Mô Hình Câu Lạc Bộ Cung Cấp Dịch Vụ Cho Nam Giới Gây Bạo Lực

những trách nhiệm họ phải gánh chịu nếu vi phạm quy định của pháp luật trong suốt quá trình diễn ra vụ ly hôn; Tìm hiểu những nguyện vọng của họ để trao đổi với người bị bạo lực nhằm giúp hai bên hiểu nhau, giúp cho tiến trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng, giảm tổn thất cho hai bên và đảm bảo quyền lợi cho cả NGGBL; Thông báo cho họ những thông tin từ công an hoặc toà án để nếu họ chưa biết để phối hợp thực hiện; Nếu cần người bảo vệ quyền lợi trước toà thì giới thiệu cho họ đến trung tâm trợ giúp pháp lý; Nhắc nhở họ tham dự phiên toà theo yêu cầu của toà án, nhờ người đưa họ đến toà án để đề phòng họ bỏ phiên toà. Thứ hai, NVCTXH còn hỗ trợ tại các phiên toà xét xử bao gồm: Nhắc nhở họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ để tránh gây tổn hại cho hai bên; Nếu thấy quyền lợi của họ bị đe doạ thì cần lên tiếng để bảo vệ; Xin trích lục bản án của toà để hỗ trợ việc thực thi bản án. Ngoài ra, NVCTXH hỗ trợ sau ly hôn bao gồm: Tìm hiểu những khó khăn của NGGBL trong quá trình thi hành án. Nếu có giúp hai bên NGGBL và người bị bạo lực cùng thoả thuận để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên; Khi có quyết định của toà án, công an, hay địa phương, cùng với người đứng đầu cộng đồng nhắc nhở họ để đảm bảo các quyết định đó được thực hiện.

Hình thức:

(1) Nhân viên CTXH hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho thân chủ là nam giới GBL.

(2) Nhân viên CTXH kết nối với cán bộ pháp lý của địa phương ( phường, xã, thị trấn) hoặc trung tâm pháp lý của Sở Tư pháp.

2.3.3.4 Dịch vụ tham vấn tâm lý cá nhân Vai trò:

Tham vấn tâm lý cá nhân cho nam giới GBL là quá trình giao tiếp tích cực giữa nhà tham vấn và NGGBL nhằm mục đích giúp NGGBL giảm tải căng thẳng, bức xúc; Ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp; Tạo lập được không gian trò chuyện cởi mở về tâm tư với NGGBL; Làm chủ được bản thân và kiểm soát cơn tức giận; Được hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi bị tổn thương. Đây được coi là một trong những vai trò quan trọng góp phần hạn chế hành vi BLGĐ ở NGGBL.

Nội dung:

Hỗ trợ về tâm lý có thể là tham vấn tâm lý thông thường hoặc thực hiện các hoạt động trị liệu tâm lý. Thông qua hoạt động tham vấn tâm lý nhân viên CTXH giúp đỡ NGGBL đưa ra quyết định bằng việc hỗ trợ họ xác định và làm rò vấn đề, xem xét tất cả

các khả năng để tìm phương án tốt nhất cho chính họ trên cơ sở xem xét thận trọng các lựa chọn khác nhau. Mối quan hệ trong tham vấn có vai trò quan trọng quyết định thành công do đó NVCTXH phải tạo ra được độ tin cậy căn bản với NGGBL, đồng thời thể hiện thái độ thừa nhận và cảm thông một cách vô tư. Thông thường, tham vấn là một quá trình bao gồm một chuỗi tác động qua lại hoặc đối thoại vì vậy NVCTXH luôn thể hiện niềm tin rằng NGGBL có khả năng đưa ra quyết định tốt nhất cho chính họ, tức vai trò của họ là giúp NGGBL hướng thiện. Trong quá trình tham vấn, NVCTXH hiểu biết về sự phát triển về hành vi con người. Họ sử dụng kỹ năng nghe và giao tiếp, có thể hiểu và khai thác được vấn đề cũng như tình cảm của NGGBL. Từ đó NVCTXH giúp NGGBL nhận ra và tận dụng những thế mạnh cũng như phát huy nội lực của mình. Ngoài ra NVCTXH chia sẻ tình cảm và cảm xúc với NGGBL bằng thái độ chấp nhận vô điều kiện bởi trong quá trình tham vấn NGGBL là người nói chính còn NVCTXH lắng nghe, phản hồi, tóm tắt và nêu câu hỏi…

Hình thức:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Tham vấn được diễn ra ở các hình thức khác nhau:

(1) Tư vấn trực tiếp qua tổng đài miễn phí các vấn đề về bạo lực giới, xâm hại tình dục, mua bán người, hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình;

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 10

(2) Tư vấn cá nhân trực tiếp tại nhà;

(3) Tư vấn cá nhân trực tiếp tại trung tâm công tác xã hội.

2.3.3.5 Mô hình câu lạc bộ cung cấp dịch vụ cho nam giới gây bạo lực

Mô hình câu lạc bộ cung cấp dịch vụ cho nam giới gây bạo lực gọi tắt là CLB nam giới GBL mà luận án tiến hành khảo sát là một mô hình CTXH cung cấp dịch vụ cho nam giới GBL trong đó cụ thể cung cấp dịch vụ giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi nhằm giảm thiểu BLGĐ. Mô hình CLB nhóm nam giới GBL này được thực hiện và cung cấp tại cộng đồng.

Vai trò:

(1) CLB sẽ là môi trường để các người đàn ông trong gia đình có cơ hội được giao lưu, chia sẻ, giải toả căng thẳng xung đột trong gia đình. Được chia sẻ cảm xúc, chia sẻ kinh nghiệm PCBLGĐ cho các thành viên khác của CLB.

(2) Nam giới GBL là thành viên của CLB được nâng cao nhận thức kỹ năng thái độ và thay đổi hành vi nhằm giảm thiểu BLGĐ;

(3) Giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm ăn giúp phát triển kinh tế gia đình và giữ gìn hạnh phúc gia đình.

(5) Tư vấn, kết nối dịch vụ trợ giúp thành viên có nhu cầu.

Nội dung:

Người điều phối có vai trò như một tuyên truyền viên cung cấp các kiến thức nhằm thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức về các chủ đề thông qua các buổi sinh hoạt: phân biệt giới tính khi sinh, định kiến giới, bạo lực giới đối với phụ nữ, luật phòng chống bạo lực gia đình; Người điều phối, cán bộ các cơ quan ban ngành liên quan cung cấp các kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thông qua các tình huống vui nhộn, hấp dẫn, giúp thành viên nhóm hiểu và thực hành được các kỹ năng sống trong việc giải quyết xung đột gia đình; Tư vấn, kết nối dịch vụ trợ giúp thành viên có nhu cầu; Tạo cơ hội cho nam giới tiếp cận các phương pháp mới trong việc cải thiện mối quan hệ gia đình, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình nhằm đảm bảo nam giới có trách nhiệm chia sẻ công việc nhà và vì quyền phụ nữ trong gia đình; Tổ chức hoạt động về vai trò của người cha trong gia đình (Thi kiến thức, thi nấu ăn, thi tiểu phẩm, văn nghệ...); Thành viên học hỏi những kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng bạo lực.

Hình thức:

CLB nam giới GBL tập hợp những nam giới GBL, giúp họ đủ mạnh mẽ để đối mặt với sự thật – họ là người GBL, sẵn sàng đón nhận sự hỗ trợ để thay đổi suy nghĩ, thái độ, hành vi khi có mâu thuẫn gia đình.

Đối tượng của CLB bao gồm: Nam giới đang gây BLGĐ; Nam giới là người từng gây BLGĐ; Nam giới là người có nguy cơ BLGĐ.

Số lượng thành viên từ 15 – 20 người / CLB.

Thời gian sinh hoạt CLB cũng như thời lượng mỗi buổi sinh hoạt phụ thuộc vào sự thống nhất của nhóm viên và quy mô của từng CLB

Nội dung các buổi sinh hoạt CLB được triển khai theo bảng nội dung đã được xây dựng cụ thể. CLB bao gồm nhóm trưởng, điều phối viên, chuyên gia hỗ trợ và các nhóm viên.

2.3.4 Một số lý thuyết vận dụng trong cung cấp dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ

2.3.4.1 Thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống do nhà sinh vật học Ludwig Von BertaLffy đề xướng với quan điểm : ― Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn hơn có ảnh hưởng tới những hệ thống nhỏ nằm trong nó. Các phần tử trong

cùng một hệ thống có quan hệ tương hỗ. Một thay đổi của phần tử này sẽ ảnh hưởng tới các phần tử khác trong hệ thống.‖ [59].

Trong CTXH khi xem xét bản thân mỗi con người là một hệ thống, hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là hệ thống gia đình, và hệ thống gia đình lại là một phần tử trong hệ thống một cộng đồng nhất định chứa gia đình đó.

Pincus và Minaham đã đưa ra một cách ứng dụng thuyết hệ thống vào CTXH. Ông chia ra các tổ chức hỗ trợ con người trong xã hội thành ba loại hệ thống:

- Hệ thống không chính thức hay còn gọi là hệ thống tự nhiên (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp)

- Hệ thống chính thức ( Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ )

- Hệ thống xã hội ( nhà trường, bệnh viện…)

Lý thuyết hệ thống giúp cho nhân viên CTXH phân tích thấu đáo sự tương tác giữa các hệ thống xã hội xung quanh thân chủ và hình dung những tương tác này ảnh hưởng ra sao tới hành vi nhận thức của thân chủ, từ đó nhân viên CTXH sẽ đưa ra những giải pháp trợ giúp tốt nhất cho thân chủ. Đồng thời nhiệm vụ của nhân viên CTXH là tìm ra những điểm yếu trong mâu thuẫn giữa việc kết nối thân chủ có nhu cầu với các hệ thống trợ giúp nói trên và là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhân viên CTXH xác định và huy động được các nguồn lực để giúp thân chủ giải quyết vấn đề.

Áp dụng lý thuyết hệ thống trong triển khai dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ, nhân viên CTXH sẽ rà soát đánh giá các mối quan hệ xã hội, các nguồn lực hỗ trợ bên trong và bên ngoài cho thân chủ ở đây bao gồm:

- Hệ thống vi mô: Chính bản thân nam giới

- Hệ thống trung mô: gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp và các mối quan hệ.

- Hệ thống vĩ mô: Trung tâm CTXH, Các sở ban ngành có trách nhiệm trong lĩnh vực BLGĐ, các tổ chức chính trị - xã hội…

Sau khi xác định được các hệ thống trên nhằm lý giải và đánh giá đúng mức độ tác động để tìm ra nguyên nhân, nhân viên CTXH sẽ giải quyết vấn đề bằng cách kết nối các nguồn lực. Song song với quá trình can thiệp từng vấn đề cụ thể, nhân viên CTXH có thể kết hợp, huy động các nguồn lực sẵn có, những dịch vụ còn ẩn hoặc thân chủ chưa có điều kiện tiếp cận để giúp cho quá trình can thiệp được hiệu quả.

2.3.4.2 Thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers

Carl Rogers ( 8/1/1902 – 4/2/1987) được xem là một trong sáu nhà tâm lý học kiệt suất nhất của thế kỷ XX và được xếp hạng là nhà tâm lý trị liệu có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất. Thuyết có nguồn gốc ra đời từ tư tưởng lấy con người làm trung tâm xuất phát từ quan điểm nhân văn hiện sinh. Thuyết này rất quan trọng trong quá trình trị liệu tâm lý, tham vân cho thân chủ.

Luận điểm trung tâm của thuyết thân chủ trọng tâm là mỗi người đều sở hữu những tiềm năng lớn và có khuynh hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình; vì thế bản thân họ cần được trao quyền để chủ động giải quyết vấn đề của họ. Trong CTXH, thuyết thân chủ trọng tâm không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc trợ giúp thân chủ mà còn được xem là cách sống, sự tương tác và mối quan hệ của con người

Với việc triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, áp dụng thuyết thân chủ trọng tâm quy định thái độ thực hành nghề của nhân viên CTXH, phương thức tiếp cận của nhân viên CTXH không được mang tính áp đặt, không được phán xét thân chủ mà nên lắng nghe tích cực, cảm thông đích thực. Nhân viên CTXH cần thực hiện trách nhiệm của mình sao cho thân chủ là nam giới nhận thấy nhân viên CTXH là chân thành và có nguyên tắc hoạt động trong tương tác với thân chủ; nhân viên CTXH quan tâm một cách tích cực, vô điều kiện với thân chủ, cảm thông với điều kiện của thân chủ.

2.3.4.3 Thuyết nhận thức – hành vi

Tiếp cận dựa trên thuyết hành vi của nhà hành vi học J.Watson (1878 -1958) và được phát triển tiếp theo bởi đại biểu E.Tolman (1886 – 1959). Thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ tiêu cực.

Mô hình: S -> C -> R ->B , trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi.

Thuyết nhận thức – hành vi đề cao yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra hành vi. Tác nhân kích thích không trực tiếp tạo ra hành vi, mà thông qua nhận thức của con người. Phương pháp này được phát triển trên nền tảng lý thuyết về quá trình nhận thức, thuyết học tập và phân tích hành vi. Thuyết nhận thức – hành vi trong

CTXH là cơ sở để nhân viên CTXH giúp thân chủ giảm những hành vi không thích hợp và tăng cường hành vi đúng đắn. Quan điểm của thuyết này cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không tích cực bắt nguồn từ những nhận thức và suy nghĩ sai lệch. Như vậy, để chỉnh sửa hành vi, nhân viên CTXH cố gắng giúp đỡ đối tượng học cách nhận thức thực tế và tích cực, có được những suy nghĩ tích cực và chuyển những suy nghĩ tích cực đó sang hành vi. Từ đó đem lại cho thân chủ cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp thân chủ tương tác một cách hài hoà với môi trường xung quanh. Sự thay đổi này là nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp về tinh thần, tình cảm cũng như quan hệ xã hội của thân chủ.

Scott và Drylen (1996) đã phân chia bốn hình thức làm việc với thân chủ theo lý thuyết nhận thức – hành vi trong đó hình thức tái tạo lại nhận thức, là hình thức phổ biến và nổi tiếng nhất của trường phái nhận thức – hành vi. Trong đó người nhân viên CTXH cần có những kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi xoay vòng, kỹ năng đối chất để giúp thân chủ tự mình đưa ra những nhận thức hợp lý trong tình huống của họ, từ đó bản thân họ sẽ chủ động thay đổi hành vi trên cơ sở thay đổi nhận thức.

Trong lĩnh vực PCBLGĐ, nam giới GBL có suy nghĩ rằng họ có quyền được áp đặt quyền lực và quyền kiểm soát lên nạn nhân, vì vậy họ đã thực hiện những hành vi bạo lực. Trong đề tài nghiên cứu, việc ứng dụng lý thuyết nhận thức – hành vi là cơ sở để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nam giới tiếp cận, sử dụng và kết quả của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ bao gồm yếu tố bản thân nam giới, yếu tố gia đình và yếu tố cộng đồng.

Do đó, trong triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, nhân viên CTXH cần tiếp cận và tác động lên nhận thức của họ, giúp họ thay đổi những suy nghĩ sai lầm và thay đổi những hành vi bạo lực. Nhân viên CTXH cần giúp nam giới GBL nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề BLGĐ. Việc đấu tranh PCBLGĐ rất cần tác động đến nhận thức của cộng đồng. Khi nhận thức thay đổi thì hành vi ứng xử của cộng đồng mới khác từ đó mới giảm thiểu được BLGĐ.

2.3.4.4 Thuyết nhu cầu

Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản

(basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân…

Trong lĩnh vực PCBLGĐ, nạn nhân của BLGĐ cũng như người gây ra BLGĐ đều có những khó khăn và nhu cầu nhất định. Đặt trong bối cảnh triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, thì nam giới GBL sau khi gây bạo lực họ có thể có nhu cầu được thanh minh, giải thích, được xin lỗi, được tha thứ; Cũng có thể có nhu cầu được lắng nghe, được chia sẻ cảm xúc, chia sẻ tâm trạng khi phải đối mặt với gia đình nạn nhân, với chính quyền địa phương, với sự kỳ thị của cộng đồng; Nhu cầu được tư vấn pháp luật, được trợ giúp pháp lý; Nhu cầu được hỗ trợ việc làm để nâng cao đời sống gia đình; Nhu cầu được tham vấn điều trị tâm lý; Nhu cầu được giao lưu chia sẻ tái hoà nhập cộng đồng…

Thuyết nhu cầu giúp cho nhân viên CTXH có cái nhìn tổng quan về các nhu cầu đa dạng của con người trong quá trình làm việc với nam giới GBL. Vận dụng thuyết nhu cầu, nhân viên CTXH cùng thân chủ thảo luận để đưa ra một bản danh sách các nhu cầu và sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên phù hợp với thân chủ, trên cơ sở đó lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ thân chủ đáp ứng nhu cầu.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình có thể rút ra 6 nhóm yếu tố cơ bản sau đây. Nhóm yếu tố thứ nhất thuộc về nam giới gây bạo lực, nhóm yếu tố thứ hai là vai trò năng lực của nhân viên CTXH và cán bộ địa phương, nhóm yếu tố thứ ba thuộc về gia đình, nhóm yếu tố thứ tư thuộc về chính sách, luật pháp,nhóm yếu tố thứ năm là tài chính và nhóm yếu tố cuối cùng là cộng đồng. Từ đó đội ngũ NVCTXH, cán bộ quản lý cần chú ý tới những mặt mạnh để khai thác, phát huy đồng thời cũng phải phát hiện, chỉ ra được những bất cập, vướng mắc, thiếu sót để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

2.4.1 Yếu tố thuộc về nam giới gây bạo lực

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả và tiến trình nam giới tiếp cận các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Nam giới GBL là đối tượng chính tham gia sử dụng dịch vụ và hưởng các quyền lợi từ dịch vụ hỗ trợ. Do đó đặc điểm tâm lý, tính cách và sự cam kết tham gia sử dụng dịch vụ cũng như khả năng tiếp nhận của nam giới sẽ đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của quá trình nam giới sử dụng dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Nam giới GBL thường có các đặc điểm nổi bật như: Gây ra bạo lực một cách có chủ ý nhằm che giấu bằng chứng với mục đích đe doạ, ép buộc, điều khiển và kiểm soát nạn nhân; Biện minh cho hành vi GBL vì anh ta muốn bảo vệ, giữ gìn gia đình hoặc vì chính nạn nhân; Không muốn từ bỏ nạn nhân và cũng không muốn nạn nhân rời bỏ mình; Trốn tránh trách nhiệm, hay nguỵ biện, cho rằng hành vi bạo lực của mình là đúng và lỗi do nạn nhân; đổ tại rượu bia, ma tuý cờ bạc hoặc do mình nóng tính…Với những đặc điểm trên, nam giới gây bạo lực có thể phản ứng lại và không tham gia vào các hoạt động về PCBLGĐ, không nghiêm túc và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mình cần làm trong quá trình sử dụng dịch vụ nhất là trong thời gian đầu, họ hoặc là không thừa nhận mình là người gây bạo lực, hoặc không muốn mọi người biết mình là người gây bạo lực, họ cũng sợ bị đánh giá và e ngại. Ngược lại nếu nam giới sẵn sàng thừa nhận hành vi bạo lực của mình, có thái độ cam kết tham gia cũng như tích cực đón nhận các hoạt động PCBLGĐ, nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã đề ra trong quá trình sử dụng dịch vụ thì tính hiệu quả của dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ sẽ rất cao.

2.4.2 Yếu tố vai trò năng lực của nhân viên CTXH và cán bộ địa phương

Nhân viên CTXH là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng và quá trình tiếp cận các dịch vụ. Vì vậy, kiến thức, kỹ năng và thái độ CTXH của họ có ý nghĩa quan trọng. Trong cuốn ― Sổ tay hướng dẫn cán bộ công tác xã hội làm việc với người gây bạo lực‖ ( UNFPA & Vụ Bình Đẳng Giới (2015) nhân viên CTXH khi làm việc với nam giới gây bạo lực được yêu cầu cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022