấp phép là một vấn đề quan trọng trong chính sách thu hút đầu tư của các nước tiếp nhận đầu tư. Trong luật pháp của nước nhận đầu tư đều quy định các hoạt động ĐTNN phải thực hiện đúng như quy định của giấy phép đầu tư (nếu có) hoặc tuân thủ hệ thống chính sách pháp luật hiện hành của nước nhận đầu tư. Việc kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án đầu tư thường chỉ do một hoặc một số cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư thực hiện. Chính sách này nhằm giảm bớt được sự sách nhiễu và các thủ tục phiền hà cho nhà đầu tư.

2.2. Sở hữu và đảm bảo đầu tư

Tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư nước ngoài có thể được hiểu là các mức góp vốn của nhà ĐTNN trong các dự án đầu tư ở nước chủ nhà. Các mức cho phép các nhà đầu tư góp vốn tùy thuộc vào quan điểm và mục tiêu của mỗi nước. Hơn nữa, các quy định về mức góp vốn thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nước nhận đầu tư.


Mục đích chủ yếu của chính sách sở hữu đối với ĐTNN là chủ động kiểm soát các hoạt động của nhà đầu tư; điều chỉnh hài hòa lợi ích của ĐTNN với đầu tư trong nước; là điều kiện để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư theo định hướng phát triển của nước chủ nhà. Trong quá trình thu hút đầu tư, nước nhận đầu tư, nhất là những nước đang phát triển luôn đứng trước vấn đề về điều chỉnh tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư. Một mặt các nước đang phát triển rất muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhưng mặt khác họ lại không muốn tỷ lệ sở hữu vốn ĐTNN quá lớn so với đầu tư trong nước nhất là trong các lĩnh vực đầu tư nhạy cảm và có triển vọng thu lợi nhuận cao như dịch vụ, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính – ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan đến quốc phòng, an ninh. Các nước phát triển thường khống chế mức sở hữu vốn đầu tư để hạn chế sự can thiệp của nhà đầu tư vào nền kinh tế - xã hội của nước chủ nhà. Mặt khác, nếu sở hữu của nước ngoài quá cao so với sở hữu của các nhà đầu tư trong nước thì nước nhận đầu tư sẽ nhận được ít lợi ích từ ĐTNN.

Trong chính sách sở hữu ĐTNN của nhiều nước, các mức độ sở hữu cho các nhà đầu tư thường đi kèm theo một số điều kiện nhất định như chuyển giao công nghệ, tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu, tạo việc làm, tổng vốn đầu tư, đầu tư vào các ngành, vùng được khuyến khích đầu tư,Các nước nhận đầu tư thường nâng cao mức góp vốn cho các nhà đầu tư nếu họ đáp ứng được một trong các điều kiện đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, để tăng hấp dẫn các nhà đầu tư, nhiều nước đã nới lỏng hoặc xóa bỏ chính sách sở hữu đối với ĐTNN theo hướng tự do hóa đầu tư.

Đảm bảo an toàn tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong các chính sách ĐTNN của nước chủ nhà. Hầu hết trong pháp luật về ĐTNN của các nước đều quy định sẽ đảm bảo không quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Chính sách này nhằm tạo lòng tin cho nhà đầu tư an tâm đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


Để thực hiện chính sách đảm bảo sở hữu đầu tư, các nước tiếp nhận thường ký các hiệp định đảm bảo đầu tư (IGA – Investment Guarantee Agreement) với các nước đầu tư. Hiệp định này bao gồm các nội dung cơ bản về không quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của nhà đầu tư; bồi thường đầy đủ và nhanh chóng những thiệt hại về tài sản cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của họ bị trưng dụng vào mục đích công; cho phép các nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận, vốn đầu tư và các tài sản hợp pháp khác ra khỏi biên giới; giải quyết các tranh chấp đầu tư bằng hòa giải, trọng tài nước nhận đầu tư hoặc nước thứ ba do các bên thỏa thuận.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 3

