Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 13

trên cơ sở xem xét quá trình di cư như một chỉnh thể liên tục, thống nhất và bao trùm được các đối tượng di cư và mọi giai đoạn của quá trình di cư (trước khi đi, xuất cảnh, nhập cảnh, hồi hương và tái hoà nhập). Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ, trao đổi thông tin thị trường lao động quốc tế và các dịch vụ bảo vệ tốt hơn cho người lao động di cư, bảo đảm việc làm bền vững và hiệu quả; cung cấp cơ hội cho người lao động nước ngoài thực hiện quyền lao động của họ phù hợp với pháp luật của nước ta cũng như pháp luật của nước mà họ có quốc tịch hoặc thường trú và các nước trong khu vực; thúc đẩy các mối liên kết song phương, đa phương với các cộng đồng xuyên quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn, kỹ năng và công nghệ.

* Tăng cường công tác thực hiện quy định pháp luật


Cho dù có các quy định pháp luật điều chỉnh có đầy đủ đến đâu nhưng công tác thực thi không tốt, không hiệu quả thì những quy định đó cũng không mang ý nghĩa. Cần tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các cấp trong công tác quản lý người nước ngoài; hiện đại hóa quy trình hướng dẫn các thủ tục visa, cấp phép, tuyển dụng bằng nhiều thứ tiếng và xây dựng cơ sở dữ liệu, trang WEB về người lao động nước ngoài ở Việt Nam; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận động, quản lý để người lao động nhanh chóng hội nhập với môi trường, điều kiện làm việc tại Việt Nam, giúp họ tuân thủ pháp luật và các quy định tại Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và lợi ích quốc gia.

* Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm


Lực lượng công an cần tăng cường thanh tra, xử lý những đối tượng người nước ngoài cư trú không đúng mục đích (ví dụ như nhập cảnh theo hình thức du lịch nhưng thực chất lại làm việc khi chưa có giấy phép lao

động, lợi dụng quy định người nước ngoài vào làm việc dưới 03 tháng để

không thuộc trường hợp phải có giấy phép lao động). Việc gia hạn VISA cũng phải siết chặt, nhất là đối với những người làm việc không có giấy phép lao động cũng như không chuyển mục đích từ VISA du lịch sang lao động. Nếu như việc thanh tra và xử lý không nghiêm minh thì sẽ tạo điều kiện cho tình trạng sử dụng trái phép lao động nước ngoài gia tăng. Tuy nhiên, để cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm đạt hiệu quả thì còn phải cần những biện pháp chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

3.2.2. Giải pháp, kiến nghị cụ thể


Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 13

* Giải pháp giải quyết tình trạng lao động chui


Việc cư trú bất hợp pháp của người nước ngoài không chỉ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội mà còn có các yếu tố liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu ở lại cư trú bất hợp pháp, người lao động nước ngoài sẽ đối mặt nhiều rủi ro, bất ổn; khi về nước còn có thể bị xử phạt như bị phạt tiền, bị cấm ra nước ngoài làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

Để xử lý cũng như ngăn ngừa các trường hợp lao động nước ngoài bất hợp pháp, nhiều nước trên thế giới đưa ra những quy định nghiêm khắc và thực hiện hết sức nghiêm túc. Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia thì mọi hành vi như nhập cảnh làm việc bằng VISA du lịch, làm việc không có giấy phép lao động hoặc hết hạn hợp đồng mà không về nước đều bị coi là vi phạm pháp luật, bị xếp vào diện lao động bất hợp pháp. Những trường hợp này nếu phát hiện sẽ bị bắt giam, bị trục xuất và cấm nhập cảnh vĩnh viễn.

Ví dụ như Hàn Quốc, họ thực hiện chiến dịch truy bắt lao động bất hợp pháp. Từ ngày 22/5/2015, Hàn Quốc triển khai rộng rãi chương trình đăng ký tự nguyện về nước dành cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Theo đó, người nước ngoài cư trú bất hợp pháp bất kể từ thời gian nào, có thể mang theo hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn hiệu lực và vé máy bay đến phòng xuất nhập cảnh ở sân bay nơi dự định xuất cảnh để làm thủ tục về nước. Trường hợp này, người lao động không bị giam giữ, miễn đóng phạt và

được xem xét rút ngắn thời gian cấm nhập cảnh trở lại Hàn Quốc xuống còn

2 năm. Những người cố tình bỏ trốn, nếu bị bắt sẽ bị giam giữ, phạt tiền, trục xuất và cấm nhập cảnh Hàn Quốc thời hạn 10 năm.36

Muốn ngăn ngừa tình trạng lao động chui (bất hợp pháp), cần có sự thắt chặt trong công tác quản lý lao động nước ngoài, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật. Chúng ta cần tăng cường thực thi pháp luật về lao động nước ngoài, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi pháp luật cho các cơ quan, cán bộ quản lý các cấp trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài. Xây dựng các bộ hồ sơ, thủ tục, quy trình, cẩm nang giải thích, hướng dẫn pháp luật, chính sách đối với lao động nước ngoài.

* Bổ sung quy định trường hợp người lao động nước ngoài giao kết nhiều hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động

Bổ sung thêm trường hợp “người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà muốn giao kết thêm hợp đồng lao động mới với người sử dụng khác với vị trí lao động khác trong giấy phép lao động trong quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt. Hoặc ta có thể sửa đổi khoản 8-b, Điều 10, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thành: “Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động hoặc thay đổi cả người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp”.

* Bổ sung quy định miễn giấy phép lao động hoặc giảm tối đa thủ tục trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho các đối tượng được phép di chuyển tự do trong khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

* Đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế song phương về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.


36 “Tự nguyện về nước được miễn phạt, <http://nld.com.vn/cong-doan/tu-nguyen-ve- nuoc-duoc-mien-phat-20150613212546716.htm>, [Truy cập ngày: 20/4/2016].

Với quy định người lao động phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì có thể người lao động nước ngoài phải đóng khản phí tương tự ở hai quốc gia. Như vậy thì không công bằng, phí chồng phí sẽ đề nặng lên vai người lao động. Thiết nghĩa ta nên để đến khi có điều ước quốc tế về vấn đề này rồi mới thực hiện quy định để không xảy ra tình trạng người lao động nước ngoài phải đóng phí hai lần. Như vậy trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, nước ta cần gấp rút ký kết các điều ước song phương với các quốc gia trên thế giới về vấn đề bảo hiểm xã hội.

* Xem xét quyền gia nhập công đoàn của người lao động nước ngoài


Vấn đề kết nạp người lao động là người nước ngoài vào tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng cần được xem xét, đảm bảo lao động trong và ngoài nước được đối xử bình đẳng và được pháp luật bảo hộ, nên không có lý do gì để đội ngũ này đứng ngoài tổ chức công đoàn. Tất nhiên, điều kiện cụ thể phải được nêu rõ trong luật, ví dụ như với thời hạn lao động còn hiệu lực từ một thời gian nhất định chẳng hạn là 1 năm trở lên kể từ ngày làm đơn xin gia nhập công đoàn, có giấy phép lao động và các điều kiện nhất định khác.

* Bổ sung các quy định pháp luật cho người không có quốc tịch


Việt Nam nên xem xét tham gia Công ước 1954 của Liên Hợp Quốc về quy chế của người không quốc tịch. Công ước 1954 sẽ giúp Việt Nam cải thiện được tình trạng pháp lý và nâng cao vị thế của người không quốc tịch, bảo đảm các quyền cơ bản của con người đối với người không quốc tịch.

* Có biện pháp giúp người lao động nước ngoài hòa nhập tại Việt Nam


Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động như Bộ luật Lao động (trọng tâm về các vấn đề như hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động), Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Người sử dụng lao động, các cấp công đoàn tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho người lao động nước ngoài nhằm từng bước hình thành thói quen hành động theo

pháp luật; giúp người lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật; hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.

Để có thể hòa nhập thì hiểu biết ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ được nhận xét là khó học, cần quan tâm mở các lớp dạy tiếng Việt miễn phí cho người nước ngoài nói chung để giúp họ hiểu biết rộng rãi về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, giúp họ hòa nhập với cộng đồng.

PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy, địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt nam được xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Người lao động nước ngoài tại Việt nam vừa phải chịu sự điều chỉnh pháp luật Việt Nam, vừa phải chịu sự điều chỉnh pháp luật của nước mà họ có quốc tịch hoặc nơi họ cư trú nếu họ không có quốc tịch. Mặc dù chưa có một đạo luật riêng về địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam nhưng về cơ bản có thể nhận thấy địa vị pháp lý của họ được thể hiện qua năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi, điều kiện để họ có thể vào làm việc tại Việt Nam, trong đó, có chế độ cấp phép lao động, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như cơ chế thực thi và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó. Giấy phép lao động là một quy định đặc thù dành cho người lao động nước ngoài, mặc dù những quy định liên quan về giấy phép lao động được nhà nước quan tâm điều chỉnh nhưng có thể thấy trình tự thủ tục còn khá rườm rà. Người lao động nước ngoài cũng như người sử dụng lao động nước ngoài phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định pháp luật có liên quan để từ đó nắm được các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mình. Nói chung, pháp luật Việt Nam ngày càng có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ về cơ bản được đảm bảo và được đối xử như đối với người lao động Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và phát triển mạnh, hiệu quả đầu tư trong nước cải thiện nhờ các nỗ lực và cải cách trong nước tái cơ cấu nền kinh tế cùng với sự tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào các hiệp định tự do thương mại phải kể đến như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP, Hiệp định thương mại tự do - FTA. Tăng trưởng kinh tế phục hồi sẽ tác động tích cực tới thị trường lao động và việc gia tăng lao động nước ngoài là xu thế tất yếu. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, để đáp ứng công cuộc đổi mới, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế pháp lý dành cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam để tạo ra một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ theo định

hướng mở rộng hơn nữa quy chế pháp lý dành cho người lao động nước ngoài hướng đến mục tiêu quản lý tốt người lao động nước ngoài, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho họ, đồng thời có thể tận dụng được những lợi ích mà người lao động nước ngoài đem lại song phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Bộ luật Lao động năm 2012.

3. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Nghị định số 112/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

5. Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

6. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.

7. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948.

8. Công ước số 97 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

9. Công ước số 143 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

10. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2013), Giáo trình Tư pháp Quốc tế,

Khoa luật - ĐHQG Hà Nội.

11. Bùi Xuân Nhự (chủ biên) (2007), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

12. Cục Việc làm (2015), Báo cáo đánh giá Nghị định số 102/2013/NĐ-CPP và hướng sửa đổi, bổ sung.

13. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người - Quyền công dân thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam (sách tham khảo), Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

14. Lê Thị Hoài Thu (chủ biên) (2013), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí