Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Chế Định Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng Tại Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử.


này, thể hiện qua việc không cho phép vợ chồng lập di chúc chung mà không phân biệt vợ chồng đó theo chế độ cộng đồng tài sản hay chế độ phân sản trong hôn nhân.

Như vậy, hai hệ thống pháp luật tiêu biểu trên đều không quy định di chúc chung của vợ, chồng. Như chúng ta đã biết việc xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ lập pháp của quốc gia đó. Việc quốc gia này quy định một vấn đề nào mà các quốc gia khác không quy định là điều dễ hiểu và đương nhiên. Vậy nên vẫn có những quốc gia khác quy định về di chúc chung của vợ chồng.

Thứ nhất, Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 được gọi là “professorenrechi”, tức là luật của các giáo sư bởi sự thành công trong kỹ năng lập pháp cũng như trong các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Pháp luật của Đức quy định vợ chồng có thể lập di chúc chung.

Thứ hai, Bộ luật Dân sự của Canada cũng công nhận di chúc chung của vợ, chồng.

Để tránh sự xung đột pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp giữa những quốc gia có công nhận và không công nhận di chúc chung của vợ, chồng; công ước Whasington 1984 hay còn gọi là Công ước về vấn đề di chúc quốc tế đã quy định: “Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm nó tuân thủ các quy định về hình thức của di chúc của nước mà người lập di chúc có quốc tịch”. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề di chúc nói chung và di chúc chung của vợ chồng nói riêng có tính chất nước ngoài.

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của vợ, chồng tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Đây là phần tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của vợ, chồng qua các thời kỳ lịch sử trong pháp luật Việt Nam


bởi lẽ mỗi thời kỳ ở Việt Nam đều gắn với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán nhất định. Thời kỳ sau không hoàn toàn giống thời kỳ trước mà nó có sự biến đổi, kế thừa và phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.2.2.1 Trước năm 1990

Do điều kiện lịch sử Việt Nam, trước năm 1990 là giai đoạn mà pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, các quy định về thừa kế nói chung là không nhiều và nằm rất rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Các quy phạm cũng chưa thể dự liệu được hết các quan hệ xã hội nảy sinh. Việc áp dung pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng còn rất hạn chế và khó khăn. Đây là thực trạng chung của pháp luật Việt Nam. Pháp luật về thừa kế trong thời gian này chủ yếu là quy định về một số vấn đề cơ bản.

Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 4

Thời kỳ pháp luật phong kiến

Di chúc chung chưa được quy định trong pháp luật thừa kế trong thời kỳ này. Khi ban hành bộ Quốc triều hình luật hay còn gọi là bộ luật Hồng Đức, các vấn đề về thừa kế theo di chúc được quy định tại các Điều 354, Điều 388. Ở đây người con gái có quyền thừa kế ngang bằng người con trai và Bộ luật đã phân định nguồn gốc tài sản của vợ chồng là tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của vợ, chồng. Đây là một điểm được đánh giá là rất tiến bộ, tuy nhiên Bộ luật lại không có quy định về di chúc chung của vợ, chồng.

Bộ Hoàng Triệu Luật Lệ tức Luật Gia Long có quy định về thừa kế theo di chúc nhưng vấn đề di chúc chung không được đề cập.

Tuy nhiên theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thực tiễn tục lệ của Việt Nam trong các xã hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ chồng là hình thức di chúc thông dụng, việc lập di chúc chung của vợ, chồng lại được thừa nhận từ lâu trong phong tục tập quán. Quan niệm truyền thống của người Việt Nam vốn rất coi trọng đạo nghĩa vợ, chồng và luôn muốn củng cố tình yêu thương,


đoàn kết trong gia đình nên cũng khuyến khích việc vợ chồng cùng nhau lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung và coi đó như là một biểu hiện cao đẹp của sự đoàn kết, yêu thương giữa vợ và chồng [5, tr2]. Trong các xã hội trước đây cho thấy di chúc chung của vợ, chồng là hình thức di chúc thông dụng và việc vợ, chồng cùng lập di chúc chung là hiện tượng phổ biến thời bấy giờ.

Thời kỳ Pháp thuộc

Thời kỳ này chúng ta có ba Bộ Luật tiêu biểu: bộ Dân luật Trung kỳ (1936), bộ Dân luật Bắc kỳ (1931), bộ Dân luật Sài Gòn (1972). Luật quy định trong gia đình, người vợ không có quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Điều 346 Dân luật Bắc kỳ và Điều 341 Dân luật Trung kỳ đều quy định: Nếu người chồng chết trước thì người vợ chỉ được hưởng tài sản riêng của mình, còn tài sản chung thì không được hưởng. Người vợ chỉ trở thành chủ sở hữu di sản của người chồng khi không còn thừa kế nào về bên nội, bên ngoại của người chồng. Trong trường hợp người vợ chết trước, Điều 131 Dân luật Bắc kỳ và Điều 111 Dân luật trung kỳ đều quy định: Người chồng đương nhiên trở thành chủ sở hữu duy nhất của tất cả tài sản chung của vợ, chồng, trong đó có cả tài sản riêng của vợ.

Tuy nhiên tại Điều 321 Dân luật Bắc kỳ và Điều 313 Dân luật Trung kỳ cũng đã ghi nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng: “Người cha được lập chúc thư để xử trí tài sản chung của gia đình tùy theo ý mình, nhưng phải có vợ chính đồng ý…Trừ tài sản của vợ chính ra thì người chồng được làm chúc thư để xử trí tài sản của gia đình tùy theo ý mình, không có vợ chính thuận tình cũng được.”

Thời kỳ 1954-1975

Dưới chính thể ngụy quyền Sài Gòn, các quy định về thừa kế được công nhận tại Điều 572 - bộ Dân luật Sài Gòn: “Chúc thư chỉ có thể do một


người lập ra; hai người không thể cùng chung một chúc thư lợi tha hay lưỡng tương đắc lợi. Đặc biệt trong trường hợp chúc thư do hai vợ chồng cùng làm để sử dụng tài sản chung, chúc thư được thi hành riêng về phần di sản của người chết trước, người sống vẫn có quyền hủy bãi hay thay đổi chúc thư về phần mình”.

Thời kỳ từ 1975 đến 1990

Thông tư số 81 ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao đề cập một cách tương đối toàn diện về chế định thừa kế, trong đó có đề cập đến vấn đề di chúc chung của vợ, chồng.

Pháp lệnh thừa kế năm 1990 cũng đã quy định trình tự thừa kế theo di chúc và dù không trực tiếp quy định về di chúc chung của vợ, chồng nhưng cũng gián tiếp thừa nhận hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng.

1.2.2.2. Từ thời kỳ 1990 đến nay

Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” và “Tài sản chung của vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.

Kế thừa các quy định của Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 có nhiều quy định mới. Quy định về di chúc chung của vợ, chồng là một trong số quy định mới đó. Nếu Điều 671 Bộ luật Dân sự 1995 quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó” thì Bộ luật Dân sự 2005 lại chỉ quy định hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng: “Di chúc chung của vợ,


chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” mà không quy định cụ thể trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước thì giá trị di chúc chung sẽ như nào.

Kể từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực đến nay không có thêm văn bản nào điều chỉnh về di chúc chung của vợ, chồng.


Kết luận chương 1

Là một chương lý luận với mục đích dẫn nhập để giải quyết các chương tiếp theo nên trong chương này học viên đề cập tới một số khái niệm với những quan điểm khác nhau để rút ra những kết luận đồng thời chỉ ra những đặc điểm đặc trưng và hình thức của di chúc chung vợ chồng. Cụ thể:

1. Di chúc được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Di chúc dưới góc độ là căn cứ để chuyển dịch di sản của người chết sang cho người còn sống khác với di chúc theo cách hiểu thông thường là những lời “dặn lại” của người chết đối với những người còn sống.

2. Thừa kế theo di chúc xét dưới nghĩa khách quan, là tổng hợp các quy định của pháp luật nhằm xác định khi nào thì việc chuyển dịch di sản của một người đã chết cho những người còn sống được thực hiện theo di chúc; xét dưới nghĩa chủ quan, việc thực hiện thừa kế theo di chúc phải tuân theo ý chí của người để lại di sản nếu ý chí đó phù hợp các quy định của pháp luật.

3. Di chúc chung của vợ, chồng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của hai vợ, chồng nhằm dịch chuyển khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng cho người khác sau khi chết.

4. Di chúc chung của vợ chồng là trường hợp đặc biệt của di chúc nên nó có đầy đủ đặc điểm của một di chúc thông thường: sự thể hiện ý chí tự nguyện của bên lập di chúc; nội dung di chúc là định đoạt tài sản của người lập di chúc; di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để lại di chúc chết.

Bên cạnh những điểm chung giống nhau, di chúc chung của vợ, chồng còn có một số đặc điểm riêng như sau:

- Di chúc chung của vợ, chồng được hình thành dựa trên quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực

- Di chúc chung của vợ, chồng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của hai vợ chồng


- Tài sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng

- Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết

5. Việc phát triển di chúc chung của vợ, chồng qua các thời kỳ lịch sử, mỗi thời kỳ có sự nhận thức nhất định về di chúc chung của vợ, chồng. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định cụ thể về di chúc chung của vợ, chồng; tuy chưa được hoàn thiện nhưng kể từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực đến nay chưa có thêm văn bản nào điều chỉnh về di chúc chung của vợ, chồng.


CHƯƠNG 2

CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG

Di chúc chung của vợ chồng là một trường hợp đặc thù của di chúc vì thế di chúc này chỉ có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện về năng lực chủ thể của vợ chồng lập di chúc, về tính tự nguyện của vợ chồng lập di chúc, về nội dung và hình thức của di chúc

2.1. Điều kiện về chủ thể

Vợ và chồng là hai chủ thể độc lập nhưng lại cùng nhau lập di chúc chung, do vậy họ trở thành chủ thể của di chúc chung vợ chồng. Di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí thống nhất của cả hai người, vì thế cả vợ và chồng đều phải đáp ứng những yêu cầu về mặt chủ thể để di chúc chung có hiệu lực. Tại thời điểm lập di chúc chung thì cả vợ và chồng đều phải là người có năng lực hành vi dân sự. “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” [8, điều 17]

Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về người lập di chúc:

“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.”

Quy định trên đã làm sáng tỏ một số điều kiện để xác định chủ thể lập di chúc. Điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của cá nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý hay không có giá trị pháp lý. Một trong những điều kiện đầu tiên mà người lập di chúc cần phải có đó là năng lực hành vi dân sự theo quy định tại khoản 1,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023