2.3. Lĩnh vực và định hướng thu hút đầu tư

Hầu hết trong pháp luật ĐTNN của các nước đều quy định cụ thể các lĩnh vực mở cửa và khuyến khích đầu tư. Mức độ mở cửa và khuyến khích đầu tư tùy thuộc vào điều kiện và chiến lược phát triển của từng nước. Chẳng hạn, Singapore mở cửa và khuyến khích ĐTNN vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Mexico, Chilêchỉ mở cửa cho đầu tư trong một số ngành kinh tế nhất định và các lĩnh vực khuyến khích đầu tư thường được công bố hàng năm theo từng danh mục cụ thể.

Trong các xu hướng khu vực hóa, tự do hóa đầu tưnhiều nước đã tích cực mở cửa thị trường cho ĐTNN. Trong các hiệp định đầu tư, các nước phải cam kết với nhau mở cửa thị trường của mình, kể cả các lĩnh vực có tính nhạy cảm cho ĐTNN, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tác động của chính sách này có tính hai mặt đối với nước chủ nhà: một mặt, nó tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, người tiêu dùng sẽ được lợi từ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất trong nước và trình độ phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhưng mặt khác, nước chủ nhà lại mất công cụ bảo hộ sản xuất trong nước và có thể


sẽ phải trả giá đắt cho các vấn đề về kinh tế - xã hội do tự do hóa đầu tư gây ra. Do đó, nhiều nước không dễ dàng chấp nhận chính sách tự do hóa đầu tư.

Định hướng thu hút đầu tư thường là chính sách khuyến khích ĐTNN theo hướng thay thế nhập khẩu, hướng vào xuất khẩu hoặc phối hợp giữa các hướng đầu tư này.

Chính sách khuyến khích ĐTNN theo hướng thay thế nhập khẩu (tức là hướng vào thị trường nội địa) thường được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vào những năm của các thập kỷ 50 và 60. Bằng các chính sách bảo hộ thị trường trong nước, nước nhận đầu tư đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà ĐTNN đầu tư vào những sản phẩm được bảo hộ. Việc sử dụng các chính sách bảo hộ cao để khuyến khích đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu tuy tạo được một số cơ sở công nghiệp quan trọng cho nền kinh tế nhưng đã không mang lại kết quả mong đợi cho nước nhận đầu tư. Do chính sách bảo hộ cao nên các nhà đầu tư không cần phải chuyển giao công nghệ hiện đại cũng có thể đáp ứng được yêu cầu sản phẩm tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, do quy mô thị trường nội địa hạn chế và tính cạnh tranh thấp của các sản phẩm thay thế nhập khẩu nên các nhà đầu tư sớm lâm vào tình trạng bế tắc, thua lỗ.

Do những thất bại của các chính sách khuyến khích ĐTNN theo hướng thay thế nhập khẩu, từ thập kỷ 70, nhiều nước đã chuyển sang chính sách khuyến khích ĐTNN hướng vào xuất khẩu. Các chính sách này chủ yếu là những ưu đãi về tài chính (các mức thuế, thời hạn miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp), khấu hao, cung cấp các dịch vụ (cơ sở hạ tầng cứng, điện, nước,), tiền lương (thuế thu nhập, phụ cấp, bảo hiểm,), đào tạo lao động, miễn giảm thuế nhập khẩu (máy móc, thiết bị, nguyên liệu), tỷ lệ sở hữu (mức độ sở hữu vốn đầu tư, hình thức đầu tư,) và các trợ cấp ưu đãi khác. Nhìn chung, để khuyến khích ĐTNN hướng vào xuất khẩu, nước nhận đầu tư thường tăng thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tỷ lệ sở


hữu và miễn giảm thuế nhập khẩu, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho các dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao. Ngoài ra, các dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao còn nhận được các ưu đãi về tín dụng xuất khẩu, cho phép khấu hao nhanh và các điều kiện thuận lợi cho sản xuất phục vụ xuất khẩu (KCX, KCN, KCNC).

Chính sách khuyến khích ĐTNN hướng vào xuất khẩu có nhiều ưu điểm là khắc phục được tình trạng hạn chế về quy mô thị trường, lợi thế so sánh của nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh. Ngoài ra, do yêu cầu và mục tiêu của sản phẩm xuất khẩu nên nước nhận đầu tư được nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kiến thức quản lý tiên tiến và tiếp cận được mạng lưới phân phối toàn cầu. Hơn nữa, chính sách khuyến khích ĐTNN hướng vào xuất khẩu đã thúc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý giữa công ty mẹ với các chi nhánh ở các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, chính sách này cũng bộc lộ một số hạn chế như các liên kết giữa doanh nghiệp nước ngoài với nền kinh tế trong nước còn ít, phần giá trị gia tăng trong tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài chưa cao.

Nhằm khắc phục những hạn chế của các định hướng chính sách trên, từ cuối thập kỷ 80, nhiều nước đã sử dụng phối hợp cả chính sách khuyến khích ĐTNN sản xuất thay thế nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu. Chính sách khuyến khích ĐTNN sản xuất thay thế nhập khẩu thường được áp dụng trong những ngành có sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc những ngành công nghiệp nặng (sắt, thép, vật liệu xây dựng,). Những sản phẩm trong các ngành còn lại, nhất là các ngành công nghiệp ít được bảo hộ, thường áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư hướng vào xuất khẩu.

2.4. Khuyến khích tài chính

Trong các chính sách khuyến khích thu hút ĐTNN của các nước thì các khuyến khích về tài chính luôn chiếm vị trí quan trọng và luôn được nước chủ nhà coi là những “củ cà rốt” để hấp dẫn các nhà đầu tư. Các khuyến khích về tài chính thường bao gồm các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ưu đãi tín


dụng, lệ phí và quy định thời gian khấu hao. Đây là những công cụ quan trọng không chỉ tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư mà còn hướng dẫn họ đầu tư theo định hướng phát triển của nước nhận đầu tư.

Mức thuế: mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào quy định các mức thuế đầu tư đối với ĐTNN. Nếu các mức thuế đầu tư thấp và hợp lý sẽ góp phần giảm được chi phí đầu tư, nhờ đó tăng cơ hội thu được lợi nhuận cao. Mặt khác, cơ cấu thuế còn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đối tượng, định hướng, quy mô và hình thức đầu tư của các nhà đầu tư. Để khuyến khích ĐTNN theo định hướng phát triển của nước chủ nhà, các lĩnh vực, định hướng, hình thức đầu tư ưu tiên thường áp dụng mức thuế suất thấp.

Thời hạn miễn, giảm thuế đầu tư cũng được nhiều nước sử dụng để hấp dẫn các nhà ĐTNN. Thời gian miễn, giảm thuế phụ thuộc vào chính sách cạnh tranh thu hút đầu tư của từng nước. Để tăng hấp dẫn của môi trường đầu tư, nước chủ nhà thường kéo dài thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Thời gian miễn, giảm thuế được tính từ khi dự án kinh doanh có lãi. Ngoài ra, nhiều nước còn áp dụng chính sách miễn, giảm thuế xuất, nhập khẩu đối với các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cho các dự án xuất khẩu, công nghệ cao hoặc đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư.

Chính sách tín dụng cũng được nhiều nước sử dụng để khuyến khích các nhà đầu tư. Chính sách này bao gồm các ưu đãi về vay vốn cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, trợ cấp các chương trình nghiên cứu và phát triển, cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các hoạt động xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này còn thấp ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác.

