Biện Pháp Bảo Vệ Người Lao Động Trong Thời Gian Làm Việc Ở Nước Ngoài

làm việcnước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân được diễn ra một cách có tổ chức, hợp pháp và dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước.

Trách nhiệm bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài thuộc về cả các cá nhân tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của cả phía nhà nước. Các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân phải có trách nhiệm tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và hỗ trợ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, thực hiện việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đúng quy trình, thủ tục đã quy định pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải tiến hành kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong nước có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài để sàng lọc, loại bỏ những mối đe dọa, những nguy cơ có thể xảy ra đối với người lao động khi họ làm việc ở nước ngoài sau này. Biện pháp này giúp người lao động an tâm, tự tin hơn khi lên đường ra nước ngoài làm việc, giảm thiểu khả năng bị biến thành lao động bất hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Triển khai và thực hiện sâu rộng các chương trình hỗ trợ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam còn bảo vệ người lao động bằng cách hỗ trợ họ, hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục, về mặt tài chính, thông tin, ... thông qua cả hai phương thức hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Sự hỗ trợ này giúp người lao động từ chưa đủ khả năng đến đủ khả năng đi làm việc ở nước ngoài, từ tâm lý e ngại, dè dặt đến tâm lý mạnh dạn, tự tin đi làm việc ở nước ngoài để tăng thu nhập. Sở dĩ pháp luật Việt Nam lại coi triển khai và thực hiện sâu rộng các chương trình hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một biện pháp bảo vệ họ trước khi xuất cảnh là vì xuất phát từ lý luận người lao động đi làm việc ở nước ngoài là những người yếu thế nhất trong quan hệ lao động có nguy cơ phải chịu nhiều rủi ro, bất trắc nhất khi đến

và làm việc ở một quốc gia mà họ không phải là công dân, nhưng cũng chính họ lại là những người yêu lao động, có khát vọng vượt khó, thoát nghèo nhất. Bởi thế họ là những người cần được xã hội tôn vinh, nâng đỡ.

Những năm qua, nhà nước ta đã áp dụng biện pháp này một cách thường xuyên để bảo vệ người lao động. Tuy nhiên thực tế biện pháp này vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để đến tất cả những người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhiều người lao động không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan nhà nước.

- Tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các quốc gia tiếp nhận lao động

Mặc dù nhiều lao động Việt Nam vẫn đang làm việc ở nhiều quốc gia mà Việt Nam chưa ký các hiệp định song phương về hợp tác lao động song đây là biện pháp bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài không thể không thực hiện. Biện pháp này là cơ sở hình thành hành lang pháp lý quốc tế để Việt Nam tiến hành các hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Biện pháp này được áp dụng trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ đạt được hiệu quả bảo vệ người lao động cao hơn rất nhiều. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam dễ tiến hành các hoạt động bảo vệ công dân của mình trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài.

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là biện pháp có ý ngĩa vô cùng quan trọng giúp cơ quan nhà nước Việt Nam thực hiện trách nhiệm bảo vệ công dân mình tại quốc gia tiếp nhận được thuận lợi. Từ năm 1992, Việt Nam đã ký rất nhiều Thỏa thuận và Biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [11]. Trong đó phải kể đến một số thỏa thuận quan trọng với các quốc

gia: Liên Bang Nga; Lào; Séc, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật, Slovakia, UAE, Ca-na-da.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các Thỏa thuận hợp tác lao động này được ký kết dựa trên cơ sở Công ước quốc tế về bảo vệ lao động di trú của Liên Hợp Quốc và ILO. Nhờ có những thỏa thuận này mà cả phía Việt Nam và quốc gia tiếp nhận có cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động Việt Nam ở nước ngoài, người lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia ký thỏa thuận hợp tác với Việt Nam yên tâm sinh sống và làm việc.

2.2.2. Biện pháp bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 12

- Nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ của các chủ thể có liên quan đối với người lao động Việt Nam đang đi làm việc ở nước ngoài.

Đây là biện pháp bảo vệ người lao động đầu tiên và quan trọng nhất được pháp luật quy định trong thời gian người lao động đang làm việc ở nước ngoài. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định rất chặt chẽ và khá đầy đủ trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam.

Khi thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiêp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân này luôn được hưởng một khoản lợi nhuận nhất định trong suốt quá trình người lao động đi làm việc ở nước ngoài nên các tổ chức, cá nhân này phải có trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động cho đến khi họ thanh lý hợp đồng. Không chỉ vậy các tổ chức, cá nhân đưa người lao động ra nước ngoài làm việc luôn là người hiều rõ nhất về chủ sử dụng của người lao động, các điều kiện sinh sống và lao động của người lao động vì vậy so với các cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đánh giá là chủ thể có khả năng bảo vệ người lao động chủ động nhất, nhanh nhất khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh.

Nhà nước là chủ thể có vai trò quan trọng nhất và trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ công dân của mình khi họ làm việc ở nước ngoài. Với quyền lực tối cao của mình, nhà nước có thể sử dụng các công cụ bảo vệ người lao động một cách có hiệu quả thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương. Nâng cao trách nhiệm cquản lý và bảo vệ của nhà nước là biện pháp bảo vệ tối ưu nhất đối với công dân Việt Nam khi họ tham gia quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài. Có những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động vượt ra khỏi tầm giải quyết của các doanh nghiệp và đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước, thậm chí là chủ quyền quốc gia đối với dân cư.

Biện pháp này giúp người lao động không phải chịu cảnh bị “bỏ rơi” nơi đất khách quê người. Thực tế việc nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp có hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và của nhà nước phải luôn được thực hiện một cách song song và phối hợp chặt chẽ để công tác bảo vệ người lao động được bảo đảm hiệu quả.

- Tăng cường thanh tra và xử lý vi phạm quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thanh tra và xử lý vi phạm quyền lợi của người lao động đi làm việc nước ngoài là biện pháp không thể thiếu trong công tác bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường thanh tra và xử lý vi phạm quyền lợi của người lao động đi làm việc nước ngoài nhằm phát hiện, loại bỏ những hành vi vi phạm đến quyền lợi của người lao động. Nếu không tăng cường công tác thanh tra và thanh tra không thường xuyên các cơ quan nhà nước không thể kiểm soát được các hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không đánh giá được mức độ bị xâm phạm quyền lợi của người lao động,... từ đó dẫn đến việc

không có cơ sở để xử lý vi phạm pháp luật, bảo vệ người lao động. Có thể nói đây chính là biện pháp mà nhà nước áp dụng thường xuyên và chủ yếu nhất để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, là biện pháp thể hiện cao độ nhất quá trình pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đi vào cuộc sống.

- Kịp thời giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài cũng giống như những quan hệ dân sự thông thường khác là luôn xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp vậy nên kịp thời giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được pháp luật Việt Nam coi là một trong những biện pháp bảo vệ người lao động. Biện pháp này một mặt xoa dịu những mâu thuẫn, căng thẳng giữa người lao động với các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa họ đi làm việc ở nước ngoài hoặc với chủ sử dụng lao động, mặt khác lấy lại những quyền lợi chính đáng của người lao động đương nhiên được hưởng.

2.2.3. Biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài

Hiện nay pháp luật quy định còn rất yếu và thiếu các biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài. Biện pháp pháp luật sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động sau khi về nước. Về mặt lý luận thì biện pháp này giúp người lao động nhanh chóng tái hòa nhập với xã hội, thị trừng lao động trong nước sau một thời gian dài xa quê hương, tổ quốc song xét về thực tiễn thì biện pháp này còn mang tính hình thức rất cao. Các biện pháp nhằm đảm bảo mọi công dân Việt Nam đang là lao động bất hợp pháp chưa được pháp luật đề cập đến, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho người lao động trên đường về Việt Nam cũng bị bỏ ngỏ.

Thiết nghĩ đi làm việc ở nước ngoài là cả một quá trình lâu dài về mặt thời gian và xa cách về mặt lãnh thổ, cho đến khi người lao động đặt chân an toàn về nước và cơ bản hòa nhập được với cuộc sống hiện tại thì mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ họ mới đạt được trọn vẹn. Những biện pháp bảo vệ người lao động trong cả ba giai đoạn trước khi đi làm việc ở nước ngoài, trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau thời gian làm việc ở nước ngoài mà pháp luật Việt Nam đã quy định cơ bản là phù hợp với các quy chuẩn quốc tế, hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, để việc bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đạt hiệu quả hơn nữa pháp luật Việt Nam cần tăng cường bổ sung nhiều biện pháp bảo vệ người lao động hơn nữa trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau thời gian làm việc ở nước ngoài.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG


3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Từ việc phân tích những vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng ta có thể thấy hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

Việc hoàn thiện pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải luôn dựa trên chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước ta. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định, mở rộng việc đưa người lao động ra nước ngoài và bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung. Công tác bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được luật hóa, quy định cụ thể trong Luật. Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh chiến lược phát triển kinh tế: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”. Theo đó Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra nhiệm vụ “Tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).

Nhiệm vụ này tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh trong các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng. Đường lối chính sách của Đảng về bảo vệ quyền lợi cho người lao động đi làm việc là kim chỉ nam cho hoạt động lập pháp và hành pháp. Các quy phạm pháp luật phải đảm bảo mục tiêu vừa quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động vừa bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Đường lối chính sách đó của Đảng là kim chỉ nam cho hoạt động lập pháp và hành pháp trong lĩnh vực bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những nhân tố hợp lý, đồng thời khắc phục cơ bản những bất cập, hạn chế trong các các văn bản pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là cả một quá trình, muốn kiểm chứng tính chính xác, đúng đắn của nó cần phải có thời gian. Bảo vệ toàn diện người lao động trong suốt tiến trình đi làm việc ở nước ngoài của họ luôn được đánh giá là quan điểm tích cực, quan trọng nhất cần được duy trì và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung và biện pháp bảo vệ quy định chưa rõ ràng, đầy đủ trước đây nay cũng cần được quy định cụ thể hơn, phù hợp với thực tế hơn để người lao động, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiểu và dễ dàng thực thi.

Thứ ba, pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đồng bộ với toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, tương thích với chuẩn mực quốc tế về bảo vệ người lao động di trú, các thỏa thuận hợp tác lao động với các quốc gia. Pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thể nằm

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí