Nội Dung Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam Sau Khi Làm Việc Ở Nước Ngoài

hay sử dụng các giấy tờ giả mạo làm phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi tổ chức người lao động đi làm việcnước ngoài trái với quy định của nhà nước, thì chỉ xử lý về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài… tức là chỉ xử lý một hành vi mà thôi.

Điều 275 Bộ luật hình sự là điều luật ghép của nhiều tội danh khác nhau, đó là: tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài; tội tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép; tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài trái phép và tội cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép. Về kỹ thuật làm luật có thể đạt được mục đích là gọn nhưng trong thực tiễn áp dụng cũng nẩy sinh nhiều vướng mắc. Chẳng hạn như Viện kiểm sát truy tố thường trích cả Điều luật (4 tội) tức là truy tố cả bốn tội. Khi Toà án xét xử cũng không ít trường hợp tuyên bị cáo phạm cả 4 tội nhưng chỉ có một hình phạt (không tuyên từng tội, không tổng hợp hình phạt). Thực chất thì bị cáo chỉ phạm một tội trong các tội ghép mà thôi. Về mặt nguyên tắc thì cả truy tố và xét xử như vậy đều không đúng. Mặt khác tuy trong cùng một điều luật nhưng cấu thành của các tội phạm lại khác nhau về chủ quan, khách quan nên cũng dễ nhầm lẫn khi xác định tội danh (mặc dù cùng một chế tài), về mặt thống kê tội phạm cũng gặp khó khăn khi không tách riêng từng tội phạm cụ thể mà gộp chung trong một điều luật.

Việc xác định mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm để xử lý hình sự trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn. Pháp luật chỉ quy định chung chung là tùy theo tính chất mức độ mà xử lý hành chính hay xử lý hình sự mà không hướng dẫn cụ thể mức độ, tính chất như thế nào thì sẽ bị xử lý hình sự.

Thực tiễn áp dụng pháp luật những năm trở lại đây chủ yếu là việc phát hiện và xử lý đối với tội phạm lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động. Theo số liệu của Công an thành phố Hà Nội, chỉ riêng khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến giữa 2007, tại

Hà Nội có hơn 2.000 nạn nhân bị lừa đảo xuất khẩu lao động đi Đài Loan và Hàn Quốc, tổng số tiền chiếm đoạt là hơn 52 tỷ đồng, còn theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2007 tới hết tháng 6/2010, các Tòa án đã xét xử 111 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan tới xuất khẩu lao động với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng của trên 5.400 nạn nhân. Tuy nhiên, trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, theo báo cáo của C46 - Bộ Công an thì số vụ án lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng đã giảm mạnh.

Về thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động rất đa dạng. Các thủ đoạn phổ biến trong lĩnh vực này thường thể hiện dưới dạng: làm giả hồ sơ, hợp đồng lao động đi làm việc tại nước ngoài có dấu giả và chữ ký của lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Trung tâm Lao động ngoài nước để tạo lòng tin nơi người lao động. Bên cạnh việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu lao động cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số cá nhân lợi dụng sự cởi mở trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, đã lập nên những “trung tâm” hoặc “công ty cung ứng lao động”, mượn danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người lao động. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân cũng như nhu cầu xuất khẩu lao động ngày một tăng, những kẻ lừa đảo đã chọn vị trí ngay gần các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động để hoạt động. Ngoài ra, chúng còn thông qua các trung tâm đào tạo nghề, thành lập các doanh nghiệp ở vị trí lẩn khuất, giả danh cán bộ đi tuyển sinh... để lừa đảo[1].

- Hỗ trợ rủi ro cho người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Cũng là một nội dung bảo vệ của pháp luật nhằm tiếp tục giúp đỡ và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt qua được những khó khăn, rủi ro mắc phải trong thời gian ở nước ngoài. Khi có đơn đề nghị của người lao động và cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ đánh giá tình hình thực tế và quyết định hỗ trợ cho người lao động, thân nhân người lao động .

Để thực hiện nội dung này, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động trong các trường hợp người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc ở nước ngoài và phải về nước trước thời hạn, gặp phải các rủi ro khách quan khác.

Đánh giá việc thực hiện nội dung này trên thực tế cho thấy chưa đạt được mục đích bảo vệ người lao động. Quá trình thực hiện việc chi trả của Quỹ còn gặp rất nhiều khó khăn, để được hỗ trợ, người lao động phải làm nhiều thủ tục phức tạp, quy định người lao động được hỗ trợ “trong một số trường hợp rủi ro khách quan khác” theo quy định điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định 144/2007/QĐ-TTg và Mục II.3.c Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC chưa rõ ràng dẫn đến việc chi trả chưa kịp thời để giải quyết khó khăn cho người lao động. Nhiều người lao động đã phải về nước trước hạn do suy thoái nền kinh tế, thiên tai... nhưng quy định pháp luật lại không có nội dung cụ thể chi về trường hợp này. Tính đến hết năm 2009, số dư của quỹ là hơn 114 tỷ đồng, trong đó thu từ các doanh nghiệp và người lao động gần 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm gần đây Quỹ mới chi hỗ trợ số tiền trên 5 tỷ đồng, trong đó, tiền hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và thân nhân trên 600 trường hợp gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài phải về nước, trên 120 thân nhân của lao động bị chết trong thời gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó cuối năm 2008 và 2009, rất nhiều người lao động và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế phải về nước trước thời hạn không nhận được sự hỗ trợ. Hoạt động của Quỹ như vậy là chưa đáp ứng được mục tiêu hỗ trợ. [13]

Những phân tích trên cho chúng ta thấy việc bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài được quy định khá toàn diện và chú trọng đối với mọi hình thức hợp đồng mà người lao động tham gia. Tuy nhiên, đối chiếu với quy chuẩn các Công ước quốc tế thì vấn đề bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mới chỉ được nhìn nhận dưới góc độ là quốc gia gửi lao động và những người lao động đi làm việc ở nước ngoài là những người lao động thuộc nhóm “lao động di trú hợp pháp”, do đó so với nội dung bảo vệ người lao động trước khi xuất cảnh thì các nội dung pháp luật bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài yếu trọng hơn rất nhiều, các vấn đề bảo vệ việc làm và thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định khá mờ nhạt, chung chung và gián tiếp thông qua việc thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân và hoạt động quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước. Vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không có giấy tờ (bất hợp pháp) vì bất kể lý do gì cũng chưa được đề cập đến.

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 11

Quy định về trách nhiệm hỗ trợ pháp lý cho người lao động Việt Nam trong thời gian làm việc ở nước ngoài cũng chưa được quan tâm đúng mức. Để bảo vệ người lao động thì công tác hỗ trợ pháp lý cho người lao động ở nước ngoài phải thật sự vững mạnh từ hệ thống các cơ quan chức năng Việt Nam ở nước ngoài đến cơ chế bảo vệ người lao động, tất cả đều phải hoạt động trên cơ sở pháp lý rõ ràng, tinh thần chủ động, tích cực và thường xuyên. Thực tế hoạt động quản lý và bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc

ở nước ngoài của các cơ quan quản lý Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu thông qua tin báo từ phía người lao động, thụ động trong việc nắm bắt tình hình lao động ngoài nước và chậm trễ trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động dẫn đến tình trạng người lao động mất sự tin tưởng vào nhà nước, bi quan về cuộc sống.

Không chỉ vậy, pháp luật cũng chưa có quy định riêng về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động đi làm việc ở nước ngoài là nữ giới, bởi theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước thì hiện nay có tới 215.000 là lao động nữ, chiếm 50,2% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Đây là đối tượng dễ bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, bóc lột sức lao động hơn so với nam [23].

Thực tế vấn đề bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài được manh nha và triển khai từ tháng 12/2009 khi Việt Nam thực hiện Dự án Tăng quyền năng cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự án đã tổ chức nghiên cứu tình hình lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, báo cáo rà soát các chính sách, pháp luật Việt Nam về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo góc độ giới với mục đích tìm ra những khoảng trống nhằm đề xuất các chính sách, khuyến nghị trong việc xây dựng, sửa đổi chính sách để bảo đảm tốt hơn nữa bình đẳng giới, bảo vệ quyền cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài [38]. Tuy nhiên từ đó đến nay Việt Nam còn thiếu và yếu khung pháp lý bảo vệ người lao động nữ giới. Bởi vậy có thể luật hóa vấn đề bảo về người lao động là nữ giới đi làm việc ở nước ngoài là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

2.1.3. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam sau khi làm việc ở nước ngoài

Sau thời gian làm việc ở nước ngoài người lao động vẫn luôn nhận được sự bảo vệ của nhà nước và pháp luật, dù lý do về nước của họ là hết hạn hợp đồng hay về nước trước hạn. Trước tiên đó là vấn đề hồi hương, bao gồm

cả việc hồi hương an toàn, an ninh và hợp pháp cho cho người lao động, tuy nhiên dường như pháp luật Việt Nam đang bỏ ngỏ, chưa chú trọng vấn đề này. Quá trình hồi hương của người lao động có thể diễn ra rất ngắn trong vài giờ đồng hồ tuy nhiên nếu không bảo vệ họ về đến Việt Nam an toàn thì vẫn chưa đạt được mục đích.

Sau khi về nước, người lao động về nước được quyền thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức, cá nhân đưa mình đi làm việc ở nước ngoài. (Khoản 8 Điều 46, khoản 4 Điều 47, khoản 3 Điều 48, khoản 5 Điều 49 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước dành riêng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi về nước. Thanh lý hợp đồng đồng nghĩa với việc họ chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân đưa họ đi làm việc ở nước ngoài.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn quy định sau trở về nước người lao động sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm và khuyến khích tạo việc làm theo quy định của nhà nước. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc hoặc đưa đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác. Người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật để tạo việc làm (Điều 59, Điều 60 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Việc quy định chính sách hỗ trợ áp dụng đối với người lao động sau khi

về nước là một chủ trương đúng đắn thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân của mình nhằm hỗ trợ người lao động hòa nhập lại thị trường lao động trong nước và đời sống xã hội sau một thời gian đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện tại những quy định đó lại hết sức chung chung, dưới luật cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào, các chính sách chỉ mang tính khuyến khích và cũng không có biện pháp chế tài nếu các chủ thể hữu quan không thực hiện trách nhiệm nên nhìn chung tính hiệu quả không cao.

2.2. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tương ứng với các nội dung cần bảo vệ pháp luật Việt Nam cũng đã quy định các biện pháp bảo vệ người lao động vừa phù hợp với các quy chuẩn quốc tế vừa mang tính đặc thù của một quốc gia gửi lao động.

2.2.1. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài

- Quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trong bối cảnh kinh tế đất nước hoạt động xuất khẩu lao động càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng người lao động Việt Nam đi ra nước ngoài làm việc mỗi năm một tăng lên đáng kể thì luật hóa các quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là biện pháp đầu tiên để bảo vệ người lao động. Pháp luật cần phải ghi nhận cả quyền chung và quyền lợi đặc biệt mà nhà nước dành cho công dân Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài. Nhờ biện pháp này mà người lao động có cơ sở pháp lý để chủ động bảo vệ mình trước khi đi làm việc ở nước ngoài, yêu cầu các cá nhân, tổ chức khác không được phép xâm phạm, đồng thời giúp các doanh nghiệp, cá nhân tự giới hạn hành vi được phép của mình trong hoạt động đưa

người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan nhà nước đối chiếu, xác định vi phạm của cá nhân và tổ chức. Luật hóa các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn thể hiện sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo vệ lao động di trú. Có thể coi biện pháp này là tiền đề cho việc hình thành nhiều biện pháp bảo vệ khác.

- Quy định các điều kiện đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và giới hạn quyền “đòi hỏi” của các chủ thể có liên quan đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Việc quy định cụ thể các điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài và giới hạn quyền “đòi hỏi” của các chủ thể có liên quan đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một cách để bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một biện pháp bắt buộc phải có vì đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một lĩnh vực hoạt động có điều kiện. Không nên hiểu các điều kiện quy định đối với người lao động là giới hạn quyền của họ mà phải coi như đây là một đảm bảo tối thiểu để người lao động có thể chủ động bảo vệ mình trước tiên khi đi làm việc ở nước ngoài trước khi có sự can thiệp, bảo vệ của các chủ thể khác. Không chỉ vậy, những quy định này còn bảo đảm cơ hội ngang nhau cho tất cả người lao động có nhu cầu, phòng ngừa việc đòi hỏi quá đáng từ các nhà dịch vụ nhằm “vòi vĩnh” người lao động, phòng ngừa hiện tượng lừa đảo người lao động.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Quyền và lợi ích của một chủ thể luôn gắn liền và chỉ được bảo đảm thực hiện bởi nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể khác, ngay khi bắt đầu tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài, các quyền và lợi ích của người lao động đã phát sinh, vậy nên pháp luật sử dụng biện pháp này để bảo vệ họ, hướng các hoạt động có liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022