Đồng ý | 27,0 | 24,2 | 43,1 | |
Đồng ý một phần | 56,0 | 58,2 | 43,1 | |
Phân vân | 11,0 | 11,0 | 13,8 | |
Không đồng ý | 6,0 | 6,6 | 0 | |
Đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ | Đồng ý | 17,0 | 7,7 | 30,3 |
Đồng ý một phần | 56,0 | 34,1 | 31,2 | |
Phân vân | 17 | 36,3 | 24,8 | |
Không đồng ý | 10 | 22,0 | 13,8 | |
Nhân viên xã hội tuân thủ chặt chẽ đạo đức nghề nghiệp | Đồng ý | 23,0 | 9,9 | 35,8 |
Đồng ý một phần | 55,0 | 50,5 | 35,8 | |
Phân vân | 11,0 | 14,3 | 16,5 | |
Không đồng ý | 11,0 | 25,3 | 11,9 | |
Nhân viên xã hội có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với nam giới gây bạo lực | Đồng ý | 18,0 | 18,7 | 28,4 |
Đồng ý một phần | 56,0 | 48,4 | 39,4 | |
Phân vân | 14,0 | 8,8 | 13,8 | |
Không đồng ý | 12,0 | 24,2 | 18,3 | |
Hoạt động cung cấp dịch vụ minh bạch | Đồng ý | 22,0 | 14,3 | 33,9 |
Đồng ý một phần | 56,0 | 51,6 | 39,4 | |
Phân vân | 12,0 | 12,1 | 11,0 | |
Không đồng ý | 10,0 | 22,0 | 15,6 | |
Các cơ quan chức năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp | Đồng ý | 15,0 | 14,3 | 29,4 |
Đồng ý một phần | 48,0 | 22,0 | 22,9 | |
Phân vân | 20,0 | 20,9 | 13,8 | |
Không đồng ý | 17,0 | 42,9 | 33,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Các Hành Vi Bạo Lực Kinh Tế Của Nam Giới Với Vợ Trong Vòng 12 Tháng Qua (%) (N=300)
- Thực Trạng Hiểu Biết Và Nhu Cầu Của Nam Giới Tiếp Cận Với Các Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Nhằm Giảm Thiểu Bạo Lực Gia Đình
- Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bl Theo Trình Độ Học Vấn Và Khu Vực Sinh Sống Của Nam Giới Gbl (%) (N=300)
- Vai Trò Của Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Lý( Điểm Trung Bình ) ( N = 54)
- Mức Độ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Nam Giới Với Các Dịch Vụ Ctxh Nhằm Giảm Thiểu Blgđ ( Điểm Trung Bình Đánh
- Một Số Trải Nghiệm Liên Quan Đến Gia Đình ( Tỷ Lệ %)
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Xét theo khu vực sinh sống, nam giới ở khu vực Huyện Vân Đồn có tỷ lệ đồng ý với tất cả các đánh giá tích cực về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ cao nhất trong cả 3 khu vực. Tỷ lệ nam giới phân vân với các đánh giá tích cực về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất là ở thành phố Hạ Long. Và nam giới ở Huyện Hải Hà có tỷ lệ không đồng ý với các đánh giá tích cực về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ là chủ yếu. Điều này lý giải được rò nét vì sao tỷ lệ bạo lực của nam giới ở cả 4 nhóm diễn ra ở Huyện Vân Đồn luôn thấp nhất, Huyện Hải Hà có tỷ
lệ bạo lực của nam giới cao nhất và Thành phố Hạ Long thường có tỷ lệ bạo lực của nam giới luôn xếp ở vị trí nhiều thứ 2 trong cả 3 khu vực ( Mục 3.2.2). Từ đây thấy được mối tương quan về chất lượng đáp ứng các dịch vụ CTXH với nam giới ở từng khu vực sinh sống với tỷ lệ BLGĐ. Ở khu vực nào các công tác triển khai dịch vụ càng tốt thì tỷ lệ bạo lực càng thấp và ngược lại.
3.4.2 Đánh giá về cụ thể từng loại hình dịch vụ
3.4.2.1 Mức độ đáp ứng chung của từng loại hình dịch vụ
Với những nam giới đã từng tham gia một trong các loại hình dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ họ sẽ đánh giá được mức độ đáp ứng của 5 dịch vụ CTXH với mình. Sự đánh giá này của những người đã tham gia cung cấp cái nhìn khái quát về kết quả hoạt động của các loại hình dịch vụ này tại Quảng Ninh với nhóm đối tượng trợ giúp là nam giới. Trong câu hỏi nghiên cứu đưa ra 4 mức lựa chọn: 1)Không đáp ứng nhu cầu, 2) Đáp ứng một phần nhỏ, 3) Đáp ứng một phần lớn, 4) Đáp ứng được toàn bộ nhu cầu.
Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đìnhlà dịch vụ có tỷ lệ nam giới biết đến cao nhất (Dựa vào mục 3.2.1) cũng là dịch vụ có tỷ lệ nam giới đã từng tham gia trải nghiệm nhiều nhất trong 5 dịch vụ ( 169/300). Tuy nhiên mức độ đánh giá đáp ứng được các nhu cầu của nam giới khi tham gia dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình phần lớn lại chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của họ ( 98/169 đã tham gia trải nghiệm dịch vụ), sau đó là ý kiến đánh giá dịch vụ truyền thông không đáp ứng được nhu cầu của họ ( 73/169 đã tham gia trải nghiệm dịch vụ). Chia sẻ của Hội trưởng Hội cựu chiến binh phường Hà Tu, TP Hạ Long cho thấy: “ Tôi thấy các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống BLGĐ hiện nay diễn ra với sự tham gia phần lớn của nữ giới, ít huy động được sự tham gia của nam giới lắm mà buổi tuyên truyền dành cho nam giới riêng trên địa bàn còn hiếm nữa. Ngoài ra tôi thấy cần xem lại cách truyền tải kiến thức nội dung của cán bộ đi tuyên truyền, nhiều người làm còn hời hợt cho có coi như hết trách nhiệm nên không thu hút được người nghe, có buổi tôi đi tham dự mà mấy anh nam giới bên dưới ngồi toàn dùng điện thoại chứ không thấy có sự tương tác qua lại giữa cán bộ tuyên truyền và người nghe là nam giới mấy.”
Trong dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực tỷ lệ nam giới đánh giá không đáp ứng được nhu cầu là chủ yếu có 13/32 đã sử dụng dịch vụ, gần như tương đương với mức đánh giá đáp ứng được toàn bộ nhu cầu với 11/32 người. Lý giải của anh N.V.T, Chủ tịch uỷ ban mặt trận xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn: ― Ở Huyện từng có hoạt động tư vấn kết nối giới thiệu việc làm tổ chức năm 2019, nhưng tôi thấy có một vấn đề như thế này với lợi thế của địa phương chúng tôi là biển đảo nên phát triển các ngành nghề về nuôi trồng đánh bắt hải sản cùng nghề du lịch sẽ giúp phát huy đúng thế mạnh của Huyện nhà cũng như của người dân ven biển mà thu nhập từ nghành nghề này nếu biết cách phát triển thì khá tốt. Tuy nhiên tôi thấy trong buổi hoạt động tư vấn hỗ trợ việc làm hôm đó chủ yếu lại là các nghành nghề ở các khu công nghiệp hay làm về máy móc điện tử cơ khí. Nên tôi nghĩ nó không thực tế với người dân và ít người cam kết làm việc lắm.”
Hay Chia sẻ của 01 chuyên viên phòng LĐTBXH, huyện Hải Hà: ― Huyện trong những năm vừa qua rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ và xúc tiến việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Chúng tôi triển khai các hoạt động như phát tờ rơi tuyển dụng người lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau khi nhận được các nhu cầu cung ứng lao động từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Huyện; Phối kết hợp mở các lớp học tiếng Trung miễn phí dành cho người lao động hay các lớp dạy lái xe từ xe nâng, máy xúc cần cẩu cho nam giới trung bình một năm từ một đến hai lần và cam kết hỗ trợ đầu ra công việc cho những người tham gia; Hỗ trợ giúp người lao động làm hồ sơ và các thủ tục liên quan cần thiết để vào làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp. Để tìm kiếm được người đi học chúng tôi phân bổ cán bộ và chỉ đạo các đơn vị cấp xã phường đi đến từng xã từng khu phố để thông tin về các lớp học và vận động học viên tham gia. Cũng từ đó nhận được rất nhiều sự tin tưởng và tham gia sử dụng dịch vụ của người lao động.”
Trong dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực, số nam giới đánh giá không đáp ứng được nhu cầu của họ lên tới 35/54 người đã sử dụng dịch vụ, thậm chí còn không có ai lựa chọn phương án đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của họ. Con số cho thấy dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực còn rất nhiều hạn chế như chia sẻ của 01 chuyên viên Phòng Văn hoá TP Hạ Long cho biết: ― Hiện nay dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực không được tách riêng biệt vai trò nhiệm vụ mà được lồng ghép vào công tác hỗ trợ pháp lý chung cho nhiều đối tượng trong đó có nam giới
gây bạo lực. Và chỉ từ cấp xã phường trở lên mới có cán bộ pháp lý nên khi có ca bạo lực xảy ra nam giới GBL muốn nhận được tư vấn về pháp lý nam giới GBL phải lên xã hoặc cán bộ có trách nhiệm liên kết với cán bộ pháp lý cấp xã để mời xuống làm việc với nam giới GBL. Hơn nữa thành viên trong ban hoà giải cấp thôn,xã, phường không có cán bộ pháp lý nên quá trình nam giới được tiếp cận với dịch vụ tư vấn này càng hạn chế hơn. Nếu có thương tích xảy ra nam giới bị triệu tập đến công an thì công an viên sẽ là người cung cấp kiến thức pháp lý cho nam giới GBL chứ ít có trường hợp nam giới GBL được nhận tư vấn từ phía cán bộ pháp lý có chuyên môn về mảng BLGĐ.”
Trong dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân,có đến 29/36 nam giới đã sử dụng dịch vụ cho rằng dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu của họ. Đối với nam giới GBL dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý còn khá mới mẻ với họ nên đa số chiếm đến hơn 2/3 nam giới tham gia trả lời không biết về dịch vụ này ( theo mục 3.2.1). Cùng với đó chất lượng của dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý chưa đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi của nam giới GBL là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nam giới lựa chọn dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu của họ cao đến như vậy. Chia sẻ của Chi hội trưởng Hội Phụ nữ khu thuộc thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà: “ Trong ban hoà giải từ cấp khu phố đến cấp phường xã không có chuyên viên tư vấn tâm lý nên khi tổ hoà giải chúng tôi vào làm việc và nói chuyện với gia đình có bạo lực, chúng tôi đều là những người không có chuyên môn về tư vấn tâm lý nên mọi lời nói và tư vấn của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khuyên can với nạn nhân và nam giới GBL. Do đó tôi nghĩ về mặt tâm lý của nam giới GBL không được giải quyết một cách chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu của họ. Tôi thậm chí còn không biết phải liên hệ với bên nào để mời được chuyên viên tư vấn tâm lý cho gia đình họ…”
Trong dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL, có tới 13/14 nam giới đã trải nghiệm cho rằng dịch vụ CLB nhóm nam giới gây BL không đáp ứng được nhu cầu của họ. Theo mục 3.3.1 tỷ lệ nam giới biết về dịch vụ này cũng là thấp nhất trong 5 nhóm dịch vụ. Cùng với đó chất lượng của dịch vụ CLB nhóm nam giới còn hạn chế vì quy mô tổ chức chưa bài bản dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của nam giới GBL tham gia là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nam giới lựa chọn dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu của họ cao nhất. Chia sẻ của anh 01 cán bộ văn hoá xã Quảng Thành, Huyện Hải Hà là người phụ trách CLB nhóm nam giới GBL năm 2019 sẽ lý giải điều này: “ CLB hoạt động mang tính chất manh mún chưa
chuyên nghiệp do nội dung kiến thức chuẩn bị chưa đầy đủ và bài bản, người phụ trách các buổi sinh hoạt CLB năng lực còn hạn chế vì chỉ là cán bộ phòng LĐTBXH của địa phương mà thôi do đó chất lượng của CLB chỉ dừng lại ở mức đạt chứ chưa thực sự hiệu quả mang tính lâu dài.”
3.4.2.2 Mức độ đáp ứng cụ thể của các loại hình dịch vụ
Để góp phần làm rò vai trò của từng hoạt động công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ cụ thể, nghiên cứu thiết kế các câu hỏi khảo sát tương ứng với từng loại hình hỗ trợ cụ thể, trong đó liệt kê những nội dung mà loại hình hỗ trợ đó có thể cung cấp, trợ giúp cho nam giới. Có 4 mức độ để nam giới khảo sát có thể lựa chọn để thể hiện ý kiến đánh giá của mình về hoạt động hay dịch vụ mà họ từng sử dụng: 1: ―Không đồng ý‖; 2: ―Bình thường‖; 3: ―Đồng ý‖; 4: ―Hoàn toàn đồng ý‖. Dưới đây là kết quả phân tích cụ thể dựa trên kết quả trung bình: Nếu kết quả từ 1 đến 1,75 được tính là không đồng ý; hơn 1,75 đến 2,5 là bình thường; hơn 2,5 đến 3,25 là đồng ý; và hơn 3,25 đến 4 là hoàn toàn đồng ý.
(1) Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức
Truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức là dịch vụ CTXH được sử dụng phổ biến và tiếp cận được với nhiều đối tượng trong xã hội nhất đặc biệt là nam giới trong cả 5 loại hình dịch vụ.
Bảng 3.9: Vai trò của dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức ( Điểm trung bình ) (N=169)
Các hoạt động trong dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình đã giúp: | Điểm trung bình | |
1 | Tôi nắm được về Luật Phòng chống bạo lực gia đình | 2,62 |
2 | Tôi đã hiểu được kể cả khi nóng giận thì cũng phải kiềm chế và tìm giải pháp thích hợp để giải quyết, không bạo lực với vợ | 2,78 |
3 | Tôi đã chủ động, tích cực trong các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương | 2,68 |
4 | Tôi đã dần dần hạn chế và chấm dứt các hành vi bạo lực đối với vợ | 2,66 |
5 | Tôi nhận diện được các hành vi định kiến giới trong cuộc sống hàng ngày | 2,68 |
6 | Tôi biết hành vi bạo lực phụ nữ của mình là trái pháp luật | 2,84 |
Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình là một dịch vụ rất cần thiết và góp phần quan trọng nhằm
giảm thiểu BLGĐ do nhóm nam giới gây ra. Muốn giảm thiểu hành vi gây ra bạo lực của nam giới thì điều đầu tiên cần làm đó chính là thay đổi và nâng cao nhận thức cho nam giới. Đây vừa là dịch vụ phòng ngừa cho cả nhóm nam giới chưa và sẽ gây bạo lực, vừa là hoạt động điều trị ở mức cơ bản với nam giới đã và đang gây bạo lực. Ưu điểm nổi bật của dịch vụ truyền thông là tính phổ biến và tiếp cận được cùng một lúc số lượng nhiều người; nam giới tham gia sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng và gần gũi; Dễ thực hiện quan trọng nội dung lắng đọng chắt lọc và đặc biệt là người truyền thông có năng lực chuyên môn cao, cách tuyên truyền chuyên nghiệp và dễ gần.
Có 169/300 nam giới cho rằng bản thân đã từng tham gia các hoạt động trong dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình (chiếm 55,7 ). Đây cũng là dịch vụ có tỷ lệ nam giới đã từng tham gia nhiều nhất trong số 5 dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ được tiến hành trong khảo sát. Từ đó có thể khẳng định rằng dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình là phổ biến và tiếp cận được nhiều nhất với số lượng nam giới gây bạo lực. Hơn nữa quá trình nam giới tham gia sử dụng dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình thu được các kết qủa tốt đó là sự hài lòng và đồng tình cao của những nam giới tham gia thông qua khảo sát:
Nhìn chung điểm trung bình về kết quả tham gia dịch vụ đều lớn hơn 2,5 cho thấy phần lớn nam giới GBL tham gia dịch vụ đánh giá tương đối hiệu quả dịch vụ này. Nam giới GBL tham gia sử dụng dịch vụ đồng ý rằng dịch vụ truyền thông đã giúp họ hiểu được kể cả khi nóng giận thì cũng phải kiềm chế và tìm giải pháp thích hợp để giải quyết, không bạo lực với vợ (điểm trung bình 2,78); nam giới GBL hoàn toàn nắm được về Luật Phòng chống bạo lực gia đình ( điểm trung bình 2,62); nam giới hoàn toàn chủ động, tích cực trong các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương ( điểm trung bình 2,68); nam giới GBL hoàn toàn dần dần hạn chế và chấm dứt các hành vi bạo lực đối với vợ ( điểm trung bình 2,66); Nam giới GBL hoàn toàn nhận diện được các hành vi định kiến giới trong cuộc sống hàng ngày (điểm trung bình 2,68); Nam giới GBL hoàn toàn biết hành vi bạo lực phụ nữ của mình là trái pháp luật ( điểm trung bình 2,78). Khi đối chiếu với mục 3.3.2.1 nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới
nhằm giảm thiểu BLGĐ, trong nhu cầu tham gia sử dụng dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức phòng chống bạo lực gia đình nam giới tham gia trả lời có nhu cầu lớn nhất ( 64% trở lên ) được ghi nhận ở các hoạt động về được tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng liên quan đến gia đình, các kỹ năng kiềm chế nóng giận và kiểm soát hành vi bạo lực thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, các câu lạc bộ gia đình, các chương trình hay qua các phương tiện thông tin đại chúng…Với các kết qủa sau quá trình sử dụng dịch vụ này nhìn chung nhận thấy dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình đã đáp ứng được những nhu cầu mà nam giới mong muốn.
Như chia sẻ của 01 Hội viên Hội nông dân xã Quảng Minh Huyện Hải Hà: “ Tôi muốn chính quyền cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bởi việc này tôi đánh giá là hiệu quả nhất. Đặc biệt là chính quyền nên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho nam giới để phòng chống và giảm thiểu BLGĐ có thể 1 năm 1 lần xuống tận từng bản, thôn, xóm cùng kết hợp với các cán bộ pháp lý, hội phụ nữ để đi tuyên truyền là tốt nhất và nhiều người tham gia nhất.‖
Để thu được những kết quả tích cực trên, trong những năm qua Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đa dạng các phương thức truyền thông tuyên truyền PCBLGĐ từ quảng cáo, pano ,áp phích, băng zôn, sách,tạp chí…Tổ chức hàng nghìn các buổi truyền thông vận động nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi đến đối tượng nam giới cùng với các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực PCBLGĐ. Đánh giá về hiệu quả của dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình lãnh đạo UBND thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn chia sẻ: “Theo tôi trong 5 dịch vụ thì dịch vụ truyền thông đang hoạt động hiệu quả nhất với tần suất thường xuyên và được nhiều nam giới tiếp cận nhất. Trung bình 1 năm 1 lần ở huyện sẽ tổ chức một hội nghị tuyên truyền cho riêng nhóm nam giới gây bạo lực kêu gọi PCBLGĐ và giảm thiểu tình trạng BLGĐ. Đặc biệt là hoạt động tập huấn cho nam giới ở tận thôn, bản, khi tuyên truyền viên trên huyện và Sở kết hợp với trợ lý pháp lý, hội phụ nữ của xã đi tuyên truyền, nhờ đó mà người dân không phải đi xa nữa.”
(2) Dịch vụ hỗ trợ việc làm
Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL góp phần làm ổn định đời sống kinh tế gia đình hướng tới mục tiêu giảm thiểu hành vi BLGĐ. Tuy nhiên dịch vụ này tiếp cận được số ít nam giới sử dụng dịch vụ hiện nay.
Bảng 3.10 : Vai trò của dịch vụ hỗ trợ việc làm ( Điểm trung bình ) ( N = 32)
Các hoạt động trong dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực đã giúp tôi: | Điểm trung bình | |
1 | Được giải quyết việc làm và tạo việc làm | 2,03 |
2 | Tạo cầu nối cho người lao động như tôi được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp thông qua các phiên chợ giao dịch việc làm | 2,34 |
3 | Được tư vấn công việc phù hợp với năng lực trình độ và hoàn cảnh của bản thân | 2,06 |
Có 32/300 nam giới cho rằng bản thân đã từng tham gia sử dụng dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực ( chiếm 10,7%). Kết quả khảo sát đã chứng minh thu nhập của người chồng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng gây ra bạo lực của nam giới với vợ khi thu nhập bình quân/ tháng của chồng càng cao thì xu hướng gây ra bạo lực sẽ càng thấp và ngược lại ( Mục 3.3.2). Do đó muốn đời sống gia đình ổn định thì nam giới phải có một cộng việc có khả năng mang lại thu nhập để trang trải kinh tế hộ gia đình nên dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL là cần thiết. Với 32 nam giới đã từng tham gia sử dụng dịch vụ trên họ đều cảm thấy bình thường với những đánh giá tích cực sau quá trình sử dụng dịch vụ hỗ trợ việc làm, trong đó thấp nhất là mức điểm trung bình 2,03 đối với Được giải quyết việt làm và tạo việc làm, cao nhất là điểm trung bình 2,34 với Tạo cầu nối cho người lao động là nam giới được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp thông qua các phiên chợ giao dịch việc làm, mức giữa là điểm trung bình 2,34 với Tạo cầu nối cho người lao động như tôi được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp thông qua các phiên chợ giao dịch việc làm. Khi đối chiếu với mục
3.3.2.1 nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, trong nhu cầu tham gia sử dụng dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL, tỷ lệ lớn nam giới mong muốn (54% trở lên ) được tư vấn giới thiệu việc làm và được kết nối tạo việc làm thông qua các trung tâm giới