Một Số Lý Luận Về Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bạo Lực Gia Đình

quan hệ giữa các thành viên. Có hình thức tổ chức thích hợp cho các vấn đề cần giải quyết.

Các kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội nhóm: Kỹ năng lãnh đạo bao gồm: kỹ năng thúc đẩy tiến trình nhóm; kỹ năng thu thập và đánh giá thông tin; kỹ năng hành động. Kỹ năng tạo lập mối liên hệ giữa các cá nhân trong nhóm. Kỹ năng thấu cảm. Kỹ năng điều phối. Kỹ năng tự bộc lộ. Kỹ năng lắng nghe tích cực. [20]

Các mục tiêu của công tác xã hội nhóm: Đánh giá cá nhân; Duy trì và hỗ trợ cá nhân; Thay đổi cá nhân; Cung cấp thông tin, giáo dục; Giải trí; Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội; Thay đổi nhóm và hỗ trợ; Thay đổi môi trường; Thay đổi xã hội.

Đặc điểm của Công tác xã hội với nhóm: Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm từ đó giúp nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề. Lấy ảnh hưởng nhóm để tạo sự đổi mới thái độ và hành vi của cá nhân thông qua hoạt động nhóm. [20]

Như vậy, việc ứng dụng công tác xã hội nhóm vào việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại thị xã Thuận An là một việc làm cần thiết và kịp thời. Các hoạt động hỗ trợ với nạn nhân bạo lực gia đình đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng mọi người chưa nhận thức được các hoạt động đó cũng là các kỹ năng của công tác xã hội. Đặc biệt là phải kể đến câu lạc bộ và nhóm phòng chống bạo lực gia đình của 03 xã An Sơn, phường Hưng Định và phường Bình Nhâm. Đây chính là môi trường xã hội giúp các nạn nhân có điều kiện cùng nhau động viên, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình. Đồng thời giúp các nạn nhân có được nhiều kinh nghiệm trong việc giữ gìn sức khỏe, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, ấm no. Khái quát các hỗ trợ trước của gia đình, cộng đồng, xã hội dựa trên các bước của công tác xã hội nhóm khi làm việc với nạn nhân.

1.3. Một số lý luận về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình

1.3.1. Khái niệm công tác xã hội

Hiệp hội Quốc gia nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) Mỹ (NASW): CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) [1].

Hiệp hội NVCTXH Quốc tế (IFSW): công tác xã hội (CTXH) thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc cơ bản của nghề. Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000 [1].

Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Theo Bùi Thị Xuân Mai (2012): Công tác xã hội (CTXH) là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã

Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 6

hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [1].

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu những nội dung cụ thể của CTXH như sau: CTXH là một khoa học mà khi thực hành nghề phải dựa trên các hoạt động chuyên môn như hệ thống nền tảng triết lý, giá trị nghề nghiệp, quy điều đạo đức và nguyên tắc hành động của NVCTXH.

Đối tượng tác động của CTXH là các cá nhân, nhóm và cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội, những người có hoàn cảnh khó khăn khiến họ bị suy giảm chức năng xã hội.

Mục đích của CTXH hướng tới nâng cao năng lực cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn khiến họ suy giảm chức năng xã hội, mặt khác hướng tới cải thiện môi trường xã hội nhằm giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả hơn.

Từ những khái niệm và phân tích trên, tác giả cho rằng có rất nhiều cách tiếp cận, phân tích đánh giá về CTXH. Tuy nhiên, bản thân tác giả rất đồng tình với khái niện của tác giả Bùi Thị Xuân Mai: CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

1.3.2. Khái niệm nạn nhân

Từ thời xa xưa thuật ngữ “nạn nhân” đã được nhắc đến. Thời bấy giờ, do quan niệm con người phụ thuộc vào chúa trời, thần thánh nên để đảm bảo cuộc sống bình yên, mùa màng ổn định, con người hàng năm thường phải đem giết những phụ nữ trẻ đẹp hay súc vật để làm lễ vật tế

thần thánh, chúa trời. Những phụ nữ hay súc vật này được gọi là “nạn nhân”. Khái niệm “nạn nhân” thời bấy giờ được sử dụng với ý nghĩa là những phụ nữ hay súc vật phải chịu đau đớn, hy sinh vì sự bình yên của mọi người. Thuật ngữ “nạn nhân” vì vậy trong nhiều ngôn ngữ là danh từ giống trong ngôn ngữ Tây Ban Nha “nạn nhân” là “la victima”, tiếng Pháp là “la victime”. Khi xã hội phát triển, hình thức tế thần này dần dần bị loại bỏ, vì thế khái niệm nạn nhân cũng đã thay đổi.

Ngày nay, danh từ nạn nhân thường được sử dụng để chỉ những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Trong Từ điển tiếng Việt, từ nạn nhân được định nghĩa như sau: “Người bị nạn hoặc người phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hay một chế độ bất công”.

Trong Đại từ điển tiếng Việt, từ nạn nhân được định nghĩa: “1. Người bị tai nạn; 2. Người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến”.

Theo các định nghĩa trên thì nạn nhân được hiểu là những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Nạn nhân bao gồm rất nhiều loại như nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân của thiên tai, nạn nhân bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn nhân tự tử, nạn nhân của tội phạm.

1.3.3. Khái niệm bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình được xem là việc cố ý sử dụng vũ lực hay quyền lực đe dọa hay tước đoạt gây ra chấn thương thể xác, tổn hại về tâm lý thậm chí tử vong đối với một người hay một nhóm người.

Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực gia đình gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động

như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.

Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng mà người gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát.

Theo Khoản 2, Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. [14]

1.4. Các dạng bạo lực gia đình

1. Bạo lực thể xác ở trạng thái bình thường.

2. Bạo lực thể xác khi mang thai.

3. Bạo lực tình dục.


4. Bạo lực chồng chất cả thể xác và tình dục.


5. Bạo lực tinh thần.


6. Bạo lực kinh tế.


1.5. Hậu quả của bạo lực gia đình


* Hậu quả đối với nạn nhân


- Về thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.

- Về tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.

- Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV.

* Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình


- Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình.

- Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia

đình.


- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với

nạn nhân


* Hậu quả với trẻ em


- Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ.

- Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng và hay gây rối; tránh va chạm và dễ chiều theo ý người khác; mất hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng lực xã hội; lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi.

- Với trẻ vị thành niên: Học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.

* Hậu quả đối với gia đình


- Ly thân, ly hôn.

- Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình.

- Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình.


- Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.


* Hậu quả đối với xã hội


- Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo.

- Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.

- Hạn chế hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, những nội dung cơ bản đã được trình bày như những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Chúng tôi xác định các lý thuyết và khái niệm công cụ nhằm thao tác chúng trong quá trình thực hiện đề tài, từ cách tiếp cận lý luận chúng tôi hệ thống các hình thức bạo lực, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình.

Từ các tiếp cận phân tích tổng quan của vấn đề nghiên cứu ở trên thế giới và ở trong nước, chúng tôi nhận thấy rằng công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, đặc biệt là ở các địa phương, phường, xã thì lại càng chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Trên cơ sở xây dựng khung lý tuyết ở chương 1 làm tiền đề cho xây dựng cấu trúc về kết quả nghiên cứu ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thị xã Thuận An có diện tích tự nhiên 8.426ha, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương; phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;

Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thuận An là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã xây dựng Chiến khu Thuận An Hòa là một trong những căn cứ cách mạng lớn của tỉnh, là nơi tổ chức, chỉ huy, xây dựng và phát triển lực lượng chiến đấu của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh góp phần quan trọng vào các thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 và nhất là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.[5]

Sau năm 1975, Thuận An đã không ngừng thay đổi, vươn lên cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Huyện được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng về các loại cây ăn trái đặc sản và phát triển mạnh với ngành nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ truyền thống.

Tháng 8/1999, thực hiện Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ, huyện được chia tách thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An, trong đó, huyện Thuận An có 10 đơn vị hành chính (08 xã và 02 thị trấn), 56 khu phố - ấp, dân số toàn huyện tại thời điểm này là 361.604 người.[5]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023