Năng Lực Quản Lý Nhà Nước Chưa Đáp Ứng Yêu Cầu


2. Năng lực quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu (công tác quy hoạch phát triển còn chưa đồng bộ, tổ chức và quản lý nhà nước đối với KKTCK VN còn yếu kém; hoạt động kiểm tra Hải quan VN còn phiền hà; trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tại KKTCK VN còn

thấp.

100,0

3,1

26,2

37,2

18,9

14,6

3. Chính sách của nhà nước VN đối với KKTCK còn nhiều bất cập (chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu của VN chưa đủ mạnh; chính sách xuất nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở KKTCK VN còn chưa thông thoáng; chính sách thuế XNK của VN chưa hợp lý; chính sách đảm bảo cung cấp vốn tín dụng đối với KKTCK VN

chưa đủ mạnh.

100,0

2,1

21,5

35,7

28,7

12,0

4. Tình trạng thấp kém của hệ thống cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ tầng tại KKTCK VN còn thấp kém; hệ thống giao thông tới KKTCK VN còn khó

khăn).

100,0

2,1

17,6

33,0

21,6

25,7

5. Đầu tư xã hội, hoạt động các doanh nghiệp còn yếu (đầu tư vào phát triển hoạt động kinh tế tại các KKTCK VN chưa mạnh; hoạt động của các

DN tại KKTCK VN còn kém phát triển).

100,0

2,8

15,5

33,5

32,1

16,1

6. Trình độ dân trí của dân cư tại các KKTCK của

Việt Nam còn thấp

100,0

3,7

16,9

41,2

22,9

15,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 17

Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2011


Trên cơ sở đó, có thể phân tích các nguyên nhân hạn chế của phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới Việt - Trung như sau:

Thứ nhất, việc thực hiện các cam kết vẫn còn những khó khăn; chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của hai nước chưa đồng bộ, đặc biệt chính sách của Việt Nam chưa kịp thời thích ứng với những biến đổi chính sách của Trung Quốc về phát triến KKTCK.

Thực tế chứng minh là sự phát triển nhanh hay chậm của KKTCK phụ thuộc nhiều vào chính sách phát triển của các quốc gia láng giềng có chung


biên giới. Nếu quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia không tốt hoặc không cởi mở và chung nguyên tắc là cùng hưởng lợi từ KTCK và KKTCK thì ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

Quan hệ Việt - Trung từ sau bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc đã trở thành đối tác toàn diện quan trọng của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trên tinh thần tin cậy, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển. Cho đến nay, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 30 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực như hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày 07 tháng 11 năm 1991; Hiệp định thành lập Uỷ ban Hợp tác kinh tế - thương mại liên Chính phủ năm 1994; Hiệp định biên giới trên bộ ngày 30 tháng 12 năm 1999; Hiệp định phân định lãnh hải ngày 25 tháng 12 năm 2000; Hiệp định giao thông và vận tải đường sắt; Hiệp định giao thông và vận tải đường bộ; Hiệp định vận tải biển; Hiệp định vận tải hàng không dân dụng; Hiệp định hàng hoá quá cảnh; Hiệp định mậu dịch biên giới; Hiệp định hợp tác du lịch...Điều đó đã tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế nói chung, phát triển các KKTCK nói riêng.

Nhìn chung, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh phát triển biên mậu với Việt Nam. Có thể nhận xét Trung Quốc đã có cơ chế chính sách biên mậu linh hoạt, phù hợp nên đã tận dụng khá hiệu quả những ưu đãi về phương thức kinh doanh biên mậu để đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các tỉnh biên giới giáp với Việt Nam. Gần đây, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt “Chương trình xúc tiến phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới”. Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Trung Quốc đã ban hành Thông tư số 90/2008 về việc tăng cường chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại


tại vùng biên giới, áp dụng từ ngày 01 tháng 11 năm 2008. Trong đó bao gồm các biện pháp ưu đãi về tài chính, thuế quan và đầu tư như sau:

- Tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ về tài chính đối với sự phát triển của biên mậu. Áp dụng biện pháp “Chi chuyển vốn chuyên ngành” (ngân sách dành riêng cho phát triển kinh tế - thương mại tại vùng biên giới) thay thế chính sách giảm 50% thuế pháp định đối với thuế nhập khẩu qua phương thức biên mậu hiện hành, đồng thời sẽ tăng mức vốn hỗ trợ theo từng năm và biện pháp này dùng để hỗ trợ sự phát triển biên mậu và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp hoạt động biên mậu.

- Nâng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại chợ biên giới. Mức miễn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày thông qua phương thức trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại chợ biên giới được nâng từ mức 3.000 NDT lên

8.000 đồng NDT/người /ngày. (8.000 NDT tương đương 20 triệu VN đồng hoặc 1.200 USD).

- Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp hoạt động biên mậu. Tiếp tục giảm thiểu những khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động biên mậu, tiến hành dỡ bỏ và quy định rõ đối với các khoản thu lệ phí mang tính chất hành chính áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động biên mậu; xóa bỏ các khoản thu lệ phí không hợp pháp, không hợp lý.

- Tạo điều kiện thuận lợi hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá được thanh toán bằng đồng NDT. Khẩn trương nghiên cứu vấn đề thủ tục hoàn thuế xuất khẩu đối với phương thức thương mại thông thường được thanh toán bằng đồng NDT; ưu tiên mở rộng thí điểm tại khu vực biên giới.

- Khuyến khích xây dựng và phát triển khu kinh tế đặc biệt tại vùng biên giới, hỗ trợ xây dựng cửa khẩu biên giới. Hàng năm, nhà nước đều bố trí


vốn chuyên ngành để hỗ trợ đầu tư cho các trang thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm tại các cửa khẩu cấp một. Từng bước gia tăng mức độ đầu tư, nâng cao tiêu chuẩn hỗ trợ, mở rộng phạm vi hỗ trợ.

Chính sách của Trung Quốc một mặt đảm bảo tính ổn đinh lâu dài, mặt khác lại thể hiện được tính linh hoạt, thường xuyên thay đổi cho thích hợp với tình hình phát triển và có lợi cho hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Trung Quốc tại các cửa khẩu với Việt Nam. Trong khi đó, chính sách của Việt Nam thiếu tính ổn định, nhiều khi chậm thay đổi, dẫn đến sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong hoạt động XNK, XNC qua các KKTCK. Đặc biệt trong quản lý XNK, Trung Quốc luôn áp dụng các chính sách biên mậu đặc biệt làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt.

Hộp 2.1. Rủi ro lớn từ con đường biên mậu với Trung Quốc

Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu. Và chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro.

Tại một cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu ở Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam đã nói rằng, phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá! Có thể nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường này, đều luôn thấp thỏm, âu lo vì không thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của... đối tác!

Bộ Công Thương đã phân tích, Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính sách linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu và giá cả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Phổ biến nhất là các chính sách như Trung Quốc chỉ cho phép một số mặt hàng nhất định được đi qua một số cửa khẩu nhất định, ví dụ như hoa quả chỉ được đi qua cửa khẩu Lào Cai, hoặc Tân Thanh, Lạng Sơn, cao su chỉ được nhập từ cửa khẩu Móng Cái, hoặc Lục Lầm, thủy hải sản cũng chỉ được đi vào Trung Quốc từ cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, hàng máy móc, thiết bị chỉ được qua cửa khẩu Hữu Nghị. Thậm chí, có những lúc, nước này thay đổi chính sách biên mậu, nhưng lại không thông báo cho các doanh nghiệp Việt Nam biết, như việc mặt hàng tinh bột sắn vốn vẫn được đi qua cửa khẩu Chi Ma, bỗng dưng lại chuyển sang chỉ cho qua ở cửa khẩu Bảo Lâm.


Sự thay đổi thất thường này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không nắm kịp thông tin, phải chịu tổn thất lớn.

Qua con đường tiểu ngạch này, Trung Quốc có thể tăng giảm mức phí biên mậu ở từng thời điểm, mùa vụ mà doanh nghiệp Việt Nam không thể biết trước được. Điều này dẫn tới sự ảnh hưởng lớn tới giá mua vào của các tiểu thương Trung Quốc. Hoặc một kiểu khác là, Trung Quốc có thể tăng cường kiểm soát gắt gao vệ sinh an toàn hàng xuất khẩu Việt Nam nếu muốn siết chặt lượng hàng nhập vào, hoặc nới lỏng kiểm tra, giám sát nếu muốn tăng lượng hàng nhập vào từ Việt Nam.

Với công cụ chính sách quá khôn khéo như vậy, có thể thấy, phía Trung Quốc hoàn toàn có thể chủ động mua hàng từ Việt Nam vào khi giá thấp. Khi cần, nước này có thể hạn chế lượng mặt hàng nhập khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam, điều chỉnh được giá bán của chính doanh nghiệp Việt Nam và từ đó, có lợi thế ép giá hàng xuất khẩu của ta. Đặc biệt, vì Trung Quốc chỉ áp dụng các chính sách này với hàng nhập khẩu tiểu ngạch của Việt Nam nên không vi phạm các qui định của WTO.

Một đặc thù khác cũng được Bộ Công Thương cho biết: đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, các đối tác nhập khẩu Trung Quốc thường chỉ định giao hàng tại các cửa khẩu phụ, các cặp chợ đường biên. Nhưng, hạ tầng cơ sở tại các khu vực này thường không đáp ứng đủ yêu cầu về thông quan, kiểm dịch. Do vậy chỉ cần cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát chặt chẽ thì ngay lập tức, hàng hóa xuất khẩu lại ách tắc, thiệt hại khôn lường.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy, nhưng vì sao, các doanh nghiệp Việt Nam lại vẫn chọn con đường tiểu ngạch? Bộ Công Thương cho rằng, theo hình thức này, hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ không đòi hỏi có chất lượng cao, thủ tục đơn giản, không nhất thiết phải ký hợp đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp chỉ phải nộp phí biên mậu, thấp hơn nhiều so với việc đóng thuế qua con đường xuất khẩu chính ngạch. Nhưng như phân tích ở trên, sự thuận lợi này đang là con dao hai lưỡi khiến cho các ngành hàng xuất khẩu sang Trung Quốc khó bứt phá được.

Nguồn: Phạm Huyên (2010). Xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc: "Con dao hai lưỡi". VEF vef@vietnamnet.vn

Thứ hai, năng lực quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu

Điều này thể hiện ở chỗ tổ chức và quản lý nhà nước đối với KKTCK Việt Nam còn yếu kém; hoạt động kiểm tra Hải quan Việt Nam còn phiền hà; trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tại KKTCK Việt Nam còn thấp.


Việc hình thành và phát triển các KKTCK, quản lý phát triển và chỉ đạo điều hành, quản lý các hoạt động tại các KKTCK đòi hỏi bộ máy tổ chức cán bộ tại địa phương phải có những thay đổi để phù hợp với quản lý mới. Quá trình thực hiện đã góp phần quan trọng cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hoà, phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và nước láng giềng. Việc áp dụng các cơ chế chính sách KKTCK đã đem lại một số tác động tích cực đến công tác quản lý nhà nước.

Công tác quy hoạch được quán triệt hơn tại các tỉnh có KKTCK. Cùng với việc ra đời các KKTCK, các tỉnh đã tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của mình và xác định KTCK như là một trong những định hướng ưu tiên phát triển trong thời kỳ đến năm 2020 như: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Lạng Sơn.

Việc chỉ đạo điều hành, quản lý hoạt động tại các KKTCK đòi hỏi bộ máy tổ chức cán bộ tại địa phương phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện đã góp phần quan trọng cải cách hành chính nâng cao năng lực tổ chức, điều hòa, phối hợp, phân công, phân cấp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Các KKTCK sau thời gian thí điểm đã góp phần từng bước thực hiện có kết quả việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý, hạn chế, ngăn ngừa các hoạt động buôn lậu, làm ăn phi pháp tại địa bàn KKTCK. Thực tế tại KKTCK các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai cho thấy, việc áp dụng các cơ chế khu kinh tế cửa khẩu đã làm tăng thêm công việc thuộc quản lý theo chức năng của các lực lượng, đơn vị chuyên trách tại các KKTCK (như lượng người qua lại nhiều hơn, hàng hoá qua lại nhiều hơn, thời gian làm việc tăng lên), nhưng các lực lượng làm nhiệm vụ tại các KKTCK vẫn đảm đương được


công việc theo yêu cầu. Đồng thời sự phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị đó cũng tiến triển được một số bước quan trọng.

Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước đối với KKTCK mặc dù đã được quy định đầy đủ rõ ràng nhưng việc triển khai hướng dẫn thực hiện của các cơ quan Trung ương còn chậm so với yêu cầu. Các cơ quan thuộc ngành dọc cũng chưa có cơ chế phối hợp đầy đủ với các cơ quan địa phương, do đó, khi gặp những bất cập thường lúng túng, chậm khắc phục.

Chưa có sự gắn kết giữa Doanh nghiệp - các KKTCK - các trung tâm kinh tế lớn của đất nước - các địa phương có thế mạnh ở phía sau (hậu phương) để tạo nguồn hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, làm cho các KKTCK chưa phát huy lợi thế, có sức cuốn hút các địa phương và các trung tâm kinh tế lớn của đất nước vào mối quan hệ giao lưu với các nước láng giềng.

Các bộ, ngành Trung ương và các sở, ban, ngành của tỉnh chưa thực hiện toàn diện Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ; sự phối hợp liên ngành quản lý (Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường, Kiểm dịch...) đối với các hoạt động của KKTCK chưa nhịp nhàng, hiệu quả.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước đối với KKTCK mặc dù được qui định khá rõ ràng trong Nghị định, nhưng tổ chức phối hợp thực hiện còn khó khăn đã hạn chế hiệu lực cũng như hiệu quả của cơ chế chính sách và tạo ra những sơ hở lỏng lẻo trong quản lý .

Ban quản lý các KKTCK đã được thành lập nhưng còn mỏng về số lượng, yếu về năng lực và tính chuyên nghiệp. Quản lý một số lĩnh vực như đổi tiền,


buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá... còn sơ hở, lỏng lẻo. Vấn đề kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá chưa được triển khai đầy đủ do thiếu cán bộ chuyên môn, thiếu phương tiện, thiếu chuẩn mực có căn cứ nên tạo ra những sở hở để các đối tượng làm ăn bất chính lợi dụng.

Lực lượng Hải quan tại nhiều cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu địa phương cũng còn thiếu. Tại nhiều cửa khẩu, nơi chưa có lực lượng Hải quan, việc giao lưu hàng hoá chưa được xác nhận. Các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh muốn có xác nhận hải quan phải đưa hàng đến các cửa khẩu có lực lượng Hải quan để làm các thủ tục hải quan, do vậy rất tốn kém về thời gian, chi phí vận chuyển, giao dịch… Vấn đề đặt ra là, một mặt lực lượng Hải quan không thể có mặt ở tất cả các cửa khẩu; mặt khác, doanh nghiệp, hộ kinh doanh mong muốn được mua bán, trao đổi hàng hoá ở địa điểm thuận lợi, ít tốn kém nhất cho mình.

Thứ ba, cơ chế, chính sách của nhà nước Việt Nam đối với phát triển kinh tế tại các KKTCK còn nhiều bất cập

Mặc dù nhiều chính sách ưu đãi đã được ban hành nhưng nhìn chung chưa đủ mạnh để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, cũng như tạo ra bước phát triển đột phá của các KKTCK; hơn nữa, có những chính sách không còn mang tính chất ưu đãi ở thời điểm hiện tại. Các địa phương nơi có KKTCK chưa có chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ để tạo được vùng nguyên liệu khép kín, khắc phục tình trạng phải vận chuyển hang hóa xa, từ vùng nguyên liệu đến vùng sản xuất. Chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đủ mạnh; chính sách xuất nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở KKTCK của Việt Nam còn chưa thông thoáng; chính sách thuế XNK của Việt Nam chưa hợp lý; chính sách đảm bảo cung cấp vốn tín dụng đối với KKTCK VN chưa hấp dẫn.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí