Tỷ Lệ Các Hành Vi Bạo Lực Kinh Tế Của Nam Giới Với Vợ Trong Vòng 12 Tháng Qua (%) (N=300)

Trong các hành vi bạo lực tinh thần, hành vi nam giới thường xuyên sử dụng nhất là trong lúc bực tức có lời lẽ khiếm nhã khiến vợ bị tổn thương và cảm thấy không được tôn trọng ( 55,7%). Kế tiếp là hành vi không thích vợ tham gia các hoạt động bên ngoài như hội họp với bạn b …nên đã tìm cách ngăn cản( 40,7%). Theo chia sẻ của anh V.M.L, 37 tuổi, Phường Hà Tu, TP Hạ Long: “ Lần gần đây nhất tôi có quát và văng tục chửi mắng vợ tôi là do tôi có đi ngồi nhậu nhẹt với anh em mình về. Về đến nhà bà ấy nói xa xả, nói không để cho tôi ngủ yên, có tý hơi men trong người tôi cũng quát lại cho một trận, có văng tục chửi bậy nữa…”. Tâm sự của bạn N.T.NA, 25 tuổi, Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long: “ Chồng mình già dặn đứng tuổi hơn so với mình nhiều, từ lúc yêu nhau đã nghiêm cấm mình không được giao du chơi với hội bạn bè thân thiết từ ngày xưa của mình vì nghĩ chơi cùng hội đó là ăn chơi đàn đúm biết đi bar hay ăn nhậu. Mình cứ nghĩ anh chưa hiểu hết về bạn của mình nên cứ lấy nhau về thì mình sẽ giải thích dần dần, nhưng sự việc còn ngày càng tồi tệ hơn, nhất là khi mình có con nhỏ. Chồng mình cấm không cho mình đi chơi với nhóm bạn đó, mỗi lần mình đi phải nói dối chồng là đi về nhà bố mẹ đẻ rồi nhờ ông bà trông con hộ. Có lần mình xin phép đàng hoàng tử tế và hẹn rò giờ về là trước 10h tối, hôm đó mình mải buôn với hội bạn vì lâu ngày không gặp về nhà lúc 10h15p mà anh ta chửi mình, đay nghiến nói không ra gì thậm chí còn giận mình và hai vợ chồng chiến tranh lạnh mất 1 tuần không ai nói chuyện với ai cả.”

Xét theo độ tuổi, nam giới dưới 40 tuổi gây bạo lực tinh thần nhiều nhất trong 4 nhóm bạo lực với 62,8%. Ở độ tuổi dưới 40 nam giới vẫn thường thuộc độ tuổi thanh niên, mới kết hôn hoặc kết hôn một thời gian ngắn, cuộc sống hôn nhân trong giai đoạn thử thách bản lĩnh và tính khí của đàn ông. Do đó những nam giới này dễ nóng giận, không tránh được những bất đồng về mặt quan điểm, lối sống và hệ quả là những cãi vã hay to tiếng dễ dàng xảy ra. Bạn N.T.NA, 25 tuổi, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long chia sẻ: “ Chúng tớ kết hôn khi tuổi đời còn quá trẻ, vì lỡ có bầu nên phải cưới sớm nên thời gian tìm hiểu chưa nhiều, đến lúc lấy nhau về, nhiều tật xấu của nhau mới lộ dần cũng chính vì thế mà việc vợ chồng cãi nhau giận dỗi nhau là chuyện thường xuyên. Chưa kể chồng tớ tính còn trẻ con và rất nóng tính hễ không vừa ý là nói vợ sâu cay. Không hẳn là kiểu chửi vào mặt mà là nói ý tứ rất thâm nên nhiều lúc tớ ức lắm kiểu mình bị xúc phạm mà không làm được gì.”

Xét theo khu vực, nam giới ở khu vực Huyện Hải Hà có các hành vi bạo lực tinh thần với vợ là nhiều nhất với 71,4 , theo ngay sau đó với tỷ lệ gần như tương đương là thành phố Hạ Long 69,7% và ít nhất ở huyện Vân Đồn 34%. Ở các khu vực có nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển sự văn minh của con người cũng được từng bước nâng cao, do đó nam giới ở các khu vực này nếu có gây bạo lực thường sẽ gây ra các hành vi bạo lực với vợ một cách kín kẽ, đánh vào đời sống tâm lý tinh thần của người phụ nữ để tránh sự dèm pha hay lời ra tiếng vào của hàng xóm ảnh hưởng đến công việc và vị thế xã hội của nam giới. Hơn nữa ở thành phố trung tâm với mức sống cao dẫn đến các gánh nặng về kinh tế gia đình và căng thẳng trong công việc cũng cao hơn so với các khu vực khác như ở huyện đảo. Do đó nó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người nam giới, khi về đến gia đình nếu có xung đột xảy ra sẽ mang cả những căng thẳng đó mà mạt sát vào người vợ, từ đó các hành vi bạo lực tinh thần cũng từ đó mà gia tăng.

Xét về trình độ học vấn, nam giới có trình độ học vấn từ CĐ-ĐH trở lên có hành vi gây bạo lực tinh thần với vợ nhiều nhất với 68,4%. Kết quả này tương đồng với phát hiện ở điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đó là khi trình độ học vấn càng cao thì nam giới nếu có gây ra bạo lực cũng sẽ là các hành vi bạo lực về tinh thần là chủ yếu. Bởi lẽ những người này thường làm công việc văn phòng, lao động trí óc, vì vậy họ cố tránh những hành động có thể gây ra sự dị nghị từ phía cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến học vấn và địa vị của họ trong xã hội.

Xét theo thu nhập bình quân, nam giới gây ra bạo lực tinh thần chủ yếu có mức thu nhập bình quân từ 5 triệu trở xuống, với 64,8%. Giá cả thị trường ngày càng đắt đỏ, mức sống ngày càng nâng cao hơn do đó với mức thu nhập dưới 5 triệu sẽ là một bài toán khó để gia đình chi tiêu các khoản hàng tháng một cách đủ và cân đối. Gánh nặng kinh tế gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như mối quan hệ của vợ chồng, chi tiêu khó khăn khiến tâm lý vợ chồng thường không thoải mái là đòn bẩy gây nên những cãi vã bức xúc trong lòng. Chia sẻ của anh V.T.V, 32 tuổi, thành phố Hạ Long: “ Tôi làm công nhân xí nghiệp gạch lương gần 5 triệu/ tháng, vợ tôi mới sinh em bé nên ở nhà không có công ăn việc làm. Do đó toàn bộ chi tiêu trong gia đình một mình tôi gánh vác hết, nhà tôi chi tiêu tiết kiệm tính toán lắm rồi nhưng quay đi quay lại vèo cái là hết cả tiền lương, chị biết sống ở thành phố 5 triệu thì làm được gì. Nên tôi phải đi vay mượn thêm suốt nhất là khi con ốm đau. Nợ nần

khiến mình hay khó chịu trong lòng nên nhiều khi đi làm về mệt vợ có mặt sưng mày nhẹ việc gì là tôi chửi luôn vì bực lắm, đã không làm ra tiền lại còn thái độ với người nai lưng đi trả nợ như tôi.”

3.2.2 Bạo lực kinh tế

Theo kết quả khảo sát, nam giới có các hành vi bạo lực kinh tế với vợ nhiều thứ 2 trong 4 nhóm bạo lực với 41,7% nam giới từng có hành vi bạo lực kinh tế với vợ của mình trong vòng 12 tháng qua. Đặt vào bối cảnh năm 2020 là một năm nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị sụt giảm nghiêm trọng do tình hình dịch bệnh Covid diễn ra dẫn tới hệ quả nghiêm trọng, trong đó nặng nề nhất là hàng triệu người lao động bị thất nghiệp. Họ có thể là những người chồng đang là trụ cột kinh tế của gia đình, do đó bài toán kinh tế khiến họ đau đầu tính toán và gia đình phải thắt chặt lại chi tiêu trong khoảng thời gian khó khăn này. Đó cũng là nguyên nhân lý giải vì sao nam giới lại có hành vi bạo lực kinh tế với vợ nhiều như vậy trong thời gian gần đây.

Biểu đồ 3 3 Tỷ lệ các hành vi bạo lực kinh tế của nam giới với vợ trong 1

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các hành vi bạo lực kinh tế của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua (%) (N=300)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Hành vi nam giới yêu cầu vợ phải có sự đồng ý của mình cho các khoản chi tiêu cá nhân nào của vợ có tỷ lệ cao nhất với 41,3% tiếp theo là hành vi Ép buộc vợ có nghĩa vụ về tài chính với anh/ gia đình họ nhà anh với 41%. Chia sẻ của chị P.T.T, 36 tuổi, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long:“ Chồng chị tính chi li lắm nhất là chuyện tiền nong, hàng tháng anh ấy đưa chị hết tiền lương để chi tiêu cho các

công việc gia đình chỉ giữ lại 1/3 để chi tiêu cho công việc bản thân. Thế nhưng anh ấy luôn có một yêu cầu chị phải ghi chép hết tất cả các khoản chi tiêu càng kỹ lưỡng càng tốt và tổng kết vào cuối mỗi tháng. Đợt mới cưới còn kỹ lưỡng đến độ phải ghi từng mớ rau, cãi nhau suốt nên giờ chị ghi chung chung được rồi, nên nhiều khi chị còn chẳng dám kê khai những khoản chị mua sắm cho bản thân hay mua thức ăn về biếu bố mẹ mà phải tăng những khoản khác lên để anh ấy đỡ càm ràm…”

Xét theo khu vực sinh sống, TP Hạ Long là khu vực có tỷ lệ diễn ra các hành vi bạo lực kinh tế nhiều nhất trong 3 khu vực với 53,2% ( Hải Hà 47,3 , Vân Đồn 24%). Trong 3 khu vực trên, TP Hạ Long là trung tâm kinh tế của cả tỉnh với chi tiêu cho cuộc sống thuộc hạng đắt đỏ hơn so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và ở huyện Vân Đồn thì ngược lại. Do đó kinh tế gia đình cũng phải luôn điều chỉnh để phù hợp với đời sống dân cư và mức sống ở trung tâm thành phố. Nam giới thường là trụ cột trong gia đình sẽ phải chịu những áp lực để cân bằng được điều trên nên dễ có hơn các hành vi bạo lực về mặt kinh tế với vợ. Điều này ngược lại so với ở Huyện Vân Đồn, mức sống cơ bản nên gia đình có thể thoải mái trong chi tiêu hơn và chấp nhận cuộc sống bình thường nơi hải đảo không nhộn nhịp sôi động như ở trung tâm thành phố. Vậy nên không thể phủ nhận được mối liên quan chặt chẽ giữa khu vực sinh sống với hành vi bạo lực kinh tế của nam giới: Ở những khu vực trung tâm kinh tế

- chính trị - xã hội phát triển xảy ra bạo lực kinh tế cao hơn ở những khu vực kém phát triển hơn.

Xét theo thu nhập bình quân của nam giới GBL có mức thu nhập dưới 5 triệu / tháng có các hành vi bạo lực về kinh tế ( 52,6 ) cao hơn so với mức thu nhập trên 5 triệu/tháng ( 21,2%). Càng có thu nhập thấp họ sẽ để ý và quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế gia đình và sẽ luôn nghĩ làm thế nào để chi trả được ổn thoả các khoản chi tiêu trong tháng của gia đình mình. Từ đó cũng sẽ nảy sinh những hành vi kiểm soát và áp đặt về mặt kinh tế lên người vợ là điều không tránh khỏi. Điều này ngược lại so với những người có mức thu nhập cao hơn khiến họ chi tiêu dư dả và đầy đủ hơn không cần phải quá căng thẳng trong việc quản lý kinh tế gia đình. Không thấy có sự khác biệt về độ tuổi và trình độ học vấn của nam giới tham gia khảo sát.

3.2.3 Bạo lực thể xác

Tỷ lệ bạo lực thể xác do chồng gây ra với người vợ trong vòng 12 tháng qua là 37% xếp thứ hạng 3 về mức độ phổ biến trong 4 nhóm hành vi bạo lực. Hành vi

bạo lực thể xác là hành vi tàn bạo nhất trong số 4 nhóm hành vi và cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng nhất đến bản thân nạn nhân bị bạo lực là nữ giới và các thành viên khác trong gia đình. Tỷ lệ phổ biến của hành vi bạo lực thể xác càng thấp hơn so với các nhóm hành vi bạo lực khác sẽ là một dấu hiệu tốt cho đến khi nó được giảm thiểu và loại bỏ hoàn toàn bởi những tác hại của nó đem đến là vô cùng đau thương. Hành vi bạo lực thể xác chủ yếu mà nam giới sử dụng là tát chiếm tới 36,3% tiếp theo sau đó là nam giới xô đẩy hoặc vặn tay túm tóc vợ với 34,3% , ném đồ vật 28,3%. Các hành vi nặng nề hơn như doạ sử dụng hoặc có sử dụng súng, dao hoặc vũ khí 22,3% và bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng 21,7%.

Biểu đồ 3 4 Tỷ lệ các hành vi bạo lực thể xác của nam giới với vợ trong 2

Biểu đồ 3.4 : Tỷ lệ các hành vi bạo lực thể xác của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua (%) (N=300)

Phỏng vấn sâu cho biết câu chuyện đằng sau những con số:

Vết sẹo của mắt cá chân tôi đây là lần gần đây nhất chồng tôi lấy cả cây thép quật vào chân tôi khi tôi đang ngồi trên xe máy khiến tôi phản ứng không kịp. Hôm đó máu bắn toé cả lên người con gái tôi ngồi đằng sau, con bé sợ khóc nức nở ôm tay bố xin. Còn có những lần chồng tôi khoá chốt cửa nhốt tôi vào trong nhà rồi đánh kiểu vớ được cái gì là đập ném vào người tôi cái đó. Có lần tôi chạy đi được, tôi ngất ở dọc đường, chị gần nhà đưa lên phường thì phường chỉ định lên viện để chụp chiếu mất 2 triệu lúc đó không có tiền nên tôi lại trốn về…” ( Chị H.T.N, Hạ Long đến với ngôi nhà Ánh Dương)

Chia sẻ về vụ việc đau lòng xảy ra với một nạn nhân nữ trên địa bàn huyện Bình Liêu vào tháng 7 vừa qua: “Chị T.T.H, người dân tộc Tày, trú tại xã Vô Ngại,

huyện Bình Liêu. Ngày 6/7 vừa qua, do mâu thuẫn gia đình, chị H bất ngờ bị chồng là H. V.Q (sinh năm 1984, dân tộc Tày) đổ xăng lên người đốt. Một nỗi đau thấu tận tâm can khi không phải ai khác mà là người chồng cùng ''kết tóc se tơ'' nhẫn tâm hại chị đến mức cận kề cái chết. Chị H được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng nhiều vùng cơ thể (cả đường hô hấp). Các bác sĩ chuẩn đoán chị bị bỏng mức độ II-III, diện tích 50% cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng; phải thở qua ống nội khí quản và chuyển tuyến lên điều trị tại Viện Bỏng quốc gia.”. ( 01 lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh)

Vào năm 2019 có vụ BLGĐ nghiêm trọng xảy ra dẫn tới án mạng, nạn nhân là chị T. T. H.(31 tuổi, trú tại thôn 5) là vợ của L.V. C. Sau khi ăn tối xong, C và chị H xảy ra mâu thuẫn. Sau đó C vào bếp lấy dao bầu đi ra sân, đâm 5 nhát vào người vợ làm chị H tử vong tại chỗ. C khai, thời gian gần đây do nghi ngờ vợ mình có quan hệ tình ái với người khác nên hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn khiến tình cảm rạn nứt. Trước đó anh chồng thường xuyên có hành vi bạo lực như đánh đập chị này, đã có lần chúng tôi còn gọi lên để cảnh cáo ngay sau khi được tổ dân ở thôn báo.”

(01 cán bộ Công an xã, huyện Hải Hà)

Xét theo độ tuổi gây bạo lực, nam giới có độ tuổi dưới 40 tuổi có hành vi gây bạo lực thể xác cao nhất với 62,8% nhiều hơn gấp 3 lần so với độ tuổi nam giới từ 40 tuổi trở lên. Nam giới trong độ tuổi dưới 40 đa số là thanh niên mới kết hôn hoặc đã có quan hệ hôn nhân được một thời gian. Ở độ tuổi này nam giới còn khoẻ mạnh trai tráng, tính khí năng nổ, sự từng trải còn hạn chế, khả năng kìm nén tức giận kém do đó khi căng thẳng xảy ra nam giới ở độ tuổi này dễ nóng giận và gây ra bạo lực lên thể xác người vợ. Điều này ngược lại so với độ tuổi nam giới trung niên từ 40 tuổi trở lên, họ già dặn trưởng thành đã trải qua đời sống hôn nhân dài, kinh nghiệm sống dày dặn cùng sự điềm tĩnh trong tính cách nên khi xung đột mâu thuẫn xảy ra họ ít sử dụng bạo lực lên thể xác người vợ.

Xét theo trình độ học vấn, nhóm nam giới có trình độ THCS trở xuống có tới 81,6% có hành vi bạo lực thể xác đối với vợ. Hành vi bạo lực thể xác có xu hướng giảm dần khi trình độ học vấn lên cao hơn, với 25,7% ở trình độ THPT và cực kỳ thấp ở nam giới có trình độ học vấn cao từ Cao đẳng – Đại học trở lên chỉ là 8%. Giống như rất nhiều các nghiên cứu khác trên cả nước, trình độ học vấn của nam giới gây BL có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nam giới sử dụng hành vi bạo lực với

vợ của mình. Trình độ học vấn càng cao càng được giáo dục đầy đủ, được tiếp cận với những sự văn minh tiến bộ của nhân loại cùng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ thì xu hướng sử dụng bạo lực lên thể xác với vợ càng thấp.

Xét theo thu nhập bình quân của người chồng, nhóm có mức thu nhập bình quân dưới 5 triệu ở nam giới có tỷ lệ gây ra bạo lực với vợ nhiều nhất, chiếm đến 87,4%. Thu nhập càng thấp dẫn đến gánh nặng kinh tế đè nặng lên đời sống gia đình càng lớn, tâm lý vợ chồng không thoải mái do các khoản chi tiêu bị bó hẹp thì xu hướng nam giới dễ gây BL với vợ càng cao và ngược lại. Khi phải luôn xoay sở để có đủ chi tiêu trang trải cho cuộc sống gia đình với rất nhiều khoản khác nhau do thu nhập bình quân thấp, cũng từ đó tâm lý người chồng luôn căng thẳng áp lực. Cùng với đó là thái độ coi thường người vợ dẫn đến dễ nảy sinh các hành vi bạo lực thể xác mỗi khi không kìm nén được xung đột và ngược lại. Chia sẻ của anh P.T. C, xã Bản Sen, Huyện Hải Hà: ― Đợt vừa rồi tôi cần tiền để làm ăn góp vốn xây đầm nuôi tôm, tôi có về nhà hỏi vợ và muốn vợ xuất quỹ của gia đình cũng như vay mượn thêm nhưng vợ nhất quyết không đồng ý. Vợ chồng cứ lời qua tiếng lại, không những thế vợ tôi còn có những lời mỉa mai coi thường, nghĩ tôi không làm được việc ấy. Ba máu sáu cơn tôi điên quá tôi có cho vợ tôi cái bạt tai…”. Không thấy có sự khác biệt với độ tuổi và khu vực sinh sống của nam giới tham gia khảo sát.

3.2.4 Bạo lực tình dục

Tình dục được biết đến như một vũ khí để giữ lửa cho hạnh phúc hôn nhân vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề tâm sinh lý trong đời sống của mỗi vợ chồng. Nên cũng có thể nói tình dục quyết định rất nhiều đến sự hạnh phúc lâu bền trong mối quan hệ hôn nhân. Trong kết quả điều tra mới nhất về BLGĐ quốc gia 2019, tỷ lệ bạo lực tình dục gia tăng hơn so với kết quả cuộc điều tra vào năm 2009. Ngày nay khi vấn đề tình dục ngày được chia sẻ cởi mở hơn vì nó được coi như vấn đề bình thường tất yếu của cuộc sống hiện đại, do đó tỷ lệ phụ nữ sẵn sàng chia sẻ và thừa nhận mình từng bị chồng bạo lực về mặt tình dục cũng từ đó mà nhiều hơn. Nam giới cũng vậy, qua khảo sát này thu được kết quả khá mới mẻ khi tỷ lệ bạo lực tình dục của nam giới với vợ là 27,3%. Tỷ lệ hành vi bạo lực tình dục mà nam giới sử dụng nhiều nhất là dùng vũ lực cưỡng ép vợ phải quan hệ tình dục khi vợ không mong muốn ( 25,7 ) sau đó là việc ép buộc vợ phải có hành vi kích dục mà vợ không mong muốn.


Biểu đồ 3 5 Tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục của nam giới với vợ trong 3

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục của nam giới với vợ trong vòng 12 tháng qua (%) (N=300)

Thông tin từ phỏng vấn định tính cho thấy rò hơn những tình huống bạo lực tình dục của nam giới đối với người vợ:

“ Cứ mỗi lần hai vợ chồng cãi nhau có xảy ra xô sát là một lúc sau chồng tôi lại lôi tôi lên giường để phát tiết, có cào cấu cắn đủ cả tôi thấy mình như đang bị hiếp dâm. Sau tôi phát hiện ra nếu tôi cứ càng phản kháng chồng tôi sẽ càng làm mạnh hơn nên lâu dần tôi mặc kệ, người đơ kiểu khúc gỗ vô hồn mặc anh ta làm gì thì làm thì chồng tôi lúc ấy mới thôi dần. Đến bây giờ tôi chỉ mong có người ở nhà, có con ở nhà để tránh được việc quan hệ với chồng vì tôi bị ám ảnh…” (chị P.T.N, 34 tuổi, nạn nhân tìm đến Ngôi nhà ―Ánh Dương‖ tỉnh Quảng Ninh

Sau khi sinh em bé xong mình như bị mất cảm giác với chuyện đó nên có khoảng thời gian không hề muốn gần gũi với chồng về chuyện đó chút nào vì cơ thể sau khi đẻ chưa thể hồi phục như ngày xưa được. Nhưng ông xã mình không chịu được cứ bắt ép mình làm bằng được nên bây giờ đâm ra sợ chuyện đó.” ( chị N.T.T, 27 tuổi, huyện Hải Hà)

Xét theo khu vực sinh sống, nam giới ở khu vực huyện Hải Hà có các hành vi bạo lực tình dục với vợ là nhiều nhất với 38,5 , theo ngay sau đó với tỷ lệ gần xấp xỉ là TP Hạ Long 32,1% và ít nhất ở huyện Vân Đồn 12%. Giống như 3 loại hình bạo lực trên, mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực đều ghi nhận sự thấp nhất ở huyện đảo Vân Đồn.

Xét theo thu nhập bình quân của người chồng, nhóm có mức thu nhập bình quân dưới 5 triệu ở nam giới gây ra bạo lực với vợ nhiều nhất. chiếm đến 36,7% so với chỉ có 9,6% ở nam giới có mức thu nhập bình quân trên 5 triệu/ tháng. Cũng giống như bạo lực thể xác, thu nhập có thể làm giảm nguy cơ nam giới gây bạo lực tình dục với vợ. Không thấy có sự khác biệt với độ tuổi và trình độ học vấn của nam giới tham gia khảo sát.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí