Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 18


Về cơ chế chính sách của Nhà nước áp dụng đối với KKTCK có thể tóm tắt qua một số giai đoạn chính.

Giai đoạn thứ nhất - từ năm 1996 đến năm 2000: đây là giai đoạn thí điểm. Bắt đầu từ việc thành lập KKTCK Móng Cái theo Quyết định số 675/TTg ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp theo đó, 3 KKTCK khác đã được thành lập (Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai) và đi kèm với nó là những quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số chính sách tại các KKTCK này. Về cơ bản, các chính sách thí điểm mà các KKTCK được áp dụng tại giai đoạn này gồm: những lĩnh vực khuyến khích đầu tư, ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất), trích thu ngân sách trên địa bàn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng của KKTCK, đơn giản hóa một số thủ tục xuất nhập cảnh...

Giai đoạn thứ hai - từ năm 2001 đến năm 2007: giai đoạn xây dựng cơ chế chính sách áp dụng chung cho các KKTCK. Qua 5 năm thực hiện chính sách thí điểm phát triển KKTCK, tiếp giáp với Trung Quốc có 4 khu KTCK được thành lập. Hoạt động của các KKTCK đã phát huy được những hiệu quả nhất định và trở thành một loại hình khu kinh tế cần được tạo điều kiện phát triển. Do vậy, đến lúc cần phải có một cơ chế chính sách chính thức điều chỉnh hoạt động chung cho các KKTCK. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về Chính sách đối với KKTCK biên giới. Nội dung của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg nhằm cụ thể hóa những quy định đối với KKTCK như: loại hình được kinh doanh, ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi về đất đai, ưu đãi về thuế; quản lý về một số lĩnh vực: xuất nhập cảnh, ngân hàng, kiểm dịch động thực vật...

Ngày 31 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 273/2005/QĐ- TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết


định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với KKTCK biên giới. Điều thay đổi cơ bản nhất tại Quyết định số 273/2005/QĐ- TTg là việc không cho phép đầu tư trở lại từ nguồn thu ngân sách tại KKTCK nhằm phù hợp với Luật Ngân sách mới. Thay vào đó, hàng năm, ngân sách Trung ương sẽ dành một phần vốn nhất định hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho KKTCK .

Từ năm 2008 đến nay tập trung hoàn thiện các cơ chế chính sách. Qua thời gian gần 7 năm thực hiện chính sách áp dụng cho KKTCK biên giới (Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 273/2005/QĐ- TTg), việc phát triển KKTCK đã đạt được những thành tựu nhất định. KKTCK trở thành một loại hình khu kinh tế có vai trò quan trọng đối với hoạt động XNK, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân và là mũi nhọn phát triển kinh tế của nhiều địa phương.

Các cơ chế chính sách áp dụng cho KKTCK đã đến lúc bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Với tính chất quan trọng như trên, ngày 14 tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (trong đó có áp dụng cho KKTCK). Tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đã quy định khá đầy đủ về các mặt như: quy hoạch, trình tự thủ tục thành lập, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, huy động vốn cho cơ sở hạ tầng, xuất nhập cảnh, tài chính tín dụng, quản lý Nhà nước đối với KKTCK....Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết như:

Ngân sách dùng để đầu tư xây dựng sở hạ tầng nhất thiết chỉ trong KKTCK hay cũng nên cho phép đầu tư ra vùng lân cận có liên quan mật thiết đối với KKTCK. Bởi lẽ, ở tất cả các tỉnh biên giới phía Bắc cơ sở hạ tầng nội tỉnh còn kém phát triển. Giao thông đi lại nội tỉnh đến KKTCK còn rất khó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


khăn. Điều này ảnh hưởng tới sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế tại các KKTCK với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 18

Một số công trình như cầu, đường, điện, nước, thủy lợi… trên địa bàn KKTCK được đầu tư từ nguồn ODA có cần được hỗ trợ về vốn đối ứng từ vốn đầu tư của KKTCK hay không; Những vấn đề này tuy đã được giải quyết theo những trường hợp riêng lẻ trong thời gian qua, nay cần được qui định lại thành qui chế chung.

Kể từ năm 2004, thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và Quyết định số l85/2003/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu Ngân sách Nhà nước và thực hiện cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, sau đó Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ có sửa đổi, chỉnh lý một số nội dung về phần vốn cấp đầu tư trở lại và thậm chí đến Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về những ưu đãi trong đầu tư là khá hấp dẫn, nhưng cơ bản vẫn theo cơ chế "xin cho", thậm chí còn chồng chéo với văn bản pháp luật khác

- Vấn đề thanh toán cũng còn nhiều khó khăn, hoạt động của các ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán; việc các đồng tiền của Việt Nam cũng như của các nước láng giềng còn chưa phải là đồng tiền chuyển đổi đang làm cho việc thanh toán của các doanh nghiệp, các chủ hàng còn bị thả nổi, chịu nhiều rủi ro. Trong những năm qua, việc thanh toán tiền tệ trong trao đổi giữa các doanh nghiệp, chủ hàng Việt Nam với các đối tác của nước láng giềng qua các KKTCK chủ yếu theo phương thức dùng tiền mặt. Việc lưu thông một lượng tiền mặt lớn đã đặt doanh nghiệp, chủ hàng Việt Nam vào tình trạng rất bất ổn. 1) Phải vận chuyển một lượng tiền mặt lớn, rất dễ nảy sinh rủi ro, thiếu an toàn. 2) Việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ để thu về các


đồng tiền của các nước láng giềng là điều rất không thuận lợi cho giao dịch của các doanh nghiệp và các chủ hàng, vì các đồng tiền đó đều là loại chưa tự do chuyển đổi được. 3) Nếu các doanh nghiệp chuyển đổi đồng tiền của nước láng giềng ra ngoại tệ mạnh thì lại nảy sinh vấn đề bị ép về tỷ giá. 4) Việc đổi đồng Việt Nam ra đồng tiền nước láng giềng và ngược lại, cho tới nay vẫn chưa có sự tham gia, quản lý của hệ thống ngân hàng, gây nhiều bất cập cho doanh nghiệp, chủ hàng. Giao dịch tiền tệ tại các KKTCK được tiến hành dưới các thể thức "phi hình thức", trong đó các tổ chức ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế chưa cùng nhau vào cuộc đang là một trở ngại lớn trong việc phát huy hiệu quả giao lưu kinh tế qua các KKTCK. Đây là một vấn đề đòi hỏi có sự thoả thuận giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, một số công trình như Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ cửa khẩu, kho ngoại quan chưa được đầu tư

Hạ tầng cơ sở KKTCK còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa hấp dẫn các hoạt động đầu tư. Tiến độ triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng KKTCK còn chậm, trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước; chỉ mới chú trọng tới khu vực trung tâm cửa khẩu còn các khu vực khác thuộc KKTCK vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Tại các KKTCK có cửa khẩu quốc tế như Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn, việc đầu tư kết cấu hạ tầng bên trong KKTCK theo quy hoạch được đẩy mạnh, nhiều công trình thiết yếu đã được đầu tư như Khu kiểm hoá cửa khẩu, trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu, các trạm kiểm dịch, bãi đỗ xe, khu thương mại, các công trình hạ tầng công nghệ thông tin; mạng intranet/internet dùng chung, Sàn giao địch thương mại điện tử, cổng giao tiếp điện tử được hình thành và phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các ngành; cải thiện đời sống nhân


dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt KKTCK, có tác dụng lan tỏa thúc đẩy các vùng lân cận cùng phát triển.

Các KKTCK khác như KKTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô, Chi Ma, Cao Bằng, Thanh Thuỷ, Mường Khương đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hoạt động giao thương qua KKTCK này còn ít.

Trục giao thông nối liền giữa KKTCK với các nơi khác ở trong nước và ngay cả với bên ngoài (phía nước bạn) chưa tốt. Sự phát triển nhanh hay chậm của KKTCK phụ thuộc rất nhiều vào trục giao thông nối liền KKTCK với hậu phương trong nước và cả bên nước láng giềng. Thực tiễn phát triển các KKTCK ở nước ta thời gian qua cho thấy, những KKTCK nào có trục giao thông với chất lượng đường tốt, nối liền với hậu phương ở phía nước ta và đường giao thông từ KKTCK qua nước bạn và vào sâu nội địa của nước bạn tốt sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đến kinh doanh ở KKTCK, mức độ buôn bán qua lại giữa 2 nước qua cửa khẩu có giá trị xuất nhập khẩu nhiều hơn và sự phát triển của KKTCK đó tốt hơn. Chẳng hạn như ở các KKTCK Móng Cái (Quảng Ninh) và Đồng Đăng, Tân Thanh (Lạng Sơn) thấy rất rõ điều này.

Ngoài những KKTCK trên, các KKTCK khác mặc dù có các trục giao thông nối liền KKTCK với hậu phương, song chất lượng đường còn xấu nên hạn chế rất nhiều đến phát triển kinh tế ở KKTCK.

Chính điều kiện giao thương bất cập đã kéo theo những yếu tố không thuận lợi cho môi trường kinh doanh tại các KKTCK; cước vận tải cao, hạn chế trong vận chuyển từ cửa khẩu vào nội địa.

Thứ năm, đầu tư xã hội của các doanh nghiệp vào phát triển kinh tế tại KKTCK còn yếu


Đầu tư vào phát triển hoạt động kinh tế tại các KKTCK VN chưa mạnh; hoạt động của các doanh nghiệp tại KKTCK VN còn kém phát triển:

- Năm 2008, các khu KTCK ở khu vực này đã thu hút tới 5.952 tỷ đồng với nhiều nguồn vốn khác nhau, chiếm khoảng 86,8% tổng vốn đầu tư vào các khu KTCK cả nước, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu khoảng 300 tỷ đồng, chủ yếu để hỗ trợ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của các KKTCK. Đã thu hút được 73 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 74,5% tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các KKTCK cả nước.

Tuy vậy, cơ chế, chính sách của Chính phủ về đầu tư phát triển kinh tế tại các KKTCK chưa được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Chính sách ưu đãi, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển cho KKTCK còn hạn chế và chưa đồng bộ giữa các KKTCK với nhau.

- Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư phát triển kinh tế tại các KKTCK còn rất hạn chế. Một mặt, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong các KKTCK, trong khi nguồn lực tư nhân lại chưa được khai thác đúng mức.

Thứ sáu, nhân lực cho phát triển các KKTCK còn thiếu và yếu

Cán bộ các địa phương có KKTCK đã và đang có những bước trưởng thành đáng kể so với trước đây về mặt quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế với nước láng giềng, đặc biệt là vấn đề tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Một số địa phương (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…) đã chủ động tổ chức một số hoạt động đối ngoại với các tỉnh biên giới nước bạn để phối hợp quản lý các vấn đề chung đặt ra trong khu vực cửa khẩu của hai bên.


Tuy nhiên, cán bộ quản lý tại các KKTCK còn thiếu và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Về cơ bản, cán bộ quản lý tại các KKTCK là các lực lượng tại chỗ từ trước khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các KKTCK. Do đó, sau khi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các KKTCK đi vào thực hiện, công việc tăng lên, yêu cầu đòi hỏi cao lên. Vì vậy, cán bộ quản lý tại các KKTCK gặp phải những khó khăn không dễ khắc phục ngay được.

Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tại Ban quản lý các KKTCK ở địa phương còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm trong triển khai chức năng nhiệm vụ được giao. Ở nhiều ban quản lý, sau khi thành lập, các cán bộ được điều động từ các cơ quan khác của địa phương sang do vậy, về trình độ chuyên môn, khả năng am hiểu về pháp luật, nghiệp vụ quản lý chưa theo kịp yêu cầu.

Hạn chế về khả năng ngoại ngữ, đối ngoại, hiểu biết về thị trường nước láng giềng, đối tác để thu hút đầu tư cũng là một cản trở đáng kể. Có nơi còn có hiện tượng cán bộ Ban quản lý hoặc các cán bộ các lực lượng chức năng như Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch...chưa thực sự công tâm trong công việc, sách nhiễu, cửa quyền hoặc làm việc đại khái, không hết trách nhiệm.

Ngoài yếu tố chuyên môn, cán bộ quản lý tại các KKTCK còn thiếu về số lượng và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, các bộ, ngành cũng chưa quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức của Ban quản lý.

Bên cạnh đó sự phối hợp công tác giữa các đơn vị trong KKTCK gồm Hải quan, Biên phòng, Công an, Kiểm dịch nhiều khi chưa nhịp nhàng hoặc


các ngành chỉ chịu sự quản lý của ngành dọc, cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chung của khu KTCK.

Thứ bảy, nhận thức về KKTCK còn chưa đầy đủ

Hiện nay, mặc dù nhận thức được vị trí tầm quan trọng của các KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng biên giới phía Bắc nước ta nói riêng và cả nước nói chung, nhưng nhận thức về KKTCK còn chưa đầy đủ, do đó đầu tư phát triển các KKTCK chưa đúng tầm của nó. Cho đến nay, hầu hết trong các văn bản chính sách của nước ta đều theo quan niệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng “ Khu Kinh tế cửa khẩu là một loại hình khu kinh tế, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính) làm nòng cốt, có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình quản lý riêng và có quan hệ chặt chẽ với khu vực xung quanh và nội địa phía sau” [6]. Vấn đề là ở chỗ “giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu làm nòng cốt” bao gồm những hoạt động gì thì chưa được làm rõ, nên chưa có sự thống nhất trong nhận thức phát triển kinh tế tại các KKTCK. Hầu hết trong các văn bản quản lý hiện hành khi thống kê báo cáo về hoạt động kinh tế tại các KKTCK chủ yếu báo cáo về hoạt động thương mại, XNK, XNC, còn hoạt động công nghiệp tại các KKTCK chưa được quan tâm. Nói cách khác, các KKTCK chưa phát huy được các chức năng sản xuất công nghiệp. Mặc dù các chủ trương của Nhà nước đều chú ý đến phát triển công nghiệp, song do còn thiếu những điều kiện cần thiết như tổ chức quản lý, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật,... nên trên thực tế, chức năng này chưa được phát huy.

Chúng tôi cho rằng cần nhận thức lại vấn đề này để có chủ trương, chính sách đầy đủ hơn trong tổ chức quản lý và đầu tư phát triển kinh tế tại các KKTCK.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022