hoạt động xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới ngày càng được đẩy mạnh. Trừ thống kê số liệu của tỉnh Lạng Sơn năm 2010 chưa thật đầy đủ, còn nhìn chung tại các KKTCK khác, số người cũng như số phương tiện quá cảnh tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung ngày càng tăng lên. Số người qua lại các KKTCK chủ yếu bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh với mục đích tham quan, du lịch và tìm hiểu kinh doanh.
Thêm nữa số lượng người Trung Quốc sang buôn bán, làm ăn tại các chợ biên giới Việt Nam cũng như số người Việt nam sang buôn bán, thuê điểm mở cửa hàng buôn bán kinh doanh tại các chợ biên giới Trung Quốc tại các cửa khẩu Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai có xu hướng tăng lên. Số lượng các công ty, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ buôn bán nhỏ, các chi nhánh, đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tại khu vực các cửa khẩu biên giới Việt - Trung cũng tăng nhanh.
Bảng 2.3: Tình hình xuất nhập cảnh tại KKTCK biên giới Việt - Trung
2006 | 2010 | Cơ cấu 2010 (%) | |
1. Người xuất nhập cảnh (nghìn lượt) | 4.234,7 | 5.455,0 | 100,00 |
1.1. KKTCK Quảng Ninh | 1.789,0 | 3.400,0 | 62,32 |
1.2. KKTCK Lạng Sơn | 432,0 | ||
1.3. KKTCK Lào Cai | 476,9 | 1.500,0 | 27,49 |
1.4. KKTCK Cao bằng | 35,0 | 150,0 | 2,75 |
1.5. KKTCK Thanh Thủy | 105,0 | 250,0 | 4,58 |
1.6. KKTCK Ma Lù Thàng | 33,8 | 60,0 | 1,12 |
2. Ôtô xuất nhập cảnh (nghìn lượt) | 96,2 | 211 | 100,00 |
2.1. KKTCK Quảng Ninh | 16,9 | 52,0 | 24,64 |
2.2. KKTCK Lạng Sơn | 14,5 | 27,0 | 12,8 |
2.3. KKTCK Lào Cai | 41,9 | 75,0 | 35,55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hình Thành Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam
- Quá Trình Hình Thành Các Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Phía Bắc Việt Nam
- Phát Triển Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Và Xã Hội Các Kktck Biên Giới Việt - Trung Năm 2010
- Thúc Đẩy Quá Trình Đô Thị Hoá Các Vùng Biên Giới Hình Thành Những Khu Tập Trung Dân Cư, Tạo Việc Làm, Tăng Thu Nhập Dân Cư Và Củng Cố Quốc Phòng
- Mức Độ Hạn Chế Về Phát Triển Kinh Tế Tại Các Kktck
- Năng Lực Quản Lý Nhà Nước Chưa Đáp Ứng Yêu Cầu
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
15,6 | 30,0 | 14,22 | |
2.5. KKTCK Thanh Thủy | 3,2 | 7,0 | 3,32 |
2.6. KKTCK Ma Lù Thàng | 4,1 | 20,0 | 9,48 |
Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thứ ba, về hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn và các chính sách ưu đãi đầu tư, các KKTCK biên giới Việt - Trung đã tích cực kêu gọi, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư.
Trước hết là các địa phương cũng đã tích cực thu hút các nguồn vốn ngoài NSNN, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.
So với năm 2006, đến hết năm 2010, số dự án nước ngoài đầu tư vào các KKTCK trên tăng khá mạnh, đạt 185,7%; đồng thời số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cũng tăng 152,6%. Năm 2010, cơ cấu dự án đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh lớn nhất, chiếm 44,87% số dự án; Lào Cai có 15 dự án, chiếm 19,23%. Lai Châu năm 2006 chưa có dự án đầu tư nước ngoài, nhưng đến năm 2010 đã có 5 dự án, chiếm 6,41% tổng dự án đầu tư nước ngoài vào các KKTCK biên giới.
Về số vốn đầu tư nước ngoài vào các KKTCK, hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng mặc dù mỗi tỉnh chỉ có 12,82% số dự án đầu tư nước ngoài, nhưng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các KKTCK ở các tỉnh chiếm gần 35%, còn mặc dù số lượng dự án đầu tư vào KKTCK Quảng Ninh chiếm tới 44,87% tổng số dự án nhưng số vốn chỉ chiếm 18,23% . Điều này thể hiện quy mô bình quân của các dự án đầu tư có sự chênh lệch giữa các tỉnh và còn nhỏ bé so mức bình quân chung của cả nước.
Bằng việc huy động các nguồn vốn khác nhau, trong 5 năm 2006- 2010, nguồn vốn đầu tư phát triển đầu tư tại KKTCK tăng 158%. Nhờ đó,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội đã có bước cải thiện rõ nét. Trong vốn đầu tư phát triển đầu tư cho các KKTCK, nguồn vốn huy động cho ba KKTCK: Lào Cai, Móng Cái và Lạng Sơn lớn nhất, chiếm trên 80%; điều này phản ánh tính đúng đắn, sát thực của Đảng và Nhà nước ta để phát triển các tuyến hành lang và vành đai kinh tế mà lãnh đạo cấp cao hai nước Việt – Trung đã cam kết.
Chi tiết về tình hình huy động vốn đầu tư tại các KKTCK giai đoạn 2006-2010 theo bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn đầu tư tại các KKTCK biên giới Việt - Trung
Chỉ tiêu/KKTCK | 2006 | 2010 | Cơ cấu 2010 % | Tốc độ tăng % | |
1 | 2 | 3 | 4=2/1 | ||
1 | Số dự án đầu tư nước ngoài (dự án) | 42 | 78 | 100,00 | 185,7 |
KKTCK Quảng Ninh | 23 | 35 | 44,87 | 152,17 | |
KKTCK Lạng Sơn | 9 | 10 | 12,82 | 111,11 | |
KKTCK Lào Cai | 8 | 15 | 19,23 | 187,5 | |
KKTCK Cao bằng | 9 | 10 | 12,82 | 111,11 | |
KKTCK Thanh Thủy Hà Giang | 1 | 3 | 3,85 | 333,33 | |
KKTCK Ma Lù Thàng Lai Châu | 0 | 5 | 6,41 | … | |
2 | Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài (triệu USD) | 1.078,4 | 1.645,5 | 100,00 | 152,6 |
KKTCK Quảng Ninh | 177,4 | 300,0 | 18,23 | 169,11 | |
KKTCK Lạng Sơn | 441,5 | 567,0 | 34,46 | 128,42 | |
KKTCK Lào Cai | 16 | 38,5 | 2,34 | 240,63 | |
KKTCK Cao bằng | 441,5 | 567,0 | 34,46 | 128,42 | |
KKTCK Thanh Thủy, Hà Giang | 10,0 | 20,0 | 1,22 | 200,00 | |
KKTCK Ma Lù Thàng, Lai Châu | 0 | 150,0 | 9,12 | … | |
3 | Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) | 4.922,6 | 7.781,9 | 100,00 | 158,0 |
KKTCK Quảng Ninh | 387,4 | 841,9 | 10,82 | 217,32 | |
KKTCK Lạng Sơn | 283,0 | 850,0 | 10,92 | 300,35 | |
KKTCK Lào Cai | 3.790,0 | 4.600,0 | 59,11 | 121,37 | |
KKTCK Cao Bằng | 283,0 | 850,0 | 10,92 | 300,35 |
KKTCK Thanh Thủy, Hà Giang | 50,0 | 300,0 | 3,85 | 600,00 | |
KKTCK Ma Lù Thàng, Lai Châu | 129,2 | 340,0 | 4,38 | 263,15 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh
Thứ tư, về phát triển xã hội. Sự phát triển kinh tế đã kéo theo sự biến đổi xã hội. Từ những khu vực nghèo của các vùng miền núi biên giới, với kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc là chủ yếu; đến nay, các địa phương tại KKTCK biên giới Việt - Trung đã có nhiều khởi sắc, trở thành các khu vực phát triển khá mạnh, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh chóng. Nhiều KKTCK như Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai đã trở thành các khu đô thị có tốc độ phát triển nhanh, hạ tầng cơ sở tăng nhiều. Đời sống của dân chúng được cải thiện rõ rệt: thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, tỷ lệ số hộ nghèo giảm đáng kể.
Thứ năm, về đóng góp cho Ngân sách nhà nước. Sự phát triển các KKTCK biên giới Việt - Trung góp phần tích cực vào nguồn thu ngân sách của các địa phương. Tính trong giai đoạn 2006-2010 nguồn thu NSNN từ các KKTCK tăng 351%. Tuy nhiên mức độ đóng góp của từng KKTCK cũng có sự khác nhau, trong đó, KKTCK Quảng Ninh có sự đóng góp khá lớn. Nếu tính trong 6 tỉnh có KKTCK, thì sự đóng góp của KKTCK Quảng Ninh chiếm tới 65,3% tổng số đóng góp của các KKTCK cho nguồn thu NSNN và cũng là tỉnh có tốc độ tăng mạnh nhất. Các tỉnh khác, tỷ lệ đóng góp nhỏ hơn và tốc độ tăng cũng thấp hơn. (xem Hình 2.2)
12000
1400
2006
10000
9759.7
2010
1200
Cơ cấu 2010
1000
8000
6373
800
6000
600
4000
400
2000
2773.7
1500
1000
200
450 400
36.7
0
1000
530.5
776
0
230
211.9
25.3
Tổng thu 1. KKTCK 2. KKTCK 3. KKTCK 4. KKTCK 5. KKTCK 6. KKTCK
Ngân sách Quảng Lạng Sơn Lào Cai Cao bằng
Tỷ đồng Ninh
Thanh
Thủy
Ma Lù
Thàng
Hình 2.2: Mức đóng góp cho NSNN của các KKTCK biên giới
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Để đánh giá chung thành tựu và hạn chế về phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, tác giả luận án đã có cuộc khảo sát phỏng vấn sâu 301 cán bộ là lãnh đạo các cơ quan quản lý trung ương có liên quan; lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo, cán bộ một số ngành thuộc các tỉnh có KKTCK và một số doanh nghiệp tại các KKTCK. Câu hỏi đặt ra là Ông (Bà) đánh giá như thế nào về tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ tại KKTCK Việt Nam hiện nay. Cách đánh giá là cho điểm từ 1 đến 5, trong đó điểm 5 là phát triển mạnh nhất. Sau khi xử lý các tài liệu phỏng vấn này cho thấy như kết quả bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5: Đánh giá về tình hình phát triển các KKTCK biên giới Việt - Trung
Tổng số ý kiến | Trong đó | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1. Hoạt động thương mại nội địa tại KKTCK | 301 | 12 | 73 | 123 | 61 | 32 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 4,0 | 24,3 | 40,8 | 20,3 | 10,6 |
2. Hoạt động xuất nhập khẩu tại KKTCK | 301 | 9 | 43 | 106 | 105 | 38 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 3,0 | 14,3 | 35,2 | 34,9 | 12,6 |
3. Hoạt động tạm nhập tái xuất tại KKTCK | 301 | 15 | 88 | 110 | 67 | 21 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 5,0 | 29,2 | 36,5 | 22,3 | 7,0 |
4. Hoạt động dịch vụ khác tại KKTCK | 301 | 13 | 70 | 137 | 66 | 15 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 4,3 | 23,3 | 45,5 | 21,9 | 5,0 |
5. Hoạt động xuất nhập cảnh tại KKTCK | 301 | 6 | 41 | 113 | 108 | 33 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 2,0 | 13,6 | 37,5 | 35,9 | 11,0 |
6. Hoạt động du lịch tại KKTCK | 301 | 14 | 51 | 109 | 88 | 39 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 4,7 | 16,9 | 36,2 | 29,2 | 13,0 |
7. Hoạt động nhà hàng khách sạn tại KKTCK | 301 | 28 | 69 | 126 | 59 | 19 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 9,3 | 22,9 | 41,9 | 19,6 | 6,3 |
8. Hoạt động SX công nghiệp tại KKTCK | 301 | 40 | 94 | 117 | 36 | 14 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 13,3 | 31,2 | 38,8 | 12,0 | 4,7 |
9. Giải quyết việc làm cho người lao động | 301 | 20 | 69 | 115 | 82 | 15 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 6,6 | 22,9 | 38,3 | 27,2 | 5,0 |
10. Đóng góp cho Ngân sách nhà nước | 301 | 11 | 36 | 114 | 90 | 50 |
Tỷ lệ % | 100,0 | 3,7 | 12,0 | 37,8 | 29,9 | 16,6 |
Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2011
Kết hợp giữa tài liệu thống kê thu thập được từ sự phân tích, kết hợp với sự đánh giá của các nhà quản lý qua kết quả khảo sát, có thể khái quát rút ra những thành tựu và hạn chế về thực trạng phát triển các KKTCK biên giới Việt - Trung trên một số nội dung sau đây.
2.3.1. Những thành tựu đạt được
2.3.1.1. Thúc đẩy kinh tế các tỉnh biên giới Việt - Trung và các tỉnh trong cả nước phát triển
Việc hình thành KKTCK đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa của các loại hình KKT, đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua. Và cũng chính việc hình thành các KKTCK đã hình thành một mô hình phát triển kinh tế nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng kinh tế tại khu vực của một địa bàn có
điều kiện đặc thù là có các cửa khẩu, điều mà từ trước tới nay vẫn chưa được xem xét như một lợi thế. Thực tiễn cho thấy, nơi nào có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của khu vực cửa khẩu, các tỉnh đó có sự phát triển kinh tế sôi động hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn, sản xuất kinh doanh và thu nhập của người dân cũng cao hơn, thu ngân sách của địa phương cũng cao hơn. Cụ thể là:
Thứ nhất, số lượng các KKTCK tăng nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng biên giới và giao lưu kinh tế giữa nước ta với Trung Quốc
Từ bốn KKTCK thí điểm, đến nay khu vực biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc đã có 8 KKTCK hoạt động với diện tích tự nhiên là 2.012,5 km2 , khoảng 400 ngàn dân, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên và 0,47% dân số của cả nước.
Thứ hai, hoạt động thương mại, du lịch giữa các tỉnh biên giới cũng như các tỉnh khác của nước ta với các tỉnh của Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Các khu KTCK này phát triển theo hướng phát huy ưu thế của thương mại và du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có KKTCK cũng như các tỉnh bên trong nội địa. Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển nhanh chóng. Thương mại nội địa tại các KKTCK có bước khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động tạm nhập tái xuất có sự tăng trưởng nhanh. Các hoạt động dịch vụ về tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn nhà hàng… ngày càng được quan tâm, phát triển. Lượng khách xuất, nhập cảnh qua các KKTCK chiếm 90% so với toàn tuyến.
Nhìn chung, trong những năm qua, hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc có bước phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc nước ta. Đồng thời, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các địa phương biên giới khai thác và phát huy thế mạnh và tiềm năng kinh tế của mình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, thực hiện liên doanh, liên kết với các tỉnh thành trong cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và xuất khẩu. Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và có ý nghĩa rất lớn là đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đáng chú ý là kim ngạch XNK biên mậu của 7 tỉnh biên giới với Trung Quốc tăng mạnh mấy năm qua. Như đã nói trên, trong giai đoạn 2006-2010, kim ngạch xuất nhập khẩu tại các KKTCK biên giới Việt trung tăng 212,3%
Về cơ cấu hàng hoá XNK, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cao su, hạt điều, hoa quả tươi, gạo, các loại hải sản khô và đông lạnh, hàng mây tre đan, đồ gỗ gia dụng, hàng tiêu dùng, khoáng sản... Nhập khẩu: các lại thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, quả tươi....
Hiện tại, hàng hoá được tập trung chủ yếu qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh: năm 2008 chiếm trên 90% kim ngạch XNK biên mậu, riêng tỉnh Quảng Ninh đạt 4,07 tỷ đô la, bằng 62,5 % tổng kim ngạch XNK biên mậu của 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc.
Thông qua các KKTCK, hàng hoá tiêu dùng, vật liệu xây dựng, trang thiết bị máy móc từ các xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc vào Việt Nam. Từ Việt Nam các loại lâm, hải sản, động vật quý hiếm và những mặt hàng chiến lược như đồng, chì, quặng sắt, cà phê, gạo, hạt điều, cao su sống, gỗ quý... cũng được đưa vào thị trường Trung Quốc.