năm 2016 là trên 327 ngàn người. Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hảisản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã. Ngày 22/10/1956 giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến 08/09/1964 thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc chính quyền trung ương cho đến30/04/1975.
Cho đến nay, BR – VT vẫn là địa danh nổi tiếng về thế mạnh kinh tế dầu khí, du lịch và giao thông đường thủy, cùng với tp. HCM, BR – VT ngày càng nâng cao vị thế của mình không chỉ ở Đông nam bộ mà còn khẳng định chỗ đứng trên cả nước. Riêng về ngành kinh tế du lịch, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch lớn trên cả nước và quốc tế với những mục tiêu rất lớn đã được đặt ra.
1.2.2. Khu du lịch Bãi Sau
Khu du lịch Bãi Sau là khu du lịch trung tâm nằm trong quần thể du lịch thành phố Vũng Tàu. Bãi Sau có chiều dài khoảng hơn 10km, đó là bãi biển đẹp, trải dài theo một đường thẳng với những bãi cát thoai thoải, độ dốc vừa phải rất thích hợp cho việc vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và đặc biệt là hoạt động tắm biển. Đây được coi như trung tâm du lịch của địa phương bởi lượng khách của Vũng Tàu chủ yếu tập trung ởđây.
Bãi Sau là một khu du lịch trung tâm bởi đây là nơi có bãi tắm đẹp bậc nhất tỉnh BR - VT. Với hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm nổi tiếng và toàn bộ các dịch vụ du lịch từ bình dân đến các dịch vụ cao cấp đều có.
Bãi Sau là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến du lịch, bất cứ một vị khách nào khi đến Vũng Tàu thì cũng dừng chân tại Bãi Sau. Trong suốt chiều dài hàng trăm năm trở lại đây, Bãi Sau vẫn là địa điểm lý tưởng cho du khách trong các chuyến du lịch đến Vũng Tàu mà không có địa điểm nào thay thế được.
Cũng chính bởi hoạt động du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ nên tình hình buôn bán, kinh doanh từ quy mô cho đến nhỏ lẻ cũng xuất hiện rất nhiều. Từ nhiều năm qua Bãi Sau luôn là trung tâm du lịch của Tp. Vũng Tàu nói riêng và tỉnh BR – VT nói chung. Tuy nhiên, Bãi Sau cũng tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu du lịch BR – VT như: tình trạng, mất vệ sinh trên các bãi tắm; hàng rong đeo bám gây phiền hà cho du khách; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân kinh doanh trong khu vực, gây mất trật tự xã hội và mỹ quan đô thị; du khách thiếu không gian vui chơi, mua sắm về đêm…
Bên cạnh những nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm lớn thì các cửa hàng nhỏ lẻ và đối tượng bán hàng rong cũng rất nhiều. Người ta chen nhau buôn bán, kinh doanh, mỗi tấc đất ở khu vực này được ví như “tấc vàng”, so với mặt bằng chung của thành phố Vũng Tàu thì đây là khu đất có giá thành cho thuê cao nhất ở địa phương. Tuy vậy họ vẫn “tranh giành” nhau thuê những chỗ trung tâm để bán hàng.
Bằng những tìm hiểu thực tế, tôi được biết hầu hết các hộ kinh doanh có quy mô ở đây phải là những người có điều kiện, ít nhất là có tiền để thuê mặt bằng… Ngoài ra họ cần có “máu mặt” như lời một vài hộ kinh doanh ở đây khẳng định. Chính vì vậy những người “không có máu mặt” như những người bán hàng rong muốn kinh doanh buôn bán quả thực rất khó. Trong bức tranh toàn cảnh của hoạt động du lịch ở đây, qua tìm hiểu và quan sát thực tế tôi nhận ra rằng nó đầy màu sắc và chứa đựng rất nhiều yếu tố phản ánh các khía cạnh tồn tại của xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 1
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 2
- Cơ Sở Lý Luận: Thực Hành Văn Hoá Hàng Ngày Và Chiến Lược Của “Kẻ
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 5
- Thái Độ Ứng Xử Của Người Bán Hàng Rong Tại Bãi Sau
- Những Ảnh Hưởng Của Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 1
Khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch lớn của tỉnh nói chung. Tại đây hoạt động kinh tế du lịch diễn ra vô cùng sôi động, kéo theo đó là rất nhiều những tác động của sự phát triển ấy đến đời sống của con người. Hiện tượng “đeo bám” du khách là một trong những vấn đề tốn rất nhiều giấy mực của báo chí, truyền thông và dư luận.
Hiện tượng “đeo bám” du khách bị nhìn nhận như một hiện tượng xấu, là hành vi không đẹp mắt mà một nhóm người tạo dựng lên nhằm mục đích chuộc lợi. Dư luận thì cho rằng hiện tượng này là nguyên nhân của việc làm xấu hình ảnh du lịch của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, ngoài ra, một số tờ báo, trang web còn cho rằng mọi nguyên nhân dẫn đến việc Bãi Sau trở nên lộn xộn, mất trật tự an ninh và xả rác gây ô nhiễm môi trường đều do những người bán hàng rong ở đây gây ra. Những đánh giá, nhận định ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến công việc buôn bán, làm ăn để mưu sinh của những người bán rong ở đây.
Tuy vậy, nhìn nhận từ góc tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hoá và tiếng nói của những người trong cuộc, nghiên cứu này sẽ phân tích hiện tượng “đeo bám” khách như một chiến thuật của kẻ yếu trong bối cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ đổi mới và phát triển du lịch. Hiện tượng “đeo bám” du khách của những người bán rong ở Bãi Sau được lý giải với một góc nhìn mới dựa trên những lý thuyết về thực hành văn hóa hàng ngày và chiến lược sinh tồn của kẻ yếu, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hiện tượng này một cách nhân văn, rộng lượng hơn.
Chương 2
THỰC HÀNH ĐEO BÁM KHÁCH CỦA NHÓM NGƯỜI BÁN HÀNG RONG TẠI KHU DU LỊCH BÃI SAU, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
2.1. Thực trạng quy hoạch phát triển du lịch tại VũngTàu
Ngày 30-12-2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2473/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó đã nêu cụ thể mục tiêu, chiến lược, chương trình hành động cho việc phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, BR – VT được đánh giá là một trong những vùng trọng điểm du lịch của cả nước. Cùng với chiến lược của Chính phủ, UBND tỉnh BR – VT đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, kế hoạch xác định quan điểm, mục tiêu, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể, khẳng định rõ quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2020 xây dựng BR – VT thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước.Theo đó, đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào khai thác kinh doanh 50% tổng số dự án du lịch đã được cấp phép đầu tư với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, văn hoá kết hợp thể thao, du lịch sinh thái. Đến năm 2020, toàn bộ dự án đầu tư du lịch sẽ đưa vào khai thác kinh doanh, trong đó có 60 cơ sở đạt chuẩn từ 3-5 sao, 5 trung tâm du lịch và vùng du lịch được xác định là thành phố Vũng Tàu; cụm du lịch Long Hải - Phước Hải; cụm du lịch Núi Dinh - Bà Rịa, cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh và cụm du lịch Côn Đảo.Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao, giải trí có thế mạnh của BR–VT sẽ tiếp tục được phát huy để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù; đồng thời tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án.
Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Bãi Sau là một trong những điểm ưu tiên nhất tại Vũng Tàu về quy hoạch phát triển du lịch, có rất nhiều dự án được đề ra nhằm hướng tới sự phát triển của Bãi Sau lành mạnh, trong sạch và an toàn. Trong chương trình hành động quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh cũng có nhắc tới việc quy hoạch phát triển Bãi Sau, nội dung nằm trong đề án “Củng cố và phát triển khu du lịch Bãi Sau Tp. Vũng Tàu đến năm 2020” được bắt đầu triển khai, thực hiện vào tháng7/2015.
Được biết, phần phía biển, trong số gần 10km của Bãi Sau có khoảng 3km là trung tâm được giao cho 7 đơn vị quản lý khai thác bãi tắm. Trong đó Liên hiệp Hợp tác xã Hải Âu quản lý 1.200 m, công ty du lịch dịch vụ dầu khí OSC Việt nam quản lý 800 m, công ty cổ phần dịch vụ du lịch tỉnh BR - VT quản lý 750 m, khu du lịch Nghinh Phong 434 m, công ty cổ phần xây dựng du lịch DIC 450m, công ty Intourco 250 m và Bimexco 178 m…Ngoài các công ty được giao thì một số đất còn được cho các hộ kinh doanh cá nhân thuê, họ dựng các lều trại và phân định ranh giới kinh doanh ngay trên bãi tắm. Theo quy định, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng và tổ chức các loại hình dịch vụ để thu hút và phục vụ nhu cầu của khách. Các loại hình kinh doanh cũng được quy định rõ, trong đó có cấm buôn bán hàng ăn rong.
Tổng thể khu du lịch Bãi Sau có hơn 100 khách sạn và nhà hàng lớn nhỏ, các nhà hàng, khách sạn này luôn luôn trong tỷ lệ đạt công suất 80 – 100%. Khách du lịch đến với Vũng Tàu lý tưởng nhất là thuê được khách sạn ngay trên đường Thùy Vân, tuyến đường huyết mạch của Bãi Sau bởi chỉ cần “bước qua đường là sang bãi tắm” như lời du khách nói. Các khách sạn gần như không phải lo lắng về lượng khách, vì theo họ “đến Vũng Tàu không ngủ ở đây thì ngủ ở đâu hơn” như lời của một số chủ khách sạn, hay “không thuê được phòng ở Bãi Sau chúng tôi mới đi chỗ khác kiếm phòng” - một du khách cho biết. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có mối quan hệ với các công ty du lịch,
24
chính vì vậy “khách chủ yếu do công ty du lịch mang đến”. Khi phỏng vấn chủ một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh nhà hàng, tôi được biết anh ấy phải mất một khoản tiền khá lớn để thuê mặt bằng phục vụ mục đích kinh doanh tại đây, “mỗi m2 đất ở đây cho hàng triệu đồng mỗi tháng”, tình hình kinh doanh cũng khá ổn định vì nhà hàng nằm ngay trung tâm của Bãi Sau.
Trong định hướng quy hoạch phát triển khu du lịch Bãi Sau, ngày 8/11/2011 UBND tỉnh BR – VT đã quyết định giao cho Công ty Thoát nước đô thị - Busadco khởi công xây dựng Chợ du lịch Vũng Tàu nhằm mục đích di chuyển các hộ kinh doanh trên bãi biển, các cá nhân bán hàng rong… vào kinh doanh, buôn bán trong chợ. Đây là khu chợ có số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng và có quy mô gần 3,7 ha, bãi đậu xe có sức chứa hơn 500 xe ô tô các loại. Tuy nhiên, Chợ du lịch được xây dựng quy mô, hoành tráng nhưng lại nằm ở vị trí bất lợi cho hoạt động kinh doanh, không ở vị trí trung tâm của Bãi Sau, đó cũng là một trong những lý do khiến khu chợ hầu như không có hoạt động buôn bán vào ban ngày, hình thức hoạt động hầu hết chuyển sang ban đêm và chỉ kinh doanh ăn uống là chủ yếu.
Gần đây nhất, trong những tháng đầu năm 2016, thực hiện chỉ thị số 09
– CT/TU, ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Thành ủy thành phố Vũng Tàu về tăng cường công tác quản lý trật tự, vệ sinh và tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, UBND thành phố Vũng Tàu đã có công văn số 1415/UBND-VP, ngày 20 tháng 4 năm 2016 với nội dung hỏa tốc gửi đến các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố về việc chỉ đạo thực hiện chỉ thị nêu trên, tiếp đó ban hành kế hoạch số 70/KH-UBND, ngày 25 tháng 4 năm 2016 về việc thực hiện phối hợp đảm bảo công tác quản lý tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố trong dịp lễ 30/4 và 01/5 năm 2016 tại Vũng Tàu.
Triển khai các quy định trên, Vũng Tàu đã thực hiện khá tốt công tác “quy hoạch” du lịch tại các điểm, trong đó Bãi Sau là tâm điểm hướng tới. Với việc
25
làm quyết liệt trong đầu năm 2016, bất cứ du khách nào quay lại Bãi Sau lần thứ hai vào dịp lễ 30/4 và 01/5/2016 đều cảm nhận sự thay đổi rõ rệt của không gian du lịch nơi đây. Sự thay đổi đó cũng đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều từ dư luận, người thì cho rằng cơ quan chức năng đã làm đúng, có nghiêm khắc như vậy mới mong Bãi Sau trở nên sạch sẽ, hấp dẫn… nhưng lại có ý kiến cho rằng, Bãi Sau đã bị mất đi nét riêng của nó, hơn nữa hàng ngàn lao động phổ thông kiếm sống bằng bán hàng rong ở đây đã bị mất việc, bị tước đi quyền cơ bản là mưu sinh.
2.2. Thực trạng “đeo bám” khách
2.2.1. Người bán hàngrong
Trước hết cần khẳng định, ở một số quốc gia như Singapore, Malaysia hay Thái Lan hoạt động bán hàng rong là hoạt động được coi là một nghề, được cấp giấy phép kinh doanh và có đóng góp nhất định vào nền kinh tế của các quốc gia đó (Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2010)
Ở Việt Nam, hoạt động bán hàng rong cũng được gọi là một nghề, nhưng nghề này ở Việt Nam lại không được coi là nghề chính thức, không có giấy phép hoạt động và là một nghề mang theo những hình ảnh không đẹp như “đeo bám khách”, “chèo kéo khách”, “làm mất mĩ quan đô thị”, “làm cản trở giao thông” (Nhóm sinh viên trường Đại học ngoại thương Hà Nội, 2010)...Có lẽ vì vậy, người ta luôn luôn đi tìm các giải pháp làm sao để đẹp bỏ được nghề “phi chính thức này” bằng cách “cấm bán hàng rong” hay “quét sạch hàng rong” nhằm mục đích làm sạch đô thị (Xử lý hàng rong, vỉa hè: “Sẽ không đánh trống bỏ dùi”, http://vnn.vietnamnet.vn, 30.6.2008)
Tuy nhiên, hoạt động bán hàng rong đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân tại các thành phố lớn, khi nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động này cũng tăng dần nhằm đáp ứng nhu cầu của cả người bán lẫn người mua dẫn đến một số những xáo trộn về các mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát sinh. Một trong những phương thức để quản lý hoạt động này đã dẫn đến sự
26
ra đời của Nghị định 39/2007/NĐ-CP của chính phủ, Nghị định này quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, bán hàng rong đã được xem xét như một loại hình kinh doanh mà những người bán hàng không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu quản lý ở các cấp xã, phường.
Cũng theo Nghị định này, UBND xã, phường, thị trấn lập sổ theo dõi hoạt động thương mại và việc tuân thủ pháp luật của những người bán rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động tại địa phương và từ nơi khác thường xuyên lui đến địa bàn. Đồng thời, các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm thông báo với các cá nhân về các khu vực được phép buôn bán, thực hiện quy định về thuế và lệ phí hoạt động thương mại, báo cáo về việc quản lý các cá nhân hoạt động thương mại trên địabàn.
Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về các văn bản pháp luật quy định về đối tượng này, theo đó tại điều 2, Quy định số 46/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có nêu: “Người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật thương mại”. Do vậy, người bán hàng rong là những cá nhân tự thực hiện một hoặc một số các hoạt động buôn bán một số mặt hàng mà luật pháp cho phép nhằm mục đích cung cấp một số sản phẩm hàng hóa phục vụ người tiêu dùng và tìm kiếm lợi nhuận từ hình thức kinh doanh đó mà không cần đăng ký kinh doanh.
Ở Bãi Sau ở khu du lịch Vũng Tàu, người bán hàng rong buôn bán với nhiều hình thức và nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó mặt hàng bán rong bao gồm đồ ăn uống, lưu niệm, các mặt hàng phục vụ giải trí và một số mặt hàng khác, trong đó loại mặt hàng ăn uống chiếm 64% … những mặt hàng này vốn ít, khách lại có nhu cầu sử dụng cao, đặc biệt là ngay sau khi tắm biển xong. Giống như những người bán hàng rong ở các đô thị khác, phương tiện sử dụng