Từ năm 2006 hết năm 2011, qua kết quả nghiên cứu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới đã chỉ ra 4 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình: Say rượu, ý kiến khác nhau trong làm ăn, trong sinh hoạt, khó khăn về kinh tế. Với hiện tượng ― chồng đánh vợ‖, nguyên nhân chính được đề cập đến nhiều nhất là say rượu (37,5%), tiếp đến là do mâu thuẫn trong sinh hoạt ( 23,8%). Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng được nhắc đến như: mâu thuẫn trong cách dạy con, nghiện hút, cờ bạc, nghi ngờ ngoại tình,v.v. Số liệu định tính cho thấy rằng nguyên nhân gốc rễ của nạn bạo lực trong gia đình chính là tư tưởng gia trưởng, quan niệm coi người vợ chỉ có địa vị phụ thuộc trong gia đình và người chồng có quyền muốn làm gì cũng được [14].
Đánh giá về nhận thức, thái độ của nạn nhân và những ông chồng bạo lực được thực hiện bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên 600 mẫu khảo sát. Đa số các ông chồng đã từng đánh vợ đã đổ lỗi cho bản tính nóng nảy khó kiềm chế (56,7%) hoặc uống rượu quá chén (29,5 ). Ngược lại cũng có không ít ông chồng rất bảo thủ và có nhận thức sai lệch về vấn đề bình đẳng giới khi cho rằng việc đánh vợ của họ là hành vi bình thường của đàn ông (22.8 ) hay là việc cần phải làm khi vợ sai trái ( 10%) và có trên 50% số phụ nữ bị chồng đánh đưa ra lý do này. Về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xung đột trong gia đình cho thấy có khoảng 50% số cặp vợ chồng có sự bất đồng ý kiến với mức độ khác nhau. Những bất đồng trong cuộc sống vợ chồng chủ yếu liên quan đến chuyện làm ăn kinh tế (64,3%) hoặc nuôi dạy con cái (36,8%) nhưng những hành vi bạo lực đối với phụ nữ lại chủ yếu là phản ứng của người chồng đối với các vấn đề mang tính đạo lý như: làm trái ý (65 ) hoặc không tôn trọng bố mẹ chồng (16%), quan hệ thiếu đứng đắn (15%) [29].
Công trình “ Bạo lực gia đình ở Việt Nam và giải pháp phòng,chống” với việc phỏng vấn 1.026 đại diện hộ gia đình trên 4 tỉnh/thành đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính : Say rượu vẫn là một tác nhân trực tiếp gắn liền với hành vi bạo lực của chồng đối với vợ, với lý do người chồng say rượu dẫn đến hành vi đánh đập vợ chiếm hơn 50 trong số các lý do dẫn đến hành vi này; khó khăn về tài chính (22%) là lý do nổi bật thứ hai dẫn đến hiện tượng người chồng chán nản, bức xúc sinh ra uống nhiều rượu, mâu thuẫn vợ - chồng và gián tiếp gây ra bạo lực đối với vợ; Gia đình đang gặp vấn đề rắc rối (10%); Do ghen ( 13,4%); Do không nghe lời chồng ( 10,6%) [2].
Phân tích trong ―Báo cáo hoàn thiện về ước tính thiệt hại kinh tế do BLGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam” đã sử dụng mô hình hồi quy để phân tích nguy cơ bị bạo lực gia đình chỉ ra được rằng : Một phụ nữ bị bạo lực khi còn nhỏ thì có khả năng bị bạo lực cao gấp 3,11 lần trong 12 tháng gần đây, và khả năng bị BLGĐ trong cả cuộc đời cao hơn 2,78 lần. Nếu người phụ nữ chứng kiến bạo lực khi còn nhỏ, khả năng người đó phải bị bạo lực trong cả cuộc đời cao hơn 1,89 lần. Kết quả đối với nam giới cũng cho thấy nguy cơ sử dụng bạo lực cao nếu người đó từng chứng kiến hoặc trải qua BLGĐ trong thời thơ ấu. Kết quả củng cố thông điệp là bạo lực là hành vi do học theo, và việc lan truyền bạo lực xuyên thế hệ là một thiệt hại lớn cho xã hội và kinh tế. Các kết quả phân tích cũng khẳng định một phát hiện phổ biến trước đây về việc người đàn ông uống rượu và đánh bạc là những nguy cơ có vai trò quan trọng đối với bạo lực hiện tại và trong quá khứ. Nếu một người chồng ngày nào cũng uống rượu thì nguy cơ bạo lực trong hiện tại cao hơn gần 3 lần và trong cả cuộc sống vợ chồng cho tới nay cao hơn 2,6 lần [37].
Theo nghiên cứu của Lý Thị Minh Hằng, một trong những nguyên nhân lớn không thể không nhắc đến của tình trạng BLGĐ vẫn diễn ra hiện nay đó chính là do sự thiếu hiểu biết của phụ nữ. Điều khiến họ không dám đấu tranh cho quyền lợi và lên tiếng cho bản thân mình trước những hành động bạo lực của nam giới là những khó khăn tâm lý mà họ gặp phải trong việc đấu tranh chống BLGĐ. Thông qua nghiên cứu ― Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình‖ ( Luận án tiến sĩ tâm lý học ), tác giả đã chỉ ra phụ nữ có nhiều khó khăn tâm lý trong đấu tranh chống BLGĐ được biểu hiện trên cả 3 mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Trong đó, khó khăn tâm lý được biểu hiện ở mặt thái độ là nhiều nhất. Phụ nữ có nhận thức sai lệch về vai trò người phụ nữ trong gia đình đối với vấn đề BLGĐ cũng như nhận thức sai lệch về bản chất hành vi BLGĐ. Điều này đã cản trở người phụ nữ thấy được sự cần thiết phải đấu tranh chống BLGĐ. Đặc biệt sự xuất hiện thái độ tiêu cực trong quá trình đấu tranh như: tiêu cực đối với bản thân, thái độ thiếu tin tưởng vào sự giúp đỡ của người thân và cộng đồng đã ngăn cản phụ nữ có những quyết tâm hành động. Bên cạnh đó, phụ nữ còn nhiều khó khăn trong việc giảm bớt hành vi lảng tránh trong đấu tranh và đặc biệt, còn nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách thức giải quyết vấn đề bạo lực [26].
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước đã cho thấy bức tranh thực trạng BLGĐ ở Việt Nam hiện nay ở mức báo động. Mà trong đó phụ nữ là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của hành vi bạo lực bởi những người đàn ông. Đồng thời các tác giả đã phân tích những nguyên nhân sâu xa của tình trạng BLGĐ trên nhiều phương diện khác nhau thông qua các nghiên cứu của mình. Qua đó ta thấy rằng bạo lực không chỉ là vấn đề của phụ nữ, mà cũng là vấn đề của nam giới. Các vụ bạo lực hầu hết là do nam giới gây ra, vì thế họ cần phải là một phần của giải pháp để chấm dứt bạo lực. Nam giới ở mọi tầng lớp xã hội cần phải thay đổi suy nghĩ và quyền kiểm soát đối với phụ nữ. Nam giới cần được giáo dục để trở thành những người đàn ông luôn biết tôn trọng phụ nữ, tôn trọng đầy đủ giá trị, phẩm giá và quyền của phụ nữ - những người mẹ, người vợ, bạn đời, con gái và chị em gái như chính mình.
1.2.2 Các mô hình, dịch vụ trong phòng chống bạo lực gia đình
Xây dựng và nhân rộng mô hình PCBLGĐ nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCBLGĐ tại cộng đồng là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình quốc gia về PCBLGĐ giai đoạn 2011- 2020. Mạng lưới PCBLGĐ quốc gia có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trong chính phủ và phi chính phủ. Các bộ : Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Các thành viên tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam; Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam cùng cá nhân có trách nhiệm xây dựng mạng lưới phòng, chống BLGĐ ở cấp trung ương và cấp tỉnh/thành phố để kết nối hoạt động và thông tin.
Được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều hoạt động can thiệp đã được tiến hành tại các địa phương trong cả nước. Các dự án hoạt động can thiệp tại cộng đồng dành cho nạn nhân bị BLGĐ được tổng hợp bởi nhóm tác giả Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh ( 2009) có thể kể đến các dự án như:
Dự án ― Cải thiện chăm sóc y tế cho nạn nhân của bạo lực giới‖ tại Gia Lâm ( Hà Nội) do Hội đồng Dân số kết hợp với Sở Y tế Hà Nội tiến hành, tính đến 3/2005, đã có hơn 300 khách hàng đến nhờ tư vấn và giúp đỡ. Đây là mô hình thử
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Thực Trạng Và Các Nguyên Nhân Gây Ra Bạo Lực Gia Đình
- Thực Trạng Và Các Nguyên Nhân Gây Ra Bạo Lực Gia Đình
- Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực
- Những Khó Khăn Và Nhu Cầu Của Nam Giới Gây Bạo Lực Gia Đình
- Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực Gia Đình
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
nghiệm được đánh giá là có hiệu quả và triển vọng, bởi hoạt động của nó gắn liền với việc thăm khám và chữa trị về y tế của bệnh viện. Ngoài ra, các chuyên viên tư vấn cùng cán bộ các bạn ngành liên quan đã tổ chức nhiều hình thức truyền thông: Tài liệu, pano, các chương trình phát thanh và truyền hình; thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ tại cộng đồng như câu lạc bộ của nhóm hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình mang tên ― Những người tình nguyện vì hạnh phúc gia đình‖ và câu lạc bộ dành cho nạn nhân sinh hoạt mang tên ― Vì hạnh phúc gia đình‖ được cộng đồng đánh giá cao về tính hiệu quả.
Tổ chức RaFH, với sự hỗ trợ của Tổ chức hỗ trợ và phát triển Thuỵ Sĩ, Đại sứ quán New Zealand, Đại sứ quán Thuỵ Sĩ, đã triển khai dự án ― Ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ : một hành động can thiệp ở tỉnh Ninh Bình, Việt Nam 2004‖. Nhờ các hoạt động tích cực của dự án, công tác PCBLGĐ đã nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo địa phương và các tổ chức quần chúng, tạo ra được ý chí chính trị đối với các hoạt động nhằm mục tiêu xoá bỏ BLGĐ đối với phụ nữ và nâng cao địa vị phụ nữ. Công tác PCBLGĐ đã từng bước được lồng ghép vào trong các chính sách cũng như kế hoạch hành động của địa phương. Nhận thức của người dân về PCBLGĐ đã được nâng cao.
Dự án ― PCBLGĐ đối với phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới ở cơ sở và cộng đồng‖ do Hội LHPN tỉnh Hà Tây thực hiện năm 2004 đã có tác dụng nâng cao nhận thức về BLGĐ cho cán bộ và nhân dân ở 5 xã thực hiện dự án. Sau 1 năm thực hiện dự án, số vụ BLGĐ đối với phụ nữ đã giảm xuống so với thời gian trước đó [36].
Trong cuốn Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (2002) đã xác định các hoạt động ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ bao gồm tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về bình đẳng giới và quyền phụ nữ cho cộng đồng; Thành lập một mạng lưới các tổ, nhóm, đơn vị, tổ chức có chức năng can thiệp chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ ở cộng đồng từ cấp thôn, xóm tới xã, huyện, tỉnh; Phát triển hoạt động của nghành y tế cũng như đội ngũ nhân viên y tế nhằm hỗ trợ nạn nhân phụ nữ bị bạo lực [42].
Tại hai tỉnh Phú Thọ và Bến Tre thông qua các can thiệp ở cộng đồng đã ghi nhận tại hai xã của huyện Đoan Hùng, Vân Du và thị trấn Đoan Hùng ( Phú Thọ), được hưởng thụ dự án bình đẳng giới của UNFPA từ năm 2004. Trong dự án này, mỗi xã thành lập Ban chỉ đạo PCBLGĐ gồm có: trưởng ban là chủ tịch hoặc phó
chủ tịch uỷ ban nhân dân xã và phó ban là chủ tịch hội phụ nữ, ngoài ra còn có các thành viên bao gồm cán bộ Hội phụ nữ, các cán bộ công an, tư pháp, đoàn thanh niên, cựu chiến binh. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo PCBLGĐ là chỉ đạo hoặc trực tiếp can thiệp, giải quyết mỗi khi có trường hợp BLGĐ xảy ra tại địa phương và đưa nạn nhân đến nơi an toàn giúp đỡ nạn nhân ổn định tinh thần và thể chất; Xây dựng câu lạc bộ ― Vì hạnh phúc gia đình‖ nhằm khuyến khích các thành viên xây dựng mối quan hệ trong gia đình hoà thuận, hạnh phúc và bình đẳng và không có BLGĐ [46].
Trần Tuyết Ánh và cộng sự (2017) đã tổng hợp và đánh giá những hoạt động PCBLGĐ hỗ trợ cho những nạn nhân của BLGĐ với 2 hoạt động là phòng ngừa BLGĐ và hoạt động can thiệp hành vi BLGĐ, hỗ trợ nạn nhân. Trong các hoạt động phòng ngừa BLGĐ nổi bật với vai trò và hiệu quả của nhóm PCBLGĐ không chỉ thực hiện can thiệp mà còn có những hoạt động tư vấn, hỗ trợ nhanh cả nạn nhân và người gây bạo lực nhằm chấm dứt ngay hành vi bạo lực và đưa nạn nhân đến địa chỉ tin cậy, trạm y tế nếu cần thiết. Bên cạnh việc thành lập các nhóm PCBLGĐ nhằm xử lý kịp thời khi có BLGĐ, các hình thức khác như tổ liên gia, câu lạc bộ, các chi hội thuộc đoàn thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho nạn nhân của BLGĐ thông qua các hoạt động của câu lạc bộ như sinh hoạt, nhiều trò chơi nhằm giúp cho nạn nhân BLGĐ tự tin nói ra tình trạng BLGĐ của mình [1]. Với hoạt động can thiệp bao gồm biện pháp can thiệp đưa nạn nhân đến nơi tạm lánh an toàn, kết quả điều tra 2013 cho thấy, có 52,5 người dân đánh giá biện pháp này được thực hiện hiệu quả. Biện pháp can thiệp đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có 51,5% người trả lời đánh giá thực hiện tốt. Kết quả điều tra 2012 cho thấy một tỷ lệ cao hơn người trả lời đánh giá biện pháp can thiệp đưa nạn nhân đến nơi tạm lánh an toàn của chính quyền, đoàn thể là có hiệu quả (82,3%) [10].
Trong hoạt động bảo vệ hỗ trợ cho nạn nhân của BLGĐ bao gồm dịch vụ trợ giúp pháp lý cho nạn nhân BLGĐ. Hệ thống trợ giúp pháp lý ở cấp tỉnh, thành và các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cấp xã cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, bao gồm tư vấn pháp lý, đại diện pháp lý, làm đơn và hoà giải thông qua đội ngũ cán bộ pháp lý và cộng tác viên trong hệ thống; Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và hỗ trợ vốn cho nạn nhân bạo lực gia đình là một trong những giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu những hành vi BLGĐ có nguyên nhân từ kinh tế gia đình khó khăn, không có công việc làm ổn định [1].
Xây dựng địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là 1 trong 5 loại hình trợ giúp nạn nhân BLGĐ nhằm tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, BLGĐ, trợ giúp nạn nhân bị BLGĐ, bị buôn bán trở về. Mục đích của hoạt động này là tuyên truyền, vận động và xây dựng
― địa chỉ tin cậy‖ ở cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho nạn nhân bị BLGĐ về nơi tạm lánh và các nhu cầu thiết yếu khác nhằm tránh rủi ro về sức khoẻ, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của BLGĐ. Theo kết qủa tổng hợp báo cáo thống kê ở 61/63 tỉnh thành năm 2014 có 32.205 địa chỉ tin cậy được thành lập và đã trợ giúp được 6.234 nạn nhân BLGĐ trong năm 2014 [13].
Trợ giúp nạn nhân BLGĐ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: nạn nhân được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tiếp nhận vào cấp cứu, khám và điều trị đặc biệt trong hoạt động tư vấn, chăm sóc và bảo đảm y tế của cơ quan y tế với người bệnh là nạn nhân BLGĐ. Sau khi người bệnh ổn định về tinh thần, bác sĩ tư vấn cho người bệnh về cách chăm sóc, phục hồi sức khoẻ và phòng bệnh. Đồng thời, các kiến thức về luật pháp, kỹ năng PCBLGĐ, tự bảo vệ và tìm kiếm sự giúp đỡ cũng được cán bộ y tế chia sẻ, cung cấp cho người bệnh. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong thời gian 5 năm, một số đơn vị đã tiếp nhận, chăm sóc số lượng người bệnh là nạn nhân BLGĐ như Sở Y tế Nam Định ( 1.017 trường hợp ), Sở Y tế Quảng Bình ( 4.952 trường hợp ); Sở Y tế Ninh Thuận (2.212 trường hợp ), Sở Y tế Sơn La (118 trường hợp) [16].
Hỗ trợ nạn nhân BLGĐ trong cơ sở bảo trợ xã hội: Nạn nhân BLGĐ được đưa vào nhóm đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp trong trung tâm bảo trợ xã hội, khi được tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ nạn nhân BLGĐ sẽ được tư vấn ổn định tâm lý và trợ giúp về mặt tinh thần lẫn vật chất ( 360.000 đồng/người/tháng). Theo báo cáo tổng hợp số liệu về BLGĐ năm 2012 số nạn nhân BLGĐ được tiếp nhận trong hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội là 527 trường hợp [1].
Hiện tại, có 3 mô hình nhà tạm lánh đang hoạt động ở Việt Nam. Mô hình đầu tiên là cơ sở lưu trú cấp quốc gia ( Ngôi nhà Bình yên) được điều hành bởi Hội Việt Nam. Mô hình này cung cấp nơi tạm trú và các dịch vụ phụ trợ bao gồm hỗ trợ pháp lý, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho nạn nhân của BLGĐ. Mô hình này đã được nhân rộng ở 2 tỉnh Thừa thiên – Huế và Phú Thọ. Mô hình thứ hai do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên ( CSAGA) triển khai. Mô hình này thiết lập một đường dây nóng,
cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý, nơi tạm trú và chuyển tới nhà tạm lánh của chính phủ trong những trường hợp nghiêm trọng. Mô hình thứ ba do tỉnh Thái Bình khởi xướng nhằm duy trì một danh sách các ― địa chỉ tin cậy‖ cho phụ nữ. Mô hình này cũng đang được triển khai tại Phú Thọ và Hải Dương. Mỗi phụ nữ sẽ được cung cấp tiền để chi trả cho giường ngủ, bộ đồ sơ cứu khẩn cấp, thẻ điện thoại và tiền hỗ trợ mỗi đêm khi họ sử dụng những địa chỉ an toàn này. Các nơi lưu trú ở địa phương sẽ hỗ trợ người phụ nữ để con cái của họ ở nhà những vẫn giữ liên lạc với chúng [11],[45].
Dự án ―Bảo vệ quyền phụ nữ và trao quyền cho nạn nhân bạo lực giới tại Quảng Ninh‖ do Tổ chức Oxfam Novib (Hà Lan) tài trợ. Dự án do Hội LHPN tỉnh thực hiện với mục tiêu bảo vệ quyền của phụ nữ và trao quyền cho nạn nhân của bạo hành giới để họ có cuộc sống tốt hơn, không có bạo lực và tạo điều kiện giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng và xã hội. Dự án có các hoạt động chính như: Thực hiện những hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân tại 24 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Quảng Ninh về quyền phụ nữ và phòng chống bạo lực giới; tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực thực hiện pháp luật và chính sách địa phương liên quan đến quyền phụ nữ cho cán bộ Hội LHPNtỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan; tổ chức các hoạt động nhằm chia sẻ kết quả và thảo luận các đề xuất chính sách liên quan đến phòng chống bạo lực giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại địa phương. Đặc biệt, dự án còn thiết lập và duy trì hoạt động ―Nhà tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực giới‖.Tại đây, các nạn nhân được cung cấp chỗ ăn, nghỉ miễn phí (tối đa 6 tháng), được tham vấn tâm lý và hướng dẫn một số kỹ năng sống cơ bản như: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ... Đồng thời, được hỗ trợ khám chữa bệnh và điều trị, tư vấn pháp lý và được dạy một số nghề nếu có nhu cầu. Qua hơn một năm hoạt động ( từ tháng 4/2014 đến cuối 2015) Nhà tạm lánh đã tiếp nhận và hỗ trợ cho hơn 130 nạn nhân của bạo lực gia đình, (trong đó có 85 người lưu trú tại Nhà tạm lánh và tìm đến Nhà tạm lánh để được tham vấn) [89].
Trong tuyên bố ngày 5/3/2020 của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, bạo lực gia đình đã gia tăng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới xã hội và kinh tế thế giới nhấn mạnh “ Đối với nhiều phụ nữ và trẻ em gái đại dịch Covit 19 đang khiến họ phải đối mặt
với mối đe doạ lớn nhất tại nơi họ nên được an toàn nhất. Đó là bạo lực trong chính ngôi nhà của mình. Bảo vệ phụ nữ nên và phải là 1 phần trong kế hoạch chống lại đại dịch Covit 19 ‖. Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Australia, UNFPA, UNICEF và UN Women cùng nhau hợp tác trong dự án Hỗ trợ các hoạt động can thiệp nhằm xoá bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em tại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19. Mục đích của Dự án là hỗ trợ Chính phủ và các tổ chức xã hội tăng cường công tác phòng ngừa và ứng phó quốc gia nhằm đương đầu với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19, để đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em Việt Nam, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có thể sống một cuộc sống không có bạo lực với thông điệp “ Bảo vệ trẻ em – Nói không với bạo lực – Trái tim xanh – An toàn cho phụ nữ - Nói không với bạo lực”. Chiến dịch kêu gọi công chúng, cha mẹ/người chăm sóc trẻ/các thành viên trong gia đình, phụ nữ, nam giới, trẻ em gái, trẻ em trai, hàng xóm, các thầy cô giáo cũng như chính quyền địa phương lên tiếng chống lại và tố cáo bạo lực. Chiến dịch cũng cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và trẻ em nhằm ngăn ngừa bạo lực, xâm hại, cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý của những người bị ảnh hưởng đồng thời đảm bảo môi trường sống an toàn cho trẻ em [94].
Ngôi nhà Ánh Dương là 1 trong 18 cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được Vụ Bình đẳng giới thí điểm triển khai mới được khánh thành vào tháng 4/2020 tại Tỉnh Quảng Ninh - là tỉnh đầu tiên được lựa chọn triển khai thí điểm dự án ―Xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Quảng Ninh‖ thông qua xây dựng mô hình Trung tâm Can thiệp phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (sau đây gọi là ―Ngôi nhà Ánh Dương‖). Nhân viên của Ngôi nhà Ánh Dương túc trực 24/24h. Họ được trang bị những kỹ năng cần thiết để giải quyết với những thông tin nhạy cảm liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới. Bất kỳ nạn nhân bị bạo lực giới nào khi có nhu cầu đều được tiếp nhận, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để giải quyết vấn đề bạo lực. Các dịch vụ được cung cấp tại Ngôi nhà Ánh Dương trên nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm, nạn nhân được đối xử tôn trọng, bình đẳng, và đảm bảo yếu tố bảo mật về thông tin.Việc mở các cơ sở hỗ trợ người bị bạo lực như Ngôi nhà Ánh Dương là điều hết sức cần thiết – đó sẽ là địa chỉ an toàn cho những người bị bạo lực, nơi họ được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu và chăm sóc kịp thời, đầy đủ và có chất