Thúc Đẩy Quá Trình Đô Thị Hoá Các Vùng Biên Giới Hình Thành Những Khu Tập Trung Dân Cư, Tạo Việc Làm, Tăng Thu Nhập Dân Cư Và Củng Cố Quốc Phòng


Với sự hình thành các KKTCK, khu mậu dịch tự do, khu bảo thuế được xem như điểm nhấn cho hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này. Từng địa phương còn mở các cặp chợ biên giới, hợp tác tay đôi giữa những địa bàn giáp biên, đáp ứng những nhu cầu kịp thời trong đời sống kinh tế - văn hoá của cư dân, kích thích sản xuất hàng hoá vùng sâu, vùng xa trong các tỉnh sơn cước này. Hơn thế nữa, qua khu vực này, Việt Nam còn thực hiện dịch vụ tạm nhập - tái xuất sang nước thứ ba. Năm 2008, doanh số của dịch vụ này của toàn quốc là 3,6 tỷ USD, phần quá cảnh Trung quốc là 2,8 tỷ USD, chiếm 77,77% của cả nước. Nhờ hoạt động thương mại XNK, XNC diễn ra sôi động, tổng kim ngạch XNK qua các KKTCK biên giới Việt trung liên tục tăng lên. Năm 2006 đạt khoảng 2,7 tỷ USD, năm 2007 đạt hơn 3,7 tỷ USD, năm 2008 đạt khoảng 6,5 tỷ USD (chiếm 74,2% kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK của cả nước), chiếm 32,24% tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai quốc gia. Năm 2010 có giảm xuống chút ít do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn đạt hơn 6,1 tỷ USD. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như: xăng dầu (tạm nhập tái xuất), xi măng, sắt thép xây dựng, hàng nông sản và hải sản (KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn, KKTCK Móng Cái, KKTCK Bắc Phong Sinh, KKTCK Lào Cai), hàng công nghiệp tiêu dùng như: mỹ phẩm, mì ăn liền, bánh kẹo, dày dép đồ nhựa, quặng sắt. Hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ điện gia dụng, trang trí nội thất, nguyên vật liệu, thiết bị công nghiệp, máy móc thiết bị và hóa chất phục vụ cho sản xuất trong nước.

Về hoạt động du lịch, đến năm 2010 có gần 5,5 triệu lượt người và hơn 211 ngàn lượt ô tô xuất, nhập cảnh qua các KKTCK.

Các KKTCK ở khu vực này chiếm tới 85,4% (khoảng 5.685 tỷ đồng) tổng thu NSNN năm 2008 của các KKTCK cả nước. Trong đó, thu thuế XNK


năm 2008 đạt trên 1.538 tỷ đồng (80% tổng thu thuế XNK qua các KKTCK cả nước) gồm cả thuế XNK hàng hoá và phí XNC.

Nếu như năm 2000, khu vực này chỉ có 4 KKTCK (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai) với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 100 triệu USD, thu ngân sách trên 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50% thì đến năm 2008 đã có một sự thay đổi lớn: tổng kim ngạch XNK đạt 6,5 tỷ USD; thu ngân sách đạt gần 7.000 tỷ đồng; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 20%, thu nhập bình quân đầu người đã trên 10 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/người, gấp 10 lần so với năm 2000.

Đặc biệt, mức tăng lên của các chỉ số tăng trưởng qua KKTCK biên giới Việt Trung đều tăng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn các KKTCK chiếm một tỉ trọng lớn trong thu ngân sách tại các tỉnh có KKTCK.

Thứ ba, phát triển các KKTCK đã làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK đồng thời có tác động lan toả tới các địa phương trong cả nước

Quá trình phát triển kinh tế tại các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Tại Móng Cái, từ một địa phương trước năm 1990 kinh tế - xã hội kém phát triển, chủ yếu là thuần nông, lạc hậu, tỷ trọng nông nghiệp chiếm đến 80% GDP, đến nay cơ cấu kinh tế thay đổi mạnh, tỷ trọng dịch vụ đạt trên 73%; công nghiệp, xây dựng trên 11,9%; ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ còn 14,9%. Trong giai đoạn 5 năm 2006- 2010, kinh tế thành phố Móng Cái tăng trưởng khá và tương đối bền vững, đạt trung bình 14,4%/năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


Như vậy, việc hình thành các KKTCK đã khơi dậy tiềm năng của các tỉnh có cửa khẩu. Trên thực tế, trước khi hình thành các KKTCK các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai nằm trong danh sách các tỉnh khó khăn, nay các tỉnh này đã có những vị thế khác hẳn so với trước đây.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 15

Việc hình thành các KKTCK đã tạo ra sự lan toả đáng kể. Hàng hoá XNK qua các KKTCK Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai và một số khu khác không chỉ là hàng hoá của dân cư biên giới, tỉnh sở tại mà là hàng hoá trao đổi của hầu hết các địa phương trong cả nước. Theo ước tính, khoảng 85% số hàng hoá trao đổi qua KKTCK Lạng Sơn, Lào Cai là từ các tỉnh trong cả nước. Điều này tạo cơ hội cho các địa phương XNK hàng hóa , thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước.

2.3.1.2. Thúc đẩy quá trình đô thị hoá các vùng biên giới hình thành những khu tập trung dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập dân cư và củng cố quốc phòng tại tỉnh biên giới

Cùng với các hình thức hoạt động buôn bán là quá trình đô thị hoá diễn ra từng ngày, từng giờ tại các KKTCK. Với sự hỗ trợ đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, một số KKTCK đã trở thành điểm sáng trên tuyến biên giới, hình thành một số đô thị biên giới như Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai. Những đô thị này đã tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, cải thiện hình ảnh Việt Nam và nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư khu vực biên giới.

Thực tiễn cho thấy, chỉ một vài năm sau khi thực hiện chính sách mở cửa và bình thường hoá quan hệ Việt - Trung, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh vùng biên, đặc biệt là các đô thị đã thay da đổi thịt. Mức tăng GDP bình quân của các tỉnh này đều trên dưới 10%/năm, riêng tỉnh Quảng Ninh và Lào Cai từ khoảng 12 - 13%. Với đà tăng trưởng đó, tỉnh Quảng


Ninh từ một tỉnh luôn trong tình trạng thiếu hụt ngân sách trong thời kỳ đóng cửa đã trở thành một tỉnh bội thu ngân sách sau mấy năm mở cửa. Các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng cũng là các tỉnh vùng biên có tốc độ phát triển nhanh nhờ vào hoạt động buôn bán biên giới, mà trong đó các trung tâm thương mại đô thị biên giới như Đồng Đăng, Lào Cai, Trà Lĩnh đóng vai trò chủ đạo...

Hạ tầng cơ sở của các đô thị vùng biên từng bước được hiện đại hoá, bộ mặt đô thị cũng được thay đổi nhanh chóng, nhà cửa được quy hoạch theo trật tự, đô thị mọc lên san sát, hầu hết là loại nhà 3, 4 tầng; toàn bộ dân cư đô thị và trên 60% dân cư vùng nông thôn đã có điện thắp sáng và có hệ thống nước hợp vệ sinh để sử dụng. Những khu vực như Cốc Lếu, thành phố Lào Cai (thuộc tỉnh Lào Cai); Trà Lĩnh, thị xã Cao Bằng (thuộc tỉnh Cao Bằng), Đồng Đăng, Kỳ Lừa (thuộc tỉnh Lạng Sơn), Móng Cái (thuộc tỉnh Quảng Ninh) mặc dù ở xa trung tâm Hà Nội và thuộc khu vực đô thị ven biên, nhưng hệ thống viễn thông đã được nối mạng quốc tế; hệ thống giao thông không những được nâng cấp trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Cầu Hồ Kiều, Kim Thành nối thành phố Lào Cai (Lào Cai) với thị trấn Hà Khẩu (Vân Nam), Cầu Bắc Luân nối thành phố Đông Hưng (Quảng Tây) với thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) cũng là những chiếc cầu nối vùng đại Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam đã được khai thông trong năm 1993 và 1994. Tháng 2 năm 1996, đường sắt liên vận Hà Nội - Bắc Kinh và Hà Nội - Côn Minh cũng được nối liền.

Hầu hết các khu vực của KKTCK Móng Cái (Quảng Ninh), KKTCK Lào Cai (Lào Cai), KKTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn), KKTCK Trà Lĩnh (Cao Bằng)... đã hội đủ các điều kiện để được coi là đô thị. Có thể lấy Móng Cái làm ví dụ: nằm ở vị trí cầu nối trong hệ thống liên thị Đông Hưng - Móng Cái,


trung tâm thương mại Móng Cái đã được hình thành trên cơ sở của 3 khu chợ liên hoàn: chợ số 1 được đảm nhiệm chức năng của cửa khẩu tiểu ngạch, chợ số 2 chuyên bán các thương phẩm tươi sống và chợ số 3 bán các sản phẩm chế biến tại chỗ. Hệ thống 3 chợ liên hoàn được xây dựng theo kiểu kiến trúc khung kho hiện đại đã trở thành trung tâm thương mại vùng biên hội đủ các thành phần doanh nghiệp từ 21 tỉnh thành của Việt Nam và các doanh nghiệp từ các vùng Đông Hưng (Phòng Thành) Bắc Hải, Liễu Châu, Khâm Châu (Quảng Tây), Quảng Châu (Quảng Đông), Phúc Châu (Phúc Kiến), Hồ Bắc và Hồ Nam (Trung Quốc) sang đăng ký hoạt động kinh doanh. Chưa kể số lượng người qua lại du lịch, tìm đối tác kinh doanh, hàng ngày có tới hàng nghìn lượt người từ bên Trung Quốc mang hàng hoá sang bán ở chợ, trung tâm thương mại khu vực biên giới của Việt Nam và ngược lại.

Không những thế, Móng Cái còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực của bến tàu Mũi Ngọc, khu du lịch Trà Cổ và cảng biển nước sâu Vạn Gia nên trung tâm thương mại này đã trở thành một vùng đô thị thương mại vùng biên quan trọng nằm trong hệ thống thương mại liên hoàn Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, và cũng là đô thị thương mại vùng biên quan trọng của Việt Nam. Vì thế, tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra nhanh chóng, từ một thị trấn được hồi sinh sau mấy năm mở cửa, đến năm 1998, Móng Cái đã hội đủ các tiêu chí của một thị xã vùng biên với hệ thống giao thông và vô tuyến viễn thông phát triển mạnh mẽ.

Ở một số vùng biên khác, như Đồng Đăng Lạng Sơn và Lào Cai, tuy tốc độ đô thị hoá diễn ra chưa mạnh như Móng Cái nhưng so với những khu vực đô thị nội địa thì tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra cũng khá sôi động và trở thành điểm trung chuyển hàng hoá quan trọng trong hệ thống đô thị thương mại liên hoàn: Đồng Đăng - Kỳ Lừa (Lạng Sơn, Việt Nam ) - Bằng Tường


(Quảng Tây, Trung Quốc) ; Lào Cai (thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam ) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc).

Nhìn chung, ba trung tâm đô thị vùng biên Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai trở thành 3 cửa ngõ vùng biên quan trọng không những trong quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn là những điểm hẹn của bạn bè quốc tế qua cửa khẩu biên giới của cả hai nước Việt - Trung.

Quá trình phát triển kinh tế tại các KKTCK đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh biên giới liên tục trên 10%, đời sống nhân dân trên địa bàn được nâng lên rõ nét, số người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo tài liệu điều tra thực địa, tính đến hết năm 2010 trên địa bàn KKTCK Móng Cái, Lạng Sơn và Lào Cai có tới hàng ngàn hộ có tiền tỷ và có từ 1 - 3 ô tô. Phần lớn các hộ này là nhờ có các hoạt động buôn bán, kinh doanh tại KKTCK và thông qua hoạt động kinh doanh qua biên giới. Thông qua quá trình phát triển kinh tế tại KKTCK đã thu hút được dân cư các địa bàn khác đến làm ăn sinh sống, ngăn chặn được tình trạng rời bỏ biên giới; dân số và lao động làm việc tại các KKTCK tăng lên; nhân dân có điều kiện nắm bắt và hiểu biết hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với khu vực biên giới; đồng thời cũng đã đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng lực cũng như tăng cường trang thiết bị cho các lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng…góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn biên giới.

2.3.1.3. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc thông qua quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch

Không chỉ hoạt động thương mại, việc phát triển các KKTCK đã thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Trung


Quốc, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Quảng Ninh (35 dự án), Lào Cai (15 dự án), Lạng Sơn (10 dự án), Hà Giang (3 dự án), Lai Châu (5 dự án).

Các nhà đầu tư của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số tỉnh miền Nam, gần hoặc tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Liên tiếp trong 2 năm 2008, 2009, Quảng Đông và Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông – Việt Nam, thu hút đông đảo các doanh nghiệp có uy tín của hai nước tham gia. Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông – Việt Nam năm 2008 nhân chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương ngày 6-9-2008, có 250 doanh nghiệp thuộc gần 20 ngành nghề của Quảng Đông tham dự, diễn đàn tổ chức ngày 20-10-2009 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa với 200 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam.

Các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các KKTCK miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương. Đồng thời, thông qua các KKTCK biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, hiện tại chủ yếu tập trung ở Quảng Tây (Trung Quốc), vùng tiếp giáp Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2007, Việt Nam đã có 5 dự án đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc với tổng


vốn 3,7 triệu USD; chủ yếu phân bố ở khu vực Duyên hải miền Đông, với ngành chế tạo là chính.

Thông qua phát triển kinh tế tại các KKTCK, hoạt động du lịch tham quan, đi lại của dân cư, bao gồm cả các tỉnh vùng biên giới cũng như nhân dân hai nước ngày càng tăng lên, người dân tại các KKTCK đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được thụ hưởng nhiều kết quả trực tiếp từ phát triển kinh tế tại các KKTCK.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới Việt - Trung vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể nêu lên những hạn chế chủ yếu như sau:

Thứ nhất, sự phát triển không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội của các KKTCK biên giới còn sơ khai, định hướng không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội, định hướng cơ cấu ngành kinh tế trước mắt và lâu dài cũng như định hướng phát triển dân cư tại KKTCK chưa thật rõ ràng

Mặc dù các KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc đã được xác định về ranh giới địa lý hành chính, song một loạt vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của KKTCK chưa được trả lời: các ngành kinh tế cần được phát triển tại các KKTCK trong những năm trước mắt và tương lai khoảng 5-10 năm tới; trong đó, cần xác định rõ ngành nghề chủ đạo, ngành nghề bổ trợ; xu hướng vận động, biến đổi của cơ cấu các ngành nghề này; nguồn lực phát triển tại chỗ hay bên ngoài; quy mô khối lượng, chất lượng nguồn lực; sự phát triển và cơ cấu dân cư, lao động tại các KKTCK những năm tới; quy hoạch khu dân cư, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội tại các KKTCK… Một loạt vấn đề này hiện chưa được

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022