Dân Số Và Mật Độ Dân Số Các Đơn Vị Hành Chính Tỉnh Thái Nguyên Năm 2016

Cây công nghiệp hằng năm chủ yếu là đậu tương, lạc, mía, ... Trong đó cây mía chiếm diện tích lớn nhất. Mía được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, ...

Sản xuất lương thực về cơ bản đã giải quyết được nhu cầu lương thực tại chỗ. Sản lượng lương thực có hạt không ngừng tăng lên từ 2,9 triệu tấn năm 2000 lên 4,6 triệu tấn năm 2010, đến năm 2016 đạt 5,3 triệu tấn, bình quân lương thực trên đầu người tăng tương ứng là 287,5 kg/người, 413,9 kg/người và 444,0 kg/người. Một số loại gạo ngon và nổi tiếng là Điện Biên, Hà Giang, nếp Tú Lệ, ... Ngoài trồng lúa, các cây lương thực khác trong vùng được trồng nhiều là ngô và sắn. Diện tích cây ngô năm 2010 là 460,6 nghìn ha, sản lượng đạt 1535,4 nghìn tấn; đến năm 2016 tương ứng là 509,5 nghìn ha với 1932,3 nghìn tấn. Vùng trọng điểm sản xuất lúa, ngô thâm canh trên cánh đồng lớn Tràng Định, Hòa An, Đông Khê, Mường Lò, Yên Sơn,... và các cánh đồng giữa núi như Mường Thanh, Bắc Yên, Phù Yên, Bình Lư,...

Các cây hoa màu có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều trong vùng là rau đậu, dưa chuột bao tử, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, thanh hao hoa vàng,... Cây ăn quả là một trong những thế mạnh của vùng, với nhiều loại đặc sản như đào, lê, mận (Lào Cai), bưởi Đoan Hùng, hồng, cam, quýt (Bắc Kạn, Lạng Sơn),... Tuy nhiên do những hạn chế về giống, vốn, công nghệ chế biến nên diện tích còn tăng chậm và hiệu quả kinh tế chưa cao.

1.2.2.2. Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Các vật nuôi chính là gia súc lớn: trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ: lợn, dê; gia cầm. Chăn nuôi hộ gia đình với nguồn vốn ít là hình thức chủ yếu.

Chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng, với nhiều cánh đồng cỏ liền dải. Nhiều địa phương có truyền thống chăn nuôi trâu nổi tiếng như Sông Mã (Hòa Bình), nuôi trâu đàn của người Thái, người Mường. Số lượng trâu của vùng đứng đầu cả nước năm 2016 là 1415 nghìn con chiếm 56,1% đàn trâu của cả nước. Đàn bò năm 2016 là 958,1 nghìn con chiếm 17,4% đàn bò cả nước, đàn bò được nuôi nhiều ở Sơn La, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng,... Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc Châu và đã có thương hiệu trong cả nước.

Đàn lợn năm 2016 là 7175,5 nghìn con chiếm 24,7% đàn lợn cả nước, hình thành một số vùng chăn nuôi lợn tập trung như ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Đàn gia cầm là 74074 nghìn con chiếm 20,5% đàn gia cầm cả nước năm 2016. Trong cơ cấu đàn gia cầm, gà là vật nuôi chính còn lại là vịt, ngan, ngỗng. Các tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất vùng là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Tuy nhiên do những hạn chế về cơ sở thức ăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, các thiên tai (rét đậm, rét hại) đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi của vùng.

Nền nông nghiệp của vùng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tỉ lệ nông sản được đưa vào chế biến mới chỉ đạt khoảng 30%. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng còn thấp (thấp hơn trung bình cả nước). Cho đến nay vùng vẫn chưa khai thác có hiệu quả được tiềm năng đặc thù để sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Dải trung du như Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn các tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu vì ở đó đồng bào hoạt động nông - lâm nghiệp là chính.

Trình độ sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao. Đồng thời, một số vấn đề môi trường cũng đã và đang là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp của vùng.

Tiểu kết chương 1

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH ở hầu hết các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ngành kinh tế này đảm bảo an ninh lương thực cho loài người, cung cấp nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, tạo thêm việc làm và góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa vụ,... sản xuất nông nghiệp cần có những qui hoạch, định hướng cụ thể phù hợp với thực tiễn phát triển ở mỗi vùng.

Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp vùng TDMNBB nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong những năm vừa qua. Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Hình thành một số vùng chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên sự gia tăng dân số và sự thu hẹp diện tích đất canh tác cùng với nhiều vấn đề nảy sinh khác đang đặt ngành kinh tế này đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Thái Nguyên có hệ tọa độ địa lí từ 21o19’B đến 22o03’B và 105o29’Đ đến 106o15’Đ, từ Bắc đến Nam kéo dài 43’vĩ độ (80km), từ Tây sang Đông rộng 46’ kinh độ (85 km). Với diện tích là 3526,64 km2 (2016) chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên của cả nước, Thái Nguyên gồm 6 huyện, một thị xã và 2 thành phố trực thuộc tỉnh với số dân là 1.246.580 người (đứng thứ 3/14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB) với mật độ dân số là 353 người/km2.

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Đơn vị hành chính

Diện tích (Km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số

(người/km2)

TP.Thái Nguyên

170,53

317.580

1.862

TP.Sông Công

96,71

66.450

687

Thị xã Phổ Yên

258,89

172.530

666

Huyện Định Hóa

513,51

88.430

172

Huyện Võ Nhai

839,43

67.200

80

Huyện Phú Lương

367,62

109.520

297

Huyện Đồng Hỷ

454,40

115.080

253

Huyện Đại Từ

573,35

164.250

286

Huyện Phú Bình

252,20

145.810

578

Toàn tỉnh

3.526,64

1.246.580

353

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nguồn: [4] Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, thuộc phía Bắc Việt Nam. Phía Bắc Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp với thủ đô Hà Nội. Sự giao lưu về mặt văn hóa, KT-XH,… được thực hiện thông qua hệ thống đường quốc lộ (quốc lộ 3, quốc lộ 1B), đường sắt, đường sông. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên và thông sang Trung Quốc.

Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh quanh vùng.

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên Với vị trí địa lí như vậy Thái 1

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

Với vị trí địa lí như vậy, Thái Nguyên đã và đang trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục của vùng TDMNBB và là cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa vùng TDMNBB với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên mở rộng giao lưu KT - XH với các tỉnh, thành phố trong vùng và trong cả nước cũng như với nước ngoài, cũng là điều kiện cho nông nghiệp Thái Nguyên phát triển. Đồng thời với điều kiện như vậy Thái Nguyên có đủ điều kiện cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhất là gần quốc lộ 1B, có thể qua huyện Phú Bình và Đồng Hỷ là tới quốc lộ 1A, con đường dẫn tới cửa khẩu Lạng Sơn. Ngoài ra, với tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên.

2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.2.1. Địa hình

Địa hình tỉnh Thái Nguyên được chia thành ba khu vực như sau:

Vùng địa hình núi cao: gồm nhiều dãy núi cao tập trung ở các huyện Võ Nhai, huyện Đại Từ, huyện Định Hóa và một phần huyện Phú Lương có độ cao trung bình từ 500 đến 1000m, độ dốc trung bình từ 25 - 35o.

Vùng địa hình núi thấp: là chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng gò đồi đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, nam huyện Đại Từ và nam huyện Phú Lương. Độ cao trung bình từ 100 - 300m, đội dốc trung bình 15 - 25o.

Vùng địa hình ruộng nhiều, ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh Thái Nguyên, tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc <10o.

Với những đặc điểm địa hình: độ cao vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các hồ chứa nước và hệ thống kênh tưới chủ động đã tạ ra khả năng thâm canh trong sản xuất. Mặt khác, thế mạnh gò đồi vừa tạo thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Ngoài ra, địa hình còn tạo điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi gia súc.

2.2.2. Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.526,64 km2 chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên của cả nước (2016) trong đó diện tích đất đã sử dụng là 347.884 ha (chiếm 98,64% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) [4].



Hình 2 2 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Nguồn 4 Sự đa dạng 2


Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Nguồn: [4]


Sự đa dạng của nền địa chất và địa hình tạo ra nhiều loại đất trong toàn tỉnh có đặc điểm và đặc trưng khác nhau:

Nhóm đất đỏ vàng trên phiến thạch sét chiếm diện tích lớn nhất (38,65%), sau đó là nhóm đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (11,88%). Nhóm đất đỏ vàng trên phiến thạch sét phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, huyện Định Hóa. Loại đất này thích hợp cho phát triển cây chè và cây ăn quả. Bên cạnh đó, một số nhóm đất khác như đất phù sa (ở các huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, TX. Sông Công, TP.Thái Nguyên), đất dốc tụ, đất nâu vàng là những loại đất thích hợp cho trồng các loại cây trồng như: chè, lúa, ngô, đậu, đỗ, mía, lạc, thuốc lá…

Do là một tỉnh miền núi nên nhóm đất núi chiếm diện tích lớn nhất (43,83%), có độ cao trên 200m. Đây là loại đất thích hợp cho phát triển ngành lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đồng thời cũng là loại đất thích hợp để trồng các cây ăn quả, cây đặc sản.

Nhóm đất đồi chiếm 24,57% đây là vùng đất xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp, phân bố ở các huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, có độ cao từ 50 đến 200m rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và cây ăn quả lâu năm.

Nhóm đất ruộng chiếm 12,11%, tuy phần lớn có độ phì thấp song các cây lương thực (lúa, ngô), cây hoa màu (khoai, lạc, đỗ) cũng đủ đảm bảo cung cấp lương thực cho nhu cầu của người dân trong tỉnh. Các loại đất còn lại chiếm 19,49% phần lớn các loại đất này có khả năng sử dụng cho các mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.

Từ năm 2010 đến nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự thay đổi. Năm 2016, trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 352.664 ha, diện tích sử dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp là 303.235 ha (chiếm 85,98%), diện tích đất sử dụng trong hoạt động phi nông nghiệp là 44.649 ha (chiếm 12,66%) và diện tích đất chưa sử dụng là 4.780 ha (chiếm 1,36%). [4]

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất phân theo loại đất và đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên năm 2016 (Đơn vị: %)


Đơn vị hành chính

Tổng diện tích

Trong đó

Đất SX

nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất

chuyên dùng


Đất ở

TP.Thái Nguyên

100,0

47,56

13,90

19,25

9,42

TP. Sông Công

100,0

58,95

17,71

11,15

6,56

Thị xã Phổ Yên

100,0

47,31

25,78

10,26

8,44

Huyện Định Hóa

100,0

23,60

66,92

2,78

2,21

Huyện Võ Nhai

100,0

13,44

78,64

1,84

0,97

Huyện Phú Lương

100,0

34,71

44,74

10,93

4,22

Huyện Đồng Hỷ

100,0

33,49

53,27

6,51

2,15

Huyện Đại Từ

100,0

34,79

49,75

6,07

3,65

Huyện Phú Bình

100,0

59,72

22,26

7,07

4,53

Toàn tỉnh

100,0

31,89

52,72

6,30

3,44

Nguồn: [4]

2.2.3. Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Khí hậu mang tính thất thường, trong năm có một mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C - 240C. Năm 2016, mùa đông nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào tháng I khoảng 16,60C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng VI khoảng 30,40C. Độ ẩm tương đối cao khoảng 80%. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 - 2000mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 7,8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1.

Hình 2 3 Biểu đồ khí hậu tỉnh Thái Nguyên nhiệt ẩm Gió thay đổi theo mùa Mùa 3


Hình 2.3. Biểu đồ khí hậu tỉnh Thái Nguyên (nhiệt, ẩm)

Gió thay đổi theo mùa. Mùa đông Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi lần có gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, xuất hiện sương muối làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên với các chỉ số về độ ẩm, nhiệt độ, áng sáng tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững. Với những đặc điểm trên thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi, mùa đông cho phép phát triển các loại cây rau màu có giá trị cao.

2.2.4. Thủy văn

Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước mặt khá lớn do có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 2 sông chính chảy qua là sông Cầu, sông Công. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có hệ thống các hồ. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông, hồ là

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí