nuôi với con nuôi, giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng là còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện nay quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhận con nuôi đang phổ biến trong xã hội hiện nay. Pháp luật dân sự đặt ngang bằng mối quan hệ nuôi dưỡng với quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân chính vì vậy diện thừa kế theo quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cần phải được quy định cụ thể hơn nữa nhất là mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng.
3.3. Nguyên nhân của thực trạng qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng
Thực tiễn trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều các tranh chấp về thừa kế và có chiều hướng phức tạp hơn. Chính phủ và nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật để hướng dẫn giải quyết các trường hợp thừa kế tuy nhiên những văn bản này vẫn tồn tại nhiều bất cập về diện và hàng thừa kế dẫn đến hiểu sai, xác định nhầm hay bỏ xót những người trong diện và hàng thừa kế cần được sửa đổi cho phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó có những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, Bộ luật Dân sự 2005 ra đời quy định rõ ràng về các hàng thừa kế là một thuận lợi rất lớn cho công tác xét xử. Tuy vậy, vẫn có những quy định của pháp luật thừa kế và các văn bản có liên quan chưa thật sự nhất quán, chưa rõ ràng rất khó áp dụng. Nhiều mối quan hệ phát sinh nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn đầy đủ, dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế nói riêng còn mỏng. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
- Quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế còn chưa rõ ràng. BLDS năm 2005 quy định nếu giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con ruột thì sẽ được hưởng thừa kế di sản của nhau nhưng lại không quy định
và hướng dẫn rõ ràng thế nào là nuôi dưỡng, chăm sóc như cha con, mẹ con. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định cha dượng, mẹ kế có thể nhận con riêng của vợ, chồng làm con nuôi. Nếu như theo suy đoán pháp lý thì có lẽ pháp luật muốn giải quyết vấn đề bằng cách cho phép chuyển đổi mối quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng thành mối quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi để áp dụng pháp luật một cách dễ dàng hơn. Cũng có những trường hợp cha dượng, mẹ kế không nhận con riêng của vợ, của chồng làm con nuôi thì vấn đề này sẽ giải quyết thế nào? Thực tế khi giải quyết những trường hợp này rất khó để xác định mối quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc giữa những người này với nhau. Điều này cần thiết đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính nhất quán trong việc áp dụng pháp luật.
- Đối với vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học cũng là vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét. Nhiều cặp vợ chồng sinh sống với nhau nhưng không có con họ buộc phải tìm đến phương pháp khoa học là thụ tinh nhân tạo để giúp họ được làm cha, làm mẹ. Thực tế, có những trường hợp một người đã chết đi nhưng tinh trùng của họ được bảo quản, một thời gian sau vợ của họ tới bệnh viện và được các bác sỹ dùng tinh trùng của người chồng đã chết để thụ tinh cho người vợ. Trường hợp này đứa con do người vợ sinh ra sau khi người chồng đã chết một khoảng thời gian dài như vậy có được coi là con chung của vợ chồng hay không? Thực tế, trường hợp này chưa có văn bản nào điều chỉnh phải xác định như thế nào và người con đó có thuộc diện và hàng thừa kế của người đã chết hay không?
Một trường hợp khác nữa là trường hợp người vợ đi thụ tinh nhân tạo nhưng không dùng tinh trùng của người chồng mà tinh trùng là của một người khác sau này người chồng đi xét nghiệm AND mới phát hiện đứa con đó không phải con mình. Vậy trường hợp này họ có thuộc diện thừa kế theo pháp
luật của nhau không? Giữa những người này có thể thực tế tồn tại quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau nhưng đó là do người chồng không biết người đó không phải là con mình.
Thứ hai, Trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã được nâng lên nhưng vẫn còn rất thấp, rất nhiều người dân đặc biệt là những người dân ở khu vực miền núi hay khu vực nông thôn chưa được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản về thừa kế. Trong xã hội hiện nay còn nhiều nơi chịu nhiều ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu, người con trai trưởng đương nhiên là người thừa kế di sản của cha mẹ để lại. Những người con khác hầu hết họ không biết mình có quyền hưởng di sản thừa kế mà người thân của họ để lại, những người con gái trong gia đình khi đi lấy chồng thậm chí còn không biết mình là người được hưởng thừa kế di sản của cha mẹ và được hưởng thừa kế ngang hàng với anh, em trai của mình. Chưa kể đến việc người con nuôi được hưởng di sản của bố, mẹ nuôi; người con riêng có thể được hưởng di sản của cha dượng, mẹ kế. Nhiều trường hợp họ sợ động chạm tới pháp luật nên không dám đứng lên khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế mà họ là một trong số những người có quyền được hưởng. Đến khi họ ý thức được quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm và dám đứng lên khởi kiện đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thì giá trị di sản thừa kế đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm mở thừa kế do thời gian đã rất lâu nên khó xác định chính xác giá trị tài sản tại thời điểm mở thừa kế điều này làm cho thời gian giải quyết các vụ án kéo dài và nhiều trường hợp chưa xác định chính xác những người thuộc diện và hàng thừa kế cũng như chưa xác định được chính xác giá trị di sản để chia. Thậm chí có những trường hợp những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chết dám đứng lên khởi kiện đòi lại quyền lợi của mình thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đã hết.
Có thể bạn quan tâm!
- Hàng Thừa Kế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành
- Những Trường Hợp Không Được Hưởng Thừa Kế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành
- Thực Trạng Giải Quyết Tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành Phố Đà Nẵng
- Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 11
- Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Thứ ba, Một trong những nguyên nhân tất yếu của trình độ hiểu biết pháp
luật trong nhân dân còn thấp là do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được triển khai một cánh tốt nhất. Công tác tuyên truyền còn chưa sâu, rộng trong toàn dân đặc biệt là ở những khu vực nông thôn hay khu vực miền núi, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội.
Trong điều kiện tác động của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng coi trọng giá trị của đồng tiền hơn. Điều đó tác động tới các quan hệ thừa kế liên quan đến di sản có giá trị lớn: nhà, đất; số vốn lớn dùng trong kinh doanh, đầu tư... nên khi Tòa án các cấp đưa vụ án ra xét xử, quyết định của bản án có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của những người thừa kế, do đó không tránh khỏi hiện tượng phần lớn các đương sự tìm cách chống đối, nhằm mục đích làm thay đổi quyết định của bản án hoặc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong khi chế tài áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự còn đơn giản thì hiện tượng nêu trên cũng tạo thêm sự phức tạp, kéo dài trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.
Thứ tư, Do ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh, hệ thống lưu trữ tài liệu chưa đảm bảo dẫn đến giấy tờ tài liệu bị thất lạc, công tác quản lý nhân thân còn sai xót, chồng chéo giấy tờ khai sinh, khai tử thất lạc hoặc cấp đi cấp lại, thay đổi tên họ thiếu sự thống nhất. Nhiều nguyên nhân khác nhau như vậy dẫn đến việc xác định nguồn gốc di sản cũng như xác định diện, hàng thừa kế gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, trong những năm gần đây số lượng di sản thừa kế mà người chết để lại ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là có giá trị rất lớn vì vậy các tranh chấp về thừa kế cũng vì thế mà tăng cao và phức tạp hơn.
Thứ năm, Việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn đòi hỏi Tòa án các cấp phải linh hoạt, mềm dẻo. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn thẩm phán của ta hiện nay, đặc biệt là các Tòa án cấp quận, huyện, thị xã, thị
trấn còn chưa cao, chưa đồng đều, chưa bắt kịp với yêu cầu của thực tế, lại thiếu nhiều nên việc thu thập và đánh giá chứng cứ cũng như việc áp dụng các văn bản pháp luật còn thiếu chặt chẽ, sâu sắc; việc giải quyết vụ án không đúng, thiếu tính thuyết phục, làm các vụ án trở nên phức tạp, kéo dài.
Với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, đời sống xã hội ngày càng tăng cao, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân cũng sẽ tăng cao hơn do sự phát triển cao của nền kinh tế, do sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật. Do đó, số lượng các vụ tranh chấp về thừa kế cũng sẽ tăng cao. Nếu như trong thời gian tới các văn bản pháp luật không được sửa đổi cho phù hợp thì sẽ không đáp ứng kịp thời với tình hình hiện tại dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế sẽ không triệt để và chính xác.
3.4. Những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế
Qua việc phân tích các quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế, thấy được những bất cập về diện và hàng thừa kế. Tác giả luận văn đã nhận thấy có những thiếu sót trong các văn bản pháp luật thừa kế nói chung, những thiếu sót trong các quy định về hàng thừa kế nói riêng và những ảnh hưởng không nhỏ của một số yếu tố khách quan khác. Tác giả luận văn xin đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện các quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế.
Thứ nhất: Đưa khái niệm diện thừa kế thành một điều trong chương thừa kế của BLDS.
Trong các văn bản pháp luật của chúng ta chưa có một quy định cụ thể nào quy định khái niệm “diện thừa kế”. Các tài liệu, giáo trình mà các tác giả viết chỉ nêu khái niệm diện thừa kế trên cơ sở phân tích tổng thể các văn bản pháp luật từ trước đến nay như Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và phân tích các điều luật như Điều 676 người thừa kế
theo pháp luật; Điều 678 quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ; Điều 679 quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế từ đó đúc kết lại thành một khái niệm chung nhất. Song không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu được diện thừa kế là gì? Những ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật? Điều này, đòi hỏi một sự cần thiết phải đưa vào BLDS một điều luật riêng quy định về diện thừa kế, vị trí của nó có thể đặt trước Điều 676 người thừa kế theo pháp luật. Nội dung của điều luật có thể như sau:
Tên của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật.
Nội dung của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật là tất cả những người có thể được hưởng di sản của người chết để lại theo quy định của pháp luật. Những người này là những người có một trong các mối quan hệ sau với người chết những người có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người đã chết.
Thứ hai: Nhà nước cần thiết phải ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn xử lý và giải quyết dứt điểm các quan hệ tranh chấp còn tồn tại về diện và hàng thừa kế. Diện những người hưởng thừa kế theo pháp luật dựa trên ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Theo đó, nó liên quan trực tiếp đến nhiều ngành luật như Luật HNGĐ, Luật Nuôi con nuôi. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn giải quyết các trường hợp về thừa kế thì cần nghiên cứu đồng bộ tất cả những văn bản có liên quan để có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.
Một là, Cần phải quy định cụ thể hơn về trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1 mục 2 của Nghị quyết số 01/ 2003/ NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình. Điểm b, Khoản 1 Nghị quyết số 01 quy định:
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo qui định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo qui định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có qui định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy từng trường hợp mà toà án xử lý như sau:
- Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý.
- Nếu đã thụ lí vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Với qui định tại điểm b nêu trên thì trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/ 01/1987 đến ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn mà chưa đi đăng ký kết hôn nếu đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật thừa kế. Điều này hoàn toàn hợp lý. Nhưng trong trường hợp sau ngày 01/ 01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết và có tranh chấp về thừa kế thì chờ qui định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cách giải quyết. Điều này lại không phù hợp với qui định tại Nghị quyết số 35/ 2000/ QH 10 ngày 09/6/2000 hướng dẫn thực hiện Luật HNGĐ năm 2000, từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đi đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Nếu pháp Luật HNGĐ đã không công nhận họ là vợ chồng thì trong trường hợp này Nghị quyết số 01/ 2003/ NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 cũng nên qui định họ không phải là vợ chồng hợp pháp nên không được hưởng thừa kế của nhau. Nếu như quy định như vậy thì Nghị quyết số 01/ 2003/ NQ-HĐTP
ngày 16/4/2003 và Nghị quyết số 35/ 2000/ QH 10 ngày 09/6/2000 sẽ có sự thống nhất với nhau và phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Hai là, Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về trường hợp những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học. Với thực tế hiện nay việc sinh con theo phương pháp khoa học là một đòi hỏi tất yếu, khách quan trong xã hội. Vấn đề công nhận cha cho những đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để vấn đề này được giải quyết một cách chính xác, thấu tình, đạt lý đòi hỏi những quy định của pháp luật phải được ban hành nhanh chóng và thật cụ thể thì mới giải quyết được những vấn đề phát sinh.
Thứ ba, Cần có văn bản hướng dẫn về mối quan hệ giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế làm cơ sở cho việc xem xét họ có được hưởng thừa kế di sản của nhau hay không? BLDS năm 2005 quy định con nuôi và cha mẹ nuôi được hưởng thừa kế của nhau; con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau. Tuy nhiên, với việc BLDS năm 2005 quy định về quyền thừa kế di sản của con nuôi với cha mẹ nuôi và thừa kế giữa con riêng với cha dượng mẹ kế lại không có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn cụ thể để xác định thế nào là có quan hệ chăm sóc lẫn nhau như cha con, mẹ con. Nếu như trường hợp chỉ có sự chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng thì có được hưởng thừa kế của nhau hay không? Với việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ của chồng được hưởng thừa kế di sản của nhau điều này khiến thực tiễn xét xử các vụ án thừa kế liên quan đến loại quan hệ này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá thế nào là chăm sóc, thế nào là nuôi dưỡng? Mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào là đủ để chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của con riêng đối với cha dượng, mẹ kế