Chính sách lệ phí đối với ĐTNN bao gồm các quy định các khoản tiền phải nộp cho việc sử dụng các dịch vụ như cấp giấy phép đầu tư, cầu phà, đường xá, nhà ga, bến cảng, vui chơi giải trí, chuyển tiền, trước bạ


Để khuyến khích thu hút ĐTNN, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển, nước nhận đầu tư thường cho phép các nhà đầu tư được khấu hao nhanh. Nhờ đó, không chỉ tăng được hiệu quả sử dụng vốn mà còn giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư. Chính sách khấu hao nhanh này đặc biệt hấp dẫn đối với các dự án đầu tư lớn (cơ sở hạ tầng, công nghệ cao,) có thời gian thu hồi vốn dài và mức độ mạo hiểm cao.

Ngoài ra, nước nhận đầu tư còn sử dụng các ưu đãi tài chính khác để khuyến khích ĐTNN như miễn giảm thuế thu nhập, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tái đầu tư

2.5. Quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối bao gồm các quy định về mở tài khoản ngoại tệ, chuyển đổi giữa các đồng ngoại tệ và bản tệ, chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ và tỷ giá hối đoái.

Đối với nhiều nước, việc mở tài khoản ngoại tệ của các doanh nghiệp nước ngoài tại ngân hàng nước nhận đầu tư phải được phép của cơ quan quản lý tiền tệ thường là ngân hàng nhà nước. Nếu cơ quan quản lý chức năng của nước này không quản lý được các tài khoản ngoại tệ của các nhà đầu tư trên lãnh thổ nước mình thì khó mà kiểm soát được dòng tiền vào ra lãnh thổ. Vì thế, các nước phải quy định cụ thể các điều kiện được mở tài khoản ngoại tệ cho các nhà ĐTNN.

Chuyển đổi giữa các đồng ngoại tệ và nội tệ được quy định khác nhau ở các nước khác nhau. Chẳng hạn, trong khi các nước như Ấn Độ, Singapore, Malaixia,không hạn chế mức chuyển đổi giữa các đồng ngoại tệ thì nhiều nước khác như Trung Quốc, Chilê, Mexicolại chỉ cho phép chuyển đổi từng phần. Nhìn chung, các quy định cho phép chuyển đổi ngoại tệ phụ thuộc vào tình hình chính sách kinh tế vĩ mô của từng nước và nới lỏng theo xu hướng tự do chuyển đổi.


Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cũng được quy định khác nhau giữa các nước. Một số nước chỉ cho phép các nhà ĐTNN chuyển một phần hoặc từng phần số ngoại tệ của họ ra biên giới. Thậm chí, trong từng giai đoạn cụ thể có nước còn cấm không được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài như trường hợp khủng hoảng kinh tế ở Malaixia năm 1998. Nhiều nước khác thì không hạn chế các nhà đầu tư chuyển ngoại tệ hợp pháp của họ ra biên giới.

Đối với nhiều nước, các nhà ĐTNN khi chuyển đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng bản tệ phải theo quy định tỷ giá công bố của ngân hàng nhà nước. Quy định này nhằm chống hiện tượng đầu cơ tiền tệ và ổn định thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chính sách này thường gây ra vấn đề chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế theo hướng đồng nội tệ đắt hơn. Vì thế, trong nhiều trường hợp, nhà ĐTNN không muốn trả tiền lương và các dịch vụ ở nước nhận đầu tư bằng đồng bản tệ.

2.6. Các chính sách khác

Bên cạnh các chính sách trên, nước nhận đầu tư còn áp dụng các chính sách khác đối với ĐTNN như: chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, nhập khẩu thiết bị máy móc, sử dụng đất, quan hệ lao động, hải quan, nhập cảnh, cư trú, thông tin liên lạc, giải quyết tranh chấp phát sinh

Ngoài ra, nước nhận đầu tư còn có nhiều chính sách đối với ĐTNN về bảo hiểm, tín ngưỡng, y tế và các hoạt động văn hóa – xã hội khác. Các chính sách này nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN hòa nhập vào cộng đồng nước nhận đầu tư.


II. XU THẾ HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

1. Khái niệm về hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) là một loại thỏa thuận được ký kết bởi hai hay nhiều quốc gia nhằm tạo khuôn khổ pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022