Những Khó Khăn Và Nhu Cầu Của Nam Giới Gây Bạo Lực Gia Đình

chống và giảm thiểu BLGĐ được quan tâm sâu sắc tuy nhiên đối tượng hướng đến chủ yếu nữ giới – nạn nhân chính của BLGĐ, các nghiên cứu với nam giới gây bạo lực gần như rất hiếm. Do đó đánh giá về vai trò của các dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực nhằm trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện chưa có chương trình hay nghiên cứu nào thực hiện mang tính toàn diện, hệ thống về lý luận và thực tiễn. Đối tượng nam giới gây bạo lực chưa được nghiên cứu chuyên sâu, mà lẫn vào đối tượng phụ nữ - nạn nhân chính của BLGĐ. Trong khi bạo lực có thể được hạn chế, có thể được xoá bỏ chính bởi những người đàn ông. Họ là những nhân tố ―tạo ra‖ thì cũng có thể là nhân tố ―loại trừ‖.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài về CTXH đối với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu BLGĐ. Song vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được sự quan tâm của các nhà khoa học như: Thực trạng các dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ; Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH cũng như kết quả của quá trình tham gia sử dụng các CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; Nghiên cứu về các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH cũng như kết quả của quá trình tham gia sử dụng các CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; Nghiên cứu đánh giá về việc ứng dụng mô hình CLB nhóm nam giới gây bạo lực tại cộng đồng.

Có thể nói những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích để tác giả đi sâu thực hiện nghiên cứu, giải quyết vấn đề: Thực trạng dịch vụ CTXH đối với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu BLGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH cũng như kết quả của quá trình tham gia sử dụng các CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; Ứng dụng mô hình CLB nam giới tiên phòng nhằm giảm thiểu BLGĐ tại cộng đồng trong đề tài ―Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình thực tiễn tại Tỉnh Quảng Ninh”.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NAM GIỚI TRONG VIỆC GIẢM THIỂU BẠO LỰC GIA ĐÌNH


2.1 Bạo lực gia đình

2.1.1 Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về bạo lực gia đình. Trong số đó có thể nêu lên một định nghĩa từ Đạo luật gia đình của NSWLRC (Uỷ ban cải cách luật pháp Úc): ― Bạo lực gia đình xảy ra khi ai đó cố gắng kiểm soát đối tác của họ hoặc các thành viên khác trong gia đình theo những cách đe dọa hoặc áp bức họ. Các hành vi kiểm soát có thể bao gồm các mối đe dọa, sự sỉ nhục (hạ bệ),lạm dụng tình cảm, tấn công thể xác, lạm dụng tình dục, khai thác tài chính và cô lập xã hội, chẳng hạn như không cho phép liên lạc với gia đình hoặc bạn bè‖ hoặc ― Bạo lực gia đình có nghĩa là hành vi, cho dù thực tế hay bị đe dọa, bởi một người đối với tài sản của một thành viên hoặc của người lớn trong gia đình khiến người đó hay bất kỳ thành viên nào khác trong gia đình sợ hãi, hoặc e ngại về sức khỏe hay sự an toàn cá nhân của người đó.‖ [56]

Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam (2007) đã quy định tại khoản 2 điều 1: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.‖ Luật phòng chống bạo lực gia đình cũng chỉ rò các hành vi bạo lực gia đình được áp dụng trong những trường hợp vợ chồng đã ly hôn hoặc sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn‖ [39]. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về các hành vi bạo lực gia đình nêu ra ở Luật khi tìm hiểu vấn đề này tại địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

2.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình

Sau quá trình tổng kết các nguồn tài liệu về bạo lực gia đình và căn cứ dựa theo các kết quả điều tra về tình trạng bạo lực gia đình trong các kết quả điều tra quốc gia hiện hành trên thế giới và tại Việt Nam ( Báo cáo kết quả điều tra quốc gia về BLGĐ với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 2019), tác giả phân loại các hành vi bạo lực gia đình dưới 4 hình thức sau:

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 8

Bạo lực thể chất: Là hình thức phổ biến, thường xuất hiện sau một giai đoạn đã kiểm soát và đã áp đặt quyền lực, thống trị người bị bạo lực về tinh thần. Bạo lực

gia đình về thể chất bao gồm những hành vi sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Sử dụng hung khí, vũ lực thể chất đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối; Bắt thành viên gia đình: nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm; Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Thường xuyên doạ nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ; Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khoẻ của thành viên gia đình tại nơi ở của thành viên đó; Thường xuyên đe doạ bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét; Thực hiện các hành vi nhằm tạo ra tình trạng khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Bạo lực tinh thần: Là hình thức phổ biến và đa dạng nhất nhằm kiểm soát và thống trị nạn nhân về mặt tinh thần. Bạo lực tinh thần cũng là hậu quả của 3 loại bạo lực còn lại. Điều này thể hiện ở các hành vi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý/ tinh thần của nữ giới. Bạo lực gia đình về tinh thần gồm các hành vi sau: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư, phát tán tờ rơi hoặc sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Phổ biến, phát tán bài viết, hình ảnh, âm thanh về vụ bạo lực gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân; Cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác hoặc nơi công cộng; Không cho đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày; Không cho thực hiện quyền làm việc; thường xuyên đòi hỏi đáp ứng yêu cầu vượt quá khả năng của họ; Đe doạ tự ý gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình;

Thường xuyên theo dòi vì lý do ghen tuông gây tổn hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của thành viên đó; Cấm ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Không cho tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh; Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật; Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền chăm nom con theo quyết định của Toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật; Cưỡng ép hoặc cản trở người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác; Có hành vi khác gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của nạn nhân, sử dụng những lời lẽ hoặc hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục. Bạo lực tình dục hạ thấp giá trị nhân phẩm của nạn nhân, làm họ cảm thấy như bị hiếp dâm ( đau đớn về thể xác, nhục nhã về tinh thần). Bạo lực gia đình về tình dục gồm những hành vi sau: Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục; Buộc vợ hoặc chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một mái nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực; Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với các thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng; Có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà người vợ hoặc chồng không muốn; Ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hoá phẩm đồi truỵ

Bạo lực kinh tế: Là hành vi nhằm xoá bỏ sự độc lập kinh tế của nạn nhân, bao gồm các hành vi sau: Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng; Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính; Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt qua khả năng của họ; Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình; Có hành

vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung gia đình; Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân; Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động; Ép buộc thành viên gia đình ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Những hành vi nêu trong các định nghĩa này đã được thể hiện trong bản câu hỏi phỏng vấn áp dụng cho nam giới ở cuộc khảo sát.

2.2 Nam giới gây bạo lực gia đình

2.2.1 Khái niệm

Tác giả đưa ra định nghĩa về nam giới gây bạo lực gia đình như sau: ―Nam giới gây bạo lực là việc nam giới có những hành động gây ra các tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế đối với những thành viên nữ trong gia đình hoặc đe doạ sử dụng những hành động nói trên nhằm gây ảnh hưởng, ép buộc và tước đoạt sự tự do và những quyền cơ bản của nữ giới.

2.2.2 Đặc điểm của nam giới gây bạo lực gia đình

2.2.2.1 Về mặt nhận thức

Nam giới gây bạo lực thường có niềm tin về đặc quyền của bản thân, với một số đặc trưng về nhận thức như:

Tự cho mình có toàn quyền quyết định, áp đặt với phụ nữ và người bị bạo lực phải có trách nhiệm phục tùng anh ta. Nam giới gây bạo lực nghĩ rằng họ có đặc quyền ép buộc, kiểm soát hoặc duy trì quyền lực đối với người yếu thế hơn.

Có tư tưởng áp đặt một cách cứng nhắc đối với vợ mình. Thường cho mình đặc quyền quyết định mọi việc và kiểm soát mọi thành viên.

Có thái độ coi thường giá trị, vị trí, vai trò của người phụ nữ, coi phụ nữ như vật sở hữu riêng. Họ nghĩ rằng họ có quyền sở hữu phụ nữ, được quyền định đoạt cuộc sống của vợ mình.

Tâm lý ghen tuông, lệ thuộc về mặt tình cảm vào người vợ, lo sợ bị bỏ rơi (khiến nam giới gia tăng sự kiểm soát và cô lập, ngăn cản vợ mình giao tiếp với bên ngoài).

Tâm lý ích kỷ, thiếu vị tha, thiếu sáng suốt, thiếu nhẫn nại.

2.2.2.2.Về mặt thái độ

Nam giới gây bạo lực thường có các thái độ sau:

Không chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực: tìm cách đổ lỗi

Thay vì nhìn nhận trách nhiệm do mình gây ra, người gây bạo lực lại cố gắng biện minh cho cách xử sự của mình bằng lời bào chữa, hay có xu hướng đổ lỗi cho người bị bạo lực: Nếu em về đúng giờ, thì đã không có chuyện gì, hoặc cô ấy là người phụ nữ lắm điều, vụng về. Thậm chí: cô ấy xấu quá, béo quá…nhiều khi người gây ra bạo lực sẽ có xu hướng kể tội người bị bạo lực với rất nhiều lỗi nhằm đánh lạc hướng của người nghe và đổ lỗi cho người bị bạo lực.

Trên thực tế, ngoài việc họ đổ lỗi cho vợ của mình, nam giới còn có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh như do áp lực kinh tế, do con cái, do rượu, do bản tính nóng nẩy hay do bệnh tật…Đổ lỗi cho hoàn cảnh: rượu, trời nóng, căng thẳng trong công việc. Cho rằng mình là trụ cột gia đình, phải gánh trách nhiệm nặng nề nên đâm ra cáu bẩn.

Tìm lý do để giảm nhẹ mức độ bạo lực:

Người gây ra bạo lực thường có xu hướng chối bỏ hoặc làm nhẹ hành vi bạo lực mà mình gây ra. Hầu hết nam giới đều có thái độ từ chối hay giảm thiểu bạo lực ở một mức độ nào đó. Có trường hợp chối bỏ hoàn toàn hành vi của mình,những trường hợp này thường khó xử lý và cần phải nhờ đến các cơ quan pháp luật. Còn những trường hợp khác thì từ chối ở một mức độ nào đó. Ví dụ như: Tôi không thể nhớ được vì lúc đó tôi say quá; Tôi không cố ý; Chúng tôi không cãi nhau, chỉ là…Có chuyện gì to tát đâu, vợ chồng như bát đũa xô nhau cãi nhau là chuyện bình thường.

Có những trường hợp chối bỏ hoàn toàn hành vi của mình, ví dụ như : Tôi không đánh cô ấy, nhà tôi không có chuyện gì; Mọi người hiểu lầm hoặc nhầm ai rồi chứ vợ chồng tôi vẫn hạnh phúc.

Thể hiện và sử dụng thái độ bực bội để biện minh cho hành vi bạo lực: Người gây bạo lực thường cố ý dùng sự bực bội của mình để kiểm soát tình hình và kiểm soát người khác. Bực bội là công cụ rất hữu hiệu mà người gây bạo lực thường sử dụng và được cho là hữu ích để lấn át người bị bạo lực cùng những người xung quanh.

Thể hiện và sử dụng quyền lực để kiểm soát người bị bạo lực:

Đây là thái độ và hành vi rất phổ biến của NGBL để đe doạ và cưỡng ép người bị BL. Người gây bạo lực dùng nhiều thủ đoạn để đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân. Chẳng hạn

anh ta đi ra khỏi phòng khi nạn nhân đang nói, quát tháo át tiếng nạn nhân, hoặc lôi kéo những người khác trong gia đình tấn công nạn nhân bằng cách xa lánh hoặc chỉ trích.

Gia trưởng, tự cho mình là quan trọng và không thừa nhận bất kỳ lỗi lầm nào về mình nam giới GBL thường có những niềm tin: Họ tin rằng mình có quyền quyết định mọi thứ trong gia đình. Và chỉ có mình mới đủ sáng suốt quyết định. Đó là cách duy nhất và tốt nhất; Họ tin rằng bạo lực và kiểm soát sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong quản lý gia đình. Và quyền đó thuộc về những người đàn ông; Họ quan niệm rằng người đàn ông mạnh mẽ, nam tính là người biết cách thống trị người khác và họ cho rằng đó là cách của người đàn ông lý tưởng; Họ cũng tin rằng, đàn ông bao giờ cũng thông minh hơn, có vị trí cao hơn, quyền lực đương nhiên thuộc về họ.

Sở hữu: Người gây bạo lực thường rất thích chiếm hữu, họ cho rằng họ muốn cái gì là phải có cái đó, và họ có thể làm gì tuỳ thích với những gì thuộc quyền sở hữu của họ. Thái độ này được họ áp dụng cho cả người lẫn sự vật, họ cho rằng họ có quyền chỉ huy, kiểm soát và có thể sử dụng cả hành vi bạo lực đối với những gì mà họ cho rằng thuộc quyền sở hữu của họ.

Chia cắt: Người gây bạo lực thường tách biệt giữa hành vi bạo lực với những hành vi khác trong cuộc sống hàng ngày. Kẻ hành hung thường tách biệt hành vi bạo lực của mình với phần cuộc sống còn lại của bản thân họ. Sự chia cắt mang tính thể chất. Ví dụ: họ đánh đập người trong gia đình mà không đánh người ngoài. Việc chia cắt cũng có tính tâm lý như người gây bạo lực có thể vui vẻ với vợ vào buổi sáng nhưng có thể đánh vợ vào buổi tối. Và họ cho rằng hành vi của họ chẳng có gì là mâu thuẫn cả.

Tự xem mình là nạn nhân: Đôi khi nam giới GBLgiả bộ như bất lực hay khổ não để dụ người khác giúp đỡ mình. Trong tình thế này, nam giới GBLnghĩ rằng nếu không có được điều mong muốn thì chính hắn là nạn nhân, và hắn nguỵ trang là nạn nhân để trả đũa hoặc chơi xỏ người khác.

Những trải nghiệm thời thơ ấu của người gây ra BLGĐ và ảnh hưởng tới BLGĐ: Một phần lớn trong số họ từng chứng kiến bạo lực trong gia đình khi còn bé. Việc chứng kiến bạo lực nhiều có thể đã hình thành quan niệm bạo lực là chuyện được phép sử dụng trong gia đình. Và họ có hình mẫu là người cha, người ông sử dụng bạo lực để kiểm soát các thành viên khác trong gia đình để học theo.

Nguy cơ của BLGĐ từ vị thế của người gây ra bạo lực:

Một số nam giới GBL là những người có thể có vị trí nhất định trong cộng đồng/ xã hội. Họ có thể được cộng đồng/ xã hội đánh giá cao về năng lực chuyên môn, vai trò trong cơ quan/ cộng đồng/ xã hội. Họ có thể đồng nhất vị thế xã hội, năng lực chuyên môn chính là giá trị của mình. Họ cho rằng cộng đồng/ xã hội đã tôn vinh họ có nghĩa là giá trị của họ đã được khẳng định, và những thành viên trong gia đình có nghĩa vụ phục vụ và tuân thủ những quy định do họ đề ra. NGBL thường từ chối sự giúp đỡ như tham vấn, hoà giải vì anh ta cho rằng mình đủ sức giải quyết, và việc nhờ cậy như vậy là yếu đuối, không đủ sức mạnh đàn ông.

2.2.2.3 Về mặt hành vi

Tuỳ theo mức độ gây bạo lực, hầu hết nam giới gây bạo lực thường có các hành vi và biểu hiện sau đây :

Gây ra bạo lực một cách có chủ ý, nhằm che giấu bằng chứng với mục đích đe doạ, ép buộc, điều khiển và kiểm soát người vợ.

Chỉ thể hiện sự tức tối đối với vợ mình mà không phải với người khác.

Biện minh cho hành vi gây bạo lực: Nam giới gây bạo lực làm vậy là vì muốn bảo vệ, giữ gìn gia đình hạnh phúc hoặc vì chính vợ - người bị bạo lực.

Trốn tránh trách nhiệm: Nam giới gây bạo lực đổ lỗi cho người vợ không làm tròn trách nhiệm hoặc phủ nhận, chối bỏ sự việc, cố ý giảm nhẹ, biện hộ cho mình do bia, rượu, ma tuý hoặc do mình nóng tính… mà không thừa nhận hành vi chủ ý của mình.

Nếu bạo lực xảy ra giữa các cặp đôi thì cho rằng bạo lực là vấn đề riêng tư. Sử dụng con cái để đe doạ, ép buộc người vợ.

Không muốn ly hôn hoặc cố ý gây khó dễ nếu người vợ đòi chia tay, bỏ đi.

Nhiều người có cha là người gây bạo lực và chính họ đã từng là nạn nhân hoặc chứng kiến bạo lực gia đình từ nhỏ nên đã lặp lại các hành vi bạo lực của người cha.

Đôi khi người gây bạo lực có vấn đề về tâm lý và có những hành vi bất thường như : có vấn đề về sức khoẻ tâm thần hoặc là người coi thường, hay vi phạm các nội quy, quy định của cơ quan tổ chức hoặc hệ thống pháp luật.

2.2.3 Những khó khăn và nhu cầu của nam giới gây bạo lực gia đình

2.2.3.1 Khó khăn của nam giới gây bạo lực

Người có hành vi bạo lực cũng có những khó khăn nhất định về mặt tâm lý, xã hội và thể chất. Tác giả trích dẫn theo Bùi Thị Mai Đông (2017) :

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí