Bất Cập Về Quyền Lập Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng Và Nguyên Tắc Tự Nguyện Cá Nhân Trong Việc Lập Di Chúc.


Việc lập di chúc chung của vợ, chồng có thể làm giảm hoặc thậm chí làm mất đi tính hợp lý mà pháp luật quy định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, không thể sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung nếu vợ, chồng không đồng thuận. Pháp luật cho quyền vợ, chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung và cũng cho quyền vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Nhìn chung, tinh thần của quy định này có vẻ rất tiến bộ. Tuy nhiên, để một bên vợ hoặc chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì phải được sự đồng ý của người kia. Quy định này làm hạn chế quyền sở hữu của một bên vì khi muốn thay đổi phải được sự đồng ý của bên kia. Điều đó có nghĩa là nếu một bên không đồng ý thì bên còn lại không thể có bất kỳ thay đổi nào đối với nội dung di chúc đã lập. Như vậy, vô hình chung việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung rất khó thực thi. [20, tr 2]

Thứ hai, mất quyền sở hữu vì tài sản đưa vào lập di chúc phải luôn là di sản. Luật chỉ quy định nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình mà không cho họ quyền được hủy bỏ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của họ. Quy định về quyền sửa đổi, bổ sung di chúc của một bên vợ chồng đối với phần tài sản của họ khi người kia chết là vô nghĩa bởi vì dù có sửa đổi, bổ sung di chúc thì họ vẫn không tự mình định đoạt được phần tài sản của họ khi còn sống mà phần tài sản đó lại được xem như phần di sản bắt buộc để lại cho người nào đó sau khi họ chết. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi tồn tại di chúc chung và một bên vợ chồng đã mất thì người còn lại coi như mất quyền sở hữu đối với phần tài sản mà mình đã đưa vào di chúc chung đó.

Thứ ba, thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung triệt tiêu quyền khai nhận di sản và quyền tranh chấp thừa kế khi một bên trong di chúc chung còn sống. Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định di chúc chung


của vợ, chồng chỉ có hiệu lực khi cả hai người cùng chết hoặc người sau cùng chết. Những hệ lụy rắc rối kèm theo quy định này là tình trạng một bên vợ hoặc chồng còn sống hoặc người thừa kế không thể khai nhận di sản thừa kế khi người vợ hoặc chồng trong di chúc chết trước. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn khi có tài sản, tài sản là hợp pháp của mình nhưng không thể định đoạt, mua bán được khi đã trót đưa tài sản đó vào lập di chúc chung. Việc áp dụng đúng tinh thần theo quy định này sẽ làm triệt tiêu đi quyền tranh chấp thừa kế, yêu cầu phân chia di sản của những người đồng thừa kế khi một trong hai người lập di chúc còn sống vì nếu bên vợ hoặc chồng trong di chúc còn sống thì di chúc đó vẫn chưa có hiệu lực pháp luật.

Sau đây là một số ví dụ điển hình phản ánh những vướng mắc khi vợ chồng lập di chúc chung mà một bên vợ hoặc chồng chết trước, người còn lại cũng như người thừa kế theo di chúc không thể định đoạt di sản như bán, thế chấp...[24]

Ví dụ 1: Trường hợp ông T.V.T ở TP.Biên Hòa (Đồng Nai), vốn có nhà bạc tỉ nhưng cuối đời phải sống trong cảnh khổ. Vợ chồng ông lập di chúc chung để lại căn nhà duy nhất trị giá khoảng 2 tỉ đồng cho hai con.

Sau khi vợ mất, hai con bỏ rơi ông, không đứa nào chăm sóc vì chê cha khó tính, hay cáu gắt. Nay tuổi già sức yếu, ông T muốn bán căn nhà của mình để có tiền trang trải tuổi già mà không được. Bước đường cùng, ông khởi kiện yêu cầu Tòa hủy bỏ di chúc cũng bị tòa từ chối thụ lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Ví dụ 2: Trường hợp của ông V.T.H ở TP.Tân An (Long An). Thương người con gái độc thân, vợ chồng ông lập di chúc để lại căn nhà đang ở cho chị. Năm 2006, vợ ông qua đời và hai năm sau, ông H bị tai biến, nằm liệt tại chỗ. Việc chữa trị, chăm sóc ông rất tốn kém trong khi chỉ một tay người con gái bươn chải. Nợ nần chồng chất, ông H và con bàn nhau bán nhà trả nợ, còn


Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 8

lại mua một căn nhà nhỏ để sinh sống và dư một ít tiền làm vốn cho cô con gái.

Lúc người con đem hồ sơ nhà đất và tờ di chúc ra phòng công chứng khai nhận di sản thì bị từ chối. Quay sang tư vấn để có thể thay đổi nội dung di chúc, tự bán phần một nửa căn nhà của ông, luật sư cho biết việc sửa đổi di chúc chung của vợ chồng không được làm thay đổi bản chất nội dung của di chúc… Bán nhà hay thế chấp vay tiền ngân hàng đều không được, cha con ông H đành ngậm ngùi chấp nhận hoàn cảnh “thiếu trước hụt sau” trớ trêu ấy.

Hệ lụy rắc rối trên bắt nguồn từ Điều 668 BLDS năm 2005 quy định di chúc chung vợ chồng chỉ có hiệu lực khi cả hai người cùng chết hoặc khi người sau cùng chết. Theo đó, xảy ra tình trạng một bên vợ hoặc chồng còn sống hoặc người thừa kế không thể khai nhận di sản thừa kế khi người vợ hoặc chồng trong di chúc chung chết trước.

Việc áp dụng đúng tinh thần quy định này thì sẽ làm triệt tiêu đi quyền tranh chấp thừa kế, yêu cầu phân chia di sản của những đồng thừa kế khi một trong hai người lập di chúc còn sống vì nếu một bên vợ chồng trong di chúc chung còn sống thì di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật.


Kết luận chương 2

Đây là chương tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng. Qua nghiên cứu, học viên rút ra những kết luận cơ bản sau:

1. Khác với di chúc thông thường, chủ thể của di chúc chung vợ chồng là hai chủ thể độc lập - vợ và chồng cùng nhau lập di chúc chung. Tuy nhiên họ vẫn phải đáp ứng yêu cầu về chủ thể lập di chúc: đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Di chúc chung của vợ chồng phải thỏa mãn điều kiện về ý chí của chủ thể lập di chúc: khả năng nhận thức và tính tự nguyện. Vì vậy, sẽ không được coi là hợp pháp khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Vợ, chồng lập di chúc chung khi một trong hai người không còn đủ minh mẫn, sáng suốt.

- Di chúc được lập dưới sự tác động của người khác: Vợ, chồng lập di chúc chung khi bị người khác lừa dối; Chủ thể lập di chúc chung bị đe dọa; Vợ chồng lập di chúc chung khi bị cưỡng ép.

3. Giống như di chúc cá nhân, di chúc chung chỉ được coi là hợp pháp nếu nội dung không trái với các quy định của pháp luật, không vi phạm các quy tắc đạo đức xã hội.

4. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Tuy nhiên,khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

5. Việc quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng là thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết có ưu điểm đã đơn giản hoá việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo


di chúc chung một lần) tuy nhiên quy định này làm phát sinh những vấn đề phức tạp cần phải được chỉnh sửa.

6. Xuất phát từ những điểm không phù hợp trong các quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung, vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung … nên đã làm cho vợ chồng khi lập di chúc chung bị hạn chế quyền của mình đối với tài sản chung khi đưa vào di chúc chung.


CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1. Ưu điểm

Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho vợ, chồng cùng thể hiện được ý chí thống nhất trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng và nó đã góp phần vào thúc đẩy các quan hệ dân sự cũng như vấn đề tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự của chủ sở hữu tài sản. Hai vợ chồng thay vì phải phân chia di sản chung để lập di chúc riêng để định đoạt phần tài sản của mình thì có thể thống nhất trong một di chúc chung của cả hai.

Điều 668 Bộ luật Dân sự 2005 ghi nhận: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Quy định này đã đơn giản hóa việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần).

3.2. Bất cập

Nhiều luật gia ủng hộ cho quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chung, thay vì mỗi bên chỉ được lập di chúc cá nhân. Vấn đề tưởng chừng như đơn giản và không có gì phải bàn cãi nhưng qua công tác nghiên cứu cũng như qua tiếp cận với thực tiễn pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng đã cho thấy pháp luật hiện hành còn chưa quy định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật đã làm cho vấn đề càng trở nên rắc rối, mâu thuẫn.

3.2.1. Bất cập về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc.

Điều 646 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định rõ: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi


chết.” Tiếp đến điều 663 có quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Như vậy quyền thừa kế là quyền của cá nhân, thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, mà không thể là quyền của cơ quan, tổ chức. Như vậy điều 663 quy định di chúc chung của vợ, chồng đã tạo ra sự mâu thuẫn so với điều 646; quy định cho phép vợ, chồng có thể lập di chúc để định đoạt tài sản chung là mâu thuẫn với nguyên tắc quyền tự định đoạt của cá nhân. Việc thừa nhận di chúc chung của vợ chồng sẽ dẫn đến các vấn đề pháp lý phức tạp như xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung; việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung…

Trước khi đi đến một di chúc thể hiện sự định đoạt đối với tài sản chung, cả vợ và chồng phải có sự thỏa thuận, cùng nhau bàn bạc, thống nhất, dựa trên sự tự nguyện của từng người, người này không được áp đặt, lấn áp ý chí của người kia. Tuy nhiên cho dù cả hai đều bình đẳng với nhau và thực sự tự nguyện thì sự khách quan, trung thực của mỗi bên cũng khó được đảm bảo. Bên cạnh đó ý chí, quyết định của một trong hai người lại không phải là căn cứ quyết định đối với di chúc chung của vợ, chồng; cho dù sự mong muốn đó hoàn toàn dựa trên lợi ích của người còn lại. Trong khi bản chất của thừa kế được Luật Dân sự ghi nhận là ý chí của cá nhân, thế nhưng đối với di chúc chung của vợ chồng lại phải được sự nhất trí của người còn lại, cho dù đó là ý chí để quyết định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung.

Tuy nhiên nếu thiên về nguyên tắc củng cố tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình thì việc quy định về di chúc chung của vợ, chồng là điều cần thiết. Lập di chúc chung nhằm tạo ra giải pháp phòng ngừa, tạo ra sự chế ước đối với người chủ gia đình để bảo vệ quyền thừa kế của những người thân thích khác trong gia đình.

3.2.2. Bất cập về nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ, chồng


Di chúc chung chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng

Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.” Theo đó, nội dung và mục đích của di chúc chung là để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng. Nhưng sẽ phức tạp nếu vợ, chồng vừa có tài sản chung, vừa có tài sản riêng mà họ lại muốn định đoạt cả hai loại tài sản này trong cùng một di chúc. Trong trường hợp đó sẽ có nhiều vấn đề phát sinh đó là hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng sẽ được xác định như thế nào; sau khi một bên vợ hoặc chồng chết thì phần di chúc liên quan tới tài sản riêng của họ có hiệu lực hay chưa…Đây là những vấn đề mà Bộ luật Dân sự 2005 chưa tiên liệu hết. Điều này sẽ dẫn tới hai hệ quả sau:

Thứ nhất, khi vợ, chồng muốn lập di chúc chung thì di chúc đó chỉ được định đoạt tài sản chung. Nếu vợ, chồng muốn định đoạt phần tài sản riêng thì họ phải lập một tờ di chúc khác. Điều này sẽ gây ra trở ngại tâm lý không nhỏ khi một người muốn lập di chúc chung, vì như thế sẽ tạo thêm ra nhiều khó khăn cho các bên liên quan như phải lập nhiều tờ di chúc khác nhau thay vì chỉ cần duy nhất một tờ di chúc.

Thứ hai, nếu trong di chúc chung vợ chồng định đoạt cả tài sản chung và tài sản riêng thì di chúc đó sẽ phát sinh hiệu lực vào hai thời điểm khác nhau. Điều này dẫn tới việc chỉ dựa vào một tờ di chúc, người ta phải chia thừa kế nhiều lần trên cùng di sản của một người. Từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác như việc xác định người thừa kế, hiệu lực của di chúc…

Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ, chồng

Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định rõ những trường hợp bị cấm đoán khi lập di chúc chung. Tuy nhiên trong trường hợp hai bên lập di chúc để thừa kế lẫn nhau thì di chúc đó có hiệu lực hay không? Việc cho phép vợ chồng khi lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau đã làm thay đổi bản chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023