Mức Độ Hạn Chế Về Phát Triển Kinh Tế Tại Các Kktck


xác định trong chiến lược phát triển các KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc.

Thứ hai, giao lưu kinh tế lấy cửa khẩu biên giới làm nòng cốt có bước phát triển, song vẫn chưa mạnh, chưa xứng với tiềm năng của các KKTCK biên giới

Để đánh giá những hạn chế này, chúng tôi đã phỏng vấn 301 cán bộ như đã nêu ở phần trên. Câu hỏi đặt ra là Ông (Bà) hãy đánh giá mức độ hạn chế về phát triển kinh tế tại KKTCK. Cách đánh giá cũng vẫn bằng cho điểm từ 1 đến 5, trong đó điểm 5 là mức độ hạn chế lớn nhất. Kết quả trả lời như bảng sau:


Bảng 2.6: Mức độ hạn chế về phát triển kinh tế tại các KKTCK



Tổng số ý kiến

Trong đó

1

2

3

4

5

1. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ của VN

301

13

61

128

68

31

Tỷ lệ %

100,0

4,3

20,3

42,5

22,6

10,3

2. Giá cả hàng hóa Việt Nam

301

7

62

110

92

30

Tỷ lệ %

100,0

2,3

20,6

36,5

30,6

10,0

3. Sức cạnh tranh của hàng VN với hàng TQ

301

14

59

75

75

78

Tỷ lệ %

100,0

4,7

19,6

24,9

24,9

25,9

4. Tình trạng buôn lậu qua biên giới

301

5

65

91

97

43

Tỷ lệ %

100,0

1,7

21,6

30,2

32,2

14,3

5. Tình trạng hàng giả, hàng nhái

301

7

65

104

78

47

Tỷ lệ %

100,0

2,3

21,6

34,6

25,9

15,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 16


6. Hình thức tổ chức hoạt động thương mại

301

5

61

140

75

20

Tỷ lệ %

100,0

1,7

20,3

46,5

24,9

6,6

7. Sự đa dạng của các hình thức dịch vụ

301

10

64

118

87

22

Tỷ lệ %

100,0

3,3

21,3

39,2

28,9

7,3

8. Hình thức tổ chức hoạt động du lịch

301

10

71

123

75

22

Tỷ lệ %

100,0

3,3

23,6

40,9

24,9

7,3

8. Chất lượng dịch vụ của các nhà hàng khách sạn

301

10

60

158

47

26

Tỷ lệ %

100,0

3,3

19,9

52,5

15,6

8,6

Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2011

Từ đó, có thể thấy, sự phát triển kinh tế tại các KTTCK biên giới Việt

-Trung còn những hạn chế sau đây:

Một là, tăng trưởng thương mại không ổn định, quy mô xuất khẩu, nhập khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của KKTCK, tại các KKTCK nói riêng; chất lượng hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của các KKTCK còn thấp, mang tính tự phát, tính thời vụ

Mục tiêu có tính chất chủ đạo của phát triển kinh tế tại các KKTCK là phát triển thương mại, XNK, XNC với các nước láng giềng, lấy các KKTCK là đầu mối đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương mại. Tuy nhiên thời gian qua vai trò này chưa thực hiện được như mong muốn. Cụ thể là:

- Thương mại tăng trưởng không ổn định: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mặc dù kim ngạch thương mại giữa hai nước hàng năm (trừ năm 1998) đều tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng hàng năm rất không ổn định. Năm 1992, do quan hệ hai nước khôi phục bình thường, mức tăng trưởng của thương mại song phương so với năm 1991 tăng 82%, trở thành mức cao lịch sử, sau đó giảm xuống rồi lại tăng lên. Năm 1998, do chịu ảnh hưởng


của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, thương mại giữa hai nước tăng trưởng âm, giảm xuống còn -15,3%. Năm 2001, do ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, mức tăng trưởng đạt 46,6%. Tương tự như vậy năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới mức tăng trưởng năm đó đạt 51,9%. Nhưng trong năm 2008- 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, mức tăng trưởng thương mại giữa hai nước giảm rõ rệt, năm 2008 giảm xuống còn 28,8%, năm 2009 chỉ còn 8,2%. Có thể thấy, biến động trong mức tăng trưởng thương mại giữa hai nước khá mạnh, có nghĩa là mức độ tăng trưởng hàng năm không ổn định, chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhân tố chính trị, nhân tố chính sách kinh tế và nhân tố thị trường bên ngoài.

- Tỷ lệ thương mại với Việt Nam trong tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc còn khá nhỏ: Những năm qua, kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng, tỉ trọng của thương mại Trung – Việt trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước cũng không ngừng tăng, do đó, vị trí trong thương mại của mỗi nước cũng liên tục nâng cao. Tuy nhiên, thương mại Trung - Việt chiếm tỉ trọng khá lớn trong ngoại thương của Việt Nam, năm 2009 đã đạt khoảng 17,9%, còn tỉ trọng trong ngoại thương của Trung Quốc lại khá nhỏ, chưa đến 1%. Do đó, xét về tổng thể, thương mại giữa hai nước Trung - Việt có tác dụng hết sức quan trọng trong ngoại thương của Việt Nam. Vì vậy, cho dù thương mại giữa hai nước có xu thế tốt hay xấu thì ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam sẽ lớn gấp gần 20 lần so với Trung Quốc.

- Nhập siêu của Việt Nam có xu thế tăng: Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc và Bộ Công thương Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu và mức nhập siêu không ngừng tăng lên, nhất là sau năm 2007, mức nhập siêu của Việt Nam tăng


mạnh. Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy: Năm 2007 Việt Nam nhập khẩu 11,9 tỷ USD, xuất khẩu 3,215 tỷ USD, nhập siêu 8,685 tỷ USD; năm 2008 Việt Nam nhập khẩu 15,12 tỷ USD, xuất khẩu 4,34 tỷ USD, nhập siêu 10,78 tỷ USD; năm 2009 Việt Nam nhập khẩu 16,3 tỷ USD, xuất khẩu 4,747 tỷ USD, nhập siêu 11,554 tỷ USD [52].

- Kết cấu thương mại giữa hai nước lấy thương mại giữa các ngành nghề là chủ yếu, trong đó, Trung Quốc có ưu thế trong ngành sản xuất hàng hoá, còn Việt Nam có ưu thế trong sản phẩm thô, mấy năm gần đây, Việt Nam tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất: Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam từ các KKTCK chủ yếu gồm than đá, quặng sắt và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, nguyên phụ kiện dệt may, da giầy, phân bón và vật tư nông nghiệp. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu nguyên liệu và nông sản phẩm là chủ yếu, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hai loại sản phẩm là vật liệu sắt thép, thiết bị máy móc và linh kiện tăng nhanh, chiếm 39% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam, lần lượt đạt 2,3 tỷ USD và 3,37 tỷ USD; còn nguyên liệu, phụ liệu hàng dệt may cộng lại mới gần 1,9 tỷ USD. Nhập khẩu những sản phẩm này tăng mạnh là nguyên nhân chủ yếu khiến nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh, nếu không được cải thiện, sẽ khoét sâu sự bất bình đẳng thương mại kiểu Bắc – Nam trong quan hệ giữa hai nước. Thêm nữa, xu hướng chuyển dịch đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh do nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trung Quốc, đặc biệt ở các đặc khu kinh tế vùng Duyên hải, Trung Quốc liền kề với Việt Nam.


Điều này cho thấy chất lượng hoạt động thương mại XNK tại các KKTCK còn thấp, hoạt động thương mại mang tính tự phát, có tính thời vụ, mặt hàng manh mún, phụ thuộc nhiều vào thị trường phía bạn, luôn luôn bị động, chưa đảm bảo an toàn cho kinh doanh, đối tượng tham gia kinh doanh tự phát, thiếu trật tự. Thêm nữa, giá cả hàng hóa sản xuất của Việt Nam còn cao, sức cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc còn kém. Điều đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh thương mại còn thấp.

Các dịch vụ thương mại, tài chính, du lịch, dịch vụ thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ bốc xếp, vận tải còn yếu, chưa đa dạng, quy mô nhỏ; xuất, nhập khẩu tăng trưởng chưa cao, lượng hàng hóa thương mại tuy dồi dào nhưng chỉ là những hàng hóa có giá trị thấp và chưa phong phú về chủng loại. Các mặt hàng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu khoáng sản thô chưa qua chế biến, số lượng chủng loại đơn điệu, kém về chất lượng, mặt hàng có thuế suất cao rất ít, sản lượng mang tính thời vụ, chủ yếu là xuất khẩu nguyên vật liệu, nông sản ở dạng thô hoặc sơ chế.

Tổ chức hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ kém phát triển. Chưa có những cơ sở kinh doanh tương xứng với những tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (KTCK quốc tế, dịch vụ du lịch - quá cảnh...). Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư tuy được chú trọng nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, thông tin về thị trường XNK còn hạn chế. Việc tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu và phát triển du lịch chưa được sâu rộng nên hạn chế đến việc thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh tại KKTCK.

- Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, tư thương lợi dụng chính sách ưu đãi để thu gom hàng miễn thuế đưa vào nội địa,… tuy đã được ngăn chặn nhưng do những yếu kém trong vấn đề tổ chức quản lý, phối hợp các lực lượng tổ chức quản lý KKTCK và bất cập về chính sách nên có


lúc, có nơi đã vẫn còn trầm trọng: Theo Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2009, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 78.307 vụ vi phạm pháp luật (tăng 17% so với 6 tháng đầu năm 2008), tổng số thu là 1.137 tỉ đồng (tăng 8,4% so với 6 tháng đầu năm 2008) trong đó xử phạt hành chính 273 tỉ đồng, phạt và truy thu thuế 421 tỉ đồng, trị giá hàng tịnh thu 443 tỉ đồng. Trong tổng số các vụ vi phạm bị xử lý, những nhóm mặt hàng như xăng dầu, vải, quần áo, thuốc lá, rượu, gỗ, đường, phân bón, trứng gia cầm, điện thoại và ôtô… chiếm tỉ lệ không nhỏ. Nhiều vụ việc nổi lên gây chú ý dư luận. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của các KKTCK.

Hai là, Hoạt động cung ứng dịch vụ, du lịch tại các KKTCK phát triển vẫn chưa mạnh. Sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế tại các KKTCK vẫn chưa đúng với tiềm năng của chúng: Rõ ràng, các KKTCK là đầu mối giao thông đi lại giữa hai nước, các KKTCK được tổ chức tốt sẽ thu hút khách du lịch từ Trung Quốc và qua đó là các nước khác vào Việt Nam. Thêm nữa, các tỉnh biên giới là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, có khả năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, việc thu hút khách du lịch qua các KKTCK biên giới Việt - Trung đạt được kết quả như hiện nay là còn khá khiêm tốn.

Hoạt động dịch vụ tại các KKTCK phát triển chậm. Tình trạng yếu kém của các nhà hàng, khách sạn, sự thiếu thốn các dịch vụ tài chính tín dụng, cũng như bưu chính viễn thông,…làm cho hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế tại các KKTCK chưa đáp ứng được yêu cầu, không tạo ra sự hấp dẫn kể cả với nhà đầu tư và du khách.

Chất lượng hoạt động dịch vụ logicstic tại các KKTCK còn thấp ở tất cả các khâu như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải


quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác.

Ba là, Việc xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư còn hạn chế: Mặc dù các địa phương đều quan tâm tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Chính vì thế, các nhà kinh doanh trong nước tại các địa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hiểu biết đầy đủ về các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc nên chưa mạnh dạn đầu tư vào các KKTCK. Do vậy tăng trưởng kinh tế tại các KKTCK thực chất vẫn là nhờ vào nguồn hàng hoá ở các địa bàn khác thông qua KKTCK.

Bốn là, Phát triển các hoạt động gia công thương mại tại các KKTCK còn rất yếu: Mặc dù hiện tại, một số KKTCK như Đồng Đăng, Móng Cái, Lào Cai bước đầu đã có sự phát triển của các doanh nghiệp làm nhiệm vụ gia công thương mại, song đến nay, hoạt động này nói chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Thứ ba, các KKTCK chưa có sự kết nối tạo thành sức mạnh tổng hợp; việc quy hoạch các KKTCK chưa gắn với tầm nhìn phát triển đô thị hiện đại Nhiều KKTCK được triển khai xây dựng trong cùng một thời gian,

nguồn vốn hạn hẹp dẫn đến đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực và chưa tính

kỹ đến đặc thù của các địa phương. Việc ban hành các cơ chế, chính sách cho các KKTCK tập trung vào các nội dung ưu đãi hơn là xây dựng một cấu trúc thể chế tổng thể hiện đại, điều này làm giảm vai trò của KKTCK trong việc thúc đẩy liên kết vùng, thúc đẩy phát triển chung cả nước. Quy hoạch phát triển các KKTCK không dựa trên một hệ thống tiêu chí thống nhất.

Tóm lại, mặc dù đã có sự phát triển về hoạt động thương mại trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2006-2010, nhưng sự phát triển kinh tế tại


các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc còn chưa phát huy được thế mạnh trong phát triển kinh tế của Việt Nam, chưa khai thác được tiềm năng thị trường Trung Quốc, hoạt động mới dừng lại ở trình độ “Giao hàng” mà chưa thực sự trở thành các địa bàn “Giao lưu thương mại” [32].

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Để phân tích nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới phía Bắc Việt - Trung, chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của 301 cán bộ như giới thiệu ở phần phương pháp nghiên cứu. Với câu hỏi “Xin Ông (Bà) đánh giá mức độ của những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phát triển kinh tế tại KKTCK của Việt Nam hiện nay”. Bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, trong đó điểm 5 là nguyên nhân dẫn đến hạn chế nhiều nhất. Trên cơ sở xử lý và tổng hợp lại thành 6 nhóm nguyên nhân chủ yếu là tình hình thực hiện các cam kết phát triển trong quan hệ giữa hai nước, năng lực quản lý nhà nước, chính sách của nhà nước Việt Nam đối với KKTCK , tình trạng của hệ thống cơ sở hạ tầng, tình hình đầu tư xã hội, hoạt động của các doanh nghiệp và trình độ dân trí của dân cư tại các KKTCK, kết quả cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.7: Đánh giá về nguyên nhân hạn chế đối với sự phát triển kinh tế tại các KKTCK biên giới Việt – Trung (%)


Nội dung

Tổng số ý

kiến

Trong đó

1

2

3

4

5

1. Thực hiện các cam kết phát triển trong quan hệ giữa hai nước tại các KKTCK chưa mạnh (việc thực hiện các cam kết về giao lưu kinh tế biên giới Việt - Trung chưa mạnh; chính sách XNK giữa hai nước chưa đồng bộ; chính sách

XNC giữa hai nước chưa đồng bộ).

100,0

2,2

20,2

38,5

28,1

11,0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022