Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và đã khái quát một số vấn đề liên quan về dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình. Trong đó chỉ ra các khái niệm liên quan về bạo lực gia đình, hình thức bạo lực gia đình, nam giới gây bạo lực gồm khái niệm nam giới gây bạo lực; Đặc điểm tâm lý của nam giới gây bạo lực; Nhu cầu và những khó khăn của nam giới GBL.
Luận án đặc biệt làm rò phần cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ CTXH với nam giới GBL trong việc giảm thiểu BLGĐ về CTXH và CTXH với BLGĐ; Dịch vụ CTXH và dịch vụ CTXH với nam giới GBL; CTXH nhóm.
Để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ, luận án đã làm rò những nội dung hoạt động của 5 dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực tiêu biểu hiện nay bao gồm: Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình; Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực; Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực; Dịch vụ tham vấn tâm lý cá nhân cho nam giới gây bạo lực và Câu lạc bộ nhóm nam giới gây bạo lực.
Thêm vào đó luận án còn làm rò các lý thuyết được ứng dụng trong nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình có thuyết hệ thống, thuyết nhận thức hành vi, thuyết thân chủ trọng tâm và thuyết nhu cầu.
Cuối cùng trong phần cơ sở lý luận, NCS khái quát những yếu tố ảnh hưởng đến đến khả năng tham gia của nam giới đến các dịch vụ CTXH và chất lượng của các dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình bao gồm yếu tố thuộc về bản thân nam giới GBL, nhân viên CTXH, cộng đồng, gia đình, chính sách pháp luật và tài chính. Đó là cơ sở cho các nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình.
Chương 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NAM GIỚI GÂY BẠO LỰC NHẰM GIẢM THIỂU BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG NINH
3.1 Đặc điểm địa bàn khảo sát và mẫu phỏng vấn
3.1.1 Đặc điểm địa bàn khảo sát
3.1.1.1 Tỉnh Quảng Ninh và tình hình bạo lực gia đình
Quảng Ninh là tỉnh địa đầu phía Đông - Bắc Tổ quốc, có đồng bằng, trung du miền núi, biên giới, biển đảo, với diện tích tự nhiên trên 6.100 km2, trong đó: 87 là đất liền, 13% là hải đảo. Với 14 đơn vị hành chính gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện với 186 xã, phường, thị trấn. Vùng dân tộc, miền núi của tỉnh gồm 112 xã, phường (có 54 xã, phường khó khăn, trong đó có 21 xã đặc biệt khó khăn và 04 xã vùng bãi ngang, ven biển). Tỉnh có đường biên giới đất liền giáp Trung Quốc dài 118,825 km; dọc tuyến biên giới có 10 xã (gồm 34 thôn, bản) và 07 phường giáp biên. Dân số tỉnh Quảng Ninh có trên 1,2 triệu người với 22 thành phần dân tộc phân bố, cư trú trên địa bàn 14 đơn vị hành chính của tỉnh.
Vị trí địa lý tự nhiên như vậy đã mang lại cho tỉnh Quảng Ninh sự thuận lợi trong việc phát triển về kinh tế. Tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh trong những năm qua luôn đạt trên 10 /năm, kéo theo GDP bình quân đầu người cũng đạt cao so với mức bình quân cả nước. Năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 2.200 USD đến năm 2017 đã tăng lên hơn 4.050 USD/người; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh lần đầu tiên đứng thứ 1 trong 63 tỉnh, thành phố.
Công tác đảm bảo an sinh xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm: Chi cho an sinh xã hội giai đoạn 2011-2015 là 4.690 tỷ đồng, gấp 2 lần so với giai đoạn trước tăng 10 so cùng kỳ. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới chuyển từ lượng sang chất, gắn với giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1,14 (tương đương 3.799 hộ) từ 3,39 năm 2016 (tương đương 11.582 hộ) xuống còn 2,25 năm 2017 (tương đương 7.783 hộ), vượt 0,44% kế hoạch (KH) năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71 (vượt 0,5 KH năm); Tạo việc làm tăng thêm cho 19.834 lao động, đạt 104 KH năm; Tuyển sinh đào tạo
nghề cho 34.400 người, đạt 104,24 KH năm. Tiếp tục duy trì 100 gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 100 xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công; 100% đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và các chính sách xã hội liên quan ( Số liệu 2019) [6].
Dưới đây là khái quát về tình hình BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh dựa theo theo thống kê của Dịch vụ tư vấn tổng đài 18001769:
Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2020 Trung tâm đã tư vấn cho 843 trường hợp liên quan đến hôn nhân và gia đình thông qua tổng đài tư vấn miễn phí 18001769, tư vấn trực tiếp tại Trung tâm và tư vấn lưu động tại cộng đồng. Tổng đài tư vấn miễn phí 18001769 của Trung tâm đi vào hoạt động từ năm 2013, đến nay đã tiếp nhận trên 700 cuộc liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có khoảng 500 cuộc liên quan đến vấn đề bạo lực cả về thể chất và tinh thần trong gia đình mà đối tượng gọi đến tổng đài chủ yếu là nạn nhân (thường là người vợ) [51].
Theo số liệu thống kê của UBND Tỉnh Quảng Ninh, trong vòng 10 năm ( từ năm 2008 đến năm 2018 ), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 2.806 vụ BLGĐ. Số vụ BLGĐ có xu hướng giảm trong những năm gần đây, đối tượng gây bạo lực đa số là đàn ông [51]. Để có sự giảm về tình trạng BLGĐ là cả một nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh trong công tác PCBLGĐ trong những năm qua. Với quan điểm đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững, tỉnh quan tâm đầu tư, huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác gia đình và PCBLGĐ. Hàng năm tỉnh đều chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai, chiến lược phát triển gia đình Việt Nam phù hợp với tình hình điạ phương. Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp thường xuyên được kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên. Các dịch vụ CTXH hỗ trợ cho các nhóm đối tượng là nạn nhân của BLGĐ và nam giới GBL được quan tâm triển khai đồng bộ các cấp. Vì vậy công tác PCBLGĐ trên địa bàn Tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần giảm thiểu BLGĐ.
3.1.1.2 Ba địa bàn khảo sát và tình hình bạo lực gia đình Thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long là một trong 04 thành phố của tỉnh Quảng Ninh và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh.
Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quan hệ thương mại và đảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm du lịch, đầu mối về công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN - Việt Nam - Trung Quốc. Thành phố Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I theo Quyết định số 1838/QĐ-TTg ngày 10/10/2013. Sau sắp xếp, điều chỉnh, thành phố Hạ Long mới có diện tích tự nhiên 1.119,36 km2, quy mô dân số 300.267 người, Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hạ Long gồm: 33 đơn vị, bao gồm 21 phường và 12 xã. Dân số tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị với 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 96%. Trong năm 2019 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 30.735 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 37.052 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 57,6% ( Số liệu 2018) [5].
Huyện Vân Đồn
Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 55.133ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hơn 20 đảo có người ở. Năm 2018: Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể: Thủy sản đạt 114% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách đạt 282,161 tỷ đồng (118,4% cùng kỳ); khách du lịch tăng 16 so với cùng kỳ năm 2017. Các quy hoạch chiến lược cơ bản hoàn thành; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch được triển khai tốt; tiếp tục phối hợp triển khai dự án du lịch cộng đồng trên đảo Quan Lạn, xây dựng Dự thảo Quy chế hoạt động cho Ban du lịch sinh thái cộng đồng, triển khai đào tạo cho các thành viên và cộng đồng tham gia 2 hành trình khám phá trên Đảo Quan Lạn ( Số liệu 2018) [5].
Huyện Hải Hà
Huyện Hải Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 150 km, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 40 km. Phía Bắc giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 22,8 km. Các dân
tộc chính là Kinh, Dao, Tày, còn lại là các dân tộc: Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Mường, Thái, Cao Lan, Củi Chu và người Hoa. Huyện Hải Hà có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Quảng Hà và 10 xã. Dân cư sống chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. Gần đây chuyển dần sang tham gia lao động khu công nghiệp, trở thành công nhân và làm dịch vụ, du lịch.
Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao (31,95 ); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ công công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.315,2 tỷ đồng (tăng 3,6 KH). Chỉ số cải cách hành chính của huyện xếp thứ 5/14 địa phương trong tỉnh. Đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 2018, toàn huyện còn 899 hộ cận nghèo (giảm 221 hộ, vượt 30 KH), đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,55% xuống còn 5,0650. Có
2.347 lao động được giải quyết việc làm (vượt 11,75 KH), trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 56,4 (Vượt 2% KH) ( Số liệu 2018) [5].
