Các Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Người Lao Động Nước Ngoài

xâm phạm hoặc có tranh chấp trong các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.26

Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân trong trường hợp này là hoà giải viên lao động và Toà án nhân dân (cấp tỉnh). Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, người lao động nước ngoài sẽ được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Cơ quan quản lý nhà nước về lao động và tổ chức công đoàn. Người lao động nước ngoài có các quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết; rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu; yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

Người lao động nước ngoài cần chú ý về thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm; thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2.3.1.9. Các quyền khác của người lao động nước ngoài


Ngoài các quyền kể trên, người lao động nước ngoài còn có quyền được cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động bời một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động là phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu (Điều 19, BLLĐ); quyền giao kết hợp đồng vơi nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết (Điều 21, BLLĐ).


26 Xem Điều 410, Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005.

2.3.2. Các nghĩa vụ cơ bản của người lao động nước ngoài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

2.3.2.1. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể


Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 10

Nghĩa vụ phải nhắc đến đầu tiên của người lao động nước ngoài đó là thực hiện hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng và phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Việc thực hiện hợp đồng của người lao động phải tuân thủ tính đích danh chủ thể, tức là phải do chính người lao động thực hiện. Tuy nhiên, nếu có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động có thể chuyển giao việc thực hiện cho người khác; đồng thời người lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, nội quy, quy chế của đơn vị.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng.

Trong quá trình duy trì quan hệ hợp đồng, hợp đồng lao động có thể được tạm hoãn thực hiện trong một thời gian nhất định mà hợp đồng không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực. Sự tạm hoãn biểu hiện là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người lao động, hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếp tục. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong các trường hợp sau đây: Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động nữ mang thai theo quy định và các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Hết thời gian

tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày.

Không chỉ phải thực hiện hợp đồng lao động mà người lao động nước ngoài còn phai thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Người lao động nước ngoài là thành viên của tập thể lao động, là người đóng góp ý kiến cho nội dung thương lượng tập thể, do đó, họ phải thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

2.3.2.2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động. Nội quy lao động là văn bản quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người lao động khi làm việc tại công ty, những quy tắc ứng xử chung và là căn cứ để xử lý kỷ luật và thực hiện trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm. Khi làm việc, người lao động phải có nghĩa vụ chấp hành đúng kỷ luật lao động, nội quy lao động cũng như tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Nếu vi phạm kỷ luật lao động thì người lao động nước ngoài sẽ bị xử lý kỷ luật lao động và bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật gồm khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải.

2.3.2.3. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế

Luật Bảo hiểm xã hội có quy định người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Hiện tại Việt Nam chưa có một văn bản hướng

dẫn cụ thể nào. Nếu như có hướng dẫn cụ thể thì người nước ngoài sẽ tham

gia bảo hiểm xã hội theo các quy định đó. Còn về bảo hiểm y tế, thì người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm y tế hiện hành và phải tham gia bảo hiểm y tế. Người lao động nước ngoài đóng 1/3 và người sử dụng lao động đóng 2/3 theo mức đóng tối đa là 6% tiền lương tháng. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế sẽ tạo cơ sở để họ có thể hưởng những lợi ích mà các chế độ bảo hiểm đó mang lại.

2.3.2.4. Nộp thuế thu nhập


Nếu người lao động nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Người lao động nước ngoài nếu có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn thì là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Người lao động nước ngoài cần chú ý kỳ tính thuế là theo năm dương lịch, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập, các khoản giảm trừ và biểu thuế được xác định theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

Riêng đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được miễn thuế thu nhập cá nhân. Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân phải có quốc

tịch nước ngoài; có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi

chính phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia nước ngoài đính kèm hợp đồng. Riêng hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải bổ sung xác nhận của chủ khoản viện trợ phi chính phủ của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài theo quy định trên là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.27

2.2.2.5. Nghĩa vụ trong giải quyết tranh chấp lap động


Trong quá trình giải quyết tranh chấp, người lao động nước ngoài có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình và phải chấp hành thoả thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2.3.2.6. Trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng


Khi người lao động nước ngoài đơn phươg chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động một thời gian nhất định. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp lao dộng nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao


27 Xem Quyết định số 06/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì tùy vào lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà thời hạn báo trước có thể là 3 ngày, 30 ngày hoặc thời hạn theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

Trong trường hợp người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước; phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động (Điều 43, Bộ luật Lao động năm 2012).

2.3.2.7. Các nghĩa vụ khác


Ngoài các nghĩa vụ trên, người lao động nước ngoài còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu (khoản 2, Điều 19, Bộ luật Lao động năm 2012); nghĩa vụ giữ gìn giấy phép lao động, xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

3.1. Thực trạng địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

3.1.1. Hoạt động cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài


3.1.1.1. Hoạt động cấp giấy phép lao động và tình trạng lao động “chui”


Có thể thấy, trình tự thủ tục liên quan đến giấy phép lao động khá chặt chẽ, cụ thể và chi tiết tuy nhiên lại có phần rườm rà bởi có rất nhiều khâu, công đoạn, nhiều giấy tờ được yêu cầu phải cung cấp khi làm thủ tục cấp Giấy phép lao động và nhiều khi khó thực hiện. Các doanh nghiệp phản ánh các quy định về cấp phép cho lao động nước ngoài tại Việt Nam gây khó khăn bởi để xin giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và phải chờ đợi lâu. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc khai lý lịch tư pháp cho các lao động nước ngoài, cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe. Việc này đã khiến một số nhà thầu “lách luật”, vượt qua quy định nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài làm các công việc mà lao động Việt Nam có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến cuối năm 2014 cả nước có

76.309 lao động nước ngoài đang làm việc, trong đó, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 5.610 người (chiếm 7,35%), lao động thuộc diện cấp giấy phép là 70.699 người (chiếm 92,65%): số người đã được cấp giấy phép là 55.263 người (chiếm 78,17%), 15.436 người (chiếm 21,83%) gồm những người đã nộp hồ sơ chờ cấp giấy phép hoặc đang hoàn thiện các giấy tờ.28 Số liệu thống kê là thế nhưng trên thực tế phải thừa nhận



28 Cục Việc làm (2015), Báo cáo đánh giá Nghị định số 102/2013/NĐ-CPP và hướng sửa đổi, bổ sung.

không thể thống kê được hết người lao động nước ngoài bởi số lao động nước ngoài làm việc “chui” rất nhiều.

Ở các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ năm 2014, lúc cao điểm đã có 24,3 nghìn lao động nước ngoài vào làm việc cho các doanh nghiệp có vốn FDI; riêng Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 17 nghìn người nước ngoài đến làm việc. Lực lượng lao động nước ngoài đến làm việc khá đông, và tình trạng người nước ngoài vi phạm về không đăng ký để được cấp phép lao động cũng chiếm tỷ lệ rất cao. Lúc cao điểm nhất đã có tới 53% lao động người nước ngoài làm việc tại khu vực phía Nam chưa được cấp phép. Một số liệu khác của Ban Quản lý dự án Cụm công nghiệp khí điện đạm Cà Mau thống kê lúc cao điểm nhất tại công trường Nhà máy điện Cà Mau có 3,7 nghìn lao động làm việc và đã có tới 1,73 nghìn lao động là người nước ngoài. Nhưng trong số này cũng chỉ có 677 người được cấp phép.29

Tình trạng lao động nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng vào thời điểm năm 2014 có “3.730 người nước ngoài, trong đó chỉ có 1.560 người được cấp giấy phép lao động, chủ yếu là người Trung Quốc. Còn lại phần lớn lao động Trung Quốc đều sang Việt Nam bằng đường du lịch và sau đó ở lại làm thuê.30

Đáng báo động, là tình trạng hàng chục nghìn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như xi măng Ninh Bình, Nhà máy nhiệt điện tại nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau,…mà chưa được cấp phép. Lao động nước ngoài vào Việt Nam rất dễ tìm được cách ở lại để làm việc bất hợp pháp nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng hiện rất lúng túng.

Việc xử lý lao động “chui” cơ bản là cho họ xuất cảnh, nếu không tuân thủ thì trục xuất. Tuy nhiên số lao động nước ngoài bị trục xuất là rất ít so với số lượng cần phải trục xuất trên thực tế. Lực lượng thanh tra mới chỉ

29 “Hàng chục ngàn người nước ngoài lao động không phép tại Việt Nam”,

<http://bhxhlamdong.gov.vn/>, [Ngày truy cập: 11/3/2016].

30 Tuấn Phong (2014), “Lao động nước ngoài tại Việt Nam: Bó tay trong quản lý?”,

<http://www.baomoi.com/Lao-dong-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam-Bo-tay-trong-quan- ly/c/13544890.epi>, [Ngày truy cập: 11/3/2016].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023