Vai Trò Của Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Lý( Điểm Trung Bình ) ( N = 54)

thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm. Với các kết qủa sau quá trình sử dụng dịch vụ này nhìn chung nhận thấy dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ, mức độ đáp ứng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình.

Như chia sẻ của 01 lãnh đạo Ủy ban Mặt trận xã Thắng Lợi, huyện Hải Hà: “Hiện nay ở huyện chúng tôi chưa có sàn giao dịch việc làm nên nếu có thì chúng tôi mong muốn nên có các hoạt động hỗ trợ việc làm tại địa phương và đặc biệt phải phù hợp với đặc thù của địa phương là vùng hải đảo với thế mạnh là nghề nuôi trồng chế biến và đánh bắt thuỷ hải sản.”. Tuy nhiên ở 1 số địa phương công tác này đã được triển khai bước đầu: ― Vào năm 2019, tôi được cán bộ xã vận động đi tham dự lớp dạy lái xe nâng do uỷ ban huyện tổ chức đào tạo miễn phí. Khoá đào tạo diễn ra trong vòng 1 tháng, sau đó tôi được kết nối và đến làm việc trong khu công nghiệp Techong với mức lương đến hiện nay là 6 triệu đồng/tháng. Với tôi đây là một công việc ổn định với mức thu nhập mà tôi có thể chi tiêu cũng ổn thoả cho cuộc sống gia đình.” (anh N.T.L, 37 tuổi, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà)

(3) Dịch vụ tư vấn pháp lý

Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới GBL là một dịch vụ cần thiết vừa có sức răn đe với người vi phạm hơn thế nữa còn cung cấp kiến thức pháp luật về BLGĐ cho nam giới GBL cũng như hỗ trợ về mặt pháp lý trợ giúp cho nam giới GBL trong quá trình xét xử.

Bảng 3.11: Vai trò của dịch vụ tư vấn pháp lý( Điểm trung bình ) ( N = 54)


STT

Các hoạt động trong dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực đã giúp tôi:

Điểm trung bình

1

Nắm được các quyền của người bị bạo lực

2,39

2

Biết các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình

2,56

3

Biết về trách nhiệm của người gây bạo lực

2,43

4

Thấy được hành vi bạo lực của mình tương ứng với mức xử

phạt nào và trách nhiệm của mình như thế nào

2,54

5

Được hỗ trợ các thủ tục pháp lý

2,37

6

Được hỗ trợ tại các phiên toà xét xử

2,44

7

Được hỗ trợ sau ly hôn

2,31

8

Tư vấn cách viết đơn, hồ sơ khai báo

2,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 17

Theo kết quả khảo sát, có 54/300 nam giới trả lời đã từng tham gia và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực, chiếm 18 , qua đó thấy được tỷ lệ nam giới được tiếp cận sử dụng dịch vụ này còn rất hạn chế và ít ỏi.

Tuy nhiên trong số 54 nam giới đã từng sử dụng dịch vụ, chỉ có 3 kết quả được mọi người đánh giá là đồng ý với những đánh giá tích cực trong quá trình sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới GBL. Cụ thể đó là, thông qua sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý bản thân nam giới biết các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình (điểm trung bình 2,56); Thấy được hành vi bạo lực của mình tương ứng với mức xử phạt nào và trách nhiệm của mình như thế nào (điểm trung bình 2,54); Tư vấn cách viết đơn, hồ sơ khai báo (điểm trung bình 2,52). Từ đó thấy được nếu tỷ lệ nam giới GBL được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý nhiều hơn nữa thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn trong việc giảm thiểu được BLGĐ.

Ở một số khía cạnh khác, mức độ đánh giá hiệu quả thấp hơn. Chẳng hạn, việc đã nắm được các quyền của người bị bạo lực (điểm trung bình 2,39); Biết về trách nhiệm của người gây bạo lực (điểm trung bình 2,43); Được hỗ trợ các thủ tục pháp lý (điểm trung bình 2,37); Được hỗ trợ tại các phiên toà xét xử (điểm trung bình 2,44); Được hỗ trợ sau ly hôn (điểm trung bình 2,31). Khi đối chiếu với mục

3.3.2.1 nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, nhu cầu tham gia sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực là lớn thứ 2 trong số 5 dịch vụ được đưa ra khảo sát (79,7%). Trong đó họ mong muốn chủ yếu khi sử dụng dịch vụ này sẽ nhận được sự cung cấp kiến thức về quyền, trách nhiệm, hình thức xử lý vi phạm với người bị bạo lực và người gây bạo lực ( 65% trở lên ). Với các kết qủa sau quá trình sử dụng dịch vụ này nhìn chung nhận thấy dịch vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ, mức độ đáp ứng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Trong khi đó nếu dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho nam giới GBL nếu được triển khai bài bản và sâu rộng tới từng cá nhân, từng địa bàn thì hiệu quả đem lại sẽ rất cao. Như chia sẻ của anh Đ.H.D, 42 tuổi, phường Hà Tu, TP Hạ Long: “ Trước trong xóm tôi có một ông chồng đánh vợ, tổ dân khu phố báo lên công an phường, tôi thấy hôm sau họ có ban hoà giải đến tận nhà làm việc trong đó có cả cán bộ tư pháp. Về sau chúng tôi ngồi nói chuyện ở đầu ngò thấy anh D kể lại cho chúng tôi về nội dung mà cán bộ tư pháp ở phường giải thích về các hình thức xử phạt về hình sự hay tài chính

với người GBL, trách nhiệm mà người GBL phải chịu cũng như những quyền của người vợ bị BL…Nghe xong chúng tôi ông nào cũng phải dè chừng thật.”

(4) Dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân

Có 36/300 nam giới tham gia trả lời khảo sát cho rằng đã từng tham gia và sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân cho nam giới GBL, chiếm 18%. Đây là một tỷ lệ rất ít ỏi và hạn chế trong việc nam giới GBL được tiếp cận và sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân. Trong khi nếu nam giới GBL được sử dụng dịch vụ này sẽ đem đến rất nhiều tác động tích cực đến việc thay đổi nhận thức và hành vi gây bạo lực của mình từ đó giúp giảm thiểu BLGĐ là rất lớn.

Bảng 3.12: Vai trò của dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân( Điểm trung bình ) ( N= 36)

STT

Các hoạt động trong dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân đã giúp tôi:

Điểm

trung bình

1

Giảm tải căng thẳng, bức xúc

2,33

2

Ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp của tôi

2,33

3

Tạo lập được không gian trò chuyện cởi mở về tâm tư với người bị

bạo lực

2,28

4

Làm chủ được bản thân và kiểm soát cơn tức giận

2,72

5

Được hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi bị tổn thương

2,39

Với 54 nam giới GBL đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân, nhìn chung đều đánh giá trung bình về hiệu quả của sử dụng dịch vụ. Chỉ có một kết quả được đa số đánh giá đồng ý là thông qua dịch vụ tư vấn tâm lý đã giúp họ làm chủ được bản thân và kiểm soát cơn tức giận (điểm trung bình 2,72). Còn với các dịch vụ khác, nam giới GBL đã tham gia sử dụng dịch vụ chủ yếu đều đánh giá bình thường như thông qua dịch vụ này giúp họ giảm tải căng thẳng, bức xúc (điểm trung bình 2,33); Ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp của họ (điểm trung bình 2,33); Tạo lập được không gian trò chuyện cởi mở về tâm tư với người bị bạo lực (điểm trung bình 2,28); Được hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi bị tổn thương (điểm trung bình 2,39). Khi đối chiếu với mục

3.3.2.1 nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, trong nhu cầu tham gia sử dụng dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân, nam giới có mong muốn rất lớn ( từ 60% trở lên)( theo

mục 3.3.2.1) nhận được sự tư vấn xoay quanh các vấn đề hôn nhân gia đình, bạo lực giới, tư vấn điều trị tâm lý thông qua tổng đài đặc biệt là tham vấn cá nhân trực tiếp tại trung tâm hoặc tại nhà. Với các kết qủa sau quá trình sử dụng dịch vụ này nhìn chung nhận thấy dịch vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ, mức độ đáp ứng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình.

“ Mỗi khi không tự chủ được có gây bạo lực với vợ tôi rất nhiều mâu thuẫn và suy nghĩ trong lòng. Những lúc như thế tôi muốn có người cho tôi lời khuyên và ổn định được cảm xúc. Do đó tôi nghĩ cái những người đàn ông gây bạo lực với vợ cần nhất là nhận được sự tư vấn tâm lý từ những chuyên gia để giúp chúng tôi khống chế được những cảm xúc tiêu cực của mình.” ( anh Đ.H.M, 34 tuổi, công nhân công ty than Hà Tu, TP Hạ long)

Trung tâm CTXH chúng tôi đã tiếp nhận khá nhiều ca làm việc với nam giới GBL trong những năm qua nhưng chủ yếu nhiều nhất là hình thức tư vấn qua tổng đài 18001769 của trung tâm. Thông qua quá trình làm việc với họ chúng tôi nhận thấy rằng khi bạo lực xảy ra trong gia đình không chỉ những người vợ là nạn nhân chính của BLGĐ mới cần đến hỗ trợ tâm lý mà bản thân nam giới là người GBL họ cũng rất có nhu cầu. Nhiều người họ có băn khoăn, có lo lắng, có ăn năn hối hận, có lúng túng không biết phải đối diện tiếp theo với vợ mình như thế nào và phải thay đổi bản thân mình bằng cách nào…Đó chính là những lý do thôi thúc họ tự tìm đến trung tâm thông qua tổng đài tư vấn miễn phí, liên hệ cần tư vấn trực tiếp tại nhà tại cộng đồng. Sau nhiều ca tham vẫn hỗ trợ tâm lý cho nam giới GBL tiêu biểu gần đây nhất là ca nam giới ở Huyện Hải Hà mà chính bản thân tôi đã phải về tận nhà đối tượng để làm việc, tôi thấy kết quả mang lại sau quá trình lượng giá là khá thành công. Những người nam giới GBL được chúng tôi tham vấn đều đã biết cách kìm chế được cảm xúc tiêu cực khi vợ chồng xảy ra xung đột, được trang bị các kỹ năng để đối phó với xung đột thay vì bạo lực, tỷ lệ bạo lực thể chất giảm về chỉ còn trên phương diện tinh thần, các hành vi bạo lực cũng giảm dần và chấm dứt hoàn toàn.”( 01 lãnh đạo phòng can thiệp trị liệu - trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh)

( 5 ) Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực

Có 14/300 nam giới tham gia khảo sát đã từng tham gia và sử dụng dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL chỉ chiếm 4,7%. Tỷ lệ người được tham gia sử dụng dịch vụ này là thấp nhất trong số 5 dịch vụ hỗ trợ cho nam giới GBL tại tỉnh Quảng Ninh.

Nguyên nhân chủ yếu do hiện nay ở Tỉnh Quảng Ninh chưa xây dựng mô hình câu lạc bộ nam giới GBL này trong khi các mô hình CLB dành cho nạn nhân của BLGĐ thì lên tới hàng nghìn CLB trên khắp địa bàn tỉnh hay các mô hình gia đình bao gồm cả nam lẫn nữ cũng rất phổ biến. Chỉ có duy nhất một CLB nam giới đã được hình thành vào năm 2019 tại xã Quảng Thành huyện Hải Hà. Tuy nhiên hoạt động còn ngắn hạn, nội dung thiếu hấp dẫn, điều hành nhóm thiếu chuyên nghiệp cùng số lượng thành viên hạn chế nên kết quả chưa có chiều sâu cũng như hiệu quả lâu dài.

Bảng 3.13: Vai trò của dịch vụ Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực ( Điểm trung bình )( N = 14 )

STT

Các hoạt động trong dịch vụ Câu lạc bộ nam giới gây bạo lực đã giúp tôi:

Điểm trung bình

1

Tôi nắm được về Luật Phòng chống bạo lực gia đình

1,29

2

Ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp của tôi

2,14

3

Tạo lập được không gian trò chuyện cởi mở về tâm tư với

người bị bạo lực

1,29

4

Làm chủ được bản thân và kiểm soát cơn tức giận

2,14

5

Tôi đã chủ động, tích cực trong các hoạt động CLB cũng như

hoạt động phòng, chống BLG ở địa phương

1,29

6

Tôi nhận ra giá trị của gia đình cũng như ý nghĩa của việc

chia sẻ trách nhiệm, công việc, gương mẫu của người cha

2,14

Vì lý do trên nên trong đánh giá của nam giới khi được tham gia sử dụng dịch vụ CLB nam giới đó phổ biến là không đồng ý (điểm trung bình 1,29) với việc nắm được về luật Phòng chống bạo lực gia đình; Tạo lập được không gian trò chuyện cởi mở về tâm tư với người bị bạo lực; Chủ động, tích cực trong các hoạt động CLB cũng như hoạt động phòng, chống BLG ở địa phương. Tuy nhiên nam giới GBL cũng có những đánh giá bình thường trong việc thông qua CLB đã giúp thành viên nam giới ngăn cản được những hành vi bạo lực kế tiếp (điểm trung bình 2,14); Làm chủ được bản thân và kiểm soát cơn tức giận (điểm trung bình 2,14); Nhận ra giá trị của gia đình cũng như ý nghĩa của việc chia sẻ trách nhiệm, công việc, gương mẫu của người cha trong gia đình (điểm trung bình 2,14). Khi đối chiếu với mục 3.3.2.1 nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, nam giới được ghi nhận có nhu cầu

tham gia sử dụng dịch vụ câu lạc bộ nhóm nam giới GBL là lớn nhất trong 5 loại hình dịch vụ (83 ). Trong đó nam giới có mong muốn rất lớn ( 70% trở lên) khi tham gia sử dụng dịch vụ này họ sẽ nắm được luật PCBLGĐ, được học hỏi những kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng bạo lực và học được các phương pháp cải thiện mối quan hệ giữa vợ chồng con cái nhằm xây dựng gia đình gắn kết hơn. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng dịch vụ này nhìn chung nhận thấy dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, mức độ đáp ứng gần như là không. Như chia sẻ của chuyên viên văn hoá xã Quảng Thành Huyện Hải Hà đồng chủ nhiệm CLB nam giới GBL tại đây cho biết: ― Trong quá trình hoạt động gặp nhiều hạn chế như: Nội dung, tài liệu sinh hoạt định kỳ hay chuyên đề chưa được chuyên môn hóa hay cụ thể hóa để các thành viên áp dụng; Kỹ năng hoạt động mô hình của Ban chủ nhiệm và các thành viên của câu lạc bộ còn hạn chế, nhất là kỹ năng tổ chức sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề, sự kiện ... nên tính hấp dẫn và thu hút chưa cao; Kinh phí hỗ trợ của tỉnh cho hoạt động của mô hình còn thấp, trong khi các xã được chọn triển khai mô hình là xã khó khăn, trình độ dân trí thấp, công tác bình đẳng giới còn hạn chế. Địa phương chưa chủ động bố trí kinh phí hằng năm nên hoạt động còn bị động, đôi khi gián đoạn.”

Từ kết quả trên thấy được vì việc thành lập CLB nhóm nam giới trước đó còn rất nhiều hạn chế nên đánh giá của nam giới về kết quả thu được sau hoạt động còn chưa cao, tuy nhiên đã ghi nhận bước đầu được những kết quả khả quan trong việc ngăn chặn và giảm thiểu BLGĐ. Trong khi đó xây dựng hoạt động CLB nhóm nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ nhận được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn.

Tôi nghĩ việc thành lập và nhân rộng mô hình CLB nhóm nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ này là rất cần thiết cũng như thiết thực sẽ mang lại hiệu quả cho công tác phòng chống và giảm thiểu BLGĐ. Bởi lẽ các cụ ta có câu chữa bệnh phải chữa tận gốc, chủ thể gây ra bạo lực chủ yếu là người chồng thì thay vì thành lập hàng loạt các CLB cho nữ giới thì phải chú trọng đến việc hoạt động CLB nam giới này song song nữa thì mới đem lại hiệu quả chứ.” (01 lãnh đạo UBND thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn)

Chúng ta đang nhìn thấy điểm sáng về vai trò hiệu quả của dịch vụ CLB nam giới tiên phong tại TP Đà Nẵng trong những năm gần đây đã được ghi nhận và làm mẫu như các tỉnh thành khác trên cả nước. Với việc duy trì hoạt động của 16

CLB Nam giới tiên phong phòng ngừa bạo lực tại cơ sở với 550 thành viên tại khắp các phường xã của Đà Nẵng đã làm giảm thiểu tối đa tình trạng BLGĐ xuống cực kỳ thấp trong những năm vừa qua. Địa phương chúng ta nên cần học tập và phát huy bởi lẽ khi nam giới đồng ý tham gia CLB này đồng nghĩa với vấn đề bạo lực của họ sẽ kết thúc.”( 01 lãnh đạo trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh)

“ Sau quá trình tôi khảo sát và vận hành thử một mô hình CLB nam giới gây bạo lực ở xã Quảng Chính có thử cả sinh hoạt nam giới GBL riêng và có cả nam lẫn nữ thì thấy rằng các buổi sinh hoạt của nhóm nam giới riêng hiệu quả chứ nhóm còn lại hay tranh luận lắm thời gian tranh luận rất tốn chiếm gần như hết cả buổi sinh hoạt chưa kể nội dung kiến thức khó xây dựng đối với người thực hiện.”(01 cán bộ Phòng LĐTBXH Huyện Hải Hà )

Do đó nếu biết phát huy và thay đổi được hình thức và xây dựng mô hình hoạt động CLB nam giới GBL chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn chắc chắn sẽ tạo nên những kết quả ấn tượng như những CLB nam giới GBL trên khắp cả nước đã chứng minh.

3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy những hiểu biết và khả năng tiếp cận của nam giới GBL với các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ còn rất hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ nam giới tham gia sử dụng cũng như đánh giá chất lượng sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ còn nhiều bất cập. Vậy những nguyên nhân nào đang cản trở nam giới gây BL tiếp cận sử dụng các dịch vụ và hiệu quả của các dịch vụ với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ?

Có 6 yếu tố được xem xét để phân tích ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình, bao gồm yếu tố thuộc về bản thân nam giới gây bạo lực; vai trò năng lực của nhân viên CTXH và cán bộ địa phương; gia đình; chính sách pháp luật; tài chính; và yếu tố cộng đồng. Số liệu phân tích vai trò của sáu yếu tố này được thể hiện ở 3 bảng 3.14, 3.15 và một số thông tin về trải nghiệm của nam giới khi tham gia các dịch vụ (nêu ở từng mục yếu tố hoặc qua biểu đồ), trong đó bảng 3.14 trình bày về đánh giá của người trả lời về nguyên nhân các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ chưa đáp ứng được nhu cầu của nam giới; bảng 3.15 nêu đánh giá của nam giới về mức độ tác động của

các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Bảng 3.14: Tỷ lệ đồng ý các nguyên nhân các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình chưa đáp ứng được nhu cầu của nam giới xét theo khu vực sinh sống ( %)

Nội dung

Chung

Vân Đồn

Hải Hà

Hạ Long

Đối tượng/ khách hàng chưa biết hoặc

chưa tin tưởng vào các dịch vụ hỗ trợ

59,0

40,0

68,1

68,8

Ít nhân viên hỗ trợ

57,7

51,0

73,6

50,5

Hoạt động/chương trình hỗ trợ chưa phù

hợp và không có hướng dẫn cụ thể

52,0

43,0

47,3

64,2

Thái độ cơ quan cung cấp dịch vụ chưa tốt

48,3

33,0

62,6

50,5

Nhân viên xã hội thiếu chuyên nghiệp,

kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế

47,7

34,0

63,7

46,8

Hoạt động hỗ trợ chưa đa dạng, chưa đáp

ứng được nhu cầu của khách hàng

47,0

38,0

60,4

44,0

Thông tin không rò ràng

45,0

33,0

62,6

50,5

Các cơ quan chức năng phối hợp chưa

hiệu quả thiếu tính liên kết

43,7

29,0

51,6

50,5

Thời gian hỗ trợ còn ngắn và qua loa

41,7

25,0

57,1

44,0

Các dịch vụ hỗ trợ còn chậm, thủ tục

giấy tờ chồng chéo

33,0

26,0

41,8

32,1

Qua bảng 3.14 nhìn chung có thể thấy được nam giới GBL cho rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng các dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của họ là do đối tượng/khách hàng chưa biết và chưa tin tưởng vào các dịch vụ. Sau đó là lý do ít nhân viên hỗ trợ, hoạt động/ chương trình hỗ trợ chưa phù hợp không có hướng dẫn cụ thể chưa đa dạng, cơ quan cung cấp dịch vụ và đội ngũ nhân viên xã hội thiếu chuyên nghiệp, thông tin không rò ràng. Xét theo khu vực sinh sống, tỷ lệ nam giới tham gia trả lời cho rằng các nguyên nhân trên dẫn tới tình trạng các dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của họ chủ yếu tập trung ở khu vực huyện Hải Hà, sau đó là thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí