Những Trường Hợp Không Được Hưởng Thừa Kế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định ông bà nội, ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai của các cháu và các cháu cũng thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại. So với Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và BLDS năm 1995 thì BLDS năm 2005 đã bổ sung thêm “cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại” vào hàng thừa kế thứ hai. Việc bổ sung thêm trường hợp “cháu ruột” vào hàng thừa kế thứ hai là hoàn toàn hợp lý. Pháp luật HNGĐ năm 2000 quy định: “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu” [24]. Nếu như ông, bà có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu thì cháu cũng có nghĩa vụ yêu thương, kính trọng ông, bà nếu ông, bà già yếu không có người nuôi dưỡng thì cháu cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà bởi ông bà còn là bề trên của các cháu. Pháp luật không phân biệt đối xử giữa bên nội và bên ngoại vì vậy ông bà nội, ngoại đều thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu ruột mình và ngược lại cháu ruột cũng thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội, ngoại.

Thông tư 81 ngoài việc quy định anh, chị, em ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau còn quy định anh, chị, em nuôi thuộc hàng thừa kế này. Quy định này của Thông tư 81 là chưa phù hợp bởi anh, chị, em nuôi không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng nhau nên không thể xếp vào hàng thừa kế thứ hai để được hưởng di sản thừa kế của nhau. Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã khắc phục nhược điểm này của Thông tư 81 bằng cách loại bỏ người thừa kế là anh nuôi, chị nuôi, em nuôi ra khỏi hàng thừa kế thứ hai.

Anh ruột, chị ruột, em ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau, anh

chị em ruột của người chết là những người có cha mẹ chung hoặc là anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với người chết. Như vậy, một người mẹ sinh ra bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đều là anh chị em ruột của nhau không phụ thuộc vào các con đó là cùng cha hay khác cha. Tương tự, một người cha sinh ra bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đều là anh chị em ruột của nhau không phụ thuộc vào việc các con đó cùng mẹ hay khác mẹ.

Con riêng của vợ và con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con đẻ của một người và con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau vì vậy pháp luật dân sự không quy định những người này thuộc diện và hàng thừa kế của nhau.

2.2.3. Hàng thừa kế thứ ba

Sắc lệnh số 97 chỉ ghi nhận một hàng thừa kế duy nhất mà không có hàng thừa kế thứ hai. Thông tư 81 quy định hai hàng thừa kế mà không quy định hàng thừa kế thứ ba đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã ghi nhận ba hàng thừa kế. Mỗi văn bản trong từng giai đoạn cụ thể có những thay đổi, quy định khác nhau điều đó cho thấy việc quy định hàng thừa kế phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà pháp luật thừa nhận khác nhau về diện và hàng thừa kế.

BLDS năm 2005 tại Điều 676 quy định hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là các cụ nội, ngoại.

Cũng là diện thừa kế theo quan hệ huyết thống thì bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột thuộc diện thừa kế theo pháp luật của cháu ruột và ngược lại cháu ruột cũng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của những người

này. Theo từ điển tiếng việt thì bác ruột, cô ruột, chú ruột là anh, chị, em ruột của cha; dì ruột, cậu ruột là anh, chị, em ruột của mẹ. Chính vì vậy, BLDS năm 2005 đã xếp những người này vào trong hàng thừa kế thứ ba của nhau. Những người này chỉ được hưởng thừa kế của nhau trong trường hợp người để lại di sản không có con cháu trực hệ, cha mẹ, ông bà. Quy định này của BLDS năm 2005 là phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc ta theo quan điểm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Giống như hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai những người thuộc hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản mà người chết để lại trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản. Điều đó có nghĩa là những người thuộc hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng di sản do người chết để lại do không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai. Nếu được hưởng thừa kế thì những người ở hàng thừa kế thứ ba cũng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế ngang bằng nhau mà không hề có sự phân biệt thứ tự lớn, nhỏ, cao, thấp.

Một điểm mới ở hàng thừa kế thứ ba của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 là BLDS năm 2005 đã đưa thêm “chắt ruột của người chết mà người chết là các cụ nội, ngoại” vào hàng thừa kế này. Ở BLDS năm 1995 hàng thừa kế thứ ba chỉ bao gồm: "Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột" [5].

Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 8

BLDS năm 1995 không đưa chắt vào hàng thừa kế thứ ba là chưa phù hợp và chưa đảm bảo được quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản. Vả lại không có lý do gì khi xếp cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng thừa kế thứ ba của các chắt mà lại không quy định các chắt là hàng thừa kế thứ ba của cụ nội, cụ ngoại.

Bộ luật Dân sự năm 2005 đã khắc phục được nhược điểm này của BLDS năm 1995 và đã đảm bảo được quyền lợi của chắt. Điều này là phù hợp với ý chí của người để lại di sản bởi chắt còn là con cháu trực hệ của các cụ, phù hợp với truyền thống và đạo lý của dân tộc.

2.3. Những trường hợp không được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định diện gồm những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và xác định một cách cụ thể những người trong hàng thừa kế, chia diện những người thừa kế thành ba hàng cụ thể. Những người được xếp trong hàng thừa kế là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chết theo quan hệ gần gũi với người để lại di sản. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào thuộc hàng thừa kế cũng được hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại. BLDS năm 2005 quy định những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại tại Khoản 1 Điều 643.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trong danh dự, nhân phẩm của người đó.

Những người thực hiện hành vi do lỗi cố ý và bị Toà án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Các tội tương ứng với những hành vi này được quy định trong Bộ luật Hình sự như: Tội giết người, tội hiếp dâm, cưỡng dâm, tội làm nhục, tội vu khống....đối với người để lại di sản.

Nếu những người thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế của người chết mà lại thực hiện các hành vi có lỗi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, làm nhục danh dự của người để lại di sản thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại. Trường hợp người thừa kế chỉ bị kết án về những hành vi nêu trên đối với người để lại di sản do lỗi vô ý thì người thừa kế đó vẫn được hưởng di sản mà người chết để lại.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Những người có quan hệ nuôi dưỡng như: Cha mẹ - con, ông bà - cháu,

anh chị em ruột, vợ chồng với nhau khi sống chung với nhau có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau; nếu không sống chung với nhau thì có nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là quan hệ nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể không thể chuyển giao cho người khác. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng thì người vi phạm phải có điều kiện về kinh tế và làm cho người để lại thừa kế lâm vào tình trạng khốn khổ hoặc nguy hiểm về tính mạng. Thực tế có nhiều trường hợp ông, bà, cha, mẹ có tài sản là đất đai, nhà cửa mà lâm vào tình trạng nghèo đói, túng quẫn nhưng lại không chịu bán đất đai, nhà cửa để lo cho cuộc sống của mình chính vì vậy rất nhiều trường hợp người đó chết mà để lại rất nhiều di sản thừa kế. Pháp luật Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ, tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là những người không làm tròn nghĩa vụ của mình với người để lại di sản vì vậy pháp luật tước quyền hưởng di sản của những người này đối với người để lại di sản. Thiết nghĩ, những quy định này của BLDS năm 2005 là hoàn toàn hợp lý, hợp tình.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 những người trong hàng thừa kế phải bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác và mục đích của người thừa kế này là hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng thì sẽ không được hưởng di sản mà người chết để lại. Như vậy, trường hợp nếu người này chỉ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác (hành vi giết người thừa kế khác) nhưng không nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì người này vẫn được thừa kế phần di sản mà người chết để lại, họ sẽ

không bị pháp luật tước quyền thừa kế.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, thay di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Theo quy định của pháp luật dân sự người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, tụ nguyện hoàn toàn. Điều đó thể hiện pháp luật của nhà nước ta tôn trọng quyền tự do ý chí của mỗi cá nhân, pháp luật không cho phép bất cứ ai có quyền xâm phạm và làm mất đi quyền tự do đó của họ. Những người có hành vi xâm phạm đến quyền tự do đó với mục đích vụ lợi, trái với ý chí của người để lại di sản sẽ bị pháp luật trừng phạt bằng cách tước quyền thừa kế của người vi phạm đó.

Ví dụ: Ông A có 2 người con là B và C. Năm 2000 ông A lập di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản của ông khi ông chết. Biết ông A không cho mình hưởng di sản của ông nên B đã có hành vi hủy di chúc của ông A nhằm hưởng một phần di sản.

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 643 BLDS năm 2005 quy định: Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

BLDS năm 2005 tôn trọng ý chí của người lập chúc nên nếu người để lại di sản đã biết được những hành vi trên của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì người đó vẫn được hưởng. Còn trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản bằng cách lập di chúc cho những người thuộc diện và hàng thừa kế đó được hưởng di sản thì những người này sẽ vẫn không được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Với những quy định của pháp luật dân sự hiện hành cho thấy được bản chất nhân đạo, tính nhân văn và lòng vị tha mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam luôn « lấy đức báo oán ».

Chương 3‌

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT

NHỮNG TRANH CHẤP VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN


3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế giai đoạn từ năm 2007 đến nay

Trong thời gian gần đây những tranh chấp về thừa kế ở Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng có chiều hướng giảm và ít phức tạp hơn đi so với trước đây. Điều này thể hiện ở chỗ số lượng các án phúc thẩm của hai Tòa án này ngày càng giảm.

Tại Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2007 đến năm 2011, tòa án đã thụ lý tổng số 186 án phúc thẩm về dân sự. Trong đó, các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là 65 vụ, chiếm tỷ lệ 34,94%; tranh chấp về quyền sử dụng đất là 67 vụ, chiếm tỷ lệ 36%; tranh chấp về thừa kế là 14 vụ, chiếm tỷ lệ 7,53%; các tranh chấp khác là 14 vụ, chiếm tỷ lệ 7,53%; tranh chấp về hợp đồng dịch vụ là 26 vụ, chiếm tỷ lệ 14%.(xem Biểu đồ 3.1 phần Phụ lục)

Năm 2007, Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý 48 vụ án phúc thẩm về dân sự. Trong đó, các tranh chấp về thừa kế là 05 vụ. Năm 2008, Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý 45 vụ án phúc thẩm về dân sự (giảm 03 so với năm 2007). Trong đó, các tranh chấp về thừa kế là 02 vụ (giảm 03 vụ so với năm 2007). Năm 2009, Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý 29 vụ án phúc thẩm về dân sự (giảm 19 vụ so với năm 2007, giảm 16 vụ so với năm 2008). Trong đó, không có tranh chấp về thừa kế bị thụ lý theo trình tự phúc thẩm. Năm 2010, Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý 33 vụ án phúc thẩm về dân sự (giảm 15 vụ so với năm 2007 nhưng lại tăng 04 vụ so với năm 2009). Trong đó, các tranh chấp về

thừa kế là 02 vụ. Năm 2011, Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thụ lý 31 vụ án phúc thẩm về dân sự (giảm 02 vụ so với năm 2010). Trong đó, các tranh chấp về thừa kế là 04 vụ.(xem Biểu đồ 3.2 phần Phụ lục)

Trong tổng số 186 án được Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý theo trình tự phúc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 thì có 179 án được giải quyết, chiếm tỷ lệ 96,24 %; số lượng án chưa được giải quyết là 07 án, chiếm tỷ lệ 3,76%. Trong số 179 án được giải quyết thì có 46 án được tuyên y án sơ thẩm, chiếm tỷ lệ là 25,7%; số án bị sửa là 109 án, chiếm tỷ lệ 60,9%; số án bị hủy là 24 án, chiếm tỷ lệ 13,4%.(xem Biểu đồ 3.3 phần Phụ lục)

Tỷ lệ án phúc thẩm về thừa kế được thụ lý tại Tòa án nhân dân Tỉnh thừa Thiên Huế là không nhiều, chỉ giao động trong khoảng 1 đến 5 vụ mỗi năm. Tuy nhiên, trong hầu hết những tranh chấp về thừa kế được thụ lý theo trình tự phúc thẩm thì đều chỉ bị Tòa án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế sửa án hoặc tuyên y án sơ thẩm.

Tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng từ năm 2007 đến năm 2011 tổng số các vụ án phúc thẩm về dân sự mà Tòa đã thụ lý là 641 vụ. Trong đó, các tranh chấp về hợp đồng gia công gửi giữ tài sản là 27 vụ, chiếm tỷ lệ 4,21%; chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 130 vụ chiếm tỷ lệ 20,29%; tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là 165 vụ chiếm tỷ lệ 25,74%; tranh chấp về thừa kế là 83 vụ chiếm tỷ lệ 12,95%, tranh chấp về hợp đồng dịch vụ là 93 vụ chiếm tỷ lệ 14,51%, tranh chấp về sở hữu tài sản là 34 vụ chiếm tỷ lệ 5,3%, tranh chấp khác là 109 vụ chiếm tỷ lệ 17%.(xem Biểu đồ

3.4 phần Phụ lục)

Theo số liệu của Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng từ năm 2007 đến năm 2011, số lượng án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất, các tranh chấp về thừa kế chỉ chiếm tỷ lệ trung bình (12,95%) trong tổng số các nhóm tranh chấp được xét xử theo trình tự phúc thẩm. Điều này cho

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí