Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Về Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng; Sơ Lược Lịch Sử Vấn Đề Qua Các Thời Kỳ


Di chúc chung vợ, chồng dùng để định đoạt khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng. Khi vợ chồng còn sống, quyền sở hữu chung hợp nhất đối với khối tài sản chung được pháp luật bảo đảm thông qua các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Việc lập di chúc để phân chia tài sản là một trong các biểu hiện của quyền tự định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Vợ chồng có quyền thỏa thuận để lại di chúc cho bất cứ người nào tức là có quyền chỉ định người thừa kế và cũng có thể truất quyền thừa kế của người thuộc diện thừa kế. Người thừa kế theo di chúc chung của vợ, chồng có thể là Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân bất kỳ theo sự chỉ định của người để lại di chúc.

Hai là, Quyền phân định tài sản cho người thừa kế:

Ngoài việc lựa chọn người được hưởng di sản thì việc phân định phần di sản cho từng người thừa kế là một trong những vấn đề cần thỏa thuận. Vấn đề này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của hai vợ chồng mà không căn cứ vào mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng hay huyết thống. Vợ chồng để lại toàn bộ di sản được định đoạt trong di chúc cho một người hoặc để lại di sản cho nhiều người, phần di sản mà mỗi người được hưởng theo di chúc có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.

Ba là, Quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ

cúng:

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho

người khác. Phần tặng cho này chỉ có hiệu lực cùng với hiệu lực của di chúc. Việc vợ chồng định đoạt khối tài sản chung còn thể hiện trong việc vợ, chồng có quyền dùng một phần di sản vào việc thờ cúng. Theo phong tục, tập quán và văn hóa của người Việt, con cháu thờ cúng ông bà tổ tiên là một nét văn hóa, nó giúp thế hệ sau tưởng nhớ đến thế hệ trước.

Bốn là, Quyền giao nhiệm vụ cho người thừa kế:


Cùng với việc nhận được di sản người thừa kế có thể được giao thêm các nghĩa vụ khác nhau. Việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế không phải là đặt điều kiện trong di chúc. Những nghĩa vụ được giao cho người thừa kế là những nghĩa vụ mà khi còn sống vợ, chồng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong. Việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế không phải là đặt điều kiện trong di chúc. Pháp luật về thừa kế hiện hành không cho phép người lập di chúc đặt điều kiện cho người hưởng thừa kế.

Năm là, Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người chia di sản: Thông thường sau khi lập di chúc vợ, chồng sẽ cùng nhau tự lưu giữ di chúc chung, cũng có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hay gửi người khác. Trong quá trình bảo quản, giữ di chúc của vợ, chồng có thể cho những người khác biết về việc có bản di chúc chung hoặc để đến trước khi chết mới công bố công khai sự tồn tại của di chúc chung đó để đến khi chết bản di chúc được biết đến.

Sáu là, Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:

Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với các phần trong di chúc trước đó. Vợ, chồng có thể sửa đổi người được hưởng thừa kế; sửa đổi quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Bổ sung di chúc là vợ hoặc chồng có thể thêm vào nội dung của di chúc gồm: thêm người thừa kế, định đoạt thêm phần tài sản mà di chúc lập trước đó chưa đề cập…

Nếu người lập di chúc bổ sung, mà phần di chúc bổ sung vẫn hợp pháp thì di chúc đã lập và phần di chúc bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp “nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật” [8, khoản 2, điều 662].


Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho di chúc cũ. Do đó di chúc trước coi như không có hiệu lực.

Hủy bỏ di chúc là việc người để lại di sản từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi là chưa tồn tại di chúc chung.

Thông qua việc phân tích các đặc điểm của di chúc chung của vợ, chồng cho thấy di chúc chung của vợ chồng có một số điểm đặc thù, khác biệt với di chúc thông thường như sau:


Tiêu chí

Di chúc thông thường

Di chúc chung của vợ, chồng

Chủ thể lập di

chúc

Pháp luật chỉ cho phép 1 cá nhân có quyền lập di chúc riêng để định đoạt tài sản

của mình

Pháp luật cho phép 2 người: vợ và chồng được lập di chúc chung để định đoạt tài sản trên cơ sở hôn

nhân tồn tại.


Mục đích

Dùng để định đoạt tài sản riêng của người lập di chúc và tài sản nằm trong khối tài

sản chung với người khác

Chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng, không bao gồm tài sản riêng của vợ hoặc

chồng.


Tài sản

Phải là tài sản của người lập di chúc có quyền sở hữu hợp pháp, bao gồm tài sản riêng và phần tài sản trong khối tài sản chung với người

khác

Là tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng, không bao gồm tài sản riêng; nếu vợ hoặc chồng định đoạt tài sản riêng trong di chúc chung thì cũng không được xem là một

phần di chúc chung của vợ chồng


Hình thức

Bằng văn bản hoặc bằng miệng, đáp ứng các điều

kiện pháp luật quy định.

Bằng văn bản hoặc bằng miệng, đáp ứng các điều kiện pháp luật

quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 3



Tiêu chí

Di chúc thông thường

Di chúc chung của vợ, chồng

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di

chúc

Cá nhân lập di chúc có quyền tuyệt đối khi sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc, không phụ thuộc vào

người khác.

Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc khi cả hai người còn sống và đồng thuận với nhau.

Người hưởng

thừa kế

Không bao giờ là người lập ra di chúc.

Vợ hoặc chồng có thể lập di chúc để thừa kế lẫn nhau.


Hiệu lực pháp luật

Điều 667 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời

điểm vợ, chồng cùng chết”.


Quản lý di sản

Có thể được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Và người này chỉ có thể bảo quản, tránh sự hao hụt của di sản. Nếu di sản phát sinh hoa lợi, lợi tức thì thuộc di sản thừa kế.

Nếu một người chết trước, người vợ hoặc chồng còn lại quản lý, sử dụng và phát triển khối tài sản của vợ, chồng. Sau thời điểm một người chết, người còn lại phát triển di sản và làm ra tài sản mới thì đó là tài sản riêng của người đó, không nằm trong khối di sản mà vợ, chồng đã định đoạt trong di

chúc chung.


1.1.3. Cơ sở thiết lập di chúc chung của vợ, chồng

Khác với di chúc của cá nhân thể hiện ý chí cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, di chúc chung được thiết lập trên cơ sở


quan hệ hôn nhân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung của vợ, chồng. Tại sao pháp luật lại quy định chủ thể có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản của mình sau khi chết chỉ có thể là vợ, chồng mà không trao quyền này cho những người khác, bởi lẽ:

Thứ nhất, về mối quan hệ vợ, chồng: vợ, chồng là khái niệm chỉ hai cá nhân nam nữ độc lập trong xã hội, gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân hợp pháp. Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi là vợ chồng phải “có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” (7, điều 19). Xuất phát từ bản chất của hôn nhân, vợ chồng cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình, cùng chăm nom gia đình, giáo dục nuôi dưỡng các con.

Thứ hai, về tài sản: Cuộc sống chung của vợ, chồng cùng với tính chất của quan hệ hôn nhân đã xác lập đòi hỏi vợ chồng phải có khối tài sản chung. Và khối tài sản ấy sẽ là cơ sở kinh tế của gia đình, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình để từ đó thực hiện tốt các chức năng xã hội.

Thứ ba, về mối quan hệ của vợ, chồng với những người thừa kế: thông thường vợ, chồng lập di chúc chung để dịch chuyển di sản thừa kế cho những người có quan hệ huyết thống (các con đẻ của vợ, chồng; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của một bên vợ hoặc chồng) hoặc quan hệ nuôi dưỡng như con nuôi. Người thừa kế cũng có thể là cá nhân, tổ chức khác không thuộc các quan hệ trên nhưng điều đó ít khi xảy ra khi vợ chồng lập di chúc chung. Mặt khác dù vợ chồng có định đoạt tài sản chung hay không cho những người trong gia đình thì pháp luật cũng hạn chế sự định đoạt đó bằng điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Thứ tư, trong thực tiễn: vấn đề di chúc chung của vợ, chồng đã có từ lâu đời và ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nó thể hiện


truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo lý, tình nghĩa vợ chồng. Đó cũng là sự tất yếu để hình thành di chúc chung của vợ, chồng.

Từ sự tất yếu trên có thể nhận thấy quy định hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng có ý nghĩa rất quan trọng. Hiệu lực pháp luật di chúc chung giúp chia thừa kế theo di chúc chung một lần, nhằm tránh chia di sản nhiều lần vì điều luật quy định di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực từ hai thời điểm xác định là người sau cùng chết hoặc vợ chồng cùng chết. Di chúc chung của vợ chồng đảm bảo quyền sở hữu và quyền sử dụng di sản thừa kế của người sống, vì tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là loại tài sản chung hợp nhất, khi nó được định đoạt bằng một di chúc chung thì phần nào đó các quyền của người thừa kế sẽ được đảm bảo một cách tuyệt đối hơn so với việc không có di chúc hoặc di chúc riêng. Hơn nữa việc quy định di chúc chung của vợ, chồng phần nào ngăn chặn những mâu thuẫn trong gia đình đặc biệt khi một người chết trước, người còn sống quản lý di sản chưa chia, những người thừa kế theo di chúc chưa thể nhận di sản từ di chúc chung của vợ, chồng mà người vợ hoặc chồng còn sống. Di sản đang được quản lý đó cần luôn được đảm bảo rõ ràng, minh bạch.

1.1.4. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng

Trước đây, Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 1995 với tiêu đề “Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng” có quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật…”

Như vậy đối với Bộ luật Dân sự năm 1995 khi một người chết thì di chúc liên quan đến phần di sản của người chết có hiệu lực. Pháp luật thừa kế năm 1990 cũng theo hướng này: “Trong trường hợp di chúc do nhiều người


lập chung mà có người chết trước thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết trước có hiệu lực”. (khoản 1, Điều 23).

Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có sự sửa đổi đối với thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng. Theo điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Trước đây Bộ luật Dân sự cũng quy định trường hợp di chúc chỉ có hiệu lực khi người sau cùng chết nhưng với điều kiện là việc này được vợ chồng thỏa thuận trong di chúc. Cụ thể Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”. Như vậy, ngày nay không cần vợ chồng có thỏa thuận, di chúc vẫn chỉ có hiệu lực khi người cuối cùng chết hoặc cả hai cùng chết.

Với thực trạng trên khi vợ hay chồng chết, di chúc chưa có hiệu lực nên những người thừa kế theo di chúc chưa thể yêu cầu chia di sản. Tuy nhiên, quy định theo Bộ luật Dân sự năm 2005 làm phát sinh vấn đề về thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế. Bởi lẽ, thời điểm bắt đầu thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế không bắt đầu từ thời điểm di chúc có hiệu lực mà từ thời điểm mở thừa kế. Điều đó có nghĩa là người thừa kế theo di chúc chỉ được yêu cầu chia thừa kế theo di chúc khi người sau cùng chết trong khi đó thời hiệu đối với di sản của người chết trước đã bắt đầu từ thời điểm người này chết.

Di chúc chung của vợ, chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ phát sinh hiệu lực khi hai người cùng chết hoặc sau khi người sau cùng chết. Theo đó, nếu một người vợ hoặc chồng chết thì di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực. Sau khi người vợ hoặc người chồng chết, người còn sống sẽ quản lý di sản. Người thừa kế bắt buộc phải đợi thời điểm người sau


cùng chết mới được hưởng phần di sản của mình và hưởng các quyền khác có liên quan. Trường hợp đặc biệt cả hai người cùng chết thì thời điểm hai người cùng chết là thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển về di chúc chung của vợ, chồng; sơ lược lịch sử vấn đề qua các thời kỳ

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng trên thế giới

Trước khi tìm hiểu pháp luật của Việt Nam về quyền lập di chúc chung của vợ chồng, chúng ta đi xem xét pháp luật của những quốc gia trên thế giới.

Thứ nhất, Luật La Mã là một bộ luật cổ xưa nhất trong văn minh nhân loại. Nó có vai trò và vị trí vô cùng lớn đối với sự phát triển pháp luật của tất cả các nước trên thế giới từ cổ chí kim. Luật La Mã là một nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu pháp luật và các nhà lập pháp trong thời hiện đại. Luật La Mã quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật, ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Tuy nhiên, Luật La Mã lại không đề cập đến vấn đề di chúc chung của vợ chồng.

Thứ hai, pháp luật Cộng hòa Pháp là một hệ thống được xếp vào hàng danh giá, có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn với các nước trên thế giới. Trong lĩnh vực thừa kế dù pháp luật Pháp cho phép: “Mọi người đều có thể định đoạt bằng di chúc để lập thừa kế hoặc để di tặng hoặc được gọi bằng bất cứ tên nào khác để thể hiện ý chí của mình”. Tuy nhiên, cũng như Luật La Mã, các nhà làm luật Pháp không chấp nhận vấn đề di chúc chung của vợ, chồng điều đó thể hiện tại Điều 968 Bộ luật Dân sự: “Hai hoặc nhiều người không thể làm chung một di chúc để lại tài sản cho người thứ ba hoặc để lại tài sản cho nhau”. Điều đó có nghĩa mặc dù tôn trọng sự định đoạt tài sản của chủ sở hữu nhưng pháp luật Pháp lại hạn chế một số trường hợp định đoạt tài sản

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí