1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản. Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang...) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ...). Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập quán ăn uống, qui mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Khoa học - công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người hạn chế những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
Các biện pháp kĩ thuật như điện khí hóa (sử dụng điện trong nông nghiệp và nông thôn), cơ giới hóa (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch), thủy lợi hóa (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu hặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học), hóa học hóa (sử dụng rộng rãi phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất kích thích cây trồng, vật nuôi), sinh học hóa (áp dụng công nghệ sinh học như lai giống, biến đổi gen, cấy mô...) nếu được áp dụng rộng rãi thì năn suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao.
- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển nông nghiệp.
- Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản.Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ), đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp...
Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa [30].
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp cấp tỉnh
Việc lựa chọn các chỉ tiêu trong nghiên cứu kinh tế xã hội là một vấn đề rất quan trọng nhằm đưa ra những căn cứ để đánh giá một cách sát thực nhất vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao. Trong đánh giá phát triển nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
1.1.5.1. Giá trị sản xuất (GTSX) và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp
GTSX nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định. Đây là một tiêu chí rất quan trọng nhằm phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Trong đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp, chỉ tiêu tốc độ tăng GTSX nông nghiệp còn phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Để tính tốc độ tăng GTSX nông nghiệp, người ta thường lấy giá trị so sánh một năm cố định hoặc so với năm gốc - đó là năm mà nền kinh tế đất nước có ít biến động nhất, nhưng không nên quá cách xa so với thời điểm so sánh. Ở Việt Nam, tính tốc độ tăng GTSX theo giá so sánh năm 1994 và năm 2010. [8]
1.1.5.2. GDP nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng GDP của toàn nền kinh tế và so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu toàn nền kinh tế của một vùng, quốc gia hay khu vực, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Chỉ tiêu này cho biết vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GTSX nông nghiệp và là thước đo để đánh giá trình độ phát triển nông nghiệp của mỗi địa phương. [17]
1.1.5.3. Cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp)
Cơ cấu GTSX nông nghiệp được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ phận (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp theo nghĩa hẹp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo về tăng trưởng (như GTSX, GDP) phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyến biến về chất lượng trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.
Cơ cấu GTSX nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Theo xu hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. [8]
1.1.5.4. Giá trị sản phẩm được tạo ra trên 1 ha đất nông nghiệp
Công thức tính: G = P/S.
Trong đó: P là GTSX (triệu đồng)
S là diện tích gieo trồng (ha)
G là giá trị sản phẩm/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha).
Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất. Tiềm năng về diện tích cũng như độ phì tự nhiên của đất là có hạn, vậy nên, trên cùng một diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp được tạo ra càng nhiều khi càng sử dụng có hiệu quả các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Do vậy, ở các nước phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không có nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhưng giá trị mà ngành nông nghiệp tạo ra ngày càng tăng. Đó chính là sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao [17].
1.1.5.5. Năng suất lao động nông nghiệp
Công thức tính:
Trong đó:
P là GTSX (triệu đồng)
L là số lao động nông nghiệp (người)
N là năng suất lao động nông nghiệp (triệu đồng/người)
Đây là thước đo phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thường thấp hơn các ngành kinh tế khác.
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Theo nhà địa lí học người Nga K.I.Ivano (1974): TCLTNN được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp, và các lãnh thổ dựa trên quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất xã hội cao nhất.
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Về đại thể, có ba hình thức TCLTNN quan trọng nhất. Đó là xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.
Xí nghiệp nông nghiệp là một trong các hình thức của TCLTNN. Các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, đồn điền... được coi là xí nghiệp nông nghiệp.
1.1.6.1. Hộ gia đình (nông hộ)
Nhìn chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại. Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng.
Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa [28].
1.1.6.2. Trang trại
Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính công nghiệp hóa đã tạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.
Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới.
Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo qui luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Cách thức tổ chức sản xuất theo hướng tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa (chứ không sản xuất đa canh), tập trung vào các nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lời cao hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động... trên một đơn vị diện tích). Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động thời vụ)
Trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển bởi vì phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại. Còn ở các nước đang phát triển, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường [28].
1.1.6.3. Vùng nông nghiệp
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của TCLTNN, bao gồm trong đó các hình thức tổ chức lãnh thổ ở cấp thấp hơn. Thực chất, đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, được hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hóa đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng.
Việc phân chia các vùng nông nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế
- xã hội và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp sản xuất hàng hóa [28].
Ở nước ta có 7 vùng sinh thái nông nghiệp là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phát triển nông nghiệp Việt Nam
1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu
a) Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt là từ sau đổi mới. Nền nông nghiệp nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng ổn định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm vẫn được duy trì ở mức 2 - 5%. Tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp sau đổi mới tăng trong khi tỉ trọng của nó trong tổng GDP lại giảm liên tục. Đó là sự chuyển dịch hợp với qui luật theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế.
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP (Theo giá so sánh)
Tổng sản phẩm GDP (Tỉ đồng) | Tỉ trọng nông nghiệp (%) | Tốc độ tăng trưởng trong GDP(%) | ||
Toàn bộ nền kinh tế | Nông nghiệp | |||
2005 | 342.811 | 21,58 | 7,55 | 4,19 |
2010 | 396.576 | 18,38 | 6,42 | 3,29 |
2011 | 413.368 | 18,03 | 6,24 | 4,23 |
2012 | 425.446 | 17,63 | 5,25 | 2,92 |
2013 | 436.642 | 17,16 | 5,42 | 2,63 |
2014 | 451.659 | 16,75 | 5,98 | 3,44 |
2015 | 462.536 | 16,08 | 6,68 | 2,41 |
2016 | 468.813 | 15,35 | 6,21 | 1,36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 1
- Địa lý nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên - 2
- Phương Pháp Bản Đồ, Biểu Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí (Gis)
- Dân Số Và Mật Độ Dân Số Các Đơn Vị Hành Chính Tỉnh Thái Nguyên Năm 2016
- Quy Mô Và Gia Tăng Dân Số Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2005 - 2016
- Bản Đồ Nguồn Lực Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Nguồn: [4]
Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người tăng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa song song với chú trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Năm 2010, sản lượng lương thực của cả nước đạt 44.632,2 nghìn tấn đến năm 2016, đạt 48838,9 nghìn tấn. Từ đó nâng mức lương thực bình quân đầu người từ 513,4 kg/người (2010) lên 526,9 kg/người (2016).
Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm trên 70% giá trị sản xuất của toàn ngành, ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng thấp 26,8% (2016) còn dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất 1,6% (2016).Tuy nhiên cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Cụ thể: năm 2005, trồng trọt chiếm 78,7%, chăn nuôi chiếm 19,0% nhưng đến năm 2016, trồng trọt giảm xuống còn 71,6%, chăn nuôi tăng lên tới 26,8%.
Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 (Theo giá so sánh)
(Đơn vị: %)
Tổng số | Chia ra | |||
Trồng trọt | Chăn nuôi | Dịch vụ | ||
2005 | 100 | 78,7 | 19,0 | 2,3 |
2010 | 100 | 76,3 | 21,5 | 2,2 |
2011 | 100 | 76,1 | 21,8 | 2,1 |
2012 | 100 | 73,8 | 24,6 | 1,6 |
2013 | 100 | 73,8 | 24,7 | 1,5 |
2014 | 100 | 73,3 | 25,2 | 1,5 |
2015 | 100 | 72,8 | 25,7 | 1,5 |
2016 | 100 | 71,6 | 26,8 | 1,6 |
Nguồn: [4] Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu, trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực và tăng tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu. Trong ngành chăn nuôi giảm tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt, tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta như trên hoàn
toàn phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp nước ta.
Nền nông nghiệp nước ta đang hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, số lượng ngày càng tăng,
thu ngoại tệ lớn, thị trường ngày càng mở rộng. Năm 2010 giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm của sắn, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 13.286 triệu USD, đến năm 2013 đạt 17.719 triệu USD. Các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta năm 2013 là: gạo 2932 triệu USD, cà phê 2.717 triệu USD, điều 1.646 triệu USD, ...
Ngành nông nghiệp nước ta đã hình thành những vùng chuyên môn hóa.
Trong sản xuất lương thực, thực phẩm hình thành hai vùng chuyên canh lớn là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của cả nước, chiếm tới 70% sản lượng và 90% lượng lương thực, thực phẩm xuất khẩu. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực, thực phẩm với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 2016 vùng chiếm 14,0% diện tích và 15,1% sản lượng lúa cả nước.
Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và TDMNBB. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước với những điều kiện thuận lợi vè tự nhiên và KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính như: cao su, cà phê, điều,... Vùng chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trưng: cao su, cà phe, hồ tiêu, chè, ... Ở TDMNBB, trên địa bàn núi và cao nguyên, hình thành những đồi chè, những nông trường trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây dược liệu.
Các hướng chuyên môn hóa khác nhau trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta như: các vùng chăn nuôi gia súc (TDMNBB), gia cầm (các đồng bằng), sự hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh các đô thị với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, được thực hiện một cách có qui hoạch.
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng GDP đã chậm lại.
Dân số và lao động trong nông nghiệp, nông thôn là khá cao, hiện lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 41,9% (2016). Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ đạt khoảng 80%.
Nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó trước những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn yếu.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch còn
yếu và thiếu. Chưa có mối quan hệ hữu cơ đáng kể nào giữa các cơ quan nghiên cứu, chế tạo với doanh nghiệp và nông dân, do vậy, Quyết định 80 về “liên kết bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) đang có chiều hướng chìm lắng do không có ai chịu trách nhiệm trên thực tế.
1.2.2. Phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Vùng Trung du và miền núi Bắc gồm 14 tỉnh, diện tích đất tự nhiên 95.222,3 km2 chiếm khoảng 28,7% diện tích cả nước, dân số năm 2016 khoảng 11.984,3 nghìn người, chiếm khoảng 12,9% dân số cả nước. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có nhiều đặc trưng và có những thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, vừa mang sắc thái của nền nông nghiệp nhiệt đới, vừa có nét của nền nông nghiệp cận nhiệt
Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn. Năm 2016, TDMNBB còn 75,4% hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; 74% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hoạt động chính trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 66,4% số hộ có thu nhập lớn nhất từ nông, lâm nghiệp và thủy sản và tạo ra khoảng trên 20% tổng sản phẩm của các tỉnh. Sự phát triển nông nghiệp ở TDMNBB không chỉ có ý nghĩa trong phát triển kinh tế của vùng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cả nước. Vùng đã hình thành một số nông sản hàng hóa có giá trị như chè, gạo, trâu, bò, ... chiếm vị trí quan trọng ở cả thị trường trong và ngoài nước.
GTSX nông nghiệp tăng lên liên tục với tốc độ khá cao, năm 2016 giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt khoảng 100 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh 2010)
Trong thời gian qua cơ cấu nông nghiệp của vùng có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nông nghiệp vẫn chủ yếu là ngành trồng trọt nhưng tỉ trọng của ngành chăn nuôi đang được tăng lên. Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi theo xu hướng chung của cả nước nhằm đạt hiệu quả trong sản xuất.
1.2.2.1. Trồng trọt
Trồng trọt giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của vùng, chiếm trên 70% GTXS của ngành nông nghiệp. TDMNBB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Diện tích chè toàn vùng hiện nay đạt khoảng trên 67 nghìn ha chiếm khoảng 69% diện tích chè cả nước, sản lượng đạt khoảng 47 nghìn tấn chiếm 62% sản lượng chè cả nước. Đã hình thành một số vùng sản xuất chè tập trung như ở Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ,... Trong những năm gần đây cây cà phê cũng được trồng tại một số tỉnh trong vùng như ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, ...