Thực Trạng Và Các Nguyên Nhân Gây Ra Bạo Lực Gia Đình 26269

trình West Yorkshire), đã đặt ra các tiêu chuẩn rò ràng về điều kiện một người đàn ông thoả mãn trong chương trình làm việc theo nhóm. Một thân chủ có thể bị cảnh cáo hoặc yêu cầu rời đi nếu anh ta bỏ lỡ các cuộc họp hoặc đến trễ; bạo lực, đe dọa hoặc gây rối tại các cuộc họp; tình trạng nghiện rượu hoặc ma túy trong các cuộc họp; không muốn chấp nhận phản hồi hoặc không chịu trách nhiệm đáng kể về hành vi lạm dụng của mình; quấy rối đối tác hoặc đối tác cũ của mình hoặc hành vi bạo lực trong mọi ngữ cảnh trong suốt thời gian của chương trình làm việc theo nhóm; phá vỡ một lệnh cấm; hành vi của anh ta xấu đi sau các cuộc họp; cuối cùng nhiều lần không thay đổi hoặc không thực hiện theo các mục tiêu. Một số hành vi nghiêm trọng đến mức một người có thể được yêu cầu rời đi mà không cần cảnh báo. Chương trình giảng dạy trong các chương trình nhóm nam giới bao gồm các nội dung sau :

Điều gì được tính là bạo lực? Nhấn mạnh vào việc giúp người đàn ông nhận ra nhiều hình thức hành vi lạm dụng và kiểm soát (trong việc bạo lực tâm lý, tình dục và kinh tế).

Xác định các dấu hiệu cho bạo lực: Mục đích là để giúp nam giới xác định những suy nghĩ và cảm xúc mà họ kích hoạt sự bạo lực, và sự phát triển của bạo lực từ đó giúp họ quản lý các dấu hiệu như vậy.

Một cuộc thăm dò về tác động của bạo lực đối với phụ nữ: Mục tiêu ở đây nhấn mạnh rằng phụ nữ không muốn bị lạm dụng và cố gắng giúp người đàn ông hiểu được phụ nữ có thể cảm thấy thế nào sau khi ngược đãi và những khó khăn trong việc xua tan những cảm xúc đó, ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.

Vấn đề xây dựng lại niềm tin và mối quan hệ - trọng tâm chính: Giúp những người đàn ông hiểu rò hơn cách họ có thể bị ảnh hưởng bởi bạo lực của chính họ khi giao tiếp với trẻ em và giúp những người đàn ông xây dựng lại mối quan hệ. 'Letting go' có thể là lựa chọn duy nhất cho một người đàn ông, và những bài học này được thiết kế để hỗ trợ người đàn ông trong việc phát triển các chiến lược.

Xây dựng lại các mối quan hệ nơi bạo lực đã diễn ra: Mục đích là để xác định và giúp nam giới sử dụng, hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ các cách tiếp cận đến vợ mình để loại bỏ bạo lực và sự kiểm soát các cách giao tiếp với vợ của họ và để xác định và thể hiện nhu cầu của họ (chấp nhận) theo những cách không bạo lực.

Một trong các chương trình dự án đó được thiết lập tại Scotland là dự án CHANGE và dự án bạo hành gia đình Lothian đưa lại kết quả khả quan: Những người đàn ông hoàn thành chương trình ít có khả năng bạo lực hoặc nếu họ gây bạo lực một lần nữa thì hành vi bạo lực của họ đã giảm mức độ nghiêm trọng và tần số thực hiện so với những người chưa tham gia [71].

Úc, chính phủ đã đầu tư 42 triệu đô la Úc để thực hiện nhiều hoạt động trên phạm vi toàn quốc như dịch vụ tư vấn qua điện thoại và trực tuyến ― 1800 RESPECT‖ ( 1800 tôn trọng ). Bên cạnh đó, các hoạt động phòng ngừa BLGĐ khác ở Úc cũng được tiến hành như : Chương trình giảm việc tiếp tục gây bạo lực của người đã gây bạo lực; chương trình liên hiệp nam giới và trẻ em nam tham gia chống lại việc gây bạo lực ở người nam; chương trình an toàn tại nhà ( safe at home

) tại bang Tasmania, Úc thể hiện sự liên kết xét xử tội phạm để PCBLGĐ, trong đó sự an toàn của nạn nhân là mục tiêu quan trọng nhất. Nạn nhân không phải là người thực hiện việc PCBLGĐ mà chính là cảnh sát chịu trách nhiệm trừng phạt người vi phạm và đảm bảo nạn nhân không bị bạo lực từ người gây bạo lực nữa. Nhờ chương trình này, bạo lực từ chỗ tăng từ 279 đến 310 trường hợp giữa các năm 2004 -2007, đã giảm còn 284 trường hợp vào năm 2008 [55].

Dịch vụ truyền thông nâng cao nhận thức, chiến dịch White Ribbon ( White Ribbon Campain-WRC) được tổ chức hàng năm từ ngày 25 tháng 11 cho đến ngày 6 tháng 12 tại Canada đã thu hút được hàng nghìn trường học và công sở tham gia. Chiến dịch này nhằm mục đích kêu gọi sự lên tiếng của nam giới về việc đấu tránh với nạn bạo lực chống lại phụ nữ và từ đó nhằm thay đổi thái độ và hành vi của mọi người trong cộng đồng. Chiến dịch này đã được tiến hành trong 11 năm và hiện các hoạt động của WRC có mặt trên 25 quốc gia trên thế giới [19].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Ở Úc, chương trình ― Respectful relationships ‖ ( những mối quan hệ tôn trọng ) được thực hiện trong các trường học và các môi trường có người trẻ tuổi từ 12 đế 24 để phát triển kỹ năng ứng xử một cách tôn trọng đối với vợ của họ; Chiến dịch vận động xã hội ― Đường kẻ‖ ( The line ) hướng đến thanh niên và cha mẹ của họ; các nghiên cứu về điều trị những người gây bạo lực được thực hiện làm hài hoà hơn luật quốc gia và luật của các bang và vùng lãnh thổ [55].

Điều trị tâm lý cho nhóm nam giới, theo tác giả Alyce La Violette điều trị nhóm đối với nam giới có hành vi lạm dụng bạn tình là một biện pháp khá phổ biến

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 5

từ ngay đầu những năm 70 thế kỷ trước. Các nhóm này được xây dựng với sự khuyến khích từ phong trào đấu tranh của những phụ nữ bị bạo hành và trong giai đoạn từ giữa đến cuối những năm 1970, được các nhà vận động chính sách nhìn nhận như một thành tố quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với phụ nữ. Vào những năm 1980, việc điều trị theo nhóm đối với người có hành vị bạo hành người khác đã trở thành hậu quả bắt buộc của quá trình tố tụng hình sự. Điều trị nhóm trở nên phổ biến khắp nơi và người ta đặt câu hỏi đối với hiệu quả của phương pháp điều trị này. Vào những năm 1990, giá trị, hình thức và tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị theo nhóm được xem xét kỹ lưỡng. Năm 1979, Thay thế bạo lực (chương trình ATV) được phát triển như một chương trình của WomenShelter ở Long Beach, California. Thay thế bạo lực là một chương trình độc đáo vào thời điểm năm 1979 và đến giờ vẫn vậy. Nó là một trong những chương trình đầu tiên sử dụng các nhóm điều trị được điều trị bởi các cặp cán bộ nam nữ. 18 tháng là thời gian can thiệp tối thiểu cho nhóm nam giới gây ra bạo lực nhằm đảm bảo người tham gia có khả năng thay đổi và sự thay đổi của họ được phản ánh trong mục tiêu của chương trình. Hầu hết những người đàn ông trong nhóm phải mất 6 đến 10 tháng mới bắt đầu vượt qua sự chối bỏ những hành vi sai trái của bản thân họ. Họ cần thời gian để cảm thấy đủ tốt về bản thân để đối mặt với những tổn hại mà họ đã gây ra, và chấp nhận trách nhiệm về hành vi của họ. Họ cần thời gian để nội hóa cách suy nghĩ mới và thực hành kỹ năng mới. Nhưng những thay đổi thực sự quan trọng xảy ra khi họ thay đổi niềm tin của mình. Những kẻ bạo hành trong các chương trình đã được ―tái hòa nhập xã hội . Họ bắt đầu tin rằng hành vi hung hăng và thích kiểm soát của họ tạo ra sự sợ hãi, và họ đã phải dừng lại. Họ phải định nghĩa lại khái niệm sức mạnh rằng nó là khả năng đưa ra lựa chọn và được hợp tác, mà không cần đe dọa người khác. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả tại ATV bao gồm : Chấm dứt hành hung về thể chất; Công nhận các hình thức lạm dụng phi thể chất; Thay đổi thái độ hay niềm tin; Nhận trách nhiệm; Bùng phát bạo lực ngắn hơn và nhẹ hơn với quãng thời gian giữa các đợt bùng phát dài hơn; Phát triển của sự đồng cảm với nạn nhân bị họ lạm dụng; Tham gia nhóm thường xuyên; Hợp tác trong nhóm và tuân thủ các quy tắc nhóm; Định nghĩa lại khái niệm sức mạnh như khả năng đưa ra lựa chọn và khả năng tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của chính mình mà không đe dọa người khác; Khả năng lấy lại bình tĩnh; Nhận ra

và công nhận hành vi mang tính kiểm soát. Kể từ cuối những năm 1970, đã có những thay đổi trong các chương trình phòng chống bạo lực gia đình ở mọi cấp độ, bao gồm cả những chương trình dành riêng cho những người có hành vi bạo hành. Lạm dụng vợ/chồng đã trở thành một nguyên nhân BLGĐ được nhiều người biết đến. Phương pháp điều trị nhóm cho những người có hành vi lạm dụng nở rộ trên cả nước. Chỉ tính trong Quận Los Angeles, California, số lượng các chương trình cung cấp tư vấn cho người có hành vi bạo hành tăng từ khoảng 10 chương trình có uy tín và được tôn trọng lên thành 130 chương trình không được kiểm định chất lượng trong vòng 18 tháng. Tư vấn cho những người có hành vi lạm dụng đã trở thành nghề kiếm tiền lớn của một số cá nhân [54], [59].

Các biện pháp đối với người gây bạo lực thường được Úc, Canada hoặc ở Châu Âu và một số nước đang phát triển áp dụng bằng cách tập hợp những người gây bạo lực theo từng nhóm và thảo luận về vai trò giới, hướng dẫn họ phương pháp kiềm chế nóng giận, căng thẳng và cách thể hiện cảm giác đối với người khác, giúp họ thấy được ý thức trách nhiệm đối với hành động của mình [55].

Mỹ, giải quyết vấn đề BLGĐ do Văn phòng về Bạo lực đối với phụ nữ (OVW) thuộc Bộ Tư pháp Mỹ chịu trách nhiệm. Với đề án liên kết những người đàn ông ( Engaging Men ) tài trợ cho các dự án nhằm phát triển hoặc mở rộng những nỗ lực mới để liên kết những người đàn ông trong việc ngăn ngừa BLGĐ, bạo lực với vợ hoặc bạn tình, cưỡng dâm và đeo bám gây phiền nhiễu hoặc đe doạ, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển những mối quan hệ phi bạo lực, tôn trọng lẫn nhau [100].

Tổ chức Promundo tại Rio de Janerio, Brazil tiến hành một chương trình giáo dục đồng đẳng với một phạm vi lớn được mang tên Guy-to-Guy. Chương trình tập huấn cho nhóm nòng cốt gồm 20 nam thanh niên ở các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp. Những đối tượng này sau đó sẽ làm việc với các nam giới khác nhằm mục đích thúc đẩy việc ngăn chặn bạo lực giới và nâng cao hiểu biết về sức khoẻ sinh sản [47].

Phân tích kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về vấn đề BLGĐvới phụ nữ cho thấy các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được xu hướng diễn biến của BLGĐ hiện nay, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLGĐ với phụ nữ và đặc biệt các nghiên cứu đã có đánh giá về các biện pháp can thiệp và dịch vụ CTXH

với cả hai nhóm nữ giới – nạn nhân chính của BLGĐ và nam giới – người gây ra bạo lực. Đặc biệt các dịch vụ CTXH với nam giới, các quốc gia trên thế giới đã có sự quan tâm từ rất sớm dưới sự trợ giúp của hệ thống chính quyền, từ đó đã xây dựng và triển khai hết sức sâu rộng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm PCBLGĐ cũng như giảm thiểu vấn nạn này ngay từ những thập kỷ trước và ngày càng phát triển đa dạng cho đến nay.

1.2 Tổng quan nghiên cứu ở trong nước

1.2.1 Thực trạng và các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình

1.2.1.1 Thực trạng bạo lực gia đình

Gia đình - ốc đảo hạnh phúc của mỗi người – lại có thể biến thành địa ngục đối với phụ nữ, nơi mà họ bị tước đoạt quyền tự do và quyền tự chủ của chính mình. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, BLGĐ là một vấn nạn phổ biến ở Việt Nam; cả khu vực nông thôn lẫn thành thị, cả trong các gia đình giàu cũng như gia đình nghèo, gia đình có học thức cao hay thấp và ở tất cả các tầng lớp xã hội. Số liệu nghiên cứu về BLGĐ tại Việt Nam cho thấy có nhiều điểm tương đồng với thế giới. Một số nghiên cứu quốc gia trong hơn 10 năm qua đã cho thấy mức độ phổ biến và tính nghiêm trọng của hiện tượng này.

Điều tra Gia đình Việt Nam (2006) trên 9300 hộ gia đình cho thấy có 21,2 % các cặp vợ chồng có trải qua hình thức bạo lực từ chửi mắng, nhục mạ, buộc quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Tình trạng bạo lực xảy ra với cả người vợ và người chồng, tuy nhiên người chồng vẫn là người gây ra bạo lực chính với các hình thức nghiêm trọng về bạo lực thể chất như đánh, mắng, chửi, ép quan hệ tình dục. Tỷ lệ chồng đánh vợ chiếm 3,4%, trong khi tỷ lệ vợ đánh chồng là 0,6% , có 7,2% người chồng cho biết họ là người ép buộc quan hệ tình dục với vợ so với 1,6 người vợ ép buộc chồng [14]. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương về thể xác và tâm lý của nạn nhân; tốn kém tiền của do chi phí khám và điều trị bệnh tật. Không những thế, trong thời gian điều trị bệnh nạn nhân không những phải chi phí, tốn tiền cho việc khám và chữa bệnh mà còn phải nghỉ việc nên không có nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội… ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình [15].

Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam 2010

với kết quả nghiên cứu trên 4838 phụ nữ đại diện cho phụ nữ từ 18-60 tuổi trên cả

nước đã chỉ ra một thực trạng là có 32% phụ nữ từng kết hôn đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời và 6 đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực thể xác - được đo lường bởi tỷ lệ bạo lực hiện tại (bạo lực trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát) bắt đầu sớm trong mối quan hệ và giảm dần theo độ tuổi. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là 9%. Có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do chồng gây ra đã có hơn nửa số phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27% [41].

Kết quả điều tra 2012 thực hiện thống kê trên 63 tỉnh thành phỏng vấn bảng hỏi đối với 1206 đại diện hộ gia đình và 242 người cao tuổi ghi nhận nam giới là người gây BLGĐ và phụ nữ ( người vợ ) là nạn nhân chủ yếu của các vụ BLGĐ. Kết qủa này khá tương đồng với kết quả điều tra năm 2010, các hành vi bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế của người chồng gây cho vợ theo thứ tự là: 25,1 ; 8,5 ; 2,9 và 4,6 ( trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát). Các hành vi bạo lực này không có sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị [2].

Trong nghiên cứu của tác giả Lý Thị Minh Hằng vào năm 2014 tại 6 xã thuộc 3 tỉnh phía Bắc với 180 phụ nữ được hỏi thì trong cách mà người chồng gây ra bạo lực tinh thần với vợ thì hành vi sỉ nhục, lăng mạ chiếm tỉ lệ cao hơn cả ( 88%). Hành động người chồng tát, đánh, đấm, đá vợ được xem là tiêu biểu nhất trong dạng bạo lực thể chất (56%). Hành vi dọa dẫm, uy hiếp tinh thần để quan hệ tình dục chiếm tỉ lệ cao nhất (32%) [26].

Theo điều tra quốc gia mới nhất ( 2019) về bạo lực phụ nữ ở Việt Nam thu được những kết quả sau: Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9 ) đã từng bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần, bạo lực kinh tế và kiểm soát hành vi) do chồng gây ra trong đời. Tỉ lệ này trong 12 tháng qua là 31,6 . Cứ 4 phụ nữ từng kết hôn/có bạn tình ở Việt Nam thì có 1 phụ nữ (26,1 ) đã từng bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác trong đời (bạo lực trong đời) và cứ 20 phụ

nữ thì có 1 phụ nữ (4,6 ) bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác trong 12 tháng qua (bạo lực hiện thời). Cứ 10 phụ nữ ở Việt Nam thì có hơn 1 phụ nữ (13,3 ) đã từng bị chồng/bạn tình bạo lực tình dục và cứ 20 phụ nữ thì có 1 phụ nữ (5,7 ) cho biết họ đã bị bạo lực tình dục trong 12 tháng qua. Cứ 3 phụ nữ thì có 1 phụ nữ (32 ) đã từng bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục trong đời và 8,9 bị bạo lực này trong 12 tháng qua. Tỷ lệ về mức độ phổ biến của hình thức bạo lực này ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Bạo lực tinh thần do chồng/bạn tình gây ra là dạng bạo lực có tỷ lệ cao nhất - gần một nửa (47 ) phụ nữ tham gia điều tra đã từng bị hình thức bạo lực này trong đời. Cứ 5 phụ nữ ở Việt Nam thì có 1 phụ nữ (20,6 ) cho biết đã từng bị chồng/bạn tình bạo lực kinh tế trong đời và cứ 10 phụ nữ thì có 1 phụ nữ (11,5 ) bị bạo lực này trong 12 tháng qua. Trừ bạo lực tình dục, tỷ lệ các hình thức bạo lực do chồng/bạn tình gây ra năm 2019 thấp hơn so với năm 2010, điều này đặc biệt đúng với nhóm phụ nữ trẻ. Cụ thể, tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực tình dục trong suốt cuộc đời của họ tăng từ 9 năm 2010 lên 13,3 năm 2019 [4 ].

Theo tin tức của Bộ LĐTBXH đăng tải, Tại Việt Nam trong thời gian Covid 19 ( năm 2020) tỉ lệ bạo lực gia đình tăng ít nhất 30 so với năm trước đó. Đường dây nóng 1900 969 680 của Ngôi nhà Bình yên (nhà tạm lánh thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) và đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh dương 1800 1769 (do UNFPA hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc - KOICA hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ninh) đã nhận được gấp đôi số cuộc gọi kêu cứu trong những tháng qua so với cùng kỳ những năm trước đó. Số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà Bình Yên tăng 80 so cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo, những nguy cơ về xâm hại thể chất, tình dục và xâm hại tình dục trẻ em đã gia tăng đáng kể. Trẻ em và phụ nữ vừa là nạn nhân vừa là người chứng kiến bạo lực, bị tổn thương cả về cơ thể và tâm lý [94].

Các nghiên cứu về BLGĐ đối với phụ nữ được thực hiện ngày càng rộng rãi và có quy mô lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây, cho thấy mức độ phổ biến và phức tạp của hiện tượng này với các con số rất đáng lo ngại đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 diễn ra hiện nay.

1.2.1.2 Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình ở Việt Nam diễn ra ở mọi vùng, cả ở đô thị lẫn nông thôn, và trong các gia đình thuộc mọi mức thu nhập. Lý do sâu xa của sự tồn tại BLGĐ là

những thái độ đã ăn sâu trong tiềm thức về các vai trò, các trách nhiệm được quy định về mặt văn hoá và xã hội và các đặc điểm của nam giới và nữ giới. Các nghiên cứu quốc tế đi đến kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng trong các quan hệ giới, tuy nhiên, có một số yếu tố đóng góp vào tính chất nghiêm trọng và tần số xảy ra của bạo lực dựa trên cơ sở giới. Trong nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành ở Việt Nam vào tháng tư và tháng 5 năm 1999 hai yếu tố quan trọng nhất nổi lên là khó khăn kinh tế và sự lạm dụng rượu. Trong nhiều trường hợp hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Những yếu tố chủ yếu khác liên quan đến vấn đề tình dục ( ngoại tình, ghen tuông, và sự không hợp nhau về tình dục), sự bất đồng ý kiến về nuôi dạy con cái, các truyền thống gia trưởng, và cách đối xử với bạn bè và họ hàng. Bạo lực trong gia đình có thể xảy ra ở các cặp vợ chồng thuộc mọi nhóm xã hội, nhưng có ấn tượng rất mạnh trong các cộng đồng được nghiên cứu là hình thức và tần số xảy ra bạo lực trong gia đình có chiều cạnh giai tầng xã hội [33].

Tác giả Lê Thị Quý đã xác định bốn nguyên nhân của nạn bạo lực trong gia đình là các vấn đề kinh tế; học vấn thấp và tàn dư của chế độ phong kiến mà theo đó người ta trọng nam khinh nữ; các thói quen văn hoá và xã hội như uống rượu, cờ bạc, ngoại tình và ghen tuông; và bệnh thần kinh của người dùng bạo lực. Những lĩnh vực khác dẫn đến tranh cãi giữa vợ và chồng bao gồm việc không có con trai và tính phức tạp trong quan hệ giữa cha mẹ và con dâu hay con rể của họ [38].

Phân tích về nguyên nhân bạo lực đối với phụ nữ, Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Gia đình đã chỉ rò 5 nguyên nhân chính bao gồm lớn nhất là do sự ảnh hưởng của nền văn hoá phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ, khiến cho đàn ông tin chắc rằng bạo lực đối với phụ nữ là chuyện bình thường và đàn ông có quyền dùng bạo lực đối với phụ nữ. Tiếp theo, luật pháp và cơ quan chính quyền chưa coi trọng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và vi phạm nhân quyền dẫn đến sự xử lý thiếu nghiêm ngặt đối với hành vi bạo lực gia đình; Tình trạng nghèo đói và thất nghiệp cùng với các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma tuý, mại dâm đã khiến cho đàn ông nảy sinh ra hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là trẻ em dễ bị tiêm nhiễm tính bạo lực từ bố mẹ và từ đó hình thành cho con có thói quen nhìn nhận sự bạo lực trong gia đình như một sự đơn thuần của cuộc sống và bạo lực được nuôi sống và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác [42].

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí