Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Di Chúc Chung Của Vợ Chồng

người làm chứng hoặc văn bản được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở sự bàn bạc và thống nhất chặt chẽ.

- Vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung bất cứ khi nào. Tuy nhiên, khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung phải được sự đồng ý của bên còn lại. Nếu một người đã chết thì người còn lại chỉ có thể sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

- Việc quy định thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết hoặc thời điểm cả hai người cùng chết mặc dù đã có ưu điểm tối giản hóa số lần phân chia di sản thừa kế so với BLDS 1995 nhưng lại làm phát sinh những vấn đề phức tạp sau đó. Điều đó dẫn đến việc BLDS 2015 đã hủy bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng nói chung và thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật cũng như thực tiễn xét xử tại TAND các cấp về vấn đề di chúc chung vợ chồng lại phát sinh nhiều bất cập. Có thể kể đến như thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn, bệnh tật nhưng họ không thể chuyển nhượng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. Thêm vào đó, thực tiễn đã có những câu hỏi xoay quanh trường hợp trong thời gian người vợ, chồng còn sống đã sử dụng di sản chưa phân chia vào sản xuất kinh doanh, thu được những lợi nhuận thì lợi nhuận phát sinh này được xem là di sản thừa kế hay thuộc quyền sở hữu của người vợ, chồng còn sống đó? Không những vậy, quy định về di chúc chung vợ chồng còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế của bên chết trước vì họ cũng phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới được phân chia di sản. Hơn nữa, điều này thực tế còn ảnh hưởng khá nặng nề đến lợi ích của các chủ nợ,

đặc biệt là các ngân hàng; bởi lẽ, theo quy định, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán trước khi chia di sản theo những thứ tự ưu tiên. Vấn đề được đặt ra là, người chồng, vợ chết trước có nghĩa vụ về tài sản với người khác do có hành vi gây thiệt hại, do vay tài sản… thì quyền tài sản của các chủ nợ đó được giải quyết như thế nào, khi mà những người thừa kế chưa được hưởng di sản? Người chồng, vợ còn sống có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ từ tài sản của người chết để lại với tư cách là người thừa kế hay là người được uỷ nhiệm, pháp luật thời bấy giờ vẫn không quy định cụ thể. Bên cạnh đó, việc tồn tại di chúc chung vợ chồng còn phát sinh nhiều vướng mắc trong quy định về thời hiệu thừa kế, khi trong một số trường hợp, khi người còn lại chết thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của người chết trước cũng đã hết.

- Hiểu được những điểm hạn chế, không phù hợp trong quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng, về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng đã làm cho vợ chồng bị hạn chế quyền của mình đối với tài sản chung khi đưa vào di chúc, làm sai lệch về bản chất của di chúc là một văn bản pháp lý đơn phương của cá nhân, nên BLDS 2015 hiện hành đã không còn quy định về di chúc chung của vợ chồng nữa.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY


3.1 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

3.1.1 Thực tiễn thực hiện quy định về hình thức của di chúc chung

Di chúc chung được lập dưới hình thức miệng hoặc văn bản theo thủ tục chặt chẽ như cá nhân lập. Tuy nhiên, thực tiễn lại cho thấy điểm bất cập:

Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 8

- Đối với di chúc được lập theo hình thức văn bản viết tay (Điều 655 BLDS 2005): “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào di chúc”. Theo cách hiểu trên, hai người phải cùng lúc cùng viết một nội dung trên cùng một tờ di chúc, cùng ký tên trên di chúc. Điều này là không thể xảy ra, nếu hiểu điều này có nghĩa là hai người phải cùng viết giống nhau, cùng một nội dung hoặc thành 02 đoạn khác nhau trên di chúc, nếu vậy nó lại có nghĩa là di chúc của từng cá nhân chứ không phải là di chúc chung nữa. Nếu ủy quyền cho bên còn lại viết nội dung của di chúc thì lại trái với nguyên tắc di chúc tự viết tay.

- Đối với di chúc được lập theo hình thức miệng, tuy nhiên, di chúc chung không thể được lập dưới hình thức này. Một là, muốn lập di chúc chung thì vợ chồng phải bàn bạc, thống nhất, trong tình trạng tính mạng bị đe dọa thì điều này khó có thể xảy ra. Trường hợp này có nghĩa là một người lập di chúc miệng theo ý chí chủ quan của mình không có sự thống nhất của bên kia. Hai là, di chúc miệng phải được lập dưới sự chứng kiến của ít nhất hai người, vậy ý chí thể hiện ở đâu? Hai người cùng lập di chúc làm sao có thể cùng nói, nếu một người nói người còn lại đồng ý thì há chẳng nó lại là ủy quyền lập di chúc hoặc chính người đồng còn lại lại trở thành người hưởng di sản theo di chúc miệng của người đã lập.

3.1.2 Thực tiễn thực hiện quy định về nội dung và mục đích của di chúc chung

Nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ chồng là nhằm định đoạt tài sản chung của vợ chồng, vậy:

Thứ nhất, nếu di chúc chung của vợ chồng chỉ định đoạt một phần tài sản chung thì phần tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật hoặc vợ hoặc chồng sẽ phải lập di chúc chung khác. Trường hợp này nên hiểu là thay thế di chúc hay không trong khi cả hai di chúc đều định đoạt tài sản chung của vợ chồng?

Thứ hai, nếu di chúc chung chỉ định đoạt tài sản chung mà vợ chồng có những tài sản riêng sẽ dẫn đến tình trạng phải lập thêm bản di chúc nữa để định đoạt khối tài sản riêng của từng người. Như vậy sẽ dẫn tới hiện trạng một người có thể có từ 2 bản di chúc trở lên, điều này làm việc chia thừa kế của một bên vợ chồng chết trước phức tạp hơn, bản di chúc riêng sẽ được chia ngay, bản di chúc chung phải đợi đến khi người sau cùng chết đi, như vậy, tài sản của một người phải được chia tối thiểu đến ba lần mới hết. Từ đó phát sinh ra nhiều hệ lụy khác như người thừa kế bắt buộc, người thừa kế thế vị, sự ra đời của những người mới nằm trong hàng thừa kế,…

* Về thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng


BLDS 2005 không quy định rõ trường hợp bị cấm khi lập di chúc chung. Điều này sẽ tạo ra tình huống khó xử, như việc hai bên lập di chúc để thừa kế lẫn nhau thì di chúc đó có hiệu lực không? Việc cho phép vợ chồng lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau đã biến di chúc chung thành giao dịch pháp lý song phương và có đền bù làm thay đổi bản chất của di chúc. Việc pháp luật không cấm vợ chồng lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau dẫn đến hệ lụy sự thông đồng giữa vợ và chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ, làm gia tăng nguy cơ phản bội giữa các bên, giả mạo di chúc, trục lợi bất chính di sản của nhau.

* Xâm phạm đến quyền của người thừa kế bắt buộc là một bên còn lại


Người được thừa kế bắt buộc gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động có quyền được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu di chúc không cho họ hưởng hoặc hưởng ít hơn 2/3 của một suất. Tình huống đặt ra là di chúc chỉ để lại thừa kế cho một người thì những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc có được chia không? Vậy nếu người vợ hoặc chồng còn sống khởi kiện đòi chia thừa kế theo diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì cơ sở để giải quyết là ở đâu?

3.1.3 Thực tiễn thực hiện quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung

Thứ nhất, khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của bên còn lại, vậy nếu người còn lại không đồng ý thì không được phép sửa. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự định đoạt tài sản thuộc sở hữa của cá nhân, đồng thời cũng vi phạm nguyên tắc tự do lập di chúc.

Thứ hai, người sống còn lại chỉ có quyền sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Điều này thể hiện sự không thống nhất trong điều luật. Nếu đã cho phép một bên được phép sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình khi một bên chết trước thì cũng phải cho sửa đổi, bổ sung di chúc khi hai bên còn sống mà không đồng ý với việc sửa đổi, bổ sung.

3.1.4 Thực tiễn trong việc xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Như đã phân tích ở trên, đối với di chúc chung của vợ chồng không để lại thừa kế cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và cũng không dành di sản cho một bên vợ chồng những người đó có được

quyền khởi kiện chia thừa kế không? Nếu một bên vợ chồng còn sống khởi kiện đòi hưởng 2/3 của một suất trong phần tài sản chung thì sẽ được chia như thế nào?

Cũng đặt ra vấn đề cách xác định một suất thừa kế theo pháp luật là như nào? Theo TS. Phạm Văn Tuyết xác định thì “một suất thừa kế theo pháp luật là kết quả của một phép chia, trong đó, số bị chia là tổng giá trị di sản thừa kế mà như đã xác định thì di sản thừa kế là toàn bộ di sản của người chết để lại sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại và các khoản chi phí có liên quan, số chia là tổng số những người thừa kế theo pháp luật” [15, tr.213]. Đó là cách xác định đối với di chúc của cá nhân, nếu một trong hai bên vợ chồng chết trước mà di chúc chung không để lại thừa kế cho con chưa thành niên thì trường hợp này có được khởi kiện để hưởng 2/3 của một suất không? Và một suất thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định thế nào?

3.1.5 Thực tiễn thực hiện quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc

Về quy định này có những điểm tồn tại như sau:


Thứ nhất, phải chia thừa kế nhiều lần đối với phần di sản của người vợ hoặc chồng chết trước. Thực tế, một người có thể có nhiều tài sản cả tài sản chung và tài sản riêng, nên nếu căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của di chúc “người sau cùng chết” thì số lần chia thừa kế tối thiểu là hai lần, một lần cho tài sản riêng khi một người chết trước, một lần cho tài sản chung khi người sau cùng chết đi. Điều này dẫn đến hệ lụy: xác định người thừa kế của người chết trước, xác định di sản, xác định nghĩa vụ trả nợ với bên thứ ba, thậm chí xảy ra trường hợp Tòa án không thụ lý 2 lần đối với vụ kiện chia di sản thừa kế của một người.

Thứ hai, đối với di sản thừa kế chưa chia: trường hợp một bên chết trước thì di chúc chung chỉ có hiệu lực tại thời điểm người sau cùng chết đi, vậy di sản chưa chia của người chết đi trước mà người còn lại sử dụng thì sẽ được xử lý thế nào? Trong quá trình sử dụng khối di sản đó nếu sinh lời thì lợi nhuận đó có được đem ra chia di sản thừa kế không hay sẽ thuộc sở hữu của người quản lý, kinh doanh di sản đó? Nếu gây lỗ thì ai sẽ là người bù?

Thứ ba, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước. Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung, hoặc người vợ hoặc người chồng còn sống và sống lâu hơn những người thừa kế của người chết như cha, mẹ già yếu, con chưa thành niên cần tiền chữa bệnh làm những người này mất quyền hưởng di sản. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp của những cá nhân trên thực tế.

Thứ tư, gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản. Nếu những người thừa kế của vợ hoặc chồng quá cố hoặc những người được chỉ định trong di chúc chết sau thời điểm mở thừa kế nhưng chết trước khi di chúc chung có hiệu lực thì họ có được hưởng thừa kế nữa không, có được chia thừa kế thế vị không? Hoặc những người thuộc diện thừa kế hợp pháp nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, người chồng sau,…), thì họ có được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không. Đây là những vấn đề chưa được BLDS 2005 không giải quyết được.

Thứ năm, ảnh hưởng tới những đối tượng liên quan đến nghĩa vụ tài sản. Những người hưởng thừa kế có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi tài sản do người chết để lại. Trong khi quy định về hiệu lực như vậy làm ảnh hưởng quyền lợi của những đối tượng có liên quan đến nghĩa vụ tài sản, đặc biệt nghĩa vụ liên quan đến tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ và các khoản nợ đối với cá nhân, ngân hàng hoặc chủ thể khác.

3.2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

BLDS 2015 đã bãi bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng, vậy, di chúc chung vợ chồng được lập sau thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực thì có được pháp luật ghi nhận hay không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Trước việc BLDS 2015 không giữ lại quy định về di chúc chung của vợ chồng, câu hỏi đặt ra là phải xử lý như thế nào đối với trường hợp những cặp vợ chồng vẫn muốn duy trì văn hóa lâu đời là lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Câu trả lời khá dễ dàng nếu họ lập di chúc chung trước khi BLDS mới được thông qua có hiệu lực (ngày 1/1/2017). Vấn đề phức tạp hơn khi những người này lập di chúc từ khi BLDS mới có hiệu lực pháp luật.

3.2.1 Trước khi BLDS 2015 có hiệu lực

*Ưu việt của di chúc chung của vợ chồng


Lợi ích đầu tiên của việc lập di chúc chung của vợ chồng là tạo điều kiện cho khối tài sản chung được duy trì. Ngoài ra, với quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, người còn sống được bảo vệ rất tốt, an toàn trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời. Đây cũng là một ưu việt của di chúc chung của vợ chồng.

Xem xét một vụ việc đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm năm 2013 với tình tiết như sau: Cụ Đồng và cụ Lư lập “Tờ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023