Quy Mô Và Gia Tăng Dân Số Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2005 - 2016

nước mưa, lượng mưa trung bình năm lớn nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa lượng nước sông lớn, lưu lượng dòng chảy cao, mùa khô nước sông giảm nhiều gây thiếu nước cho sản xuất.

Sông Cầu là sông có chiều dài và diện tích lưu vực lớn nhất với 3480 km2, tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3. Hệ thống thủy nông của con sông này có khả năng tưới nước cho 24.000 ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và hai huyện của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, do chế độ mưa và chế độ nước của sông nên mùa mưa lượng mưa lớn gây dư thừa nước. Từ đó gây ngập nhiều nơi như diện tích đất canh tác và khu dân cư một số huyện phía Nam và xói mòn đất ở khu vực miền núi. Còn về mùa khô lại gây hiện tượng thiếu hụt nước gây ra tình trạng khô hạn làm đất chai cứng.

Sông Công có diện tích lưu vực rộng 951 km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hóa). Sông nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lượng nước sông Công chiếm khoảng 40% lượng nước sông Cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu tả ngạn sông Cầu thuộc thành phố Thái Nguyên, TP. Sông Công và thị xã Phổ Yên.

Hồ: Tỉnh Thái Nguyên có nhiều hồ nước, trong đó lớn nhất là Hồ Núi Cốc, đây là một hồ nhân tạo (do đập Núi Cốc ngăn dòng sông Công lại hình thành). Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 với sức chứa nước lên tới 175 triệu m3. Hồ này có thể chủ động điều hòa dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ, màu cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở thành phố Thái Nguyên và TP Sông Công. Ngoài hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên còn có khoảng 850 ha hồ thủy lợi, 2400 ha ao hồ và đầm nhỏ, trong đó có một số hồ tương đối lớn như hồ Khe Lạnh (Phổ Yên), hồ Bảo Linh (Định Hóa), hồ Gềnh Chè (Sông Công),…

Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm của tỉnh có trữ lượng cũng khá lớn, khoảng 3 tỉ m3, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này của tỉnh còn nhiều hạn chế.

2.2.5. Sinh vật

Thái Nguyên có một hệ thống cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới như: lúa, ngô, đậu tương, cam, quýt, mận, rau bắp cải, cây dược liệu,… vật nuôi có trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, ong,…

Rừng cũng là một thế mạnh của tỉnh cho việc phát triển ngành lâm nghiệp. Tỉnh Thái Nguyên có trên 186 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên có trên 76 nghìn ha, rừng trồng có gần 110 nghìn ha. Hệ thực vật rừng phong phú gồm 490 loài, có những loài có giá trị làm cảnh, làm dược liệu và nhiều loại cây quí như lim, xanh, trai, nghiến,…

Khu hệ động vật rừng cũng rất đa dạng, có khoảng 213 loài gồm chim (95 loài), thú, bò sát, lưỡng cư. Ngoài ra, tại khu hệ cá hồ Núi Cốc và sông Cầu phát hiện 86 loài cá (16 loài cá nuôi và 70 loài cá tự nhiên) như cá chép, cá bống, cá chiên,…

Sự đa dạng và phong phú của các loài động, thực vật rừng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động

a) Dân cư

Quy mô dân số lớn, theo số liệu thống kê năm 2016, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.246.580 người, mật độ dân số của tỉnh là 353 người/km2, tỉ lệ gia tăng tự nhiên 0,82%, so với năm 2010 thì tăng 115.302 người. Trong cơ cấu dân số theo giới thì số nữ nhiều hơn số nam và cơ cấu này không có sự thay đổi trong giai đoạn 2010 - 2016 (trung bình cơ cấu dân số khoảng 49 nữ và 51 nam). Tỉ lệ đô thị hóa đứng đầu các tỉnh vùng TDMNBB 34,3% (năm 2016), trong đó TP.Thái Nguyên có tỉ lệ dân đô thị cao nhất 273.330 người, với tỉ lệ đô thị hóa cao 86,1%.

Quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số này rất phù hợp với xu thế phát triển, thuận lợi cho việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, là yếu tố thuận lợi để phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên.

Dân số và mật độ dân số không đều theo lãnh thổ, giữa thành thị và nông thôn và giữa các địa phương. Năm 2016, ở TP.Thái Nguyên có mật độ dân số cao nhất 1.862 người/km2, thấp nhất là huyện Võ Nhai mật độ dân số là 80 người/km2. Nguyên nhân là do TP.Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh, với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có sức hút dân cư lớn. Còn huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao, điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt. Dân số chủ yếu vẫn sinh sống ở vùng nông thôn chiếm 65,7% phản ánh tính thuần nông của nền kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự phát triển của các khu công nghiệp đã góp phần thu hút lao động từ nông thôn ra các khu công nghiệp chứng tỏ nền kinh tế đang có những bước phát triển.

Thái Nguyên có dân số trẻ, dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, dân số trên tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh. Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục tập quán, lối sống kinh nghiệm sản xuất. Đức tính cần cù, năng động, hiếu học của người dân sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.

Hình 2 4 Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 2016 b Nguồn lao 1

Hình 2.4. Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016

b) Nguồn lao động

Nguồn lao động dồi dào và có quy mô lớn. Tổng số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên năm 2016 là 764,3 nghìn người tăng 79,1 nghìn người so với năm 2010, chiếm 61,3% tổng số dân toàn tỉnh. Trong đó 70,6% số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở nông thôn và 29,4% đang làm việc tại thành thị. Số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động trong khu vực nông nghiệp chiếm 48% giảm 18,72% so với năm 2010 và chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động phân theo giới tính không có sự chênh lệch lớn: lao động nam có 369,1 nghìn người, chiếm 49,06%; lao động nữ có 382 nghìn người, chiếm 50,94% dân số trong độ tuổi lao động [4].

Phân theo ngành kinh tế, số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất (55,34% - năm 2016), lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 23,26 %, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 21,39% dân số trong độ tuổi lao động.

Bảng 2.3. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2016


Năm

2010

2016

Số lao động

(người)

Cơ cấu

(%)

Số lao động

(người)

Cơ cấu

(%)

Tổng số

677.070

100,0

752.276

100

Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản

451.750

66,72

361.073

48,0

Công nghiệp - Xây dựng

105.660

15,61

213.669

28,40

Dịch vụ

119.660

17,67

177.533

23,60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nguồn: [4]

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể ở đây có 6 trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Việt Bắc và khoảng gần 30 trường cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp. Số lượng học sinh sinh viên lên đến gần 100.000 người. Địa phương còn tận dụng ưu thế của Đại học Thái Nguyên, với đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao, hiện tại có trên 500 cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên (trong đó có 120 giáo sư, phó giáo sư), hơn 1000 thạc sĩ. Với việc ra đời các viện nghiên cứu trực thuộc như Viện Khoa học sự sống, viện nghiên cứu phát triển lâm nghiệp, viện kinh tế y tế, viện khoa học xã hội và nhân văn miền núi góp phần gắn kết mô hình trường - viện với thực tiễn địa phương.

Về chất lượng, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo của tỉnh chiếm 29,4% tăng 10,7% so với năm 2010. Tỉnh tăng cường đầu tư, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, lao động có tay nghề thông qua đào tạo nghề cho người lao động. Số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và trong các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

2.3.2.1. Giao thông vận tải

Thái Nguyên có hệ thống đường giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng về cơ bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Đường bộ: Đến hết tháng 5/2015 hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4759,3 km (không kể hệ thống đường thôn xóm, nội đồng). Bao gồm: 5 tuyến Quốc lộ có tổng chiều dài 243,1 km; 14 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 314,2 km; 142 km đường đô thị; 840 km đường huyện và 3.220 km đường xã.

+ Quốc lộ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến với tổng chiều dài là 243,l km, bao gồm Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, Quốc lộ 17 (đường tỉnh 269 cũ). Các tuyến đường trên đều đạt tiêu chuẩn từ đường cấp IV Miền núi trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa 100%. Ngoài ra còn các tuyến như: Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 32 km sắp đầu tư xây dựng; Tuyến Cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đang được thi công.

+ Đường tỉnh lộ: Bao gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 314,2 km đạt tiêu chuẩn từ đường cấp VI Miền núi trở lên, nhựa hoá đạt 97,7% (307,2 km/ 314,2 km).

+ Đường đô thị: Tổng chiều dài 142 km, chủ yếu thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công; Nhìn chung, các tuyến đường đô thị đã được cứng hoá đảm báo thuận lợi cho người và các loại phương tiện tham gia giao thông.

+ Đường huyện: Tổng chiều dài 840 km, trong đó: 68 km đường bê tông xi măng, 15,2 km bê tông nhựa, 556 km đường láng nhựa, 121 km đường cấp phối, 79,8km đường đất.

+ Đường xã: Tổng chiều dài 3220 km, trong đó: 1565 km đường bê tông xi măng, 13,4 km đường bê tông nhựa, 118 km đường láng nhựa, 297 km đường cấp phối, 1226 km đường đất. Toàn bộ tuyến đường xã cơ bản đạt tiêu chuẩn từ đường giao thông nông thôn loại B trở lên, bên cạnh đó vẫn còn một số tuyến chưa vào cấp. Tuy nhiên khả năng đi lại còn khó khăn, nhất là các xã miền núi.

- Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 3 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 136,7 km, trong đó: Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên dài 75 km, vận chuyên hàng hoá và hành khách, Tuyến Kép - Lưu Xá dài 57 km chủ yếu vận chuyển hàng hoá, Tuyến Quán Triều - Núi Hồng dài 39 km chủ yếu vận chuyển hàng hoá. Hệ thống đường sắt nội bộ Khu Gang Thép dài 38,2 km chủ yếu vận chuyển hàng hoá nội bộ của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Các tuyến đường sắt chủ yếu có khổ từ

1.000 mm đến 1.435 mm.

- Đường thủy: Tổng chiều dài các tuyến đường thủy có thể khai thác của Thái Nguyên vào khoảng 430 km đường thuỷ, chủ yếu là hai tuyến đường sông chính nối tỉnh với các tỉnh ngoài: tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km và tuyến Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km; và hai tuyến vận tải thuỷ nội tỉnh: tuyến Thái Nguyên - Phú Bình dài 16 km và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới dài 40 km. Khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm mạnh qua các năm (năm 2005 là 12.000 tấn, năm 2010 chỉ còn

5.000 tấn, hành khách vận chuyển chỉ chiếm 1,2% tổng hành khách).

Nhìn chung mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh khá phát triển, cùng với vị trí địa lí thuận lợi, đây là một lợi thế của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp. Trong tương lai các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến đường vành đai và các tuyến đường giao thông nông thôn sẽ đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các vùng trong tỉnh và với các vùng khác.

2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng điện, nước và thủy lợi

Hạ tầng cấp điện: Hiện nay, tất cả các trung tâm của các huyện thị trên địa bàn tỉnh đều có mạng lưới điện quốc gia. Khu vực Thái Nguyên được nhận điện từ hai nguồn là Việt Nam và Trung Quốc bằng 5 đường dây 220 kV và 3 đường dây 110 kV, các trạm điểm nút gồm trạm 220 kV Quan Triều; 6 trạm biến áp 110 kV của ngành điện gồm: trạm 110 kV Gò Đầm, Lưu Xá, Sông Công, Phú Lương, Quang Sơn và trạm 110 kV tài sản khách hàng - trạm Gia Sàng chỉ cung cấp điện cho nội bộ công ty Cổ phần luyện cán thép Gia Sàng và một phần Công ty Gang thép Thái Nguyên, có công suất tối đa là 50 MW.

Dự báo tốc độ tăng trưởng điện năng thương phẩm thời kì 2006 - 2020 khoảng 12 - 13%, trong đó giai đoạn 2015 - 2020 là 15%/năm. Dự kiến sản lượng điện thương phẩm đạt 3.602,2 triệu kWh vào năm 2020.

* Thủy lợi: Công tác thủy lợi phục vụ cho hệ thống sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng đủ. Tỉnh đã tiến hành quản lí, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, tu sửa phai đập, nạo vét kênh mương, kịp thời phát hiện và xử lí các sự cố công trình thuỷ lợi. Các dự án thuộc “Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” cũng đang được đầu tư thực hiện.

* Các hệ thống trạm, trại nông lâm nghiệp những năm qua có đóng góp tích cực, nhất là trong vấn đề đưa giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã đáp ứng đủ và mang lại những hiệu quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của tỉnh còn những khó khăn chưa thể khắc phục về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Đây cũng là những trở ngại cho việc phát triển ngành nông nghiệp mà tỉnh cần quan tâm và có hướng giải quyết các vấn đề đó để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao.

2.3.3. Nguồn vốn

Nguồn vốn đang được khai thác bao gồm: Ngân sách Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, xã); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; xây dựng nông thôn mới; vốn tín dụng; vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân đầu tư phát triển sản xuất; các nguồn vốn hợp pháp khác. Tích cực, tranh thủ sự quan tâm của chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, huy động các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp hệ thống trọng điểm về hạ tầng kĩ thuật nhằm đáp ứng sản xuất hàng hóa gắn với giảm nhẹ và phòng chống thiên tai. Ưu tiên, cân đối, phân đối, phân bổ tối đa nguồn lực cho kinh phí sự nghiệp và đầu tư khoa học, chuyển giao công nghệ.

Năm 2016, tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp (theo giá hiện hành) là 564,3 tỷ đồng chiếm 1,3% tổng số vốn đầu tư của toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư không ngừng tăng. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và còn hiệu lực (các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016) cho ngành nông nghiệp là 3/119 dự án, với tổng số vốn đăng kí 3,51/7.183,8 triệu USD, vốn thực hiện lũy kế hết năm 2016 là 2,30/6.475,14 triệu USD. Trong năm 2016, đã có nhiều dự án lớn đăng kí và hoàn thiện thủ tục đầu tư tạo cơ hội lớn để kinh tế phát triển trong đó có nông nghiệp với dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị tỉnh Thái Nguyên và vùng phụ cận [4].

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành đã tích cực phối hơp với các huyện, thành phố triển khai các hoạt động thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Tỉnh đã triển khai các hoạt động hợp tác nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các dự án được tài trợ.

2.3.4. Thị trường tiêu thụ

Với đặc điểm về vị trí địa lí là vùng chuyển tiếp từ Đồng bằng sông Hồng lên các tỉnh miền núi Bắc Bộ, chỉ cách Hà Nội 80 km. Với số dân 1.246.580 người, đặc biệt trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng nên tập trung một số lượng lớn học sinh, sinh viên nên đây là thị trường trường tiêu thụ đầy tiềm năng, nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tỉnh là rất lớn. Chính nhu cầu tiêu thụ của thị trường cũng đã ảnh hưởng tới định hướng sản xuất các sản phẩm nông sản của tỉnh. Thái nguyên có một số mặt hàng nông sản ưu thế với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh: hoa quả chủ yếu ở thị trường trong tỉnh, ngoài ra còn có thể tiêu thụ ở các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng; thị trường các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận; thị trường tre, nứa, gỗ có thể tiêu thụ ngay trong tỉnh là các nhà máy chế biến gỗ, lâm sản (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ,…), đặc biệt thị trường sản phẩm chè rộng khắp trong cả nước ngoài ra còn xuất khẩu sang một số nước.

Tuy nhiên, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển cần nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và cạnh tranh. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dưới mọi hình thức. Nhà nước cần xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch và giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Tích cực phối hợp, vận động các bộ ban, ngành liên quan hỗ trợ, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh. Xây dựng và quảng bá thương hiệu của các nông sản chủ lực, đặc trưng. Phát triển hệ thống các chợ, trung tâm thương mại để góp phần tiêu thụ sản phẩm. Thường xuyên thông tin kịp thời và dự báo thị trường tiêu thụ.

2.3.5. Khoa học - công nghệ

Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

Chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa giống năng suất - chất lượng cao vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kĩ thuật canh tác được xác định là khâu đột phá thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ở Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều trung tâm sản xuất chè có chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap, một số trung tâm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sử dụng chế phẩm sinh học EM, sử dụng Đệm sinh học trong chăn nuôi (lợn, gà) làm giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, đưa một số giống nhập ngoại vào chăn nuôi thay thế những con giống bố mẹ đã thoái hóa, nhằm nâng cao năng suất chất lượng vật nuôi; hay nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả đặc sản theo tiêu chuẩn VietGap như bưởi Diễn, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà,.. trồng keo lai (Úc) thay thế cho một số cây trông dài ngày hiệu quả chưa cao ở một số địa phương như huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ,.. ngoài ra còn đưa ra một số giống có giá trị cao vào nuôi thả đem lại hiệu quả kinh tế cao như cá rô phi dòng Gift, cá hồi, cá tầm ở Đại Từ, Phú Lương; Đưa một số nấm mới có hiệu quả kinh tế cao như nấm Linh Chi, nấm đùi gà, nấm kim châm,.. thay thế cho một số loại nấm như nấm rơm, mộc nhĩ,…

2.3.6. Chính sách phát triển nông nghiệp

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật nhất là chính sách “khoán 10” giao đất, giao rừng tới người dân. Nhờ đó, người nông dân hăng hái sản xuất, đầu tư thêm sức lao động, vốn trên đất nhận khoán. Trong nông thôn, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất thâm canh, khai thác các lợi thế so sánh có sẵn, vươn lên trong sản xuất.

- Một số chính sách khác có tác động trực tiếp đến người lao động, phát triển sản xuất như chính sách hỗ trợ phát triển các công trình và phương tiện phục vụ sản xuất, chính sách cung ứng thiết bị vật tư thiết yếu, chính sách phát triển kinh tế gia đình, khuyến khích chăn nuôi, các chính sách cải tiến quản lý ngành nội thương đảm bảo cung ứng các tư liệu sản xuất đúng số lượng và địa điểm cho nhân dân.

- Trên cơ sở các chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đã có sự vận dụng để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn phù hợp với thực tế của địa phương. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên coi việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn là việc làm quan trọng. Chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Ngoài ra, các quyết định của Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về kinh tế trang trại, về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, việc xây dựng và phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023