3.1.2 Đặc điểm mẫu khảo sát
Như đã trình bày ở phần trên, 300 nam giới gây bao lực đã tham gia vào cuộc khảo sát này. Đặc điểm cơ bản của nhóm tham gia khảo sát như sau (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Mô tả đối tượng nam giới tham gia trả lời khảo sát ( N=300)
Đặc điểm | Tiêu chí | Số lượng | Tỷ lệ | |
1 | Độ tuổi | Dưới 40 tuổi | 183 | 61 |
Trên 40 tuổi | 117 | 39 | ||
2 | Dân tộc | Kinh | 239 | 79,7 |
Dân tộc khác | 61 | 20,3 | ||
3 | Nơi sinh sống | Vân Đồn | 100 | 33.3 |
Hải Hà | 91 | 30.3 | ||
Hạ Long | 109 | 36.3 | ||
4 | Trình độ học vấn | Trung học cơ sở trở xuống | 118 | 39,3 |
Trung học phổ thông | 144 | 48 | ||
Cao đẳng- đại học trở lên | 38 | 12,7 | ||
5 | Thu nhập bình quân /tháng của chồng | Dưới 5 triệu | 196 | 65,3 |
Trên 5 triệu | 104 | 34,7 | ||
6 | Thu nhập bình quân /tháng của vợ | Dưới 5 triệu | 198 | 66 |
Trên 5 triệu | 102 | 34 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực Gia Đình
- Mô Hình Câu Lạc Bộ Cung Cấp Dịch Vụ Cho Nam Giới Gây Bạo Lực
- Yếu Tố Thuộc Về Chính Sách Pháp Luật
- Tỷ Lệ Các Hành Vi Bạo Lực Kinh Tế Của Nam Giới Với Vợ Trong Vòng 12 Tháng Qua (%) (N=300)
- Thực Trạng Hiểu Biết Và Nhu Cầu Của Nam Giới Tiếp Cận Với Các Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Nhằm Giảm Thiểu Bạo Lực Gia Đình
- Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bl Theo Trình Độ Học Vấn Và Khu Vực Sinh Sống Của Nam Giới Gbl (%) (N=300)
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
3.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua 3 địa bàn khảo sát
Thực trạng bạo lực gia đình được đánh giá thông qua thông tin do những nam giới tham gia khảo sát cung cấp. Nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi để đánh gía thực trạng hành vi bạo lực của người trả lời với vợ của mình trong vòng 12 tháng qua bằng cách liệt kê các hành vi và nam giới có thể lựa chọn nhiều phương án. Nghiên cứu đo theo từng hành vi bạo lực, trong đó mỗi hành vi bạo lực có thể thuộc vào mấy loại hình bạo lực khác nhau. Do đó tổng tỷ lệ của 4 nhóm bạo lực không bằng 100%. Phân tích câu trả lời của nam giới lựa chọn, kết quả cho thấy tình trạng bạo lực của nam giới diễn ra trên cả 4 nhóm bạo lực với đa dạng các hành vi khác nhau, trong đó hành vi bạo lực tinh thần là dạng bạo lực nam giới sử dụng nhiều nhất sau đó đến bạo lực kinh tế, bạo lực thể xác và ít nhất là hành vi bạo lực tình dục thông qua quan sát biểu đồ 3.1 dưới đây.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hành vi bạo lực của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua (%) ( N=300)
Ghi chú: Nghiên cứu đo theo từng hành vi bạo lực, trong đó mỗi hành vi bạo lực có thể thuộc vào mấy loại hình bạo lực khác nhau. Do đó tổng tỷ lệ của 4 nhóm bạo lực không bằng 100%.
Nghiên cứu đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa mức độ bạo lực của nam giới với vợ và các đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân và gia đình. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.2 được giải thích như sau: Với các ô có * thể hiện có sự tương quan chặt chẽ giữa các đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân và gia đình
với các hành vi bạo lực của nam giới tham gia trả lời khảo sát. Mức độ ý nghĩa thống kê càng chặt chẽ thể hiện cho mức độ tăng dần của số *. Còn những ô trống thể hiện không có sự tương quan chặt giữa các biến theo mức ý nghĩa thống kê 0,05.
Kết quả cho thấy các yếu tố thu nhập, khu vực sinh sống và trình độ học vấn có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ gây bạo lực với vợ. Nam giới có thu nhập thấp thể hiện cho mức sống của gia đình thấp có tỷ lệ gây bạo lực với vợ cao hơn đáng kể so với nhóm thu nhập cao hơn ở tất cả các hình thức bạo lực với vợ. Ngoài ra, nam giới sinh sống ở khu vực huyện miền núi Hải Hà có tỷ lệ gây các hành vi bạo lực cao hơn nhiều so với nam giới sống ở khu vực huyện đảo Vân Đồn. Điểm lưu ý là tỷ lệ nam giới gây bạo lực với vợ ở thành phố Hạ Long cao hơn đáng kể so với huyện đảo Vân Đồn và không khác biệt nhiều so với huyện Hải Hà. Trình độ học vấn của nam giới quyết định loại hành vi bạo lực sử dụng với vợ. Nam giới có trình độ học vấn phổ thông trung học trở lên có hành vi bạo lực tinh thần với vợ cao hơn đáng kể so với người chồng có học vấn thấp hơn, trong khi đó, nam giới có trình độ càng thấp thường sử dụng các hành vi bạo lực thể xác càng nhiều.
Bảng 3.2:Phân bố tỷ lệ các loại hình BLGĐ theo đặc điểm của nam giới (%)
(N=300)
Bạo lực tinh thần | Bạo lực thể xác | Bạo lực tình dục | Bạo lực kinh tế | ||
Độ tuổi nam giới | * | ||||
Dưới 40 tuổi | 62,8 | 21,9 | 29,5 | 43,7 | |
Trên 40 tuổi | 51,3 | 24,8 | 23,9 | 38,5 | |
Khu vực sinh sống | *** | *** | *** | ||
Vân Đồn | 34 ,0 | 19,0 | 12,0 | 24,0 | |
Hải Hà | 71,4 | 27,5 | 38,5 | 47,3 | |
Hạ Long | 69,7 | 22,9 | 32,1 | 53,2 | |
Trình độ học vấn | * | *** | |||
CĐ-ĐH trở lên | 68,4 | 8,0 | 22,9 | 38,1 | |
THPT | 62,5 | 25,7 | 29,2 | 40,3 | |
THCS trở xuống | 50 | 81,6 | 34,2 | 57,9 | |
Thu nhập bình quân /tháng của chồng | *** | *** | *** | *** | |
Dưới 5 triệu | 64,8 | 31,6 | 36,7 | 52,6 | |
Trên 5 triệu | 35,2 | 6,7 | 9,6 | 21,2 |
Mức ý nghĩa thống kê: * p <0,05; ** p<0,01; ***p<0,001
Dưới đây là những phân tích chi tiết cho mỗi nhóm hành vi bạo lực:
3.2.1 Bạo lực tinh thần
Theo kết quả khảo sát, hành vi bạo lực nhiều nhất mà nam giới sử dụng là các hành vi bạo lực tinh thần, với 58,3% số người có hành vi này. Kết quả phỏng vấn sâu các cán bộ, lãnh đạo, đội ngũ NVCTXH và các cán bộ có trách nhiệm liên quan đều đánh giá bạo lực tinh thần là phổ biến và nhiều nhất trong 4 nhóm bạo lực ở cả 3 địa phương khảo sát nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Lý giải điều này bà LT.H.T – Trưởng phòng Bình Đẳng giới, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh cho biết: ― Kinh tế phát triển xã hội văn minh thì con người cũng ngày càng văn minh hơn. Do đó tình trạng diễn ra các hành vi bạo lực về mặt thể xác sẽ ngày càng giảm mà gia tăng các hành vi bạo lực về mặt tinh thần, đánh vào mặt tâm lý tình cảm bên trong con người hơn. Hiện nay tình trạng bạo lực tinh thần đang ngày một gia tăng và nổi cộm trong đời sống tinh thần của các gia đình. Do áp lực về các mối quan hệ thứ cấp trong gia đình, chuyện con cái học tập ốm đau, hay bị stress trong công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của vợ chồng trong gia đình nên đôi khi chuyện nhỏ cũng xé ra to và gây tổn thương đến nhau, thế nên tình trạng người phụ nữ trong gia đình hiện nay bị mắc bệnh trầm cảm rất cao. Như bạn thấy thế giới mạng phát triển facebook, zalo là các công cụ mà những người vợ người chồng giải toả ấm ức với các dòng trạng thái, hình ảnh, video..”
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các hành vi bạo lực tinh thần của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua (%) ( N=300)