n =
Trong đó : N = tổng số nam giới gây bạo lực tại tỉnh Quảng Ninh
n = tổng số mẫu cần tiến hành khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh
e = mức sai số cho phép, nghiên cứu này sử dụng mức sai số là 5%.
Như vậy, số mẫu tối thiểu cần để tiến hành khảo sát ở tỉnh Quảng Ninh là:
n = = = 300
Với số mẫu tối thiểu cần 300 nam giới GBL tham gia khảo sát, tác giả đã lựa chọn 3 khu vực khác nhau thể hiện đặc trưng cho 3 đặc điểm địa hình của Tỉnh Quảng Ninh và phát 300 phiếu phỏng vấn.
Cách phát phiếu:
Để thực hiện phát phiếu điều tra khảo sát này NCS đã làm việc với Phòng Bình đẳng giới thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh nắm được lịch sinh hoạt một số buổi hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho các nhóm nam giới gây bạo lực tại 3 địa bàn bao gồm thành phố Hạ Long, huyện Hải Hà, huyện Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Sau quá trình đề đạt nguyện vọng NCS đã được tiến hành phát phiếu hỏi cho nam giới gây bạo lực lồng ghép trong các buổi truyền thông của phòng Bình đẳng giới đó. Trong mỗi buổi truyền thông trên số lượng nam giới GBL được huy động để có mặt đều trên 70 người tại mỗi địa bàn, số lượng còn thiếu do người tham gia không đi đủ NCS trực tiếp đi phát phiếu tại cộng đồng dựa trên danh sách ban tổ chức cung cấp. Do đó số lượng phiếu hỏi NCS phát ra và thu về đã đảm bảo đủ 300 phiếu.
Như vậy, các kết quả phân tích ở những phần tiếp theo gắn với thông tin từ 300 nam giới gây BLGĐ, điều đó có thể tạo nên những khác biệt về tỷ lệ các hành vi bạo lực cũng như hiểu biết, nhu cầu của họ về các dịch vụ công tác xã hội đối với việc giảm thiểu hành vi BLGĐ so với nhóm nam giới nói chung cũng như với toàn bộ số nam giới đã gây bạo lực. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc trình bày, trong các phần còn lại của luận án sẽ sử dụng thuật ngữ nam giới thay cho nam giới gây bạo lực trong một số trường hợp.
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 1
- Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 2
- Thực Trạng Và Các Nguyên Nhân Gây Ra Bạo Lực Gia Đình
- Thực Trạng Và Các Nguyên Nhân Gây Ra Bạo Lực Gia Đình
- Các Mô Hình, Dịch Vụ Trong Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Nội dung phiếu hỏi :
Phiếu dành cho nam giới gây bạo lực bao gồm 15 câu hỏi ( trình bày ở phụ lục 1) với các mức độ đánh giá khác nhau để đánh giá thực trạng về tình hình bạo
lực gia đình, hiểu biết, nhu cầu và khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ:
1) Về thông tin cá nhân
2) Thực trạng hành vi bạo lực của nam giới với vợ được nhóm thành 4 hình thức bạo lực ( Thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế ) ( Câu 1 )
3) Hiểu biết về các loại hình dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Câu 2).
4) Nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTXH hỗ trợ cho nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Câu 3).
Đánh giá về nhu cầu của nam giới tham gia CLB nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Câu 13)
5) Thực trạng dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại Tỉnh Quảng Ninh ( Câu 4,6,8,9,10,11,12) bao gồm :
Đánh giá về mức độ đáp ứng của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ ( câu 4).
Đánh giá chung về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ (câu 6).
Đánh giá thực trạng của từng dịch vụ cụ thể : (truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức; Hỗ trợ việc làm; Tư vấn pháp lý; Hỗ trợ tâm lý cá nhân; Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực) ( Câu 8,9,10,11,12)
6) Nguyên nhân & thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Câu 7,14,15)
Nguyên nhân các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ chưa đáp ứng được các nhu cầu của nam giới gây bạo lực ( câu 7 ).
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Câu 14,15)
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
4.2.3.1 Mục đích
Nhằm thu thập, tìm hiểu những thông tin mang tính chuyên sâu phục vụ cho việc lý giải nguyên nhân, thực trạng của tình hình BLGĐ hiện nay ở địa phương; Đánh giá cụ thể, đầy đủ về việc triển khai và hoạt động của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ của địa phương; Tìm hiểu mong muốn nhu cầu và
khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH; Tìm hiểu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.
Nhằm lượng giá kết quả của tiến trình sinh hoạt mô hình thực nghiệm CLB nhóm nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ sau khi kết thúc.
4.2.3.2 Cách thức tiến hành
Đối tượng tham gia phỏng vấn phục vụ cho việc khảo sát bao gồm 23 người tương ứng với các phiếu số :
+ Phụ lục 2 : 9 người là nam giới (người đã từng có hành vi BLGĐ) chia đều cho 3 địa bàn khảo sát
+ Phụ lục 3 : 6 người là nữ giới (nạn nhân của các vụ BLGĐ) chia đều cho 3 địa bàn khảo sát
+ Phụ lục 4 : 3 cán bộ Hội Phụ nữ; 3 nhân viên CTXH; 3 lãnh đạo phụ trách Phòng văn hoá hoặc Phòng LĐTBXH của địa bàn khảo sát; 1 lãnh đạo Sở LĐTBXH Tỉnh; 1 lãnh đạo Trung tâm CTXH tỉnh.
+ Phụ lục 5: 3 thành viên tham gia CLB nam giới
+ Phụ lục 6: 3 vợ thành viên tham gia CLB nam giới Nghiên cứu thiết kế 05 mẫu phỏng vấn.
- Nội dung phỏng vấn :
1) Tìm hiểu các nguyên nhân chính nam giới bạo lực với vợ
2) Đánh giá thực trạng tình hình bạo lực gia đình hiện nay tại địa phương
3) Công tác hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan liên quan khi có bạo lực
xảy ra
4) Đánh giá hiệu quả hoạt động của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm
giảm thiểu BLGĐ
5) Những thuận lợi khó khăn của nam giới khi tiếp cận với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ
6) Những thuận lợi khó khăn của cơ quan quản lý và cán bộ phụ trách liên quan khi triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ
7) Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ
8) Đánh giá sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của thành viên tham gia CLB nam giới sau khi kết thúc quá trình sinh hoạt.
9) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của thành viên tham gia CLB nam giới trong quá trình sinh hoạt và sau khi kết thúc quá trình sinh hoạt.
10) Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình sinh hoạt CLB nam giới này.
4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
4.2.4.1 Mục đích
Nhằm quản lý, nhập liệu thông tin thu thập được trong phiếu khảo sát. Sau đó để xử lý, phân tích, đánh giá định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu.
4.2.4.2 Cách thức tiến hành
Nghiên cứu viên sử dụng phần mềm thống kê sinh học Epidata 3.1 để quản lý, nhập liệu thông tin định lượng thu thập được (sau khi triển khai hoạt động khảo sát). Ngoài ra, để xử lý, phân tích, đánh giá định lượng các kết quả nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong sai số cho phép, phần mềm được dùng là SPSS 22.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tích thống kê mô tả. Các chỉ số được dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm:
- Điểm trung bình cộng được dùng để tính điểm đạt được của câu hỏi/ phương án trả lời.
- Tần suất và chỉ số phần trăm phương án trả lời câu hỏi đóng.
4.2.5 Phương pháp thảo luận nhóm
4.2.5.1 Mục đích
Nhằm tạo được không gian thảo luận giữa các nhóm đối tượng mà ở đó người phỏng vấn đưa ra vấn đề và thu thập những ý kiến khác nhau thông qua sự tương tác của những người trong nhóm. Từ đó tìm hiểu sâu được về nguyên nhân hậu quả của BLGĐ hiện nay; Đánh giá khả năng tiếp cận, nhu cầu của nam giới khi sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới gây ra bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ; Đánh giá được hiệu quả hoạt động các dịch vụ CTXH với nam giới trong thời gian qua; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ.
4.2.5.2 Cách thức tiến hành
Đối tượng thảo luận nhóm gồm 2 nhóm được NCS sắp xếp bố trí không gian, địa điểm, thời gian, các điều kiện ghi âm ghi hình đầy đủ :
Nhóm nam giới gây bạo lực gồm 3 người tham gia thảo luận tổ chức tại 3 địa bàn thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn, huyện Hải Hà với tổng cộng 9 người.
Nhóm cán bộ văn hoá xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân, công an cấp xã ( phường) gồm 3 người tham gia thảo luận tổ chức tại 3 địa bàn thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn, huyện Hải Hà với tổng cộng 9 người.
4.2.6 Phương pháp quan sát
4.2.6.1 Mục đích
Đánh giá được thái độ của nam giới tham gia khảo sát phiếu hỏi và phỏng vấn sâu từ đó có sự so sánh đối chiếu với các kết quả thu được; Đánh giá được kỹ năng của nhóm viên và đặc điểm tương tác nhóm, bầu không khí nhóm từ đó có những biện pháp hỗ trợ thích hợp và cung cấp dữ liệu để xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm phù hợp hơn. Đây cũng là phương pháp giúp nhà nghiên cứu lượng giá lại mục tiêu hoạt động đã đề ra, cũng như sự tiến bộ của các nhóm viên.
4.2.6.2 Cách thức tiến hành
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, thông qua việc quan sát những hành động, hành vi ứng xử và thái độ của nam giới khi trả lời phiếu hỏi, trả lời phỏng vấn sâu và trong buổi thảo luận nhóm. Khi tham gia sinh hoạt CLB của thành viên, phương pháp này giúp người tổ chức có thể đánh giá được kỹ năng của nhóm viên và đặc điểm tương tác nhóm, bầu không khí nhóm từ đó có những biện pháp hỗ trợ thích hợp, cung cấp dữ liệu để xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm phù hợp hơn. Đây cũng là phương pháp giúp nhà nghiên cứu lượng giá lại mục tiêu hoạt động đã đề ra, cũng như sự tiến bộ của các nhóm viên.
4.2.7 Phương pháp CTXH nhóm ứng dụng trong hoạt động CLB
4.2.7.1 Mục đích
Nhằm xây dựng một CLB nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ hoạt động chuyên nghiệp và bài bản mang màu sắc của CTXH. Qua đó đánh giá kết quả của quá trình hoạt động của CLB thông qua các buổi sinh hoạt, bao gồm đánh giá sự giảm thiểu các hành vi GBL của thành viên, sự thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi với vấn đề BLGĐ của các thành viên là nam giới GBL. Sau
thời gian thực nghiệm, tiến hành so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm để thấy rò việc kết quả đạt được.
4.2.7.2 Cách thức thực hiện
Dưới hình thức của mô hình sinh hoạt CLB, tác giả ứng dụng phương pháp CTXH nhóm bao gồm tiến trình hoạt động lần lượt 4 giai đoạn đảm bảo đầy đủ nội dung và nguyên tắc hoạt động của nhóm. Thực nghiệm phương pháp CTXH Nhóm được tiến hành trên nhóm với 15 thành viên là nam giới GBL được tuyển chọn tại xã Quảng Thành huyện Hải Hà trong thời gian 14 buổi sinh hoạt từ tháng 8/2019 đến tháng 10/2020. Sau thời gian thực nghiệm so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm để thấy rò kết quả đạt được.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trong bối cảnh đánh giá về dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ là vấn đề nghiên cứu còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam, luận án đã thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tình hình nghiên cứu, phân tích, hệ thống những đóng góp của các nghiên cứu đã có và chỉ ra khoảng trống cần khắc phục, từ đó khái quát một số vấn đề lý luận liên quan về dịch vụ CTXHđối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ. Nghiên cứu phần nào phản ánh thực trạng và hiệu quả của các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện nay. Khả năng tiếp cận cũng như đánh giá của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ còn rất hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu về việc cần thay đổi nội dung và cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ. Tuy nhiên với những nam giới đã từng sử dụng các loại hình dịch vụ đều có đánh giá tốt về hiệu quả của dịch vụ mang lại cho họ. Do đó thấy được nếu triển khai được nhiều đối tượng nam giới GBL tham gia và sử dụng các dịch vụ này thì tình trạng BLGĐ sẽ giảm.
Dựa vào kết qủa thăm dò nhu cầu tham gia của nam giới với dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ninh và kết quả tích cực của các mô hình câu lạc bộ nam giới gây bạo lực đã và đang áp dụng trên thế giới nói chung và một số địa phương ở Việt Nam nói riêng, tác giả đã ứng dụng CTXH nhóm trong mô hình CLB nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ. Ứng dụng thực nghiệm CLB nam giới tiên phong tại xã Quảng Thành - huyện Hải Hà thu được những kết quả tích cực và có hiệu quả. Luận án cung cấp tài liệu tham khảo về CTXH trong bối cảnh đây là một ngành,
nghề còn non trẻ ở Việt Nam, đồng thời đó cũng là sự chung tay hướng đến xây dựng cộng đồng an toàn, nam giới nói không với bạo lực phụ nữ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hoá các khái niệm về nam giới gây bạo lực gia đình, đặc điểm tâm lý của nam giới gây BLGĐ cũng như những khó khăn và nhu cầu của nam giới gây BLGĐ.
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ trong đó tiếp cận các khái niệm về CTXH với BLGĐ, dịch vụ CTXH với nam giới gây BLGĐ và các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện nay.
Khái quát hoá về lý luận, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nam giới GBL và chất lượng của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.
Việc áp dụng các kỹ thuật thống kê phân tích tương quan đã giúp chỉ ra được mối liên quan giữa các đặc điểm của nam giới với việc hình thành những hành vi bạo lực của họ với vợ cũng như mức độ hiểu biết của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Ngoài ra còn chỉ ra được mối tương quan về chất lượng đáp ứng các dịch vụ CTXH với nam giới ở từng khu vực sinh sống với tỷ lệ BLGĐ của nam giới.
Thực nghiệm mô hình CLB nhóm nam giới tiên phong thông qua phương pháp nhóm nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực với vợ cho nam giới GBL tại cộng đồng một cách đồng bộ, hệ thống, khoa học và phù hợp với nhu cầu của nam giới GBL.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đã phản ánh thực trạng nam giới gây BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh là tài liệu tham khảo tốt cho ban lãnh đạo chỉ đạo công tác PCBLGĐ tại địa phương.
Luận án đã đánh giá thực trạng các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó rút ra được những mặt tích cực, hạn chế cũng như những việc đã làm được và chưa làm được của từng dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ hiện nay. Trên cơ sở đó luận án đã
đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH cũng như chất lượng của các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ.
Luận án cũng đã ứng dụng phương pháp CTXH nhóm trong việc xây dựng thành công mô hình CLB nam giới tiên phong tại cộng đồng nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực với vợ cho nam giới GBL tại cộng đồng. Đây là cơ sở để nhân rộng mô hình CLB nam giới tiên phong ở các địa bàn khác thuộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung nhằm giảm thiểu BLGĐ.
Luận án là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến vấn đề dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc luận án được gồm 4 chương sau:
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 : Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình
Chương 3 : Thực trạng dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình tại Tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Thực nghiệm mô hình câu lạc bộ nam giới tiên và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực