Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Theo quy định trên, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi người đó đủ 18 tuổi mà không bị mắc các bệnh không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Về nguyên tắc chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền lập di chúc. Còn đối với những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi; những người này khi họ có tài sản nhất định thì vẫn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, ở độ tuổi này cá nhân mới chỉ đạt được sự nhận thức nhất định, chưa thể coi là hoàn thiện, chưa thể kiểm soát được sự định đoạt của mình nên pháp luật quy định chỉ khi có sự cho phép của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Tiếp đến, điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”, vợ chồng cùng thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung. Giữa vợ, chồng phải tồn tại tình trạng hôn nhân. Khi nam nữ kết hôn trở thành vợ chồng, họ định đoạt tài sản của mình bằng cách lập di chúc chung, pháp luật tôn trọng quyền này của họ. Nhưng vì một lý do nào đó, sau khi di chúc chung đã được lập, vợ chồng lại li dị, tài sản phân chia, đời sống hôn nhân không còn tồn tại, thì đương nhiên di chúc chung đã lập cũng không còn giá trị. Do vậy phải đang là vợ chồng, đang trong tình trạng hôn nhân hợp pháp thì di chúc chung của vợ chồng mới được pháp luật công nhận.
2.2. Điều kiện về nội dung và mục đích Nội dung di chúc chung của vợ chồng:
Nội dung của di chúc chung là tổng hợp ý kiến của vợ, chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung như chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế…được thể hiện trong di chúc chung.
Khoản 2, Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
“Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.”
“Đạo đức xã hội là những chuẩn mực, ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. [8, Điều 128].
Di chúc chung của vợ chồng phải đảm bảo các nội dung được quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nội dung trong di chúc là những vấn đề cụ thể được vợ, chồng thể hiện trong bản di chúc đó:
Có thể bạn quan tâm!
- Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 2
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Về Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng; Sơ Lược Lịch Sử Vấn Đề Qua Các Thời Kỳ
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Chế Định Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng Tại Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử.
- Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 6
- Sửa Đổi, Bổ Sung, Hủy Bỏ Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng
- Bất Cập Về Quyền Lập Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng Và Nguyên Tắc Tự Nguyện Cá Nhân Trong Việc Lập Di Chúc.
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Ngày, tháng, năm lập di chúc
Đây là thủ tục đơn thuần nhưng hết sức quan trọng về mặt nội dung, có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định thời điểm lập di chúc, di chúc nào có trước, di chúc nào có sau, thời điểm lập di chúc là căn cứ để xác định hiệu lực pháp luật của bản di chúc; khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với tài sản thì chỉ có bản di chúc sau có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra ngày, tháng, năm lập di chúc còn là mốc thời gian để xác định di chúc đó có bị coi là vi phạm các quy định củ pháp luật hiện hành vào thời điểm mà di chúc được lập hay không.
Như vậy, việc ghi rõ ngày, tháng, năm là một thủ tục đơn thuần nhưng hết sức quan trọng về mặt nội dung. Khi vợ, chồng lập di chúc chung, vấn đề này cần được thể hiện rõ ràng trong bản di chúc, có như vậy nội dung của di chúc mới thể hiện đầy đủ tính hợp pháp.
Họ, tên và nơi cư trư trú của hai vợ chồng:
Vì di chúc là ý chí của một bên chủ thể trong giao dịch dân sự đơn phương nên trong di chúc cần phải xác định rõ họ, tên của những người lập di chúc có ý chí đó. Hơn nữa, di chúc chung của vợ, chồng là di chúc do cả hai vợ chồng cùng thống nhất lập ra để định đoạt khối tài sản chung của mình vì vậy cần phải có đầy đủ họ tên của cả vợ và chồng thì mới thể hiện được đây là di chúc chung do vợ, chồng cùng lập. Mặt khác, địa điểm mở thừa kế, nơi đăng kí từ chối nhận di sản, thẩm quyền giải quyết của Toà án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua nơi cư trú của người lập di chúc.
Nếu vợ, chồng có cùng nơi cư trú thì ghi rõ: “nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống” [8, điều 55].
Trường hợp “vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận” [8, điều 55] thì ghi nơi cư trú của từng người.
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản:
Pháp luật quy định người thừa kế có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân thì cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong di chúc, vợ và chồng phải ghi rõ đối tượng được hưởng di sản cũng như các điều kiện để đối tượng được hưởng di sản.
Di sản để lại và nơi có di sản:
- Di sản để lại: Trong di chúc chung của vợ, chồng phải xác định di sản thừa kế nhằm đảm bảo được quyền lợi của người hưởng thừa kế theo di chúc chung của vợ, chồng. Người lập di chúc phải ghi rõ di sản để lại gồm những gì và ở đâu. Đây cũng là căn cứ để qua đó xác định vợ, chồng lập di chúc có những tài sản gì, tài sản đó được phân định như thế nào, toàn bộ tài sản đã được định đoạt trong di chúc hay chưa. Quy định này của pháp luật với mục đích chủ yếu là nhằm hướng dẫn để người lập di chúc được rõ ràng, cụ thể.
- Nơi có di sản: Ngoài việc ghi rõ di sản, trong di chúc vợ, chồng phải ghi rõ nơi có di sản để sau khi vợ, chồng chết, những người thừa kế dựa vào đó dễ dàng xác định được địa điểm tồn tại của di sản. Đặc biệt, trong những trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của vợ, chồng thì việc ghi nơi có di sản là cơ sở để xác định địa điểm mở thừa kế được dễ dàng.
Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ:
Cũng như di chúc cá nhân, khi lập di chúc chung của vợ, chồng, về nguyên tắc tất cả những người hưởng thừa kế đều phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trên cơ sở tương ứng với phần tài sản mà mình được hưởng. Tuy nhiên việc giao nghĩa vụ cho những người thừa kế là một trong những quyền tự định đoạt của vợ, chồng lập di chúc. Do vậy, trong di chúc chung của vợ, chồng có thể giao riêng nghĩa vụ cho mỗi người trong số những người thừa kế để người đó thực hiện. Nếu vợ, chồng lập di chúc như vậy, thì trong di chúc phải ghi rõ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào phải thực hiện nghĩa vụ và ghi rõ nội dung nghĩa vụ đó. Việc thực hiện nghĩa vụ của những người thừa kế sẽ được xác định trong phạm vi phần di sản mà những người đó được hưởng.
Như vậy, trong bản di chúc chung của vợ chồng sẽ có ngày, tháng, năm lập di chúc; tên người nhận phần tài sản là ai, được bao nhiêu, có nghĩa vụ gì không. Nếu di chúc chung của vợ chồng lập ra không có tính chất định đoạt tài sản của vợ, chồng cho những người thừa kế mà chỉ là sự căn dặn, sắp đặt
thì không phải là di chúc thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự. Ở đây không có sự chuyển dịch tài sản cho những người thừa kế, những người thừa kế được nhắc đến cũng không xác định cụ thể là cá nhân, tổ chức nào.
Về mặt lý thuyết khi lập di chúc chung vợ, chồng không loại trừ khả năng chỉ định lẫn nhau làm người hưởng di sản của người chết trước. Việc vợ, chồng tự định đoạt tài sản cho người kia có được pháp luật cho phép hay không? Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định về vấn đề này. Có thể thấy rằng hiệu lực di chúc chung chỉ phát sinh từ thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Nếu người này là người thừa kế của người kia và đều không còn vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc chung lúc này không có giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên nếu vợ, chồng chỉ định đoạt một phần tài sản trong khối di sản chung của người kia, còn những phần khác giành cho những người thừa kế khác thì khi cả hai vợ, chồng cùng chết thì phần di chúc định đoạt tài sản cho những những người thừa kế khác vẫn có hiệu lực. Nếu một người chết trước, người còn sống sửa đổi phần di chúc liên quan đến tài sản của mình trong khối tài sản chung thì khi đó, phần di chúc của người chết trước có hiệu lực pháp luật. Trong phần di chúc có hiệu lực ấy lại có sự định đoạt một phần di sản cho người chồng hoặc người vợ còn sống. Như vậy, người chồng hoặc người vợ còn sống là người thừa kế theo di chúc của người chết trước.
Chúng ta có thể tìm hiểu qua các ví dụ sau:
Theo Bản án số 1/2011/DS-ST ngày 24 tháng 5 năm 2011 giải quyết tranh chấp về thừa kế liên quan đến di chúc chung. Bên nguyên đơn: Bà Phạm Thị Kim Dung, sinh năm 1959; cư trú: Phường Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội; bị đơn: ông Phạm Đăng Ngọc, sinh 1943, cư trú cùng phường Cát Linh.
Theo đơn khởi kiện, ngày 18 tháng 6 năm 2010 chị Phạm Thị Dung trình bày: Bố mẹ chị đã lập di chúc chung ngày 04/03/2002. Tài sản chung của bố, mẹ chị là cụ Phạm Đăng Cống (Mất năm 2007) và mẹ là cụ Nguyễn Thị Âu (mất năm 2006). Tài sản chung của hai cụ có:
1) 98,4 mét vuông đất thuộc thửa số 183, tờ bản đồ số 7G-II-46, trên có nhà bê tông xây gạch, được cấp Giấy chứng nhận quyền sở ưhũ nhà ở và quyên sử dụng đất ở số 10109030184 ngày 12/6/2001.
2) 104 mét vuông đất thuộc thửa số 203, tờ bản đồ 7G-II-46 trên có nhà bê tông gạch, có giấy chứng nhận quyền sở ưhũ nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10109030184 ngày 12/6/2001. Diện tích nhà trên đất này, do anh Bình chi xây dựng nên thuộc quyền sở hữu của anh Bình, chị không yeu cầu chia.
3) Nhà đất tại thôn Mỹ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai – Hà Nội đứng tên cụ Nguyễn Thị Âu. cụ Âu và cụ Cống đã lập chung di chúc giao cho anh Phạm Đăng Chung trực tiếp quản lý dùng vào việc thờ cúng bố mẹ và các cụ nội, ngoại nên chị không yêu cầu chia thừa kế diện tích đất này.
Ngày 4 tháng 3 năm 2002, cụ Phạm Đăng Cống và cụ Nguyễn Thị Âu lập di chúc chung với nội dung: Hai cụ quyết định bán căn nhà trên thửa đất số 183 (hiện đang có tránh chấp). 50% số tiền bán được sẽ gửi tiết kiệm để các cụ sinh sống, dưỡng già; 50% số tiền còn lại (sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan) sẽ được chia cho các con theo nguyên tắc con trai mỗi người được hưởng 3 phần thì con gái mỗi người được hưởng một phần mà không phân biệt thứ bậc. Sau khi di chúc được lập, các cụ không bán được nhà và đến năm 2006 cụ Âu chết; năm 2007 cụ Cống chết. Các con của hai cụ gồm: Ông Phạm Đăng Chung; ông Phạm Đăng Bình; bà Phạm Thị Liên; bà Phạm Thị Diệp; bà Phạm Thị Chi.
Toà áp dụng các Điều 646, 649, khoản 4 Điều 650, Điều 652, 653, 657,
658, 663, 664, 668 Bộ Luật dân sự để giải quyêt.
Toà quyết định sau khi đã xác định giá trị di sản theo giá thị trường tại thời điểm đó là 9.840.000.000 đồng:
1) Chia thừa kế theo di chúc cho 03 người con trai của cụ Cống và cụ Âu gồm: ông Phạm Đăng Ngọc, Phạm Đăng Bình, Phạm Đăng Chung mỗi người được hưởng 3 kỷ phần là 756.923.077 x 3 = 2.270.769.230 đồng;
2) Chia thừa kế cho 4 người con gái là: bà Phạm Thị Kim Dung, bà Phạm Thị Liên, bà Phạm Thị Diệp, bà Phạm Thị Chi mỗi người được hưởng một kỷ phần trị giá 756.923.077 căn cứ vao cách chia trên, toà án đã chia bằng hiện vật.
Căn cứ vào bản án trên, nhận thấy chia di sản theo di chúc chungg của vợ chồng trong trường hợp cả hai vợ chồng đều đã chết thì không mấy khó khăn. Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng còn sống nà muốn sử đổi, bổ sung di chúc thì chắc chắn rằng việc giải quyết các tranh chấp sẽ không đơn giản.
Mục đích di chúc chung của vợ, chồng.
Mục đích của di chúc chung của vợ, chồng là sự định đoạt tài sản chung của vợ, chồng cho những người thừa kế. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không phải là vợ, chồng định đoạt tài sản chung trong di chúc chung ấy thì sẽ không được coi là di chúc chung và dĩ nhiên sẽ không phải chịu sự ràng buộc của hiệu lực di chúc chung ấy. Nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc chung, thì mỗi người đều có quyền tự do định đoạt cũng như thay đổi phần liên quan đến tài sản riêng trong di chúc chung ấy mà không cần sự đồng ý của người kia. Nếu vợ, chồng cùng định đoạt tài sản của mỗi người trong một tờ di chúc thì cũng không được coi là di chúc chung.
Trong di chúc chung của vợ, chồng pháp luật không đặt ra vấn đề ủy quyền cho người kia lập di chúc chung thay mình, ủy quyền việc ký thay di chúc chung cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung di chúc chung. Điều này xuất phát từ ý chí chung thống nhất, tự nguyện của vợ, chồng
trong các nội dung của di chúc chung. Ý chí của mỗi người đều được tuân thủ tuyệt đối.
2.3. Điều kiện về ý chí
Ý chí của vợ, chồng lập di chúc chung là dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó ý chí này phải là ý chí đích thực. Di chúc chỉ được coi là có sự tự nguyện khi nó dựa trên sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của cả hai vợ, chồng.
Điểm c, khoản 1, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”. Nguyên tắc tự nguyện cũng là một trong những nguyên tắc căn bản trong pháp luật Dân sự. Tự nguyện là việc thực hiện theo ý mình, do mình mong muốn, không phụ thuộc vào bất kỳ một chủ thể nào khác. Sự tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất mong muốn chủ quan, mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó. Trong trường hợp này là quyền tự do định đoạt tài sản của vợ, chồng trong di chúc chung, cả hai đều đạt được sự đồng thuận và không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng bức. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi khi không có sự tự nguyện, giao dịch có thể rơi vào các trường hợp vô hiệu do giả tạo, nhầm lẫn hoặc lừa dối, đe dọa. Việc lập di chúc chung phải được vợ, chồng bàn bạc thỏa thuận, tự nguyện, thống nhất. Kết quả của sự thỏa thuận chung đó được thể hiện ở một văn bản thống nhất là di chúc chung của vợ, chồng, trong đó có chữ ký xác thực của cả hai vợ, chồng.
Tính chất thỏa thuận thống nhất trong di chúc chung phải xuyên suốt từ quá trình hình thành, tồn tại đến khi chấm dứt di chúc ấy. Vợ, chồng thống nhất lập di chúc chung mới chỉ là cái vỏ ngoài của bản di chúc ấy. Quan trọng hơn là trong di chúc chung của mình định đoạt cái gì, cho ai, bao nhiêu thì vợ chồng phải cùng nhau bàn bạc, quyết định nội dung cụ thể từng vấn đề mà