Tác Động Đến Đa Dạng Sinh Học Và Sự Sinh Tồn Của Loài Bản Địa


và khu bảo tồn tự nhiên; phân bố rộng; phát tán đến các nơi mới; cần thiết phải có nguồn lực để quản lý và kiểm soát.

1.2.5. Tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại


Sinh vật ngoại lai xâm hại có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu bao gồm các loài virus, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. SVNL xâm hại đã xâm chiếm và ảnh hưởng đến hệ sinh vật bản địa trong mọi loại hình của hệ sinh thái trên trái đất. Chúng góp phần tạo ra sự tuyệt chủng của nhiều loài, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người.

1.2.5.1. Tác động đến hệ sinh thái.


- Chức năng bảo vệ môi trường bị suy giảm: Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai xâm hại có thể thay đổi hoàn toàn cấu trúc và thành phần loài của HST bằng cách lấn át loài bản địa do cạnh tranh trực tiếp nguồn sống hoặc gián tiếp bằng cách thay đổi các chu trình sinh hoá, sinh dưỡng trong hệ sinh thái. Chúng cũng có thể gây ra sự thay đổi các dịch vụ môi trường như kiểm soát lụt, sự cung cấp nước, sự đồng hoá nước, sự bảo tồn, phục hồi của đất (GISP, 2004). Hơn thế, tại những sinh cảnh mà quá trình sinh thái bị phá vỡ đáng kể, các loài sinh vật bản địa bị thay thế, sinh cảnh rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương khi có sự xâm hại và tái sinh của các loài sinh vật ngoại lai tiếp diễn. Khi sự thay đổi hệ sinh thái đó vượt quá ngưỡng có thể phục hồi, gần như chức năng bảo vệ môi trường tránh khỏi sự tác động của sinh vật ngoại lai có thể sẽ mất đi.

- Khả năng sản xuất của hệ sinh thái suy giảm: Thiếu vắng thiên địch hay thiếu sự kiểm soát sinh vật ngoại lai tại nơi ở mới, các sinh vật ngoại lai xâm nhập và cạnh tranh với loài sinh vật bản địa; ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa do khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc (thực vật); lai giống với các loài bản địa, làm suy giảm nguồn gen; cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa; truyền bệnh và ký sinh trùng; như vậy theo thời gian, có nguy cơ các giống sinh vật ngoại lai xâm hại thay thế triệt để các loài bản địa.Và cũng do sự xâm nhập và phát triển của chúng thường bắt nguồn từ những khu vực nhảy cảm, những hệ sinh thái kém bền vững như vùng cửa sông, bãi bồi ven biển, các vực nước nội địa, các vùng đảo nhỏ,… nơi những thực vật, thuỷ sinh vật và tảo phát


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

triển mạnh, chúng là mắt xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm cua…vì thế có nguy cơ bị cắt đứt. Như vậy SVNL xâm hại không chỉ thay thế triệt để các loài bản địa mà có thể còn làm cho cả HST suy giảm gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ điển hình, bèo Nhật Bản sinh trưởng nhanh và lấn át các loài thủy sinh vật bản địa, ngăn cản sinh tồn của các loài thuỷ sinh do ngăn chặn ánh sáng mặt trời, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, làm thay đổi dòng chảy của nước, làm tăng thoát, bốc hơi nước...

- Sinh vật ngoại lai có thể góp phần làm suy thoái đất, nước: Sự xâm hại của các loài thực vật ngoại lai có thể làm thay đổi quá trình sinh thái, bao gồm chu kỳ tuần hoàn nước, sự xói mòn và lắng đọng trầm tích, quá trình chuyển hoá năng lượng và dưỡng chất, sự tái sinh của thực vật bản địa, sự cháy rừng (Mastes, Sheley, 2001). Ngoài ra, sự sinh sôi và phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại góp phần làm suy thoái đất,thông qua việc gây xói mòn, làm suy giảm nguồn nước trong đất. Đối với thực vật ngoại lai, lá của chúng khi rụng xuống có thể làm cho đất bị nhiễm độc hoặc khống chế sự sinh trưởng của những loài thực vật khác (UNEP, 2004). Loài SVNL có thể làm thay đổi môi trường sống theo hướng thuận lợi cho chúng và bất lợi cho các loài sinh vật bản địa.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - 3

1.2.5.2. Tác động đến đa dạng sinh học và sự sinh tồn của loài bản địa

Các loài SVNL hiện nay được coi là một trong những yếu tố chính tác động đến ĐDSH, tạo ra mối đe dọa lớn đối với ĐDSH tại mỗi quốc gia và trên thế giới. Nhiều ý kiến đã coi tác động tiêu cực đến ĐDSH của sinh vật ngoại lai xâm hại có thể là mối đe dọa lớn thứ 2 trong các mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với ĐDSH (CBD, 2005) .

- Tác động đầu tiên của sinh vật ngoại lai khi xâm nhập vào môi trường mới là cạnh tranh không gian sống của các loài bản địa. Chúng xâm hại làm suy giảm mức độ phong phú của loài bản địa, do cản trở các cây con tạo lập quần thể, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây khác; làm thay đổi quan hệ qua lại giữa loài thụ phấn và thực vật cần thụ phấn, làm tăng sự cạnh tranh trên mặt đất, dưới mặt đất và lai giống với loài bản địa. Ví dụ như ở Việt Nam, việc nhập cá chép các dòng của Indonesia, Hungari tạo ra con lai đã tạo ra nguy cơ tuyệt chủng của các loài cá chép gốc Việt. Cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) xuất hiện trong các khu bảo tồn sẽ làm nghèo khu hệ động, thực vật bản địa, biến thảm thực vật có sự


ĐDSH về loài bản địa thành thảm thực vật nghèo loài, thậm chí là đơn loài. Khu hệ chim, bò sát, các loài thuỷ sinh cũng chịu ảnh hưởng rất lớn do sự xâm lấn của cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) . Ví dụ như vườn quốc gia Tràm Chim sau khi xuất hiện cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương), số lượng Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpie) đã giảm hẳn trong các năm đầu thế kỷ XXI do bãi cỏ là nơi ăn nghỉ của sếu đầu đỏ đã bị cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) xâm lấn.

- Ngoài ra, loài SVNL có thể tác động lên loài sinh vật bản địa bằng cách đem theo vật gây bệnh, ký sinh dẫn đến gây bệnh hoặc giết chết loài bản địa. Theo Baillie và cộng sự (2004) thông báo trong danh sách đỏ của IUCN năm 2004 về những loài sinh vật bị đe dọa, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đóng góp tới 50% sự tuyệt chủng của các loài cá nước ngọt và đóng góp đe dọa sự sống sót của 67% loài chim ở đảo. Hay tại Campuchia, sự xâm lấn của cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) ở vùng bán ngập, ven hồ, đã làm cho một số loài cá biến mất khỏi hồ Boeung Thom, đặc biệt gây nhiều khó khăn trong việc đánh bắt cá. Năm 1958, Việt Nam nhập cá mè trắng Trung Quốc về làm đối tượng nuôi, trong quá trình thuần hoá, loài này lấn át loài mè trắng Việt Nam.

1.2.5.3. Tác động lên nền kinh tế

Ngoài những tác động bất lợi trực tiếp lên hệ sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại còn gây tổn thất nặng nề về kinh tế, bao gồm thiệt hại về thu nhập và chi phí phòng chống sinh vật ngoại lai xâm hại.

Nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với chi phí cao trong phòng chống các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cùng với các chi phí đối phó như nghiên cứu, dự báo, giáo dục, thông tin, quản lý, chi phí phòng trừ,...Theo Mạng lưới toàn cầu chuyên gia về loài xâm hại (ISSG) thuộc IUCN, ước tính chi phí do gây hại và kiểm soát ngoại lai hàng năm của nước Mỹ hơn 138 triệu USD. Tại Anh, hàng năm phải mất 344 triệu USD cho việc diệt trừ các loài cỏ dại ngoại lai gây hại. Trong khi đó, nông dân Philippin đã mất gần 1 tỷ USD trong các mùa vụ do ốc bươu vàng phá hoại lúa và hoa màu. Chỉ tính riêng các quốc gia châu Phi, ước tính đã mất 60 triệu USD/năm để kiểm soát các loài bèo Nhật Bản. Thêm vào đó, sự mất mát gia tăng do ảnh hưởng của các loài xâm hại đến du lịch và nghỉ dưỡng. Ngoài ra ảnh hưởng nghiêm trọng của ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái


bản địa là rất lớn và khó ước tính bằng tiền (Chiến lược toàn cầu về ngăn ngừa SVNL xâm hại-2004). Ở Việt Nam, việc ốc bươu vàng xuất hiện đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Nam Trung Bộ. Chỉ riêng tháng 4/1995, diện tích ruộng lúa bị xâm nhập bởi ốc bươu vàng là 15.305ha, trong đó có 8.602ha lúa, 590ha rau muốn, 6.356ha ao hồ và hàng trăm km sông ngòi, kênh mương trên toàn quốc. Nhưng đến năm 1999, con số trên đã tăng lên đáng kể khi có 57 trên tổng 64 tỉnh bị ốc bươu vàng xâm nhập, theo đó có 109.000ha lúa bị nhiễm, 3,5 nghìn ha rau ruống, 15km2 ao hồ, 4km2 kênh

rạch. Chi phí diệt trừ từ ngân sách nhà nước và địa phương lên đến hàng chục tỉ đồng, chỉ riêng số tiền hỗ trợ khẩn cấp của FAO là 250 nghìn USD.

1.2.5.4. Đe dọa sức khỏe con người

Sinh vật ngoại lai xâm hại có tác động lớn đến sức khỏe của con người. Một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là SVNL xâm hại hoặc có thể được lan truyền bởi SVNL xâm hại.

1.2.5.5. Tác động đến du lịch văn hóa, cảnh quan

Ngoài những tác động đến môi trường (sinh thái) và kinh tế, SVNL xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của con người và tác động đến giá trị văn hóa, di sản. Tuy nhiên, những tổn thất ngoài lĩnh vực kinh tế (như tổn thất về giá trị văn hóa) do SVNL xây hại gây nên không dễ dàng lượng hóa thành tiền, nhưng là đáng kể.

1.3. Các nghiên cứu liên quan

1.3.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu về SVNL trên thế giới

Trên thế giới, Mỹ là quốc gia tiêu biểu có nhiều nghiên cứu về SVNL. Kết quả cho thấy, SVNL xâm hại đã làm tuyệt chủng 39% số loài xuất hiện trên bề mặt trái đất kể từ năm 1600, phá huỷ hơn 36% các hệ sinh thái. Cùng với đó, một tỷ lệ lớn các loài động vật trên cạn như động vật có vú (20%), chim (5%), bò sát (15%), (3,3%) loài lưỡng cư cũng bị đe doạ bởi SVNL.

IUCN (2004) đã nghiên cứu và đưa ra danh mục các loài xâm hại toàn cầu, trong đó 100 loài SVNL xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: vi sinh vật có 3 loài; nấm 5 loài; thực vật thủy sinh 4 loài; 32 loài thực vật trên cạn; 9 loài động vật


thủy sinh không xương sống; 17 loài động vật trên cạn không xương sống; 3 loài lưỡng cư; 7 loài cá; 3 loài chim; 2 loài bò sát; 14 loài thú.

Chương trình SVNL xâm hại toàn cầu (GISP) đã công bố số liệu, trên thế giới có khoảng 22.000 loài thực vật xâm hại trên tổng số 250.000 loài thực vật.

Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) cũng có chương trình kiểm kê, đánh giá hậu quả môi trường đối với các loài SVNL xâm hại trong sự phát triển nông – lâm – ngư. Ở hầu hết các nước trên thế giới cũng đã bắt đầu quan tâm tới quản lý giống loài SVNL. Nhiều nước như Australia, Nhật Bản đã đề ra các biện pháp kiểm kê, theo dòi, đánh giá hậu quả môi trường và đa dạng sinh học đối với các loài SVNL.

1.3.2. Tổng quan những nghiên cứu về SVNL ở Việt Nam


Ở Việt Nam, cùng với các yếu tố khách quan về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, cùng quá trình hội nhập quốc tế đã tạo nên nguy cơ xâm nhập của các SVNL xâm hại vào nước ta là rất cao, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Các loài SVNL xâm hại xuất hiện phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp, lâm nghiệp và làm vườn. Ngoài những tác động tích cực, một số loài sinh vật cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến các hệ thống thuỷ lợi, nông nghiệp, giao thông thủy, thủy điện, đa dạng sinh học... và gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế như dịch ốc bươu vàng, ốc bươu vàng miệng tròn, rùa tai đỏ, cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) ...

Theo số liệu thông kê năm 2010, cả nước đã thống kê được 92 loài thực vật có nguồn gốc ngoại lai, thuộc 31 họ khác nhau. Trong đó có những họ lớn có nhiều loài như: thầu dầu (4 loài), họ đậu (6 loài), họ cúc (7 loài), họ cói (8 loài), họ hòa thảo (13 loài ) và cây lá kim (8 loài). Theo Đặng Thanh Tân, Phạm Quang Thu, 2012, Việt Nam có 134 loài cây ngoại lai, trong đó có 25 loài xâm hại ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam. Phần lớn các loài cây này là cỏ dại có nguồn gốc từ Châu Mỹ (44 loài, chiếm 50% tổng số loài cây ngoại lai), Châu Phi, Châu Úc, Châu Âu và Châu Á, chỉ có một ít cây trồng lấy gỗ như keo (Acasia mangium), bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis), phi lao (Casuarina equisetifolia), cây điều (Anacardium occidentalis), cây cao su (Hevea brasiliensis), cây cọ dầu và 8 loài cây lá kim. Như vậy, đối chiếu với danh lục thực vật ở Việt Nam, các loài thực vật ngoại lai hiện tại


chiếm 0,77% số lượng các loài thực vật được tìm thấy (12.000 loài). Các loài cỏ dại hầu hết mọc phân tán và xen lẫn vào các loài bản địa, phân bố chủ yếu ở các khu vực sinh cảnh dễ bị tổn thương thuộc đất nông nghiệp: sinh cảnh nước, bao gồm mương nội đồng, các kênh rạch, sông, các cánh đồng lúa, các ao hồ nhân tạo và tự nhiên, ven đất ngập nước, bãi bồi cửa sông; hệ sinh thái vùng cao ở các nương ngô, nương lúa hay các bãi cỏ; hệ sinh thái cây thân gỗ và khoảnh rừng, như các trang trại, khu vực trồng cây ăn quả, cây công nghiệp; và hệ sinh thái vườn gia đình. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, các loài thực vật ngoại lai xâm hại này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau đối với môi trường và ĐDSH tại nơi chúng xâm nhập. Tuy nhiên cũng có một số cây trồng đã trở thành các loài cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn như: cao su, cà phê, cọ dầu, keo, điều ở các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và các tỉnh duyên hải dọc miền Trung phục vụ sản xuất và kinh tế cho người dân.

Năm 2000, với sự xâm lấn và gây rác tác hại mạnh mẽ của ốc bươu vàng đối với sản xuất nông nghiệp, Cục bảo vệ thực vật đã xuất bản quyển sách “Ốc bươu vàng và biện pháp phòng trừ” với những biện pháp hiệu quả để tiêu diệt loài ốc này (Cục bảo vệ thực vật, 2000). Năm 2005, Mai Đình Yên, Lê Khiết Bình công bố 41 loài thủy sinh vật lạ xâm hại đến thủy vực sông Việt Nam, có tới 9 loài thuộc nhóm thủy sinh vật cần được theo dòi ở lưu vực tự nhiên để có kế hoạch phòng ngừa tiêu diệt. Các loài động vật ngoại lai xâm hại có nguồn gốc từ nhiều quốc gia và Châu lục khác nhau, đa số các loài động vật ngoại lai ở Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ Châu Mỹ và Châu Phi, ngoài ra nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc.

Các nghiên cứu cho thấy, tất cả các loài SVNL được phát hiện ở Việt Nam đa phần đều là những loài đã được liệt kê trong danh sách “100 loài sinh vật lạ xâm lấn nguy hiểm trên thế giới” của IUCN 2004. Theo đó, Việt Nam có 61 loài có nguy cơ xâm hại (gồm 23 loài động vật không xương sống, 09 loài cá, 04 loài lưỡng cư bò sát, 04 loài chim-thú và 21 loài thực vật - theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại). Tuy nhiên, ngoài những thông tin về các sinh vật ngoại lai xâm lấn gây hậu quả nghiêm trọng thì ở Việt Nam những SVNL chưa được nghiên cứu đầy đủ, chủ yếu các đề tài tập trung giai đoạn sau 1990 khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng Bắc Bộ cho đến nay.


Một số nghiên cứu được kể đến như nghiên cứu về cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương, Mimosa pigra L.) và một số thực vật ngoại lai xâm hại khác ở đồng bằng sông Cửu Long của Trần Triết và cộng sự (2003); Cục Bảo vệ thực vật (2000) về ốc bươu vàng (Pomacea canaliculat), Viện Bảo vệ thực vật (2004, 2006) về bọ ăn lá hại dừa (Prontispa longissima), sâu róm hại thông (Dendrolimus punctatus), Phạm Bình Quyền (2004), ong ăn lá thông (Diprion sp.).

Theo đó, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, ba loài SVNL xâm hại nghiêm trọng là ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata), cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương, Mimosa pigra) và cây trinh nữ móc (Mimos adiplotricha) phải được kiểm soát và diệt trừ trên toàn quốc. Triển khai thực hiện Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/02/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành điều tra, khảo sát và thống kê, xác định được 13 loài ngoại lai xâm hại (gồm: Bọ cánh cứng hại lá dừa; Ốc bươu vàng; Ốc sên Châu Phi; Cá tỳ bà lớn; Cá ăn muỗi; Rùa tai đỏ; Bèo tây; Cây ngũ sắc; Cỏ Lào; Cây lược vàng; Cúc liên chi; Trinh nữ móc; Trinh nữ thân gỗ) và 6 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Cá chim trắng toàn thân; Cá rô phi đen; Cá trê phi; Dê hircus; Cây cứt lợn; Keo giậu) phân bố trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, số liệu điều tra đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức điều tra sơ bộ một số địa điểm điển hình tại các huyện, thành phố.

1.4. Đánh giá chung.

Na Hang là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có 07 hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt trên địa bàn huyện có Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, diện tích khoảng 22.401,5 ha nằm trên địa bàn 4 xã Khau Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na Hang gồm 2 tiểu khu Tát Kẻ và Bản Bung có địa hình dốc, với các dãy núi đá vôi hiểm trở, các bãi phù sa xâm lấn trong thung lũng dọc theo hai con sông Năng và sông Gâm làm thành ranh giới phía tây của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, với các hệ thống hang động rộng khắp. Với địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng giàu các loại đất nên thuận lợi cho rừng phát triển, hệ sinh thái đa dạng, đồng thời đã tạo nên cảnh quan sinh thái phong phú,


quan trọng cho sự phát triển các loài động vật, thực vật.


Qua nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và các nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Tôi khẳng định rằng chưa có đề tài nghiên cứu nào công bố về hiện trạng phân bố động, thực vật ngoại lai xâm hại mà đề tài thực hiện nghiên cứu. Việc thực hiện đề tài này rất cần thiết để giúp các nhà quản lý của địa phương đánh giá thực trạng phân bố các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, qua đó đề xuất những giải pháp, định hướng quản lý hiệu quả sinh vật ngoại lai xâm hại có ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội. Mặt khác việc nghiên cứu giúp địa phương có cơ sở để triển khai thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Na Hang nói riêng.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí