Tranh Chấp Về Hiệu Lực Của Di Chúc Do Di Chúc Đã Lập Không Đúng Thủ Tục Mà Pháp Luật Quy Định


- Tòa án nhân dân tối cao đã áp dụng Điều 676 Bộ luật Dân sự coi như không có di chúc nên di sản được chia theo pháp luật.

Bản án sơ thẩm (lần 2) số 01/DSST ngày 22/12/1998 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa không chấp nhận di chúc.

Bản án phúc thẩm (lần 2) số 110/DSPT ngày 31/8/2000 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội không chấp nhận di chúc và vẫn giữ nguyên phần thanh toán công chăm sóc bố mẹ, công duy trì, bảo quản di sản.

Có thể nói, di chúc của cụ Nam rất rò ràng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân sở tại, được viết lúc cụ minh mẫn, các nhân chứng đều xác định việc cụ Nam thể hiện ý chí là tự nguyện. Năm 1984, do có sự tranh chấp giữa ông Xuân và ông Hùng nên Ủy ban nhân dân phường đến giải quyết và tại biên bản giải quyết thắc mắc đất ở ngày 11/01/1984, cụ Nam đã có ý kiến phù hợp với di chúc năm 1980 của cụ và từ đó (năm 1984) đến khi cụ chết, cụ Nam không hề thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Cách giải thích và áp dụng điều luật của Hội đồng xét xử Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối cao là thiếu chính xác và không đúng với tinh thần của Điều 676 Bộ luật Dân sự. Vì vậy cần phải chấp nhận di chúc của cụ Nam hợp pháp một phần, chia phần đó theo di chúc của cụ, phần còn lạ là di sản của cụ Dịu để lại chia cho những người thừa kế theo pháp luật của cụ Dịu.

2.3.4. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc đã lập không đúng thủ tục mà pháp luật quy định

Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 10/01/2002 của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là ông Trần Tiến Tùng, trú tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội với bị đơn là chị Nguyễn Thị Thu Trang, cũng trú tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Nội dung vụ án như sau: Ông Trần Tiến Tùng kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Loan vào năm 1975 trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn


tại Ủy ban nhân dân xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc nhà đất là của bố mẹ đẻ bà Loan cho vợ chồng ông. Năm 1980, ông bà có làm một nhà cấp bốn và đến năm 1995, vợ chồng ông lại xây tiếp nhà hai tầng nằm trên diện tích đất 736 m2. Năm 1983, vợ chồng ông Tùng đón anh Bình (con riêng của ông Tùng) về ở cùng. Năm 1986, vợ chồng ông nhận chị Nguyễn Thị Thu Trang làm con nuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Khối tài sản của vợ chồng ông Tùng bà Loan bao gồm: 736 m2 đất thổ cư, 112,55 m2 nhà hai tầng, 42,92 m2 nhà ngói cấp IV, 32,3 m2 bếp, chuồng lợn, 12,6 m2 công trình phụ, 1 giếng nước, 39,52 m2 sân gạch, 146,52 m tường rào và tường hoa, 25 loại tài sản khác cùng với 26.317.000 đồng tiền mặt.

Chị Trang xuất trình một bản di chúc lập ngày 01/10/2000 với nội dung bà Loan định đoạt toàn bộ nhà đất cho chị Trang. Ông Tùng yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật vì ông cho rằng di chúc mà chị Trang xuất trình không có hiệu lực pháp luật.

Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 8

Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xét thấy di chúc mà chị Trang xuất trình là do chị Trang trực tiếp viết và có hai người là ông Lê Hà và ông Trần Đức Thắng ký làm chứng. Tại lời khai ngày 12/12/2001 (bút lục số 16), ông Thắng xác nhận di chúc của bà Loan là do gia đình chị Trang đưa cho ông ký làm chứng sau khi bà Loan đã chết và nay ông xác định chữ ký của ông tại bản di chúc là không có giá trị. Tòa sơ thẩm không chấp nhận di chúc do chị Trang xuất trình nên di sản của bà Loan được chia thừa kế theo pháp luật.

Có thể thấy rằng bản di chúc mà chị Trang xuất trình trước Tòa án là di chúc hoàn toàn trái với thủ tục mà pháp luật đã quy định. Di chúc định đoạt toàn bộ nhà đất, tài sản cho chị Trang là đã định đoạt tài sản của cả người khác (tài sản của ông Tùng) nên nội dung của di chúc không đúng pháp luật. Tòa sơ thẩm không chấp nhận di chúc của bà Loan là hoàn toàn chính xác.

Chị Loan kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm và đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo trình tự phúc thẩm bằng bản án số


70/DSPT ngày 23/4/2002. Tại bản án này, Hội đồng xét xử cũng không chấp nhận di chúc của bà Loan lập ngày 02/10/2000 do chị Trang xuất trình. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn, di sản của bà Loan được chia thừa kế theo pháp luật.

2.3.5. Tranh chấp do người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác

Bản án số 02/DSST của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì đã xét xử việc tranh chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Mật với bị đơn là ông Nguyễn Văn Hai.

Nội dung vụ án như sau: Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Đỉnh và Nguyễn Thị Vui sinh được ba người con là: ông Nguyễn Văn Cả, ông Nguyễn Văn Hai và bà Nguyễn Thị Thơm. Cụ Đỉnh chết năm 1945 không để lại di chúc, cụ Vui chết năm 2000, có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho ông Nguyễn Văn Hai. Di chúc của cụ Vui được lập vào ngày 24/6/1999. Diện tích nhà đất hiện nay đang tranh chấp có nguồn gốc là của bố mẹ cụ Đỉnh để lại cho vợ chồng cụ Đỉnh - Vui, trên một nhà ba gian tranh tre mái lá. Năm 1950, ông Cả kết hôn với bà Mật và hai vợ chồng chung sống với cụ Vui tại diện tích đất nói trên. Quá trình ở cùng cụ Vui, vợ chồng ông Cả đã cùng cụ Vui xây dựng lại ba gian nhà tranh tre thành năm gian nhà cấp 4 xây gạch lợp ngói như hiện nay. Do đó diện tích nhà đất đang tranh chấp được xác định là tài sản chung của vợ chồng cụ Đỉnh và cụ Vui. Bà Mật yêu cầu xin chia thừa kế di sản mà vợ chồng cụ Đỉnh và cụ Vui để lại vì cho rằng cụ Vui không có quyền định đoạt bằng di chúc cả phần di sản của cụ Đỉnh. Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Mật và quyết định:

- Tách phần di sản của cụ Đỉnh trong khối tài sản chung của cụ với cụ Vui. Phần di sản này được chia thừa kế theo luật.

- Xác định ông Nguyễn Văn Cả chết năm 1998 và chia thừa kế theo luật đối với di sản của ông Cả.


- Xác định cụ Vui chết năm 2000 và chia thừa kế theo di chúc đối với phần di sản của cụ Vui cho ông Nguyễn Văn Hai.

Ông Nguyễn Văn Hai làm đơn kháng cáo không đồng ý chia thừa kế nhà đất hiện nay ông đang ở vì khi còn sống, cụ Vui đã viết di chúc để lại cho anh toàn bộ nhà đất nói trên.

Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Tại bản án số 78/DSPT, Hội đồng xét xử cũng đã xác định việc cụ Vui lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản (trong đó có cả phần tài sản của cụ Đỉnh) là không đúng pháp luật, nên di chúc của cụ Vui chỉ được chấp nhận một phần. Di sản của cụ Vui trị giá 21.222.778 đồng được chia theo di chúc cho ông Hai được hưởng.

2.3.6. Tranh chấp thừa kế do di chúc bị hư hỏng không xác định được nội dung

Bản án số 28/DSST của Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn - Hà Nội đã xử vụ tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn là ông Đinh Phú Vượng và bị đơn là ông Đinh Phú Thịnh.

Nội dung vụ án như sau: Vợ chồng cụ Đinh Lê và Nguyễn Thị Thơm có bốn người con gồm: Ông Đinh Toàn (đã chết năm 1994), ông Đinh Ba, ông Đinh Phú Vượng và ông Đinh Phú Thịnh. Tài sản của cụ Lê, cụ Thơm có

1.087 m2 đất thổ cư (trong đó có cả đất ao), có 06 gian nhà cấp 4, sân, bếp

hiện nay vẫn còn nguyên thủy chưa sửa chữa, cải tạo gì. Tài sản trên đang do ông Vượng quản lý. Trong quá trình sinh sống, ông Toàn, ông Ba, ông Thịnh đi bộ đội và thoát ly, ông Vượng ở nhà với cụ Lê, cụ Thơm. Sau đó, ông Vượng lấy vợ và vợ chồng con cái ông ở cùng với hai cụ Lê, Thơm cho đến khi hai cụ chết. Sau khi cụ Lê, cụ Thơm chết, gia đình ông Vượng sử dụng toàn bộ nhà đất trên từ năm 1988 đến nay. Gia đình ông Vượng gồm có: hai vợ chồng ông Vượng và vợ chồng anh con trai. Trong quá trình sử dụng diện tích đất trên, ông Vượng đã tự kê khai đứng tên sử dụng nguồn gốc đất là do


bố mẹ đã cho. Do các anh, em của ông Vượng không có mặt ở địa phương nên không có ai thắc mắc và tranh chấp nên diện tích đất đó đã được cấp sổ đỏ ngày 28/01/1993 đứng tên ông Đinh Phú Vượng.

Ông Đinh Phú Thịnh yêu cầu chia thừa kế khối di sản mà bố mẹ ông đã để lại, ông Đinh Phú Vượng không đồng ý chia tài sản cho ông Thịnh, vì khi cụ Thơm còn sống đã viết giấy giao nhà đất cho ông.

Tại bản án số 28/DSST, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn đã xử:

- Xác nhận 1.087 m2 đất thổ cư và sáu gian nhà cấp 4, 01 gian bếp, 01 sân gạch ở thôn Đoài, xã Phú Minh là tài sản của cụ Lê và cụ Thơm, trị giá 58.109.900 đồng.

- Không chấp nhận di chúc của cụ Thơm để lại mà ông Vượng đã xuất trình trước Tòa vì đã bị cháy không đọc được nội dung nên toàn bộ di sản mà các cụ để lại được chia cho các thừa kế theo luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 3/12/2001, ông Vượng có đơn kháng cáo nên vụ án đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Trong bản án số 111/DSPT, Hội đồng xét xử đã nhận định: Cụ Đinh Lê chết năm 1977 không để lại di chúc; Cụ Nguyễn Thị Thơm chết năm 1988; Toàn bộ nhà đất mà gia đình ông Vượng đang sử dụng là của cụ Lê, cụ Thơm để lại hiện còn nguyên thủy.

Bản di chúc do phía ông Vượng xuất trình đã bị cháy gần hết, không đọc được nội dung, đầu đề, chỉ đọc được chữ Nguyễn Thị Thơm nên không chấp nhận di chúc đó và di sản của các cụ Lê, cụ Thơm được chia thừa kế theo luật.

2.3.7. Tranh chấp di sản thừa kế do người làm chứng di chúc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Bản án số 03/DSST ngày 26/4/20002 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân đã chia thừa kế giữa nguyên đơn là chị Trần Thu Thủy với bị đơn là anh Nguyễn Đình Chiến.


Nội dung vụ án như sau: Sau khi ly hôn với vợ là Nguyễn Thị Chi, ông Nguyễn Đình Hải đã bán ½ ngôi nhà mình đang ở, mua ngôi nhà số 300 đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội và sống chung cùng chị Trần Thu Thủy, đến ngày 22/4/1997 đăng ký kết hôn và tiếp tục sống chung nhưng không có con chung. Giấy tờ mua bán nhà nói trên viết tay và đứng tên ông Hải. Ngày 27/3/2000, ông Hải chết do bị ung thư máu. Trước khi chết 5 tiếng, ông Hải có bảo chị Học viết hộ di chúc do ông đọc. Sau khi viết xong di chúc, chị Học có đưa bút cho ông Hải ký vào bản di chúc đó. Di chúc có chữ ký của ông Bách (hàng xóm) là người làm chứng. Trong di chúc, ông Hải định đoạt cho chị Thủy và anh Chiến (con riêng của ông Hải và bà Chi) mỗi người 1/2 ngôi nhà số 300 đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi ông Hải chết, chị Thủy yêu cầu chia thừa kế khối di sản mà ông Hải để lại. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận di chúc miệng của ông Hải và cho chị Thủy cùng anh Chiến hưởng theo di chúc ngôi nhà số 300 đường Khuất Duy Tiến. Phần di sản còn lại của ông Hải không được định đoạt trong di chúc nên được chia theo pháp luật.

Anh Chiến kháng cáo vì cho rằng chị Thủy không được hưởng theo di chúc vì đó là bản di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Vụ án trên đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án số 112/DSPT ngày 25/6/2002, Hội đồng xét xử nhận định: Di chúc miệng do ông Hải lập được chị Học viết hộ chỉ có một người làm chứng là ông Bách. Tuy chị Học có ký trong di chúc nhưng chị Học không có tư cách là người làm chứng di chúc vì chị là người thừa kế của ông Hải. Trong khi Điều 654 Bộ luật Dân sự đã quy định di chúc miệng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Vì vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận di chúc này nên đã sửa án sơ thẩm. Di sản thừa kế mà ông Hải để lại được chia theo luật.

Như vậy, di chúc miệng của ông Hải dẫu có hai chữ ký của hai người làm chứng là chữ ký của ông Bách và chữ ký của chị Học nhưng chị Học


không đủ điều kiện là người làm chứng. Sai lầm của Tòa sơ thẩm là không xác định được chị Học là người không được làm chứng cho di chúc của ông Hải. Việc Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa phần này của án sơ thẩm là hoàn toàn chính xác.

Có thể thấy rằng, do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự, quan điểm giải quyết khác nhau giữa các ngành, giữa các thẩm phán….nên các vụ án tranh chấp thừa kế theo di chúc còn phải xử đi, xử lại nhiều lần.

Bộ luật Dân sự ra đời là một thuận lợi rất lớn cho công tác xét xử, song vẫn còn có những quy định pháp luật chưa thật nhất quán, có điểm chưa hợp lý hoặc chưa chặt chẽ, rò ràng nên khó áp dụng, có vấn đề lại chưa được Bộ luật Dân sự quy định. Dù Bộ luật đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2005 nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn đầy đủ, có hệ thống về thừa kế, dẫn đến việc hiểu, giải thích rất khác nhau giữa các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng, việc áp dụng pháp luật không được thống nhất...

Có một số thẩm phán ở địa phương do trình độ còn hạn chế, nên đôi khi trong điều tra, xét xử còn phạm những sai lầm rất sơ đẳng, cũng có những thẩm phán ở Tòa án cấp trên do trình độ không hơn thẩm phán cấp dưới nên việc cải, sửa, hủy án, y án chưa chuẩn xác. Bên cạnh đó, cũng có những thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, ngại đi điều tra, nên hồ sơ làm rất sơ sài, nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không chịu khó nghiên cứu văn bản, không cập nhật kịp thời các văn bản mới. Mặc dù có cải tiến chế độ tiền lương cho thẩm phán nhưng lương của họ vẫn không hợp lý, không đủ đảm bảo cuộc sống, do vậy các thẩm phán vẫn chưa thật toàn tâm toàn ý với nghề…Những điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án thừa kế.


Chương 3‌‌

HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC


3.1. Về vấn đề nội dung của di chúc

3.1.1. Về quyền của người lập di chúc

a) Về Điều 647 Bộ luật Dân sự

Điều 647 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý [17].

Điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của cá nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý hay không có giá trị pháp lý. Di chúc hợp pháp phải thỏa mãn không những các điều kiện theo quy định tại Điều 647 Bộ luật Dân sự mà còn phải thỏa mãn các điều kiện của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự.

Tuy nhiên, Điều 647 Bộ luật Dân sự vẫn còn tồn tại những bất cập đã gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xét xử. Quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự còn chưa bao quát hết được và chưa có sự thống nhất với những quy định về điều kiện của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và chủ thể trong giao dịch dân sự nói riêng.

Nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự thì những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Dân sự vẫn có quyền lập di chúc với tư cách của người có năng lực hành vi

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí