Sửa Đổi, Bổ Sung, Hủy Bỏ Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng


người lập di chúc tự tay ký hoặc điểm chỉ vào văn bản đó sau khi đã xác định việc ghi chép đó là đúng với ý nguyện của mình.

- Đối với di chúc miệng, người lập di chúc chỉ nói ra mà không thể kiểm tra lại việc ghi chép của người làm chứng được, đồng thời văn bản đó không có chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc. Chính điều này có thể làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản ghi lại di chúc miệng.

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể di chúc chung của vợ chồng phải lập bằng hình thức như thế nào. Tức là khi không lập được di chúc bằng văn bản và trong những điều kiện cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật, vợ chồng hoàn toàn có thể lập di chúc chung bằng miệng. Những điều kiện mà pháp luật quy định lập di chúc bằng miệng khi “bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản” [8, khoản 1, điều 65] và “thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ” [8, khoản 5, điều 622].

2.5. Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

Sau khi lập di chúc chung vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung mà họ đã lập trước đó. Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: “Vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Điều luật quy định “bất cứ lúc nào” ở đây có thể hiểu là pháp luật không hạn chế về mặt thời gian và không gian nhưng người vợ hoặc chồng phải có năng lực hành vi dân sự. Khi một người có bất kỳ sự thay đổi nào với di chúc chung đã lập, đều phải có sự đồng ý của người kia. Sự đồng ý này dựa trên cơ sở tự nguyện, không lừa dối, cưỡng bức.


Pháp luật quy định vợ, chồng có quyền lập di chúc chung đồng thời trao cho họ quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung mà họ đã lập ra trước đó. Quy định này xuất phát từ việc tôn trọng ý chí thống nhất của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung trong bản di chúc; bởi vậy khi vợ, chồng muốn thay đổi ý chí của mình sau khi lập di chúc chung thì họ có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ nó.

- Sửa đổi di chúc chung của vợ chồng: là việc vợ, chồng bằng ý chí tự nguyện của mình làm thay đổi một phần di chúc chung đã được lập trước đó. Phần di chúc chung đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực, phần di chúc chung không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực pháp luật.

- Bổ sung di chúc chung của vợ, chồng là việc vợ, chồng quy định thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói tới nhằm làm cho di chúc cụ thể hơn, chi tiết hơn, rõ hơn. Vì vậy, khi vợ, chồng bổ sung di chúc thì cả di chúc chung đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau; trường hợp phần bổ sung mâu thuẫn với phần di chúc chung đã lập thì chỉ phần bổ sung có hiệu lưc pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung. Vì thế có thể hiểu rằng sự sửa đổi, bổ sung thực hiện theo hình thức nào cũng được, hoàn toàn không phụ thuộc vào hình thức của di chúc đã lập, chỉ cần việc sửa đổi, bổ sung là ý chí tự nguyện, minh mẫn, hợp pháp của vợ, chồng khi lập di chúc chung. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung nên thể hiện bằng di chúc riêng biệt kèm theo di chúc đã lập và tuân thủ điều kiện về hình thức và thủ tục lập như đối với hình thức di chúc…

- Hủy bỏ di chúc chung là trường hợp vợ chồng cùng thống nhất bãi bỏ di chúc chung đã lập trước đó. Trong trường hợp có một bản di chúc chung mới được lập để thay thế bản di chúc chung trước đó thì hủy bỏ di chúc chung được chuyển hóa sang là thay thế di chúc chung, trong trường

Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 7


hợp vợ, chồng hủy bỏ bản di chúc chung đó, mà không có bản di chúc chung mới nào được thay thế thì có thể vợ chồng đã từ bỏ ý định lập di chúc chung. Cũng giống như thủ tục sửa đổi, bổ sung di chúc, pháp luật không có quy định về thủ tục hủy bỏ di chúc chung. Họ có thể tuyên bố trước mặt người khác về việc hủy bỏ bản di chúc chung đã lập trước đó, họ có thể tự tiêu hủy nó, hoặc họ ghi dưới bản di chúc chung đã được lập là không thừa nhận bản di chúc chung đó nữa.

- Thay thế bản di chúc chung là việc vợ chồng lập một bản di chúc chung mới để thay thế bản di chúc chung đã được lập trước đó, và bản di chúc chung cũ sẽ bị hủy bỏ.

Cũng như đối với việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc của một cá nhân, khi sửa đổi di chúc chung của vợ, chồng cũng cần lưu ý ghi rõ ngày, tháng, năm sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc để làm căn cứ cho việc xác định di chúc có hiệu lực để phân chia di sản.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng khi cả hai bên vợ, chồng còn sống

Căn cứ khoản 2, điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005 khi cả hai vợ, chồng còn sống nhưng một bên vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải có sự đồng ý của người kia. Tuy nhiên, khi một bên muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung mà bên kia còn sống nhưng không đồng ý, không chấp nhận thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc đã lập không thể thực hiện được. Như vậy, pháp luật đã hạn chế quyền tự do định đoạt của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của họ, vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc lập di chúc. Hơn nữa, quy định trên chưa dự liệu các khả năng khiến di chúc phải bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ mà không thể tìm được sự đồng thuận của vợ hoặc chồng.


Di chúc chung của vợ, chồng được lập ra nhằm củng cố tình thương yêu của vợ, chồng nhưng khi mà mục đích của việc lập di chúc chung không còn và một trong các bên muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung đã lập thì chúng ta cũng nên tôn trọng việc thay đổi ý chí chung đó.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng trong trường hợp một người chết trước

Khoản 2, điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định các bên có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung đã lập sau khi bên kia chết trước. Tuy nhiên chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Quy định trên bộc lộ một số điểm chưa thực sự phù hợp, cụ thể như sau:

- Hạn chế quyền hủy bỏ, thay thế di chúc chung của vợ, chồng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước. Xuất phát từ bản chất của việc thay thế, hủy bỏ di chúc chung đã lập là việc xuất hiện một di chúc chung mới do vợ, chồng thống nhất lập ra. Nếu như một bên vợ hoặc chồng đã chết thì sẽ không thể có một bản di chúc chung mới được lập trên cơ sở thống nhất, thỏa thuận của cả hai người. Do vậy, vấn đề thay thế, hủy bỏ di chúc chung trong trường hợp này không được đặt ra mà người vợ hoặc người chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc chung được lập trước đó. [4, tr.8].

- Không nhất quán với quy định sửa đổi, bổ sung di chúc khi cả hai còn sống. Vì không cho phép một bên tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc chung khi cả và chồng còn sống, nhưng lại cho phép một bên còn sống có quyền sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình khi một bên vợ hoặc chồng đã chết. Thực chất cả hai trường hợp này đều giống nhau là một bên sửa đổi, bổ sung di chúc chung mà không có sự đồng thuận của người kia. Trong khi việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung của vợ, chồng cần phải bảo đảm nguyên tắc nhất trí giữa vợ, chồng với tư cách là các đồng sở hữu tài sản chung. Do đó, nếu đã cho phép một bên được tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc


chung khi một bên đã chết thì cũng cần phải công nhận quyền của một bên được tự mình sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung liên quan đến tài sản của mình khi bên kia còn sống.

- Việc pháp luật quy định “tài sản của mình” trong trường hợp này được hiểu là như thế nào? Là phần tài sản riêng của người vợ hoặc chồng hay là phần tài sản của vợ hoặc của chồng trong khối tài sản chung xác định được sau khi một bên chết trước. Quy định này thể hiện sự linh hoạt của pháp luật nhưng lại làm yếu đi tính pháp lý của quy định về di chúc chung của vợ, chồng.

2.6. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng

Di chúc chỉ có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc, về sự tự nguyện của người lập di chúc, về nội dung và hình thức di chúc theo quy định của pháp luật.

Hiệu lực pháp luật của di chúc chung được hiểu là di chúc được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc do vợ, chồng cùng lập, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam có sự khác nhau giữa các thời kỳ:

Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được chia từ thời điểm đó”.

Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.


Như vậy theo quy định của Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng cũng được chia làm hai trường hợp giống như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, tuy nhiên cách xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng thì lại khác nhau. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, sự thỏa thuận của vợ, chồng về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung. Bộ luật Dân sự năm 1995 ưu tiên cho vợ, chồng lập di chúc chung có quyền thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, trong trường hợp vợ, chồng không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của di chúc chung mới tuân theo quy định của pháp luật thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người đã chết mới được coi là có hiệu lực pháp luật và thời điểm bắt đầu có hiệu lực của phần di chúc đó được xác định theo cách xác định thời điểm chết của người để lại di sản; còn Bộ luật Dân sự năm 2005 không thừa nhận trường hợp vợ, chồng thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc, hiệu lực của di chúc chung được xác định theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng lập theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 là khác nhau. Trong cùng trường hợp, vợ, chồng lập di chúc chung mà một người chết trước thì theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 thì phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người đã chết mới được coi là có hiệu lực pháp luật, còn theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì di chúc chung chỉ có hiệu lực khi người sau cùng chết.

Quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng theo luật hiện hành cũng khác so với thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc do cá nhân lập. Bởi di chúc do cá nhân lập có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế mà thời điểm mở thừa kế đối với di chúc do cá


nhân lập được xác định từ thời điểm người đó chết. Còn đối với di chúc chung do vợ, chồng lập thì thời điểm có hiệu lực không trùng với thời điểm mở thừa kế mà được xác định theo hai trường hợp: trường hợp di chúc chung có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết và trường hợp di chúc chung có hiệu lực tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Như vậy, theo quy định của Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì di chúc chung của vợ, chồng chỉ có hiệu lực theo một trong hai thời điểm sau:

Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng trong trường hợp một bên chết

trước.

Căn cứ điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005, khi một bên vợ hoặc chồng

chết trước thì di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật, những người thừa kế vẫn chưa yêu cầu chia di sản thừa kế được, họ chỉ có quyền yêu cầu chia thừa kế khi người còn lại chết.

Giải pháp này đã đơn giản hóa việc thực thi di chúc chung đó là di chúc chung chỉ phải chia một lần, đã khắc phục được bất cập so với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có người chết trước thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật”. Xét dưới góc độ lý luận, quy định như Bộ luật Dân sự năm 2005 để bảo vệ quyền lợi cho một bên vợ, chồng còn sống. Nó giúp cho tài sản chung của vợ, chồng không bị phân chia khi một người chết trước, tránh được tình trạng phải phân chia ít nhất là hai lần đối với một di chúc, đặc biệt nó thể hiện sự chung sức, chung lòng trong việc tạo dựng nên khối tài sản chung, thống nhất, đồng thuận trong việc định đoạt di sản chung và cho đến khi bị phân chia nó cũng không bị mất đi tính chung ấy.

Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng trong trường hợp cả hai người cùng chết.


Khi vợ, chồng chết cùng thời điểm thì thời điểm có hiệu lực của di chúc của vợ, chồng được xác định khi cả hai cùng chết. Cách xác định này giống với cách xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc do cá nhân lập. Đó là thời điểm người có tài sản chết. Vì vậy, trường hợp này thời điểm có hiệu lực của di chúc chung do vợ, chồng lập mang những đặc điểm giống như thời điểm có hiệu lực của di chúc do cá nhân lập. Do vậy, vấn đề hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng trong trường hợp này đặt ra tương tự như hiệu lực của di chúc chung do cá nhân lập:

- Di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ nếu những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc chung.

- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà chỉ có một trong số những người đó đã chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì chỉ riêng phần di chúc liên quan đến phần tài sản mà đáng lẽ người đó sẽ được hưởng nếu còn sống không có hiệu lực pháp luật. Phần tài sản liên quan đến người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Những người thừa kế theo di chúc còn sống vẫn hưởng thừa kế theo phần mà người lập di chúc đã định đoạt cho họ. Trường hợp này cũng áp dụng cho những trường hợp cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Phần di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức đó cũng được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản;

- Di chúc cũng bị vô hiệu nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Đó là trường hợp tài sản có thể bị hủy hoại toàn bộ trong quá trình vợ, chồng xảy ra tai nạn như lũ lụt, cháy, nổ…

2.7. Những hạn chế về quyền tự định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023