và ngược lại của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp họ ở cùng với nhau có khác biệt gì so với trường hợp họ không ở cùng với nhau? Điều này rất cần được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật để có sự áp dụng thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án thuộc loại quan hệ này tại các cấp tòa án.
Thứ tư, Cần có văn bản hướng dẫn về việc con nuôi được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản và con riêng được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha dượng, mẹ kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản được quy định tại Điều 678 và Điều 679 BLDS năm 2005.
Điều 677 BLDS năm 2005 qui định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trên cơ sở quy định của các điều luật đã nêu người con nuôi và người con riêng nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì ngoài việc được hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi; của cha dượng, mẹ kế còn được thừa kế di sản theo qui định tại Điều 677 (thừa kế thế vị).
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là:
- Về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi theo quy định của BLDS năm 2005, thì trường hợp thừa kế thế vị chỉ đặt ra trong trường hợp người con nuôi đó sinh con đẻ hay cả trường hợp người con nuôi đó không có con đẻ mà chỉ có con nuôi? Nghĩa là, pháp luật cho phép con đẻ của người con nuôi được thừa kế thế vị hay con nuôi của người con nuôi cũng
được thừa kế thế vị không nhất thiết phải là con đẻ của con nuôi. Trường hợp chắt được hưởng thừa kế thế vị cũng đặt ra trường hợp tương tự như trường hợp của cháu.
- Về thừa kế thế vị giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng đặt ra trường hợp như đối với con nuôi. Nếu như được thừa kế thế vị thì con đẻ của người con riêng được thừa kế thế vị hay con nuôi của người con riêng được thừa kế thế vị phần di sản mà cha hoặc mẹ của chúng sẽ được hưởng nếu còn sống. Cũng trong hoàn cảnh như nêu trên xảy ra đối với trường hợp là chắt thì sẽ được giải quyết như thế nào?
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định những trường hợp này được hưởng thừa kế thế vị nhưng thực tế lại chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể vì vậy cần thiết phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này để áp dụng một cách thống nhất.
Thứ năm, Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nóiriêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Trường Hợp Không Được Hưởng Thừa Kế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành
- Thực Trạng Giải Quyết Tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành Phố Đà Nẵng
- Nguyên Nhân Của Thực Trạng Qua Thực Tiễn Xét Xử Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế Và Thành Phố Đà Nẵng
- Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Luật HNGĐ là một văn bản pháp luật có quan hệ mật thiết với các văn bản pháp luật quy định về thừa kế như BLDS. BLDS đã có những quy định về thừa kế trong một chương riêng điều này tạo sự thuận lợi và áp dụng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhận thức pháp luật của một số tầng lớp nhân dân trong xã hội còn thấp, văn bản pháp luật còn chưa hướng dẫn chi tiết cụ thể khiến những quy định của pháp luật chưa đi vào thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chính vì những lý do đó mà ngoài việc phải nâng cao chất lượng của các văn bản pháp luật thì nhà nước ta cũng cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng trong mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng có thể thông qua báo
chí, truyền hình hay trên các đài phát thanh, thậm chí là phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật....
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ giúp cho việc nhận thức pháp luật trong nhân dân cao hơn. Khi nhận thức pháp luật của người dân được nâng lên thì các tranh chấp về thừa kế sẽ giảm và ít phức tạp hơn.
KẾT LUẬN
BLDS năm 2005 ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới vượt bậc đối với pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội, của đời sống kinh tế những quy định ấy vẫn phát sinh những bất cập cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế còn nhiều trường hợp xác định chưa đúng về diện và hàng thừa kế còn bỏ xót những người trong diện này. Chính vì lẽ đó, vấn đề xác định chính xác những người trong diện và hàng thừa kế có một ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu về diện và hàng thừa kế sẽ cho chúng ta một cái nhìn chính xác hơn, xác định đúng những người trong diện này và thứ tự ưu tiên của các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Xác định đúng diện và hàng thừa kế sẽ giúp các Thẩm phán giải quyết các tranh chấp về thừa kế một cách chính xác nhất, tạo nên sự tin tưởng trong nhân dân. Giúp người dân hiểu rõ về diện và hàng thừa kế để bảo vệ quyền lợi của bản thân và những người khác trong gia đình.
Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự về thừa kế tác giả luận văn có một cái nhìn chính xác hơn về những người trong diện và hàng thừa kế từ đó thấy được những bất cập còn tiềm ẩn trong thực tiễn và ở những quy định của pháp luật. Theo đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, sửa đổi, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931.
2. Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936.
3. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp năm 1998, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ luật Dân sự và Thương mại IRan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995.
6. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
7. Bộ luật dân sự Nhật Bản năm 1995.
8. Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9 quy định một số vấn đề về thừa kế, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Chính phủ (1950) Sắc lệnh số 97/ SL của Chủ tịch nước ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong Dân luật.
12. Chính phủ (1960), Sắc lệch số 02/SL của Chủ tịch nước ngày 13/1 về việc công bố Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 29/12/1959, Hà Nội.
13. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 10/10 về đăng ký hộ tịch, Hà Nội.
14. Chính phủ (2000), Chỉ thị số 15/2000 ngày 9/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội.
15. Chính phủ (2000), Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết về thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội.
16. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 22/10 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10, Hà Nội.
17. Chính phủ (2003), Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 12/2 về sinh con theo phương pháp khoa học, Hà Nội.
18. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27/12 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.
19. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, TP Hồ Chí Minh.
20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
21. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.
22. Hoàng Việt luật lệ năm 1812.
23. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959.
24. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
25. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
26. Luật Hồng Đức.
27. Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
28. Lê Kim Quế (2001), 110 câu hỏi về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Mạnh Bách (1993), Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân từ năm 1945 đến nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Phùng Trung Tập (2010), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội.
35. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6 về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội.
36. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-TANDTC ngày 27/8 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60-TANDTC ngày 22/2 hướng dẫn giải quyết các trường hợp của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam ra Bắc tập kết lấy vợ, lấy chồng khác, Hà Nội
39. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.
40. Tòa án nhân dân tối cao (1988), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Hà Nội.
41. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 19/10 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế 1990, Hà Nội.
42. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 06/4 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
43. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp (2001),Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT ngày 03/01 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10, Hà Nội.
44. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2007.
45. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2008.
46. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2009.
47. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2010.
48. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2011.
49. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007.
50. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008.
51. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009.
52. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
53. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.
54. Trung tâm Từ điển học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích từ ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
56. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2000), Quốc triều Hình luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
57. Trường Đại học Luật Hà Nội, (1998), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2001), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
59. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1990), Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội.
60. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 1037/2006/NQ- UBTVQH11 ngày 27/7 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, Hà Nội.