Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 6


bản di chúc ấy đề cập đến. Nếu có vấn đề gì mâu thuẫn giữa hai bên thì vợ chồng phải cùng cân nhắc xem xét lại để định đoạt cho đúng và ghi vào bản di chúc đó.

Di chúc chung của vợ, chồng sẽ không được coi là hợp pháp khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Di chúc được lập vào thời điểm vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng mất khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi. Đó là các trường hợp:

+ Di chúc được lập khi cả hai hoặc một trong hai vợ chồng đang mắc một bệnh mà không thể nhận thức được nữa.

+ Di chúc đã được lập nhưng bị Tòa án căn cứ kết luận của Tổ chức giám định y khoa có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự vào thời điểm lập di chúc.

+ Người lập di chúc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà di chúc đó không có sự đồng ý của người đại diện.

- Vợ chồng lập di chúc khi bị lừa dối.

Lừa dối là thủ đoạn có tính toán trước của người này đối với người khác nhằm làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề mà quyết định một việc gì đó theo mục đích của người lừa dối. Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.

Hành vi lừa dối có thể là một hành động hoặc không hành động. Vì thế sự im lặng có thể bị coi là sự lừa dối nếu một người biết được sự thật nhưng im lặng nhằm mục đích để người lập di chúc định đoạt theo ý của mình. Tuy nhiên, người đó chỉ bị coi là lừa dối trong trường hợp biết được sự thật đồng thời biết được việc lập di chúc của vợ chồng để lại di sản nhưng không nói sự thật nhằm mục đích tư lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Hành vi lừa dối chỉ được coi là căn cứ xác định tính bất hợp pháp của di chúc khi hành vi lừa dối tác động vào ý chí của người lập di chúc làm cho người lập di chúc suy nghĩ và định đoạt theo nó. Do vậy, có hành vi lừa dối nhưng nó không làm vợ chồng lập di chúc suy nghĩ và định đoạt theo hành vi lừa dối thì di chúc đó vẫn được coi là hợp pháp.

Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 6

- Vợ chồng lập di chúc khi bị đe dọa.

Đe dọa là hành vi cố ý của một người nhằm làm cho người bị đe dọa lo sợ mà phải thực hiện theo mục đích của người đe dọa. Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”

Như vậy, hành vi đe dọa về mặt ý chí nó luôn là một hành vi cố ý; về mục đích có thể nhằm đem lại lợi ích cho người đe dọa hoặc cho người khác. Hành vi đe dọa chỉ được coi là căn cứ xác định di chúc vô hiệu khi hành vi đó nghiêm trọng tới mức vợ chồng bị đe dọa sợ hãi mà buộc phải lập di chúc chung theo yêu cầu của người đe dọa.

- Vợ chồng lập di chúc khi bị cưỡng ép.

Cưỡng ép là việc dựa vào hoàn cảnh đặc biệt của người để lại di sản để dồn ép người đó phải miễn cưỡng lập di chúc theo mục đích của người cưỡng ép. Hành vi cưỡng ép và hành vi đe dọa tương đối gần nhau và có nhiều trường hợp chuyển hóa từ cưỡng ép sang đe dọa và ngược lại. Tuy nhiên, về bản chất thì có sự khác biệt: nếu như hành vi đe dọa làm cho vợ chồng bị đe dọa sợ hãi mà lập di chúc theo thì hành vi cưỡng ép làm cho vợ chồng lập di chúc phải miễn cưỡng làm theo.

Ý chí của vợ, chồng là thống nhất, là một, theo đúng mục đích đã xác định là chuyển dịch tài sản chung của vợ, chồng cho những người thừa kế khi


vợ, chồng qua đời. Ý chí chung của vợ, chồng được thể hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, vợ chồng định đoạt toàn bộ khối tài sản chung cho một hoặc nhiều người thừa kế được chỉ định được hưởng di sản khi vợ, chồng qua đời. Trong trường hợp này, nếu di chúc hợp pháp, thì toàn bộ tài sản chung của vợ, chồng được chia theo di chúc, nếu người thừa kế theo di chúc vẫn còn sống vào thời điểm vợ hoặc chồng cùng chết hoặc người sau cùng chết hoặc người được chỉ định thừa kế không từ chối quyền hưởng hoặc không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản của vợ chồng người lập di chúc chung.

Thứ hai, vợ chồng chỉ định đoạt một phần tài sản chung cho người thừa kế được chỉ định, còn phần tài sản khác không định đoạt theo di chúc. Trong trường hợp này, phần tài sản chung của vợ, chồng không được định đoạt theo di chúc sẽ xác định phần di sản của mỗi người trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước, phần tài sản chung của vợ, chồng được định đoạt trong di chúc được chia khi cả vợ và chồng đều chết hoặc người sau cùng chết. Ý chí của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung còn có thể trong trường hợp vợ, chồng chỉ định đoạt một loại tài sản theo di chúc chung, những tài sản chung khác của vợ, chồng không được định đoạt trong di chúc chung.

Tóm lại, ý chí của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung có thể vợ và chồng định đoạt toàn bộ tài sản chung hợp nhất có trong thời kỳ hôn nhân hoặc có thể chỉ định đoạt một phần tài sản chung trong di chúc hoặc chỉ định đoạt một loại tài sản nhất định trong khối tài sản chung. Hệ quả của việc định đoạt này sẽ dẫn đến những phương thức giải quyết phân chia di sản khác nhau.

2.4. Điều kiện về hình thức


Theo điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”.

Di chúc chung của vợ, chồng được lập theo một trong hai hình thức là di chúc văn bản và di chúc miệng, theo những thủ tục chặt chẽ trên cơ sở sự bàn bạc và thống nhất ý chí chung.

- Di chúc văn bản:

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực: được lập tại cơ quan công chứng hay Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tại đây người để lại di sản sẽ đọc nội dung di chúc cho Công chứng viên hay Cán bộ có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; người này sẽ ghi nhận lại nội dung của di chúc. Cuối cùng người có nguyện vọng lập di chúc sẽ điểm chỉ hay ký tên xác nhận nội dung của di chúc là chính xác, thể hiện đúng ý chí của mình. Nếu không thể đọc được hay nghe được bản di chúc, không thể ký hay điểm chỉ được thì cần nhờ đến người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận trước mặt Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định một số loại di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực nhưng có giá trị di chúc đã được công chứng, chứng thực. Thực chất những di chúc này vì những lý do đặc biệt mà không được công chứng, chứng thực, tuy nhiên nó được xác nhận bởi chủ thể có thẩm quyền và trong những trường hợp đặc biệt nên được coi là có giá trị như di chúc đã được công chứng, chứng thực. Trên thực tế đối với việc vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của mình thì


những trường hợp như trên rất hiếm khi xảy ra. Đó thường chỉ áp dụng với cá nhân lập di chúc do hoàn cảnh, điều kiện của cá nhân nhất định mang lại. Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định nhằm dự liệu những trường hợp đó khi xảy ra trên thực tế thì người để lại tài sản vẫn bảo đảm được quyền lợi của mình và bản di chúc được lập trong những trường hợp ấy vẫn đảm bảo giá trị pháp lý của nó, thể hiện quyền tự do định đoạt, tự do ý chí của chủ thể lập di chúc đúng với bản chất của việc thừa kế theo di chúc. Mặt khác việc công chứng, chứng thực vào bản di chúc chỉ nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý để ghi nhận một sự kiện thực tế đó là di chúc được lập một cách tự nguyện và trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy nếu có những di chúc dù không có công chứng, chứng thực nhưng có đủ các yếu tố để khẳng định di chúc được lập một cách tự nguyện và trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt thì vẫn phải thừa nhận giá trị pháp lý của nó. [14, tr45]

Cụ thể di chúc bằng văn bản có giá trị như đã được công chứng, chứng thực bao gồm:

- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc được lập ra khi người lập di chúc đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.


- Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Như vậy, di chúc chung của vợ, chồng được lập trong các trường hợp đặc biệt nói trên là do họ đang ở trong những hoàn cảnh đặc biệt cụ thể. Vì vậy khi họ không còn ở trong những hoàn cảnh đặc biệt đó nữa và trở lại điều kiện bình thường thì di chúc ấy có bị hủy bỏ hay vẫn được công nhận là có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực?

Thực tế pháp luật quy định di chúc lập ra trong những trường hợp nói trên có giá trị như được công chứng, chứng thực là nhằm đảm bảo cho cá nhân, vợ, chồng có thể thực hiện quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình ngay cả khi họ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Chỉ trong những trường hợp đó di chúc mới được coi là có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt 2 người làm chứng; người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. [8, Điều 656]. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, người làm chứng phải là người đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và không thể là người thừa kế theo di chúc hoặc là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:sẽ hợp pháp, nếu người lập di chúc tự tay viết và ký vào bản di chúc, nội dung di chúc phải đúng theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự [8, Điều 655]. Nếu di chúc có nhiều trang, người lập di chúc phải đánh số thứ tự và ký vào từng trang của di


chúc. Trong đời sống dân sự đây là hình thức di chúc phổ biến nhất bởi tính giữ được bí mật ý chí của người lập di chúc. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thống nhất trong việc định đoạt tài sản, cùng nhau thể hiện ý chí đó và xác nhận sự thể hiện ý chí chung đó qua việc tự tay viết và ký vào bản di chúc chung.

Các hình thức di chúc trên đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên về mặt chứng cứ thì di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực có giá trị chứng cứ cao hơn, tránh những tranh chấp và các vấn đề khác phát sinh.

Khoản 2, Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định chung về hình thức di chúc bằng văn bản: “Di chúc không được viết tắt và viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

Quy định di chúc không được viết tắt, viết bằng ký hiệu của pháp luật chỉ mang tính hướng dẫn nên không thể căn cứ vào người lập di chúc viết tắt hoặc viết ký hiệu để xác định di chúc là vô hiệu. Trong vấn đề này chia làm hai trường hợp [14, tr35]:

- Nếu chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu trong di chúc đều được tất cả những người thừa kế thừa nhận và cùng hiểu theo một nghĩa thì việc viết tắt, viết bằng ký hiệu không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của di chúc.

- Nếu những người thừa kế không hiểu chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu theo một nghĩa thì di chúc đó coi như không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, nếu chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu đó chỉ liên quan đến một phần của di chúc thì chỉ riêng di chúc đó không có hiệu lực.

- Di chúc miệng:

Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí thông qua lời nói của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vợ, chồng cùng


nhau lập di chúc chung dưới hình thức miệng là sự thể hiện ý chí thống nhất của cả hai nhằm chuyển dịch tài sản chung của vợ, chồng cho người khác sau khi chết. Thực tế, không phải lúc nào người lập di chúc cũng có đủ điều kiện để lập di chúc bằng văn bản nên pháp luật thừa kế có quy định cho người để lại di chúc có thể lập di chúc miệng nhưng chỉ trong trường hợp bất khả kháng mới lập di chúc miệng. Đó là khi tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.

Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ [8, Điều 651].

Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Theo khoản 5, điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì dù là di chúc miệng vẫn phải ghi lại thành văn bản. Vì vậy, thủ tục của di chúc miệng gần giống thủ tục lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hai thủ tục này đó là một văn bản thì bản thân nó là di chúc viết, một văn bản thì chỉ với tư cách ghi lại một di chúc miệng. Sở dĩ có việc cùng là người khác ghi lại thành văn bản ý nguyện của người lập di chúc mà một trường hợp được coi là di chúc bằng văn bản, trường hợp kia lại coi là di chúc miệng, bởi lẽ:

- Đối với di chúc có người làm chứng, người lập di chúc đọc cho người khác ghi lại nguyên văn sự định đoạt của mình thành một văn bản, sau đó

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí